1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO DẠY TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
CHO HỌC SINH DÂN TỘC
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Năm học 2012 - 2013 có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Là năm học tiếp tục
thực hiện Nghị Quyết XI của Đảng; Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ Lai Châu lần thứ
XII và Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu về tiếp tục phát
triển và nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn mới.
Với nhiệm vụ chung của năm học: Tiếp tục thực hiện cuộc vận động
"Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và
phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Đẩy
mạnh việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" theo Chỉ
thị số 03 của Bộ Chính trị.
Tập trung chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng. Điều chỉnh nội dung dạy học và đánh giá, xếp loại phù hợp đặc điểm
tâm sinh lí học sinh tiểu học. Tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng
sống. Đổi mới phương pháp dạy học. Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục
cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân
tộc thiểu số. Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên,
đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo cũng như đẩy mạnh việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí.
Để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của năm học, cũng như góp
phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục tại địa bàn xã mà 100% học sinh
là người dân tộc thiểu số. Với trình độ dân trí tương đối thấp, khả năng giao tiếp
bằng tiếng phổ thông còn nhiều hạn chế nhất là với các em học sinh trong độ
tuổi tiểu học. Học sinh muốn tiếp thu bài giảng một cách chủ động và có khả
năng vận dụng những kiến thức đã học trong thực tiễn cuộc sống đòi hỏi các em
phải có một vốn từ phong phú và khả năng diễn đạt đủ để người đọc, người nghe
hiểu được vấn đề.
Để đạt được những mục tiêu trên đòi hỏi người giáo viên phải lựa chọn
phương pháp và hình thức dạy học phù hợp để thu hút học sinh tích cực, chủ
động, sáng tạo trong quá trình học tập chiếm lĩnh tri thức. Sau mỗi khóa học các
em đạt được theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Từ đó, nâng cao chất lượng giáo dục
nói chung.
Với Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đang được thực hiện trên
toàn quốc, toàn thể học sinh trên mọi vùng miền cùng được học chung một bộ
sách giáo khoa. Kết thúc khóa học mỗi học sinh đều đảm bảo các yêu cầu theo
chuẩn kiến thức kỹ năng mà BGD&ĐT đã ban hành.
2
Nói riêng về môn Tiếng Việt, Chương trình dạy học đang áp dụng ở trường
tiểu học hiện nay được xây dựng trên nguyên tắc dạy Tiếng Việt cho người học
tiếng mẹ đẻ (Tiếng phổ thông). Tuy nhiên trên dải đất hình chữ S của chúng ta
có 54 dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ và chữ viết riêng.
Nhưng khi các em bước vào lớp 1 ngôn ngữ giao tiếp chính là tiếng phổ thông.
Khi đến trường, học sinh người kinh đã có vốn Tiếng Việt đủ để tìm hiểu
thế giới xung quanh, các em được học ngôn ngữ đã sử dụng trong khoảng 5 năm
trước khi tới trường với vốn từ khá phong phú và một số cấu trúc câu cơ bản.
Mặt khác các em còn có thời gian và cơ hội sử dụng Tiếng Việt liên tục với
nhiều người và nhiều mục đích khác nhau trong và ngoài nhà trường.
Còn học sinh dân tộc thiểu số thì khác, trước khi đi học các em mới chỉ
nắm vững tiếng mẹ đẻ và phát triển nhận thức bằng tiếng mẹ đẻ chứ không phải
bằng Tiếng Việt. Vốn Tiếng Việt của các em rất nghèo nàn có thể nói là ít hoặc
không có gì (Đối với những học sinh chưa qua lớp mẫu giáo). Với học sinh có
một chút ít vốn Tiếng Việt thì lại chưa chuẩn xác trong cách phát âm và sử
dụng. Khi bắt đầu vào học lớp 1 các em mới bắt đầu học Tiếng Việt và giao tiếp
chủ yếu bằng Tiếng Việt do đó Việc dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh
dân tộc ở các trường vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn mà 100% số học
sinh trong nhà trường là người dân tộc thiểu số là việc làm cần thiết.
Vậy làm thế nào để dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc, làm
giàu thêm vốn Tiếng Việt cho các em, giúp các em lĩnh hội và chiếm lĩnh tri
thức một cách chủ động và đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học theo
yêu cầu. Là một cán bộ quản lý công tác nhiều năm trên địa bàn xã khó khăn.
100% học sinh toàn trường là người dân tộc Mông, trăn trở với suy nghĩ làm thế
nào để có thể làm phong phú hơn vốn từ Tiếng Việt cho các em cũng như giúp
các em mạnh dạn, tự tin hơn trong quá trình giao tiếp bằng tiếng phổ thông tôi
đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Biện pháp chỉ đạo dạy tăng cường Tiếng Việt
cho học sinh dân tộc.
II. Phạm vi đối tượng nghiên cứu:
Học sinh dân tộc trường tiểu học Nậm Loỏng.
Giáo viên trường tiểu học Nậm Loỏng.
Biện pháp chỉ đạo công tác dạy học tăng cường Tiếng Việt cho học sinh
dân tộc, nhằm nâng cao chất lượng dạy - học và giáo dục tại trường Tiểu học
Nậm Loỏng.
III. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng khả năng sử dụng Tiếng Việt, những hạn chế,
nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.
Nghiên cứu, đưa ra một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy tăng cường
Tiếng việt cho học sinh dân tộc phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường
nhằm nâng cao chất lượng dạy - học.
3
Hỗ trợ cho giáo viên trong công tác dạy học tăng cường Tiếng Việt cho
học sinh dân tộc.
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Phát hiện thực trạng khả năng sử dụng Tiếng Việt của học sinh dân tộc
Mông đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường và trang bị, làm giàu vốn Tiếng
Việt cho học sinh.
Góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân và trao đổi kinh
nghiệm mình nghiên cứu với bạn bè đồng nghiệp cùng áp dụng sáng kiến trong
công tác giảng dạy .
Trang bị thêm cho giáo viên một số phương pháp dạy học tăng cường
Tiếng Việt cho học sinh dân tộc.
Giảm cơ bản tỷ lệ học sinh mắc lỗi trong quá trình sử dụng Tiếng Việt
4
PHẦN NỘI DUNG
I . Cơ sở lý luận.
1. Một số khái niệm:
1.1. Biện pháp chỉ đạo.
Biện pháp: Theo từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa
năm 2012: " Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể".
Chỉ đạo: Theo từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa
năm 2012: " Chỉ đạo là hướng dẫn cụ thể theo một đường lối chủ trương nhất
định".
Để thực hiện tốt biện pháp chỉ đạo người quản lý cần phải thực hiện tốt
biện pháp tâm lý cũng như biện pháp hành chính - tổ chức, biện pháp kinh tế để
đạt được hiệu quả công việc ở mức độ cao.
Biện pháp tâm lý: Là biện pháp tác động vào nhận thức con người làm cho
con người nhận thức đúng nhiệm vụ, tự nguyện thực hiện yêu cầu của nhà quản
lý từ đó có thái độ hành vi phù hợp.
Biện pháp hành chính - tổ chức: Là biện pháp tác động đến đối tượng
quản lý trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực hành chính trong hệ thống quản
lý do nhà nước đặt ra. Đó là mối quan hệ giữa cá nhân và tổ chức, giữa bộ phận
và tập thể. Đặc trương của biện pháp này là sự cưỡng bức đơn phương của chủ
thể quản lý đến đối tượng quản lý.
