Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

skkn thống kê các lỗi chính tả của học sinh lớp 43 trường tiểu học hải vân năm học 2009-2010 nguyên nhân và các biện pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.83 KB, 22 trang )





SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THỐNG KÊ CÁC LỖI CHÍNH TẢ CỦA
HỌC SINH LỚP 4/3 TRƯỜNG TIỂU HỌC
HẢI VÂN NĂM HỌC 2009-2010: NGUYÊN
NHÂN VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
A-PHẦN MỞ ĐẦU.
1/ Lí do chọn đề tài :
Nước Việt Nam chúng ta gồm có 54 dân tộc anh em cùng sinh
sống, tuy mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng song tiếng Việt là ngôn
ngữ thống nhất chung trên toàn lãnh thổ.Và hẳn chúng ta cũng biết “
Nhân cách của con người chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt
động giao tiếp.”Khi tiến hành quá trình giao tiếp ,con người đã sử dụng
đồng thời cả 2 ngôn ngữ nói và viết.Trong đó ,yêu cầu đầu tiên , đặt biệt
quan trọng của ngôn ngữ viết là phải viết đúng chính tả.Việc giao tiếp
bằng ngôn ngữ viết giữa các địa phương cũng như giữa các thế hệ sẽ
không bị cản trở một khi chính tả được thống nhất.
Phân môn Chính tả ở bậc Tiểu học nói chung và ở chương trình
lớp Bốn nói riêng có nhiệm vụ chủ yếu là rèn luyện cho học sinh nắm
được các quy tắc và thói quen viết đúng với chuẩn chính tả tiếng Việt.
Hơn nữa, học tốt phân môn Chính tả sẽ giúp các em có một nền móng
vững chắc để tiếp thu các môn học khác và học tiếp các bậc học sau
này.Mặt khác ,viết đúng chính tả còn chứng tỏ các em là người có trình
độ văn hoá về mặt ngôn ngữ, ngoài ra việc này còn giúp các em có điều
kiện sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả trong việc viết văn bản.
Năm học 2009-2010 này tôi lại tiếp tục được BGH nhà trường
phân công giảng dạy lớp Bốn - khối lớp mà tôi được dạy nhiều nhất kể


từ lúc bước chân vào Ngành.Ỏ lớp 4/3 của tôi hiện nay, tình trạng học
sinh viết sai chính tả là khá phổ biến, thế nhưng khi tôi đem vấn đề này
trao đổi với hai chị đồng nghiệp ở hai lớp 4/1 và 4/2 tôi cũng nhận được
những lời than thở của các chị vì tình trạng học sinh viết sai chính tả ở
lớp của các chị cùng chẳng ít hơn lớp tôi là mấy.Rõ ràng ai cũng biết
việc học sinh viết sai chính tả là một vấn đề chẳng còn mang tính thời sự
nhưng lại là vấn đề đang diễn ra hàng ngày bởi qua thực tế dạy học của
mình tôi thấy không phải chỉ có những em học yếu mới viết sai chính tả
mà ngay cả những học sinh khá giỏi cũng hay mắc lỗi khi viết chính tả.
Vì thế, qua nhiều đêm suy nghĩ tôi quyết định chọn đề tài : “ Thống kê
các lỗi chính tả của học sinh lớp 4/3 trường Tiểu học hải Vân năm
học 2009-2010. Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục.” với hi
vọng sáng kiến nhỏ này của tôi sẽ góp phần hạn chế đến mức có thể số
lượng các bài viết sai chính tả của học sinh , qua đó nâng cao chất lượng
học tập môn tiếng Việt cho các em.
2/ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :
2.1/Mục đích nghiên cứu :
Tìm hiểu các loại lỗi chính tả thường gặp ở học sinh lớp 4/3 trường
Tiểu học Hải Vân năm học 2009-2010, phân loại và xác định nguyên
nhân mắc lỗi từ đó bước đầu đề xuất một số biện pháp khắc phục các
loại lỗi đó.
2.2/Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Thu thập các bài : Chính tả. Luyện từ và câu và Tập làm văn của
học sinh lớp 4/3 trường Tiểu học Hải Vân năm học 2009-2010.
- Phát hiện , thống kê và phân loại các lỗi chính tả trên các bài đã thu thập
được.
- Xác định nguyên nhân mắc từng loại lỗi và đua ra các biện pháp
khắc phục với từng loại .
3/ Đối tượng nghiên cứu :
Các lỗi chính tả trong các bài Chính tả ,Luyện từ và câu và Tập làm văn

của học sinh lớp 4/3 trường Tiểu học Hải Vân năm học 2009-2010.
4/ Phạm vi nghiên cứu:
Khảo sát , nghiên cứu các bài Chính tả, Luyện từ và câu và Tập làm văn
của học sinh lớp 4/3 trường Tiểu học Hải Vân năm học 2009-2010.
5/ Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp thống kê: dùng để thống kê các loại lỗi chính tả của
học sinh.
- Phương pháp phân loại : dùng để phân loại các lỗi chính tả mà học
sinh thường mắc.
- Phương pháp phân tích : dùng để phân tích , tìm hiểu những
nguyên nhân dẫn đến việc viết sai chính tả của học sinh và đưa ra
các biện pháp khắc phục từng loại lỗi.
- Phương pháp tổng hợp : dùng để tổng hợp tất cả những vấn đề bản
thân đã suy nghĩ để viết thành một đề tài.
6/ Giả thiết khoa học :
Việc thống kê các lỗi chính tả của học sinh lớp 4/3 sẽ giúp tôi và các
bạn đồng nghiệp bước đầu nắm được tình trạng viết sai chính tả của học
sinh ở lớp của mình từ đó có thể xây dựng một số bài tập hỗ trợ để giúp
các em khắc phục các loại lỗi thường gặp. Đề tài cũng góp thêm một
phần tài liệu tham khảo cho giáo viên ngành Giáo dục Tiểu học nhằm
nâng cao chất lượng day học môn Chính tả.

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1/ Cơ sở ngôn ngữ học đại cương :
Các nhà khoa học giáo dục đã xây dựng và biên soạn chương trình
Tiếng Việt cho từng cấp học dựa trên những đóng góp về mặt lí luận của
các lĩnh vực ngôn ngữ khác như Ngữ nghĩa học, Ngữ pháp học hay
Phong cách học. Và dĩ nhiên , phân môn chính tả cũng chịu những sự
ảnh hưởng đó. Ví dụ : Ngữ pháp văn bản không những giúp học sinh xác

định được rõ nghĩa của từ trong từng văn bản mà còn giúp học sinh xác
định rõ cấu tạo âm tiết của từ đó để viết đúng chính tả. Riêng lĩnh vực
Ngữ âm học thì cơ sở lí luận luôn gắn bó mật thiết với vấn đề chính tả.
2/ Cơ sở dạy học ngữ âm ;
2.1/ Mối quan hệ giữa âm , chữ và nghĩa ;
- Chữ viết tiếng Việt là chữ viết ghi âm nên nguyên tắc chính tả chủ
yếu của tiếng Việt là nguyên tắc Ngữ âm học. Nghĩa là mỗi âm vị được
thể hiện bằng một chữ cái hoặc một tổ hợp chữ cái; mỗi âm tiết, mỗi từ
có một cách viết nhất định.
- Ngữ âm học thức hành chủ yếu tập trung vào việc rèn luyện phát âm
đúng ( chính âm gắn liền với chính tả ). Do đó cơ chế của việc viết đúng
phải dựa trên cơ sở của việc đọc đúng đặc biệt các địa phương chịu ảnh
hưởng của phương ngữ thì việc dạy Chính tả lại càng phải cần theo sát
nguyên tắc này. Nghĩa là phải tôn trọng vịêc phát âm , lấy phát âm để
điều chỉnh chữ viết.
2.2/ Vấn đề chuẩn chính tả :
Chuẩn chính tả là công việc xác định , phổ biến và thực hiện cách
viết đúng cho một hệ thống chữ viết ở mọi người , mọi nơi, mọi lúc
dùng văn tự. Hay nói cách khác ,chuẩn chính tả là sự chuẩn hóa các hình
thức chữ viết của ngôn ngữ.Đó là một hệ thống các quy tắc về cách viết
các âm vị, âm tiết , từ, cách dùng các dấu câu, cách viết hoa tên người
,tên địa danh…
3/ Những bất hợp lí trong chữ Quốc ngữ :
Do nhiều nguyên nhân lịch sử, xã hội ,văn hóa, ngôn ngữ khác
nhau, những người tạo ra chữ Quốc ngữ đã không tuân thủ được một
cách nghiêm ngặt những yêu cầu của nguyên tắc âm vị học trong chữ
viết . Do đó đã để lại trong lòng cơ cấu chữ Quốc ngữ nhiều hiện tượng
chính tả trái nguyên tắc ngữ âm học của chữ viết. Những bất hợp lí của
chữ Quốc ngữ có thể quy vào hai loại trường hợp chính như sau :
* Vi phạm nguyên tắc tương ứng “ 1- 1”giữa kí hiệu và âm