Biện pháp kinh tế: Là biện pháp tác động đến đối tượng quản lý thông qua
các lợi ích kinh tế. Thực hiện biện pháp này đòi hỏi người quản lý phải có kiến
thức và kinh nghiệm sâu rộng để có thể định hướng cho đối tượng quản lý bằng
các nhiệm vụ, kế hoạch với những chỉ tiêu, số lượng chất lượng rõ ràng, chế độ
thưởng phạt nghiêm minh đảm bảo kỷ cương theo pháp luật trong mọi trường
hợp.
Biện pháp chỉ đạo: Đó chính là cách làm, cách giải quyết một vấn đề của
nhà quản lý bằng cách xây dựng kế hoạch và hướng dẫn thực hiện kế hoạch một
cách cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
Trong thực tế, muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý, chỉ đạo
chủ thể phải vận dụng tổng hợp các biện pháp vì mỗi biện pháp đều có những
mặt mạnh, mặt yếu riêng. Khi ta sử dụng hài hòa giữa các biện pháp để phát huy
sức mạnh và hạn chế mặt yếu của mỗi biện pháp thì sẽ tạo được sức mạnh tổng
hợp để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.
1.2. Tăng cường Tiếng Việt.
Tăng cường Tiếng Việt: Là các hoạt động nhằm giúp học sinh chưa biết
hoặc biết nói ít Tiếng Việt có thể học tập các môn học trong hệ thống giáo dục
mà Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức.
Tăng cường Tiếng Việt được thực hiện xuyên suốt, đồng thời với chương
trình tiểu học thông qua các hỗ trợ cho giáo viên và học sinh. Yêu cầu của tăng
5
cường Tiếng Việt là làm thế nào để giáo viên dạy học sinh dân tộc có thể học
chương trình tiểu học một cách có hiệu quả trong môi trường học tập của địa
phương.
Vậy biện pháp chỉ đạo dạy tăng cường Tiếng Việt, chính là cách làm, cách
định hướng và hướng dẫn cho giáo viên áp dụng các phương pháp, biện pháp,
cách thức tác động cụ thể của người dạy và người học lên đối tượng dạy và học
qua đó thực hiện nhiệm vụ và mục đích dạy học đó là cung cấp thêm vốn từ
Tiếng Việt nhằm mục đích làm giàu vốn Tiếng Việt cho học sinh.
2. Cơ sở lý luận.
Trong cuộc sống xã hội con người luôn luôn phải giao tiếp với nhau. Có
nhiều cách để giao tiếp, song cách giao tiếp chủ yếu là sử dụng ngôn ngữ. Nhờ
ngôn ngữ con người có thể trò chuyện, trao đổi tin tức, bày tỏ tư tưởng tình cảm,
học tập tri thức khoa học Đối với người Việt Nam, Tiếng Việt là ngôn ngữ
chính. Vì vậy việc giúp học sinh vùng dân tộc thiểu số sử dụng thành thạo
Tiếng Việt là việc làm cần thiết đối với mỗi giáo viên.
Trên cơ sở biết, hiểu Tiếng Việt sẽ tạo điều kiện cho các em lĩnh hội các tri
thức khoa học một cách thường xuyên. Trong học tập, học sinh được củng cố và
khắc sâu thêm những tri thức và kỹ năng về Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt ở tiểu
học được dạy theo quan điểm giao tiếp nhằm thực hiện mục tiêu của chương
trình “hình thành và phát triển” ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt đó
là: Nghe, nói, đọc, viết.
Học sinh học Tiếng Việt bằng tư duy trực tiếp, thông qua sự tiếp cận ngôn
ngữ tự nhiên từ việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày một cách tự phát đến việc
nắm ngôn ngữ một cách hệ thống qua các bài học. Từ đó học sinh có tâm lý tự
tin trong học tập.
Bằng hiểu biết qua nghe, nói khi học đọc và viết học sinh có thể dễ dàng
nhận ra mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết, giữa âm thanh và ngữ nghĩa, ngữ
pháp qua đó các em có thể học đọc, học viết dễ dàng.
Đối với học sinh dân tộc khi đến trường các em học Tiếng Việt với tư cách
là ngôn ngữ thứ hai. Học sinh dân tộc sử dụng ngôn ngữ học tập một cách khó
khăn vì học sinh chưa biết hoặc biết rất ít Tiếng Việt qua nghe, nói ở lớp mẫu
giáo, kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Việt hầu như không có. Mặt khác học sinh
dân tộc hầu như không thể có nhiều cơ hội giao tiếp bằng Tiếng Việt vì ở trường
học, học sinh dân tộc chỉ tiếp xúc với thầy cô giáo, do lớp học có số lượng học
sinh tương đối đông mà chỉ có duy nhất một giáo viên nên cơ hội giao lưu bằng
Tiếng Việt giữa giáo viên và học sinh rất hạn chế. Khi về gia đình các em không
có cơ hội giao tiếp bằng Tiếng Việt do gia đình luôn giao tiếp bằng tiếng của
dân tộc mình vì thế khả năng giao tiếp, lĩnh hội kiến thức thông qua ngôn ngữ
Tiếng Việt của học sinh còn rất nhiều hạn chế.
Vì vậy Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc là hoạt động nhằm
giúp học sinh chưa biết hoặc biết ít Tiếng Việt có thể học tập các môn học trong
6
hệ thống giáo dục, sử dụng Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức một cách đơn
giản hơn.
3. Cơ sở thực tiễn.
Thực tiễn cho thấy ở trường tiểu học học sinh học và hoạt động theo các
môn học và hoạt động giáo dục do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định trong
chương trình tiểu học. Trong các môn học có những bộ môn có Sách giáo khoa
nhưng cũng có môn học sinh không có SGK như Đạo đức, Nghệ thuật, Thể dục
(Lớp 1,2,3) Giáo viên phải dựa vào những hướng dẫn trong sách giáo viên để tổ
chức các hoạt động học tập cho học sinh vì thế một số hoạt động học tập các em
chỉ thực hiện được trên lớp theo hướng dẫn của thầy còn khi về nhà các em
thường không có thói quen ôn bài ở nhà.
Do điều kiện kinh tế của phần đa dân tộc thiểu số là khó khăn vì thế các
bậc phụ huynh thường ít quan tâm đến việc học hành của con cái. Trẻ em
thường phải nghỉ học để phụ giúp gia đình công việc nương rãy, trông em hoặc
chăn trâu, tỷ lệ đi học chuyên cần của học sinh không cao vì thế phần nào ảnh
hưởng đến chất lượng học tập của các em.
Do dân tộc thiểu số trước khi đến trường chỉ nói được ngôn ngữ của dân
tộc mình nhưng được kỳ vọng là sẽ theo học kịp chương trình giảng dạy bằng
tiếng phổ thông do đó rất khó khăn cho học sinh trong quá trình lĩnh hội và
chiến lĩnh tri thức.
II. Thực trạng của vấn đề:
Nậm Loỏng là một đơn vị thuộc xã đặc biệt khó khăn.Với trên 95 % dân
số trong xã là người dân tộc Mông. Là xã thuần nông, tỷ lệ hộ đói nghèo và cận
nghèo cao, năm 2012 bình quân thu nhập của người dân trong xã khoảng 8 triệu
đồng/ người/ năm. Trình độ dân trí tương đối thấp vì thế việc nhận thức về
quyền lợi và nghĩa vụ học tập của một bộ phận không nhỏ người dân trong xã
chưa cao.
Năm học 2012-2013: Nhà trường có 3 điểm bản với tổng số 13 lớp học
trong đó có 06 lớp ở điểm trung tâm, 02 lớp ở điểm Gia Khâu II, 05 lớp ở điểm
Gia khâu I. Tổng số học sinh toàn trường 188 em trong đó 100% là người dân
tộc thiểu số.
Một bộ phận nhỏ cha mẹ học sinh đã có sự quan tâm tới việc học của con
em mình, tạo điều kiện cho con em mình đến trường học tập.
Qua quá trình công tác nhiều năm trên địa bàn xã mà 100% học sinh là
người dân tộc thiểu số tôi nhận thấy:
1. Về phía học sinh:
Học sinh vào lớp 1 đã qua lớp mẫu giáo vì vậy các em không còn bỡ ngỡ
khi đến trường đến lớp cũng như tham gia vào các hoạt động học tập và vui
chơi. Tuy nhiên, vốn Tiếng Việt của các em còn nghèo nên giao tiếp của các em
còn nhiều hạn chế. Mặt khác qua 3 tháng nghỉ hè các em không có cơ hội giao
tiếp bằng tiếng phổ thông. Những kiến thức về Tiếng Việt các em học được qua
7
lớp mẫu giáo hầu như đã quên hết. Do đó khi bước vào lớp 1 kiến thức về Tiếng
Việt của các em như một trang giấy trắng. Giáo viên rất vất vả trong quá trình
truyền thụ kiến thức cho các em vì người giáo viên vừa phải dạy tiếng kết hợp
dạy chữ.
Học sinh các khối lớp 2-5 tuy đã có khả năng giao tiếp cũng như học tập
bằng ngôn ngữ Tiếng Việt song vốn từ của các em cũng chưa được phong phú,
khả năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếng đôi khi chưa chính xác như cách
dùng từ, nói thành câu trong giao tiếp thông thường hay kỹ năng dùng từ, đặt
câu trong quá trình làm các bài Tập làm văn. Do vốn từ còn hạn chế nên các em
thường rất khó khăn trong việc diễn đạt một vấn đề một cách rõ ràng để người
đọc người nghe dễ hiểu.
Học sinh dân tộc phát âm thường không chuẩn nhất là tiếng có âm cuối là
các âm khép n; m; p và các tiếng có thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngã. Do cách
phát âm chưa chuẩn nên trong các bài viết Chính tả hay Tập làm văn thường
các em phát âm như thế nào thì viết như vậy do đó các em thường mắc rất nhiều
lỗi chính tả trong bài viết của mình.
2. Về phía giáo viên:
Đội ngũ giáo viên nhà trường đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng. 100%
giáo viên được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Đội ngũ giáo viên luôn nhiệt
tình, năng nổ và có ý thức trách nhiệm trước công việc được giao.
Đội ngũ giáo trong trường chủ yếu là người dân tộc kinh (Trong đơn vị có
01 đ/c là người dân tộc Mông). Do bất đồng ngôn ngữ nên trong quá trình giảng
dạy giáo viên thường rất vất vả nhất là đối với các em học sinh mới bước vào
lớp 1.
3. Về phía gia đình học sinh.
Do trình độ dân trí tương đối thấp cộng với nhiều hủ tục lạc hậu như làm
cúng; làm ma, kiêng … gia đình thường cho con em nghỉ học không lý do. Đời
sống của đa số nhân dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn nên vào mùa nương
rẫy một bộ phận nhỏ học sinh còn hay nghỉ học để phụ giúp công việc gia đình
dẫn đến tỷ lệ chuyên cần của các em chưa cao. Năm học 2012 - 2013 tỷ lệ
chuyên cần của học sinh đạt khoảng trên 80%.
Phần đa các bậc cha mẹ thường không quan tâm đến việc học tập của con
cái mà phó thác toàn bộ cho các thầy cô giáo trong trường. Sự đầu tư cho con cái
về thời gian cũng như sách vở, đồ dùng học tập hầu như là không có.
Mặt khác, trong sinh hoạt gia đình hầu như các thành viên trong gia đình
không bao giờ sử dụng tiếng phổ thông mà hoàn toàn sử dụng tiếng mẹ đẻ trong
quá trình giao tiếp. Vì vậy, các em thường rất ngại khi giao tiếp bằng tiếng phổ
thông nhất là các em ở các khối lớp 1, lớp 2 và lớp 3.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
1. Công tác chỉ đạo:
8
1.1. Công tác tham mưu, tuyên truyền.
Là cán bộ quản lý phụ trách công tác chuyên môn của nhà trường, cần làm
tốt công tác tham mưu với cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường. Để nhà trường
thực hiện công tác tham mưu với chính quyền địa phương trong công tác tuyên
truyền để toàn thể nhân dân trong xã cùng chung tay góp sức ủng hộ công tác
giáo dục. Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, công
tác phổ cập giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
Thực hiện tốt công tác dân vận, động viên khuyến khích nhân dân trong xã
cũng như trong gia đình tăng cường kỹ năng giao tiếp bằng tiếng phổ thông cho
các em trong độ tuổi đến trường.
Làm tốt công tác tuyên truyền tới toàn thể cán bộ giáo viên, phụ huynh và
học sinh trong công tác giáo dục trẻ. Tạo môi trường Tiếng Việt ở mọi nơi, mọi
lúc để trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc, làm quen và giao tiếp bằng Tiếng Việt.
Chủ động trong việc nghiên cứu, triển khai kịp thời, nghiêm túc tinh thần
chỉ đạo của các cấp: Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; Giảng dạy theo đối
tượng vùng miền; Giảng dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc tới
toàn thể CBGV trong đơn vị.
1.2. Công tác chỉ đạo.
Thực hiện xây dựng kế hoạch, triển khai, tổ chức thực hiện việc dạy tăng
cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc như:
* Đối với tổ khối:
Chỉ đạo cho các tổ khối thảo luận đưa ra các biện pháp giải quyết đồng bộ
các vấn đề, các tình huống cụ thể của từng khối lớp trong công tác giảng dạy.
Phân công Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm việc tăng cường Tiếng
Việt cho học sinh tại khối lớp mình
Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày với 13/13 lớp để học sinh có nhiều cơ hội
cũng như thời gian giao tiếp bằng tiếng phổ thông với cô giáo và bạn bè.
Tăng cường công tác dự giờ, rút kinh nghiệm các tiết dạy, đổi mới công tác
đánh giá tiết dạy. Việc thanh kiểm tra công tác dạy - học chú trọng vào việc xem
xét khả năng tiếp thu bài của từng đối tượng học sinh để có những điều chỉnh về
phương pháp và hình thức dạy học phù hợp.
Chỉ đạo các tổ khối cho anh chị em đăng ký các tiết dạy có ứng dụng công
nghệ thông tin để tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết học.
Đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn, duy trì thường xuyên việc bồi
dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên. Động viên, tạo điều kiện cho cán bộ giáo
viên trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
trình độ vi tính, tiếng dân tộc.