thanh.Thể hiện :
- Dùng nhều kí hiệu để biểu thị một âm.Ví dụ :
+ Âm / K / được biể thị bằng ba kí hiệu : C, K, Q.
+Âm / I / được biểu thị bằng hai kí hiệu : I,Y.
+ Âm / z / được biểu thị bằng hai kí hiệu : D,GI.
+ Âm / ie / được biểu thị bằng bốn hí hiệu : IÊ, YÊ, IA, YA.
v.v…
-Dùng một kí hiệu nhưng để biểu thị cho nhiều âm ( một chữ ghi cho
nhiều âm )
Ví dụ : Chữ a chủ yếu để biểu thị âm / a / nhưng khi đứng trước u
và y cuối âm tiết lại biểu thị âm / ă / ( tay đau ) vv…
Đây là bất hợp lí cơ bản nhất trong chữ Quốc ngữ dẫn đến việc vi
phạm nguyên tắc cơ bản của chính tả ngữ âm học.
* Ghép nhiều con chữ để biểu thị một âm ;
Ví dụ : ch, gh, th, ph, nh, kh, ngh, tr.
 Dùng nhiều dấu phụ : ă, â, ô, ơ, ư, ê, .
4 /Vị trí của phân môn Chính tả trong nhà trường phổ thông :
4.1/ Yêu cầu chính tả trong nhà trường phổ thông :
Chính tả là nội dung rèn luyện thường xuyên , bắt buộc và có đòi hỏi
cao đối với tất cả các thành viên của nhà trường nói riêng và của toàn xã
hội nói chung.
Việc rèn luyện chính tả phải gắn liền với rèn luyện chính âm (nói
đúng để viết đúng ) đồng thời phải nhớ kĩ và áp dụng các quy tắc về
cách viết hoa, viết từ phiên âm tiếng nước ngoài, viết các dấu câu.
Để viết đúng chính tả cần theo từ điển chính tả hoặc sách giáo
khoa.
Để viết đúng dấu câu , cần học ngữ pháp ( về ý nghĩa và cách
dùng các dấu trong câu )
Để rèn luyện viết đúng chính tả , cần có những văn bản qui định
thống nhất về chính tả có tính Nhà nước để làm cơ sở cho việc dạy học

và học chính tả . Trong thời gian vừa qua , một số văn bản quy định về
chính tả đã ra đời , chẳng hạn như : Chuẩn hóa chính tả và thuật ngữ _
NXB Giáo dục 1984; Một số qui định về chính tả trong SGK CCGD do
Bộ Giáo dục và Ủy ban khoa học và xã hội Việt Nam công bố ngày
30/11/1980. Ngoài ra Bộ Giáo dục còn biên soạn cuốn Từ điển chính tả
Tiếng Việt do Ông Hoàng Phê làm chủ biên . Đây là một chỗ dựa đáng
tin cậy cho giáo viên và học sinh.
4.2/ Yêu cầu chính tả ở bậc Tiểu học .
Phải chú ý nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực , nghĩa là nội
dung dạy chính tả phải sát với địa phương và phải xuất phát từ lỗi sai
chính tả của học sinh từng khu vực , từng miền để có nội dung dạy phù
hợp . Sách giáo khoa Tiếng Việt ở chương trình Tiểu học mới đã đưa
vào loại bài tập chính tả phù hợp với lỗi chính tả của học sinh theo từng
khu vực . Ví dụ , đối với học sinh Bắc Bộ , giáo viên sẽ lựa chọn bài tập
chính tả phân biệt ba cặp phụ âm đầu : l - n ; s - x; tr - ch ; . Đối với học
sinh Trung Bộ , giáo viên sẽ lựa chọn bài tập chính tả phân biệt thanh
hỏi - ngã ; phu âm cuối n - ng ; n - nh ; t - c ;
Về phương pháp dạy chính tả , giáo viên cần :
Phải phối hợp luyện tập thường xuyên chính tả với luyện tập toàn diện
về ngôn ngữ ( coi trọng việc phối hợp với chính âm và đối chiếu với ngũ
nghĩa).
Phải nắm được các loại lỗi chính tả của học sinh để có biện pháp khắc
phục kịp thời các loại lỗi chính tả .
Phải thường xuyên phối hợp giữa phương pháp dạy chính tả có ý thức
và không có ý thức , phương pháp tích cực với phương pháp tiêu cực.