* Đối với các tổ chức đoàn thể
9
Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, tham mưu với Ban giám hiệu trong
việc chỉ đạo các tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên
lớp phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Qua các hoạt động đó các em
được giao lưu, học hỏi và thể hiện mình. Từ đó, các em sẽ mạnh dạn hơn trong
giao tiếp, qua đó cũng cung cấp cho các em vốn sống và kỹ năng giao tiếp trong
học tập và cuộc sống hàng ngày.
* Đối với giáo viên:
Mỗi cá nhân giáo viên đứng lớp phải có kế hoạch cụ thể về chương trình
soạn giảng, giờ dạy học đảm bảo nội dung tăng cường Tiếng Việt cho học sinh.
Trong các buổi hội thảo, hội giảng, sinh hoạt chuyên môn mỗi giáo viên
phải thực hành thao giảng, dự giờ, thảo luận vào kế hoạch chuyên môn, xem đây
là nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm vụ năm học nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục.
Chỉ đạo giáo viên khai thác tốt việc “Tăng cường tiếng Việt cho học sinh”
các khối lớp. Giáo viên rèn luyện giao tiếp cho trẻ mọi lúc, mọi nơi. Việc dạy
tiếng Việt cần có mục tiêu, nội dung, hoạt động cần ghi rõ các phương pháp,
hình thức dạy học.
Đổi mới hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở từng tổ khối, toàn
trường nội dung sinh hoạt gắn liền với nội dung dạy Tiếng Việt cho học sinh.
Thường xuyên theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh để có những
biện pháp chỉ đạo kịp thời.
Tăng cường công tác tự học tiếng dân tộc để phục vụ công tác dân vận,
công tác giảng dạy trên địa bàn mình phụ trách.
2. Chỉ đạo đội ngũ giáo viên trong trường thực hiện một số phương
pháp dạy học tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc trong quá trình
giảng dạy.
Do tất cả các trường tiểu học trên cả nước đều học chung một chương
trình, một bộ sách giáo khoa, đều được đánh giá kết quả học tập của học sinh
trên một chuẩn thống nhất về kiến thức và kỹ năng trong khi điều kiện dạy học
các vùng miền rất khác nhau. Học sinh dân tộc học ở các vùng miền theo
chương trình tiểu học cũng được dạy theo những phương pháp đặc trưng của
môn học, giáo viên dạy Tiếng Việt có trách nhiệm dạy theo các phương pháp bộ
môn đã được chương trình quy định.
Để giúp học sinh dân tộc tiếp thu một cách thuận lợi, ngoài việc vận dụng
các phương pháp dạy Tiếng Việt như chương trình đã quy định. Giáo viên dạy ở
vùng mà tỷ lệ học sinh dân tộc chiếm đại đa số cần sử dụng một cách linh hoạt,
sáng tạo một số phương pháp sau:
2.1 Phương pháp trực tiếp: (Biện pháp Dạy tăng cường Tiếng Việt trong
các phân môn của môn Tiếng Việt)
10
GV dạy HSDT bằng chính Tiếng Việt nghĩa là GV dùng Tiếng Việt để dạy
Tiếng Việt. Học sinh được tiếp nhận các từ, ngữ, hay câu trực tiếp bằng Tiếng
Việt. Việc giải thích nghĩa của từ được thực hiện bằng vật thật hoặc tranh ảnh
minh họa, sau khi nắm nghĩa của từ các em được thực hành luyện tập theo mẫu
câu trong các tình huống giao tiếp.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên lưu ý cần tạo điều kiện cho các em
cùng một lúc vừa nhìn thấy vật thật hoặc mô hình vừa nghe phát âm tên gọi của
chúng.
VD: Khi dạy tiết Tự nhiên xã hội Bài: Lá cây GV cho học sinh có thể cho
học sinh quan sát trực tiếp một số loại lá cây sau đó GV nêu các câu hỏi xoay
quanh lá cây như về hình dáng, mầu sắc của lá, tác dụng của lá cây, kể các loại
lá cây mà em biết. Qua quá trình trao đổi các em liên tục được nghe, nói Tiếng
Việt thông qua hoạt động giao tiếp giữa Học sinh và học sinh, giữa giáo viên và
học sinh trong lớp.
* Đối với học sinh lớp 1 để dạy phát âm đúng :
Trong qúa trình học Tiếng Việt HSDT thường phát âm chưa chuẩn. Để
dạy học sinh dân tộc phát âm đúng Tiếng Việt trong giảng dạy, khi dạy phát âm
GV cần phát âm mẫu vài ba lần một từ nào đó, Yêu cầu học sinh quan sát khẩu
hình và lắng nghe cô giáo phát âm. GV yêu cầu học sinh nhắc lại nhiều lần (cá
nhân + đồng thanh). GV theo dõi và sửa lỗi phát âm cho học sinh.
Với những âm, tiếng khó khi phát âm giáo viên có thể mô tả bằng cách nêu
rõ vị trí của cách đặt lưỡi, vị trí của lưỡi với răng, độ mở của môi . Giáo viên
lưu ý cần sử dụng các từ ngữ mô tả dễ hiểu kết hợp với việc cho học sinh quan
sát giáo viên phát âm.
Việc phát âm được tiến hành với các mức độ khác nhau: âm, vần, tiếng
chứa vần, từ, câu, bài khóa chứa âm, vần vừa học, từ đó học sinh phát âm một
cách chính xác hơn.
Để thay đổi không khí và thu hút học sinh học tập trong tiết học GV có thể
thay đổi hình thức dạy học bằng cách tổ chức các trò chơi học tập.
VD: Trò chơi nghe đọc vần, tiếng, từ theo giai điệu: cao, thấp, nhanh,
chậm; Nghe và nhận biết vần trong tiếng, từ và đọc lại.
* Sửa lỗi phát âm cho học sinh: Học sinh phát âm chưa chuẩn thường do:
Nguyên nhân sinh lý: Do những khiếm khuyết nào đó trong bộ máy phát
âm.
Do ảnh hưởng của phát âm tiếng mẹ đẻ: (Đây là nguyên nhân thường gặp
đối với học sinh dân tộc) học sinh dân tộc Mông không phát âm chuẩn những
tiếng, từ kết thúc bằng âm khép m/ n/p, các tiếng từ có thanh sắc, hỏi, ngã.
Do cách phát âm của giáo viên: Một bộ phận nhỏ giáo viên phát âm chưa
chuẩn vẫn còn mang âm sắc của địa phương, phát âm còn lẫn ở một số phụ âm :
l/n; ch/tr; s/x, chưa phát được âm rung r - s.
11
Để có thể sửa được các lỗi phát âm cho học sinh người giáo viên cần:
Mỗi giáo viên phải tự có ý thức rèn luyện cho mình cách phát âm chuẩn vì
có phát âm chuẩn thì giáo viên mới có thể nhận ra được lỗi phát âm sai của học
sinh.
Giáo viên chỉ ra chỗ sai trong phát âm của học sinh có thể so sánh với phát
âm đúng.
Giáo viên phát âm mẫu thật chuẩn xác, chậm, rõ (có thể phát âm tới 2-3
lần) để học sinh theo dõi. GV phát âm chuẩn không để tiếng địa phương ảnh
hưởng tới phát âm mẫu của mình.
Hướng dẫn học sinh phát âm. Cho học sinh phát âm nhiều lần.
Để thay đổi hình thức học tập giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi
trò chơi học tập để rèn cách phát âm cho học sinh :
VD: Yêu cầu học sinh tìm tiếng chứa vần mà các em thường phát âm
không chuẩn có liên quan trong bài học để học sinh thi giữa các bạn trong nhóm,
qua hoạt động này học sinh vừa được luyện phát âm vừa được mở rộng thêm
vốn từ qua các từ ngữ mà các bạn tìm và giới thiệu trong nhóm.
Việc sửa lỗi phát âm không chỉ thực hiện trong các giờ Tiếng Việt mà còn
ở tất cả các môn học khác. Đối với những học sinh thường xuyên phát âm sai
giáo viên cần quan tâm và sửa lỗi kịp thời. Việc luyện tập thường xuyên sẽ tạo
kỹ năng bền vững cho học sinh. Mặt khác trong lớp học giáo viên nên khuyến
khích học sinh tự sửa lỗi cho nhau bằng hoạt động thi đua như đôi bạn cùng
tiến
* Để tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc mỗi giáo viên cần quan
tâm đến kỹ năng dạy phát triển lời nói trong các bài học âm vần cũng như kỹ
năng nghe, nói trong Tiếng Việt.
Đối với học sinh dân tộc khi bước vào lớp 1 kỹ năng sử dụng tiếng việt còn
rất hạn chế, giáo viên thường phải dạy tiếng trước khi dạy chữ vì thế việc tổ
chức cho học sinh dân tộc tập nói Tiếng Việt trong giờ học âm vần là rất cần
thiết nhất là trong những tuần đầu của năm học.
Để thực hiện tốt được nội dung này giáo viên cần dùng tranh ảnh hoặc vật
thật, điệu bộ, cử chỉ và lời nói Tiếng Việt để hướng dẫn, gợi ý trao đổi trực
tiếp với học sinh trong quá trình lên lớp. Giáo viên cần tổ chức cho học sinh
thực hành nhiều lần theo mẫu (Hỏi - trả lời) hoặc giao tiếp trực tiếp tại lớp bằng
các hình thức như: Cá nhân nói trước lớp; nói theo cặp; trò chơi học tập.Qua các
hoạt động đó tạo điều kiện cho học sinh tập nói Tiếng Việt một cách hứng thú,
tự giác.
Dạy kỹ năng nghe- nói Tiếng Việt
* Dạy từ trong dạy nói Tiếng Việt: Để cung cấp cho học sinh một từ giáo
viên cho học sinh quan sát tranh, vật thật để học sinh phát hiện và nêu từ; giáo
viên phát âm mẫu từ yêu cầu học sinh phát âm lại.
12
Khi dạy từ giáo viên quan tâm đồng thời đến việc phát âm đúng và cung
cấp nghĩa của từ. Nghĩa của từ có thể được cung cấp bằng phương pháp trực
quan vật thật, mô hình, tranh ảnh; có thể bằng yếu tố từ vựng như từ đồng nghĩa,
từ trái nghĩa. Chỉ cung cấp nghĩa của từ bằng tiếng dân tộc khi giải nghĩa từ trừu
tượng và với đối tượng giáo viên nắm tương đối đúng nghĩa của từ bằng tiếng
dân tộc. Trong các bài tập đọc có thể giải nghĩa từ trong cụm từ, câu, đoạn hay
nói cách khác là giải nghĩa từ trong văn cảnh để học sinh hiểu một cách dễ dàng
hơn.
* Dạy câu trong dạy nói, viết Tiếng Việt: (Tập đọc, Luyện từ và câu; Tập
làm văn)
Do vốn Tiếng Việt còn hạn chế nên học sinh thường mắc một số lỗi câu
như: dùng từ không đúng, dùng đại từ nhân xưng, từ xưng hô không phù hợp do
không hiểu nghĩa của từ. Học sinh thường nói trống không, nói câu không có
chủ ngữ câu không đầy đủ, câu không đúng trật tự
Để khắc phục những lỗi trên giáo viên cần cung cấp cho học sinh một số
đặc điểm về cấu tạo từ, hệ thống đại từ nhân xưng, từ xưng hô.
Giáo viên chọn một số mẫu câu chuẩn, tường minh cho học sinh luyện tập
nói theo mẫu câu chuẩn. Có thể tổ chức cho học sinh luyện nói theo trình tự :
Giáo viên nêu tình huống câu cần nói:
VD : Khi gia đình có khách đến thăm và cho em quà em cần phải làm gì?
Giáo viên giới thiệu câu - nói mẫu lần 1
VD: - Cháu chào bác ạ !
- Cháu xin ; Cháu cảm ơn Bác!
Giáo viên nói mẫu lần 2- học sinh nói theo
Học sinh luyện nói (cá nhân, trong nhóm)
Lưu ý: Giáo viên nói mẫu cần chuẩn, chậm, nói rõ từ, nhấn vào từ ngữ
đánh dấu dạng câu :
VD: ai, cái gì, làm gì, ở đâu, như thế nào (đối với câu hỏi); hãy, chớ, đừng,
(đối với câu cầu khiến), ngoài ra cần lưu ý tới ngữ điệu, nét mặt khi nói.
Khi học sinh đã nắm được cách sử dụng đúng từ, nói đúng câu các em sẽ
dễ dàng hơn trong việc nói và viết đúng câu trong diễn đạt bằng lời nói cũng như
vận dụng trong quá trình thực hành làm các bài tập làm văn.
VD: Nói lời cảm ơn, xin lỗi. Nên đưa các em vào trong các tình huống
khác nhau để học sinh có cơ hội sử dụng lời cảm ơn, xin lỗi. Trong các trò chơi
đóng kịch, tiểu phẩm, được sắm vai nhân vật các em được lặp đi lặp lại câu đối
thoại cũng như sử dụng các nghi thức lời nói nhờ vậy mà nắm được, sử dụng
được nghi thức lời nói.
Trong quá trình dạy các em về nghi thức lời nói giáo viên cần chú ý giới
thiệu các mẫu câu kèm theo ngữ điệu phù hợp để sử dụng trong giao tiếp với các
13
đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Nói với bậc trên như ông bà, bố
mẹ, thầy cô thì thái độ lời lẽ phải kính trọng, lễ phép. Nói với bạn bè ngôn ngữ
phải gần gũi , ấm áp, thân thiện, chân thành. Nói với em phải mềm mại, yêu
thương.
Khi học sinh đã sử dụng đúng từ cũng như nghi thức lời nói trong giao tiếp
thì các em dễ dàng sử dụng vốn kiến thức đó trong quá trình trình bày các bài
văn miệng; văn viết và các bài kể chuyện.
* Một số biện pháp để học sinh dân tộc viết đúng chính tả
Một số lỗi học sinh thường hay mắc :
Do không nắm vững quy tắc chính tả: quy tắc kết hợp giữa các nguyên âm:
i, e, ê và các nguyên âm còn lại , quy tắc viết hoa
Do bị hạn chế về vốn từ nên học sinh thường viết sai chính tả trong các bài
viết của mình.