Chương 2 : THỐNG KÊ PHÂN LOẠI CÁC LỖI CHÍNH TẢ CỦA
HỌC SINH LỚP 4/3 TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI VÂN NĂM HỌC
2009-2010.
1./ Thống kê , phân loại các lỗi :

1.1/ Tiêu chí phân loại :
Sau khi thu thập đầy đủ ba loại vở : Chính tả , Luyện từ và câu
và Tập làm văn của cả lớp từ tuần cuối cùng của tháng thứ nhất , tôi đã
khảo sát và phân loại các lỗi của các em dựa trên hai mặt là : mô hình
cấu tạo của tiếng ( gồm ba phân : âm đầu , vần và thanh điệu ) và cách
viết hoa tên riêng ( tên người , tên địa lí Việt Nam và nước ngoài ) rồi
chia thành sáu loại cụ thể như bảng thống kê .
1.2/ Bảng thống kê :
Phân
môn
Lỗi về cấu tạo của tiếng Lỗi về viết hoa tên riêng
Sai
âm đầu
Sai
âm chính
Sai
âm cuối
Lẫn
lộn thanh
Sai tên người
, tên địa lí
Việt Nam
Sai tên
người, tên
địa lí nước
ngoài
Số lỗi
/bài
Tỉ lệ


%
Số lỗi
/bài
Tỉ lệ

%
Số lỗi
/bài
Tỉ lệ

%
Số lỗi
/bài
Tỉ lệ

%
Số lỗi
/bài
Tỉ lệ

%
Số lỗi
/bài
Tỉ lệ

%
Chính
tả
13/31 42,0 12/31 38,7 12/31 38,7 13/31 42,0 10/31 32,3 10/31 32,3
LTVC


12/31 38,7 13/31 42,0 13/31 42,0 11/31 35,5 11/31 35,5 12/31 38,7
TLV 10/31

32,3

12/31

38,7

12/31

38,7

12/31

38,7

11/31

35,5

12/31

38,7

2./ Nhận xét về lỗi chính tả của học sinh
2.1. Lỗi sai phụ âm đầu .
a) Nhận xét :
Đa số các em viết lẫn lộn các cặp phụ âm đầu : s - x ; r - d - gi ;

còn số em thì lẫn lộn các cặp phụ âm đầu : k -c hoặc ng - ngh .
b) Nguyên nhân :
Do các em còn cầu thả , không chiu khó ghi nhớ một số mẹo
chính tả mà giáo viên đã cung cấp . Mặt khác do lỗi hạn chế của chức
Quốc ngữ như đã nói ở trên : âm / k / có ba cách viết : c , k , q hay âm / ŋ
/ có 2 cách viết : ng và ngh làm cho HS rất khó phân biệt .
2.2/ Lỗi sai âm chính :
a) Nhận xét :
Hầu hết các trường hợp mắc lỗi của các em thường xuyên hay rơi
vào các âm chính là các nguyên âm đôi như : iê / yê ; ay / ây ; au / âu ;
em / êm ; ua / âu. Còn lại một số ít trường hợp các em viết nhầm oi
thành ôi , eo thành êu hoặc ngược lại và còn sai i / y.
b) Nguyên nhân :
Do các em không nắm được nguyên tắc ghi âm của chữ Quốc ngữ
đều không biết âm /ie/ được viết là iê, yê, ia hay ya cụ thể như thế nào.
Do ảnh hưởng của phát âm địa phương .
2.3/ Lỗi sai âm cuối :
a) Nhận xét :
Các bài đã thống kê cho thấy các em sai âm cuối chủ yếu là còn
lẫn lộn các cặp âm cuối t - c , n - ng , n - nh hay bán âm cuối /i/ được thể
hiện trên hai chữ viết là i - y ( tai - tay ).
b) Nguyên nhân :
Do các em không hiểu được nghĩa của từ .
Ví dụ : Cần phải viết là mặt (danh từ ) khi muốn chỉ một bộ phận là phần
trước của đầu ( người hay sự vật ) ( mặt người , mặt khỉ , mặt bàn ) .
Cần phải viết là mặc ( động từ ) khi muốn nói đến hoạt động bận quần
áo của con người ( ví dụ mặc quần áo , mặc áo mưa )
Do các em chưa được nắm được nguyên tắc ghi âm của âm cuối
/ŋ / : ng - ngh và bấn âm cuối /i/ : i - y
Do cách phát âm của địa phương .