VD: khi học sinh hiểu được nghĩa của từ thì dễ dàng phân biệt được da/
gia /ra; rao/dao/giao
Ngoài những lỗi trên học sinh dân tộc nhất là dân tộc Mông thường mắc
một số lỗi khi viết các tiếng có nguyên âm đôi các em thường viết thiếu âm đệm
hoặc âm chính;
VD: Quả chuối - quả chối. ( viết thiếu âm đệm)
Một số phụ âm học sinh phân biệt còn nhầm lẫn: p/b/v; l/n; ch/tr; d/gi/r;
các âm khép m/n/p/b
VD: năm mới - năng mới; phấp phới - phất phới; Buổi tối - vuội tối
Thanh điệu: thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc.
VD: cửa sổ - cựa sộ; vội vã - vội vá
Để khắc phục tình trạng trên trong quá trình dạy chính tả giáo viên cần lưu
ý:
Luôn luôn củng cố quy tắc chính tả cho học sinh đã học từ lớp 1 và quy tắc
viết hoa cho học sinh.
Thường xuyên luyện phát âm, viết các từ khó trong giờ dạy của phân môn
Tiếng Việt.
Trong viết chính tả giáo viên cần dự đoán các lỗi chính tả học sinh hay viết
sai của lớp để hướng dẫn chu đáo theo cách :
Cho học sinh phát âm, có thể giải nghĩa qua với những từ khó, giáo viên
phân tích cấu tạo tiếng, và yêu cầu học sinh viết vào bảng con các từ dễ mắc
trước khi viết bài chính tả vào vở.
Trong quá trình đọc bài chính tả cho học sinh viết với những tiếng khó mà
giáo viên không đủ thời gian để hướng dẫn luyện viết ở phần luyện viết, giáo
viên có thể đánh vần xuôi cho học sinh viết.
14
Trong quá trình chấm chữa bài cần đi liền với luyện tập chữa lỗi cho học
sinh. Giáo viên có thể soạn thêm một câu hoặc đoạn văn ngắn có chứa những lỗi
mà học sinh thường xuyên mắc phải để các em luyện tập thêm:
VD: - Buổi tối, bố em thường dùng đèn pin để bắt gà vào chuồng.
- Năm mới, em mong ước tất cả mọi người đều hạnh phúc, thế giới
không có chiến tranh.
Khi luyện tập chính tả âm vần, dấu thanh cần chọn những bài tập phù hợp
với học sinh dân tộc, giáo viên có thể không sử dụng bài tập trong sách giáo
khoa mà tự lựa chọn kiến thức sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp
mình.
2.2 Phương pháp thực hành:
Giáo viên tổ chức các hoạt động luyện tập thực hành thông qua các bài tập
thực hành để đảm bảo cho học sinh rèn được kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thường
xuyên. Khi thực hiện phương pháp này việc giảng giải, truyền thụ kiến thức của
giáo viên không chiếm nhiều thời gian trong giờ học. Phần lớn thời gian trong
giờ học được dành cho Học sinh thực hành. Việc thực hành ngôn ngữ được tiến
hành dưới các dạng khác nhau, dưới dạng chủ động như (nói, viết) dưới dạng
thụ động (nghe, đọc) dưới các hình thức lời nói khác nhau như (độc thoại, đối
thoại).
VD: Trong giai đoạn đầu lớp 1 chú trọng luyện các kỹ năng nghe, nói.
Thông qua hoạt động giao tiếp hỏi - đáp giữa GV-HS; HS- HS.
Trong quá trình sử dụng phương pháp này giáo viên cần định hướng cách
tổ chức dạy học và các loại bài tập khác nhau trong bài dạy. Chú ý tạo ra các
tình huống ngôn ngữ tại chỗ như bằng cách dựa vào đồ dùng dạy học hoặc các
tình huống xảy ra trên lớp, các hoạt động sinh hoạt hằng ngày để các em có thể
sử dụng Tiếng Việt trong quá trình luyện tập thực hành giải các bài tập theo yêu
cầu của giáo viên. Tuy nhiên trong quá trình hướng dẫn GV cần quan tâm điều
chỉnh để giúp học sinh nắm vững ngữ liệu và sử dụng có hiệu quả.
2.3. Phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh.
Phương pháp này được dùng rất hạn chế và chỉ vận dụng đối với các em
học sinh mới bước vào lớp 1. Có thể sử dụng tiếng dân tộc để dịch một số từ
ngữ (Giải nghĩa từ ngữ) hoặc các câu lệnh hay hướng dẫn học sinh thực hiện các
quy định của giờ học bằng những câu lệnh ngắn.
VD:
- Cưr - em
- Be hu uô changl? - Tên là gì ?
- cơưv - Học
- Thênhv cơưv - Lớp học
- Su cơưv - Nghỉ học
15
- Nhoz pus - Ngồi ;
- Nhênhv - đọc
- Zao - Đúng
- Chi zao - Không đúng
- Yangz ntơưr - ôn bài
- Sưv jăngx - Thuộc bài
- Shâuv cơưv - Học tập
- Jur zưs - Giữ trật tự
- Trang tês - Giơ tay
-Thaor chuôv - xin phép
- Môngl kreir tưs - Đi đâu
- Cao ua nhangs ua? - Em bị làm sao?
Có thể sử dụng tiếng dân tộc trong công tác điều khiển lóp:
Trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp, giáo viên thường hướng dẫn học
sinh ổn định lớp học, ổn định chỗ ngồi khi phải hoạt động nhóm, giao nhiệm vụ
học tập cho học sinh và yêu cầu để học sinh thực hiện các hoạt động học tập cần
thiết. Trong trường học ngôn ngữ dạy học là Tiếng Việt nên điều khiển lớp cũng
sử dụng Tiếng Việt là chủ yếu. Trong quá trình điều khiển lớp người giáo viên
cần chú ý:
Cần lựa chọn câu lệnh có cách diễn đạt dễ hiểu, biểu đạt được tình cảm của
giáo viên với học sinh. Với đối tượng là học sinh dân tộc, giáo viên cần thể hiện
được tình cảm thân thiện, gần gũi khuyên bảo và tôn trọng các em nhờ vậy mà
không khí lớp học thoải mái, cởi mở, tiết học diễn ra một cách tự nhiên nhẹ
nhàng.
Đối với học sinh lớp 1 đầu cấp giáo viên cần lựa chọn câu lệnh ngắn, gắn
với hoạt động cụ thể, dễ thực hiện.
Đối với những câu khó, nội dung gắn với nhiều hoạt động thì giáo viên có
thể sử dụng có mức độ tiếng dân tộc của học sinh để giúp các em hiểu chính xác
nội dung câu lệnh và thực hiện các hoạt động học tập đúng theo yêu cầu. Tuy
nhiên không nên nạm dụng tiếng dân tộc của học sinh để điều khiển lớp làm ảnh
hưởng đến tâm thế học Tiếng Việt của học sinh.
2.4 Phương pháp tạo môi trường học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc:
(Dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp)
Phương pháp tạo môi trường học TV cho học sinh dân tộc là những tác
động của con người nhằm tạo ra môi trường thuận lợi, tích cực giúp Học sinh
dân tộc học Tiếng Việt.
16
Để tạo môi trường học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc đó là một lớp học
sạch sẽ được trang trí bắt mắt như: Ảnh Bác; Trích thư; 5 điều Bác Hồ dạy;
Danh sách lớp; truyện tranh
Hình ảnh trang trí lớp học tại Trường tiểu học Nậm Loỏng
Trong quá trình dạy học GV cần tổ chức cho các em thi đua để có các sản
phẩm được trưng bày, trao đổi, nhận xét về sản phẩm qua đó rèn cho các em kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt.
Sản phẩm của học sinh như: Các bài viết đẹp, các bài điểm tốt, tranh vẽ,
sản phẩm thủ công
Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh, mẫu vật, bảng chữ cái, cây xanh.
Hình ảnh trang trí lớp học tại Trường tiểu học Nậm Loỏng
17
Mặt khác trong quá trình dạy học Giáo viên cần chú ý tăng cường hoạt
động giao tiếp bằng Tiếng Việt cho học sinh bằng các hoạt động giao tiếp giữa
giáo viên và học sinh giữa học sinh với học sinh.
VD: Trong giảng dạy GV thường xuyên đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trả
lời và hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi cho bạn và đề nghị bạn trả lời. Ngoài ra,
GV cần hướng dẫn cho học sinh kỹ năng giao tiếp với người trên như cách xưng
hô, cách đặt câu hỏi, cách trả lời khi được hỏi
Nhà trường tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể như ca múa hát tập
thể, trò chơi sân trường như: Kéo co, bịt mắt đánh trống, nhảy dây
Hình ảnh hoạt động tập thể sân trường của học sinh trường tiểu học Nậm Loỏng
Hình ảnh hoạt động tập thể sân trường của học sinh trường tiểu học Nậm Loỏng
18
Tổ chức các hội thi (Thi giao lưu Tiếng Việt, Thi văn nghệ; Thi an toàn
giao thông)
Hội thi: Văn nghệ và Tiếng Việt của chúng em.
Tổ chức cho học sinh tìm hiểu và giới thiệu về lễ hội đặc sắc của dân tộc
mình như Lễ hội Gầu tào cha. Một số trò chơi dân gian của dân tộc qua việc tìm
hiểu và giới thiệu rèn cho các em về kỹ năng phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt.
Lễ hội : Gầu tào cha của dân tộc Mông : "Gầu Tào" - Là lễ hội tiêu biểu
nhất của người Mông, lễ hội chơi núi mùa xuân với mục đích là cúng tạ trời đất
đã ban cho thôn bản, dòng họ, gia đình, sức khoẻ, mùa màng tốt tươi
19
Múa khèn điệu múa của dân tộc Mông
Trò chơi: Đánh tu lu( Chơi cù)
20
Trò chơi: Đẩy gậy
Trò chơi: ném pao
21
2.5. Phương pháp dạy tăng cường Tiếng Việt trong một số môn học
khác.
Do Tiếng Việt là ngôn ngữ giảng dạy nên để cung cấp kiến thức các môn
học tất yếu cần dùng Tiếng Việt. Để có thể dạy tăng cường Tiếng Việt trong các
môn học khác giáo viên cần tuân thủ các bước lên lớp của bộ môn.
Với những hiện tượng của Tiếng Việt như các thuật ngữ đặc trưng của bộ
môn, các câu lệnh, giáo viên cần chú ý:
Lời giới thiệu hay mô tả, hướng dẫn cần diễn giải chậm rãi, nhấn giọng vào
các từ ngữ khó, từ ngữ chính, vừa diễn giải giáo viên vừa sử dụng các động tác,
tranh minh họa, vật thật để học sinh có thể hiểu được lới nói của thầy. Gặp các
từ cần giải nghĩa thì phải vận dụng như phương pháp giải nghĩa từ trong Tiếng
Việt.
* Tăng cường Tiếng Việt trong môn TN-XH:
Luyện nói theo mẫu câu: Giáo viên giới thiệu câu mẫu và hướng dẫn học
sinh luyện nói theo mẫu câu học sinh có thể nói theo giáo viên hoặc dựa vào nội
dung các tranh, hình vẽ trong bài học để nói thành câu theo yêu cầu của GV.
Luyện nói theo tình huống giao tiếp: Trong các tình huống dạy học trong
môn Tự nhiên và Xã hội giáo viên cần hướng dẫn học sinh vận dụng các từ ngữ,
mẫu câu đã học và hội thoại, hỏi- đáp hoặc trình bày những hiểu biết, suy nghĩ
của mình về vấn đề đang tìm hiểu. Giáo viên chủ động nêu vấn đề bằng cách đặt
câu hỏi để học sinh thảo luận, trao đổi và trình bày hiểu biết của mình bằng lời.
Luyện nói qua trao đổi, thảo luận nhóm: Giáo viên nêu nhiệm vụ cho từng
nhóm, gợi ý học sinh trong nhóm nêu vấn đề, thắc mắc và thảo luận, giải quyết.
Luyện nói trong các trò chơi học tập: Khi tổ chức các trò chơi học tập giáo
viên cần thiết kế trò chơi phù hợp khả năng, trình độ Tiếng Việt và đối tượng
học sinh của lớp mình, động viên, khuyến khích mọi học sinh cùng tham gia.
VD : Dạy về Các thế hệ trong một gia đình - Môn TNXH lớp 3
Cho học sinh giới thiệu về các thành viên trong gia đình mình theo mẫu
câu mà giáo viên đã yêu cầu như:
Gia đình em có 5 người .
Ông nội em tên là: Tẩn A Sinh năm nay ông em 60 tuổi.
Bố em tên là Tẩn A Dơ năm nay bố em 35 tuổi bố em làm nghề nông
Trong các môn học khác nhau cần có các hoạt động phù hợp để giúp các
em hiểu bài
* Dạy tăng cường Tiếng Việt trong môn Toán:
Bước 1: Rèn luyện khả năng nghe nhìn, nhận biết
Để giúp học sinh nghe, hiểu, giáo viên cần dùng mẫu câu đơn giản, dễ hiểu
thông qua việc hướng dẫn bằng Tiếng Việt có thể kết hợp với tiếng mẹ đẻ (đối
với học sinh lớp 1 và với những giáo viên biết về tiếng dân tộc)
22
Để giúp học sinh quan sát có hiệu quả, giáo viên cần hướng dẫn học sinh
cách quan sát. Những hình ảnh nào chưa rõ giáo viên có thể giải thích kết hợp
mô tả có thể dùng động tác, hình ảnh và cảnh tương tự ở địa phương. Trong quá
trình quan sát giáo viên hướng dẫn học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề.
Bước 2. Rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ngôn ngữ Toán bằng TV.
GV tạo điều kiện cho học sinh nói thành tiếng những điều nghe thấy, nhìn
thấy. Gợi ý cho học sinh nêu thắc mắc hoặc phát hiện vấn đề thành lời bằng TV,
giúp học sinh nói được tên bài học, dùng lời trao đổi với bạn bè và GV.
Trong tiết Toán cần tổ chức cho học sinh thực hành như: Đọc thành tiếng
các số, quan hệ số, thao tác đếm, phép tính, biểu thức, bài toán có lời văn. Đọc
thầm: Lệnh, câu hỏi, mệnh đề, bài toán, đếm, tính nhẩm, thao tác tính, bảng
cộng trừ. Đọc hiểu: lệnh, câu hỏi, mệnh đề, phép tính, câu trong toán có lời văn,
quan hệ số, thứ tự số, các ký hiệu.