2.4/ Lỗi sai thanh hỏi - thanh ngã .
a) Nhận xét :
Tất cả những bài viết sai thanh điệu của học sinh đều là những
trường hợp viết lẫn lộn thanh hỏi - thanh ngã .
b) Nguyên nhân :
Do phát âm của tiếng địa phương nên các em không phân biệt rõ
ràng khi nào nên viết thanh hỏi , khi nào thì nên viết thanh ngã .
Do các em chưa nắm được mẹo luật viết thanh ngã - thanh hỏi
theo qui luật trầm bổng của các tiếng láy . Lỗi này cũng có thể do giáo
viên chưa cung cấp cho học sinh .
2.5/ Lỗi sai viết hoa tên người - tên địa lí Việt Nam :
a) Nhận xét :
Hầu hết các em viết sai đều mắc lỗi không viết hoa danh từ riêng
hoặc có viết hoa danh từ riêng nhưng chưa viết đầy đủ các tiếng tạo
thành tên riêng đó (Ví dụ : phố hàng Buồm )
b) Nguyên nhân :
Do các em chưa nắm được quy tắc viết hoa tên riêng của người ,
địa lí Việt Nam .
Do cầu thả nên các em viết sai không chịu khó tự sửa sai nên lỗi đó
cứ hay bị các em mắc một cách thường xuyên , lặp đi lặp lại .
2.6/ Lỗi sai viết hoa người , tên địa lí nước ngoài
a) Nhận xét :
Hầu hết các em đều nhầm lẫn khi dùng dấu gạch - giữa hai bộ
phận tạo thành tên riêng đó ( ví dụ : Lu - i - Pa - xtơ ; thành phố Lốt -
Ăng - giơ - lét ) hay không dùng dấu gạch nối giữa các tiếng trong từng
bộ phận của tên riêng đó ( ví dụ : Pa ri , thầy Vi rô khi ô )
b) Nguyên nhân :
Do HS chưa nắm được vẵng nguyên tắc viết hoa tên riêng , tên địa
lí nước ngoài .
Do lần đầu tiên các em được học nguyên tắc này nên nó cũng còn

khó nhớ đối với các em , đặc biệt là các em HS trung bình và yếu .

Chương 3 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC LỖI
CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4/3 TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI
VÂN NĂM HỌC 2009-2010.
1./ Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh :
Trong chương 2 chúng ta có thể nhận thấy hiện nay khi viết chính
tả , học sinh chúng ta thường mắc hai lỗi cơ bản :
- Sai nguyên tắc chính tả hiện hành
-Sai về cách phát âm chuẩn .
Từ thực tế trên tôi đề ra một số biện pháp khắc phục như sau :
1.1/ Thực hiện soạn bài dạy chính tả một cách nghiêm túc , chu đáo .
Soạn bài dạy chính tả là công việc của từng giáo viên do đó mỗi
giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của từng bài học về các phương
diện kiến thức , kĩ năng và thái độ . GV cần chỉ ra các đồ dùng dạy học
mình tự chuẩn bị hoặc học sinh chuẩn bị ngoài những ĐDDH do SGK
gợi ý ( ĐDDH bao gồm cả những phếu học tập , các đồ dùng để tổ
chức trò chơi học tập , tổ chức các cuộc thi cho HS ) GV cần chỉ rõ
các hoạt động dạy học cụ thể sẽ thực hiện trong giờ học , cụ thể là học
sinh làm gì trong từng hoạt động, kết quả cần đạt ra sao,cần củng cố
cho học sinh những kiến thức và kĩ năng nào?
1.2/ Người giáo viên phải đặt phân môn Chính tả nằm trong mối quan
hệ với các phân môn khác của môn Tiếng Việt, đặc biệt là hai phân môn
Tập đọc và Luyện từ và câu.
Học sinh muốn viết đúng từ thì phải hiểu được nghĩa của từ và phải
phát âm đúng.Vì vậy, trong các giờ Tập đọc , giáo viênnên dành nhiều
thời gian cho để sửa lỗi phát âm cho học sinh. Giáo viên cũng phải
thường xuyên rèn kĩ năng đọc để giọng đọc của mình luôn là cái chuẩn
cho học sinh noi theo.Ngoài ra , giáo viên cần hướng dẫn học sinh viết
đúng trên cơ sở hiểu đúng nghĩa của từ mà các em sắp viết.