Viết: Viết số và biểu thức toán, phép tính, đơn vị; viết (Thực hiện) phép
tính hàng ngang, hàng dọc, tập viết câu trong giải toán: Lời giải, phép tính, đáp
số.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh chọn từ, câu để trình bày.
Giáo viên gợi ý các từ ngữ, mẫu câu để học sinh áp dụng trong quá trình
thực hành. Yêu cầu học sinh trả lời miệng trước khi yêu cầu học sinh viết câu trả
lời trong một số bài tập.
Bước 4: khuyến khích học sinh tự kiểm tra lẫn nhau và giáo viên đánh giá:
Một số bài có thể tổ chức hoạt động nhóm hoặc phiếu bài tập. Trong quá
trình luyện tập giáo viên hướng dẫn học sinh kiểm tra qua đọc thầm, đọc hiểu,
trình bày bằng lời, bằng chữ viết, chữ số, ký hiệu trong hoạt động từ đó tạo cơ
hội để học sinh trao đổi cách làm bài. Qua đánh giá giáo viên nắm được mức độ
kiến thức, kỹ năng học sinh đạt được sau mỗi giờ học từ đó điều chỉnh phương
pháp dạy học phù hợp để đảm bảo mỗi học sinh đều đạt được theo chuẩn kiến
thức kỹ năng.
VD: Môn toán
Giáo viên cần xác định thuật ngữ toán học, mẫu câu, ký hiệu toán học để
cung cấp cho học sinh như: Số; chữ số, hàng, lớp
* Nội dung tăng cường Tiếng Việt trong các bài học các số 1; 2; 3 của môn
toán lớp 1 gồm :
Học sinh hiểu nghĩa của các từ: một - số một; hai - số hai; ba - số ba.
Thực hiện được các lệnh : Đọc, viết các số 1;2;3 khi thực hiện lệnh này
giáo viên có thể gắn các mô hình lên bảng yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi giáo
viên đưa ra và viết số thích hợp vào ô trống dưới hình.
- Trên bảng có mấy bông hoa? - Em thưa cô trên bảng có ba bông hoa.
Học sinh lên bảng viết số 3 vào ô trống phía dưới mô hình 3 bông hoa.
23
* Nội dung tăng cường Tiếng Việt trong tiết toán về cách cộng, trừ, hoặc
nhân, chia số tự nhiên hoặc số thập phân:
Khi giáo viên hướng dẫn học sinh cách đặt tính và thứ tự thực hiện, cách
thực hiện ở một ví dụ cụ thể. Giáo viên có thể cho nhiều học sinh nêu lại cách
thực hiện của phép tính. Khi một học sinh nhắc lại cách thực hiện học sinh
trong lớp được nhìn, nghe, đọc nhẩm theo bạn qua đó không chỉ khắc sâu kiến
thức bài học cho học sinh mà còn rèn cho học sinh kỹ năng đọc thầm, nghe
Tiếng Việt qua đó các em sẽ nắm chắc được cách thực hiện và vận dụng vào để
giải các bài tập thực hành.
* Dạy tăng cường Tiếng Việt trong môn Đạo đức.
Rèn luyện kỹ năng nói Tiếng Việt:
Thông qua các nội dung dạy học như: Tự giới thiệu về bản thân và gia
đình, trường, lớp; Nói lời chào hỏi, tạm biệt; nói lời cảm ơn xin lỗi, nói lời yêu
cầu, đề nghị, bày tỏ ý kiến của bản thân.
Thông qua phương pháp dạy học và hình thức dạy học như: Thảo luận
nhóm nhỏ (nhóm bàn, nhóm đôi) lớp, báo cáo kết quả thảo luận, trình bày giới
thiệu sản phẩm sưu tầm của cá nhân, nhóm. Nhận xét bổ sung ý kiến cho câu trả
lời của bạn. Đóng vai, kể chuyện tấm gương đạo đức.
Rèn kỹ năng đọc TV: Thông qua việc đọc các ngữ liệu trong sách: Truyện
đọc, các bài tập về chuẩn mực hành vi đạo đức, các tài liệu liên quan đến bài
học.
Rèn kỹ năng nghe Tiếng Việt: Thông qua các hoạt động trao đổi, giao tiếp
trong môi trường học tập và sinh hoạt hàng ngày có các chuẩn mực và hành vi
đạo đức.
Rèn kỹ năng viết Tiếng Việt: Thông qua các hoạt động ghi chép nội dung
học tập, ý kiến cá nhân hoặc ý kiến thảo luận trong nhóm.
2.6. Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh thông qua hoạt động của
phòng đọc và thư viện góc lớp.
Hàng tuần, cán bộ thư viện lên lịch hoạt động công khai ngày, giờ phục vụ
cho từng khối lớp tại thư viện. Tại đây, các em được tự do hoạt động theo nhóm
sở thích như: Đọc truyện, vẽ tranh, tập viết, nghe nhạc, trò chơi… trong quá
trình tham gia các hoạt động có sự trợ giúp của cán bộ thư viện nhà trường và
các đ/c giáo viên chủ nhiệm của lớp. Cán bộ thư viện thường xuyên tổ chức các
buổi tuyên truyền, giới thiệu sách mới tới học sinh.
Ngoài các đầu sách, truyện được Phòng Giáo dục đầu tư nhà trường thường
xuyên phát động phong trào xây dựng tủ sách dùng chung đối với cả giáo viên
và học sinh trong nhà trường để tủ sách được phong phú và đa dạng hơn.
Trong các buổi hoạt động tập thể tổ chức cho học sinh kể lại những câu
chuyện, thông tin đã đọc được cho cả lớp cùng nghe.
24
Các em học sinh trường tiểu học Nậm Loỏng đang đọc sách trong phòng
đọc dưới sự hướng dẫn của cán bộ thư viện.
Các em học sinh trường tiểu học Nậm Loỏng đang đọc sách trong thư viện
trong giờ ra chơi.
25
Đối với thư viện góc lớp hàng tuần cán bộ thư viện có trách nhiệm chuyển
các đầu sách, truyện vào các điểm bản, giáo viên chủ nhiệm có vai trò quản lý,
tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn học sinh trong cách lựa chọn các tài liệu
tham khảo, những câu chuyện bổ ích.
Hoạt động của thư viện góc lớp tại điểm trường Gia Khâu I
Tổ chức trao đổi sách báo với các lớp khác để tất cả các lớp có cơ hội đọc
nhiều đầu sách.
Với cách làm như vậy, các hoạt động của thư viện sẽ diễn ra một cách nhẹ
nhàng, không bị chồng chéo và thực sự hiệu quả. Qua hoạt động thư viện các em
được cung cấp thêm kiến thức về tự nhiên và xã hội ngoài ra các em có nhiều
cơ hội để trao đổi, tranh luận cũng như giới thiệu cho nhau về những đầu sách
hay để cùng nhau đọc và tìm hiểu về thế giới xung quanh qua đó góp phần giáo
dục kỹ năng sống cho các em.
2.7. Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh thông qua hoạt động của
chương trình phát thanh măng non.
Chỉ đạo tổ chức đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường tổ chức chương
trình phát thanh măng non hàng tuần vào 1 ngày nhất định, giờ nhất định trong
ngày.
Nội dung chương trình phát thanh măng non có thể là đọc truyện, kể
chuyện, đọc thơ, hát, nêu gương tốt của học sinh