1.3/ Soạn hệ thống bài tập bổ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Để thực hiện tốt mục tiêu của phân môn Chính tả và tránh hiện tượng
áp đặt không cần thiết, mỗi giáo viên cần chuẩn bị những bài tập chính
tả phù hợp với học sinh của lớp mình, của trường mình sao cho tương
ứng với những phần dạy chính tả tự chọn trong từng bài học. Tôi nghĩ
giáo viên cần làm công việc này theo nhóm để cùng các đồng nghiệp
chia sẻ kinh nghiệm biên soạn hệ thống bài tập dưới nhiều dạng khác
nhau để tạo hứng thú cho học sinh.Dưới đây là một ví dụ minh họa phần
bài tập mà tôi đã cho các em học sinh lớp tôi làm thử và thật bất ngờ vì
kết quả vượt xa sự mong đợi của tôi. (phần kết quả này sẽ dược trình bày
ở phần sau )

MỘT SỐ BÀI TẬP HỖ TRỢ
NHẰM GIÚP HỌC SINH KHẮC PHỤC MỘT SỐ LỖI CHÍNH TẢ
Bài tập 1: Em hãy gạch chân những từ viết sai và viết lại cho đúng:
a.Chiến thắng Bạch đằng do ngô quyền lãnh đạo.
……………………………………………………………………………
……
B Thủ đô của nước Nhật bản là Tô - Ki - ô.
……………………………………………………………………………
……
c.Em là học sinh lớp 4/3 trường Tiểu học hải vân.
……………………………………………………………………………
……
d.Lê - ô -nác - đô đa - Vin - xi là một danh họa người pháp.


Bài tập 2: Điền một trong các chữ r, d, gi vào chỗ trống:
a. Học sinh …eo mừng khi thấy thầy giáo đến.
b. Người nông dân … eo hạt giống trên cánh đồng.

c. Gió thổi cành lá …ung ….inh.
d. Ngoài đường có tiếng …ao hàng.
e. Chúng tôi … hàng cho cô Lan.
f. Công việc của anh ….ạo này khá bận ….ộn.
g. Lửa cháy …ừng … ực, không ai ….ám vào.
h. Cô Nga ….ót nước trà mời ông ….ám đốc.
i. Sân trường khô ….áo, thầy ….áo và học sinh đều có mặt.
Bài tập 3: Điền các chữ trong ngoặc đơn vào chỗ trống:
Tên HS ……………
Lớp: ………………
a. …… chú công nhân đang chở …… ra công trường. ( cát / các )
b. Cô Mai ………nhờ mẹ tôi …………một chiếc áo len. (đan / đang
)
c. ………khói đen bao phủ ………xóm. ( làng / làn )
d. …………sơn này đã trải qua bao ……… khổ mới có ngày hôm
nay. ( giang /gian )
e. Họ ………. đây để …… sẻ kinh nghiệm cho chúng tôi. ( sang /
san )
f. Tôi chỉ ……… nước chứ không muốn gì ……nữa. ( khác / khát )
Bài tập 4: Chọn các chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
a. Em cứ ………miết xem ti vi mà không biết trời đã tối. ( mải / mãi
)
b. Tháng này em ……đứng đầu lớp. ( vẫn / vẩn )
c. Cô giảng ………… mà nó vẫn không hiểu bài. ( mãi / mải )
d. Tôi đã nghĩ đến ……… vỡ cả đầu nhưng vẫn không giải ………
bài toán đó. ( nỗi / nổi )
Bài tập 5: Em hãy chọn từ đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái
đặt trước từ đó:
1) A. bản đen B.bảng đen
2) A. chất phác B.chấc phát

3) A. cái cuống lá B.cái cuốn lá
4) A. dàn bầu B. giàn bầu
5) A. dày dép B.giày dép
6) A. án mây B.áng mây
7) A. câu chuyện B.câu truyện
8) A. kéo co B. céo co
9) A. giỏi giang B.giõi giang
10) A. nghĩ ngợi B.nghỉ ngợi
11) A. đĩa sôi B.đĩa xôi
12) A. tàn tật B.tàng tật
13) A. khuyết điểm B.khiết điểm
14) A. hạt giống B.hạt dống
15) A. hộp sữa B. hộp xữa
16) A. chiến sĩ B. chiến sỉ
17) A. cơn bão B. cơn bảo
18) A. bập bên B.bập bênh
19) A. vui vẻ B. vui vẽ
20) A. con đường B.con đườn
1.4/ Một biện pháp cũng không kém phần quan trọng nữa là giáo viên cần
cung cấp cho học sinh các nguyên tắc chính tả hiện hành và một số mẹo luật
chính tả . Ở đây , tôi xin trình bày một số nguyên tắc như sau :
* Âm / k / được viết bằng ba con chữ : K , Q , C :
- Viết bằng K khi đứng trước các nguyên âm / i,e,ê,iê /.( kỉ niệm, thước kẻ,
kể chuyện, giếng nước, )
- Viết bằng Q khi đứng trước âm đệm /- u / (quả, quân, )
- Viết bằng C khi đứng trước các nguyên âm / a, ă,â,o,ô,ơ,u,ư / (cá, cặp,
cân, con, củ, cưng , )
* Âm / γ / được viết bằng hai con chữ : G , GH ; âm /ŋ / được viết bằng hai
con chữ : NG , NGH :
- Viết bằng G, NG khi đứng trước các nguyên âm /a,ă,â,o,ô,ơ,u,ư / ( gà /

ngà; gắn /ngắn ; gân / ngân; gò / ngò; gỗ / ngỗ; gỡ /ngỡ; gu /ngu; gừ / ngừ; )
- Viết bằng GH, NGH khi đứng trước các nguyên âm / i,e,ê,iê / ( ghi/ nghi;
ghe/ nghe; ghê/ nghệ; ghiền/ nghiền; )
* Nguyên âm đôi IÊ,YÊ,IA,YA :
-IÊ viết sau âm đầu, trước âm cuối ( chiến ,tiếng, )
- YÊ viết sau âm đệm, trước âm cuối ( tuyên, quyển, ) Hoặc khi mở đầu âm
tiết ( yêu, yên, )
- IA viết sau âm đầu, không có âm cuối : (chia, phía, )
-YA viết sau âm đệm, không có âm cuối (khuya, )
* Nguyên âm đôi : UA , UÔ :
- Viết UA khi âm tiết không có âm cuối ( mùa, của, ).
- Viết UÔ khi âm tiết có âm cuối ( suối,cuối, )
* Nguyên âm đôi :ƯA , ƯƠ :
- Viết ƯA khi âm tiết không có âm cuối ( mưa, lựa, thưa, )
- Viết UƠ khi âm tiết có âm cuối ( mượn, lươn, rượu, ).
* O,U làm âm đệm :
- Viết U sau chữ cái Q (quả, quý, ), trước các nguyên âm / â,ê,y, ya,yê / (
huân, khuê, huynh, khuya, chuyện, )
- Viết O trước các nguyên âm / a, ă e / ( hoa, hoặc, hòe, ).
* I, Y :
- Viết I sau âm đầu ( bi, tỉ mỉ, )
- Viết Y sau âm đệm (quy, khuynh, ).
Khi đứng một mình, viết bằng I đối với các từ thuần Việt (ầm ỉ, ỉ eo, ); viết
bằng Y đối với các từ gốc Hán ( y tá, ý kiến, )
+ Lưu ý : Trường hợp I, Y còn tồn tại nhiều cách viết nước đôi như : kĩ thuật
/ kỹ thuật ; mĩ học/ mỹ học ; cái li/ cái ly; Cách trình bày của tôi dựa vào
“Một số quy định chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục.”do Bộ
Giáo dục và Ủy ban Khoa học và xã hội ban hành ngày 30 tháng 11 năm
1998.
* Học sinh cần nắm được quy tắc viết hoa tên riêng của người, tên địa lí Việt

Nam và tên người ,tên địa lí nước ngoài.
* Quy tắc đánh dấu thanh : Mỗi âm tiết tiếng Việt đều mang một thanh điệu
nhất định. Dấu ghi thanh điệu được đánh trên đầu âm chính. Nếu âm chính là
nguyên âm đôi thì dấu thanh được ghi trên chữ cái thứ nhất nếu âm tiết không
có âm cuối ( mía ,kìa, ); ghi trên âm tiết thứ hai nếu âm tiết có âm cuối (
tiếng, chuyện, )
Trong các từ láy tiếng Việt có quy luật trầm bổng : Trong từ láy có hai
tiếng thì cả hai tiếng đều là bổng hoặc đều là trầm ; không có tiếng bổng láy
với tiếng trầm và ngược lại.Các em có thể nhứ một cách ngắn gọn là : Sắc -
hỏi - không ( nghỉ ngơi, mải miết, ) và Huyền - ngã - nặng ( ngẫm nghĩ,
nõn nà, )
+ Tôi cũng lưu ý cho học sinh một vài trường hợp ngoại lệ như : ngoan
ngoãn, khe khẽ, trơ trẽn, lam lũ,
1.5 Riêng đối với những em học sinh trung bình và yếu, tôi tự lập một
bảng theo dõi kết quả bài viết của từng em trong mỗi tuần , cụ thể như sau :
STT Họ và tên học sinh Tháng 9 Tháng 10
Tu
ần
1
Tuần
2
Tuần
3
Tuần
4
Tuần
5
Tuần
6
Tuần

7
Tuần
8


01


02






Cách lập bảng như trên sẽ giúp tôi nắm chắc được quá trình tiến bộ của
từng em ở từng tiết học của từng tuần trong tháng để giúp các em tự chữa
được các lỗi sai của mình dần dần.
2/ Kết quả :
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp đã nói ở trên ,đến cuối học kì I, tình
trạng mắc lỗi chính tả của lớp tôi đã giảm đi rất đáng kể, cụ thể như sau :
Phân môn

Lỗi về cấu tạo của tiếng Lỗi về viết hoa tên riêng
Sai
âm đầu
Sai
âm chính
Sai
âm cuối

Lẫn
lộn thanh
Sai tên người,
tên địa lí Việt
Nam
Sai tên
người ,tên
địa lí nước
ngoài
Số
lỗi
/bài
Tỉ lệ

%
Số
lỗi
/bài
Tỉ lệ

%
Số
lỗi
/bài
Tỉ lệ

%
Số
lỗi
/bài

Tỉ lệ

%
Số lỗi
/bài
Tỉ lệ

%
Số
lỗi
/bài
Tỉ lệ

%
Chính tả 7/31 22,6 8/31 25,8 8/31 25,8 8/31 25,8 7/ 31 22,6 8 /31

25,8
LTVC 7/31 25,8 8/31 29 6/31 13,5 6/31 13,5 5/31 16,1 5/31 16,1
TLV 5/31 16,1 6/31 13,5 5/31 16,1 5/31 16,1 4/31 12,9 6/31 13,5

Từ kết quả đã đạt được như trên ,tôi thấy thật vui khi chất lượng phân môn
chính tả của lớp tôi đã có tiến bộ rõ rệt so với đầu năm . Do đó tôi tin chắc
rằng , nếu tiếp tục áp dụng những biện pháp trên trong học kì II sắp tới thì
chất lượng phân môn chính tả của lớp tôi sẽ tăng nhiều hơn số lượng các bài
đạt điểm khá, giỏi.
C/ PHẦN KẾT LUẬN.
Qua thực tế nghiên cứu đề tài này, tôi đã tìm hiểu được các cơ sở lí luận ,
thống kê được các loại lỗi chính tả của học sinh lớp 4/3 do tôi chủ nhiệm ,
phân tích nguyên nhân mắc từng loại lỗi và từ đó đề xuất ra một số biện pháp
khắc phục các loại lỗi đó cho học sinh. Theo tôi, đây là nhiệm vụ của tất cả

giáo viên dạy văn hóa nói chung và của tất cả các giáo viên dạy bộ môn
Tiếng Việt nói riêng bởi việc trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và
cần thiết mang tính chuẩn mực, giúp các em có đầy đủ năng lực để học tiếp
lên các lớp trên và có thể giao tiếp với mọi người xung quanh một cách tự tin,
chững chạc là một điều vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên nhiệm vụ trên có hoàn thành triệt để được hay không thì
phải cần đến rất nhiều yếu tố như : Sự quan tâm , giúp đỡ của BGH nhà
trường và các bạn đồng nghiệp; việc phụ huynh thường xuyên quan tâm kiểm
tra việc học bài và làm bài ở nhà ( đặc biệt là việc rèn chính tả ) của con em
mình; sự tự giác, tích cực của bản thân mỗi học sinh trong việc tự phát hiện
và tự sửa các lỗi chính tả của mình dựa trên những hướng dẫn của giáo viên
để các em nhớ được lâu hơn. Mặt khác , nhiệm vụ này không thể đạt kết quả
tốt ngay trong một thời gian ngắn mà nố cần phải được tiến hành ở tất cả các
khối lớp trong một thời gian dài.
Tôi cũng xin kiến nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo nên thường xuyên
mở các lớp chuyên đề về các phương pháp dạy chính tả để giúp giáo viên
chúng tôi có thêm những nguồn tư liệu quý giá cho việc dạy phân môn này.
Ngoài ra, tôi cũng kiến nghị với BGH nhà trường đưa thêm các quy tắc viết
chính tả vào nội dung của các cuộc thi “ Đố vui để học ” nhằm tạo thêm sự
hứng thú cho học sinh trong việc học phân môn Chính tả . Mặt khác , BGH
nhà trường cũng cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc phát âm chuẩn và việc
viết đúng mẫu chữ ở các lớp đầu cấp.
Do điều kiện thời gian và trình độ năng lực của bản thân có hạn nên
chắc chắn sáng kiến của tôi không tránh khỏi những sai sót . Do đó , tôi rất
mong các cấp quản lí và các bạn đồng nghiệp giúp tôi chỉnh sửa, bổ sung để
tôi áp dụng vào thực tế dạy học ngày càng đạt hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Liên Chiểu, ngày 20 tháng 12 năm 2009.
Người thực hiện



Trương Thị Diệu Huyền

×