1
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO YÊN BÁI
NG THPT HNG QUANG
SÁNG KIN KINH NGHIM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA
GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT HỒNG QUANG
Nhóm tác gi:
Trn Quang Thy Hing
Nguyn Xuân Tuyên P.hing
Lục Yên, ngày 20 tháng 01 năm 2012
2
BGD&ĐT
CH VIT TT
: Bộ Giáo dục& Đào tạo
CB,GV,NV
: Cán bộ, giáo viên, nhân viên
CBCC
: Cán bộ công chức
CSVC
: Cơ sở vật chất
CT
: Chỉ thị
CTĐ
: Chữ thập đỏ
GDCD
: Giáo dục công dân
GD&ĐT
: Giáo dục và Đào tạo
GVBM
: Giáo viên bộ môn
GVCNL
: Giáo viên chủ nhiệm lớp
GVDG
: Giáo viên dạy giỏi
HĐND
: Hội đồng nhân dân
HS
: Học sinh
KH-SGD&ĐT
: Kế hoạch Sở Giáo dục & Đào tạo
PCGD
: Phổ cập giáo dục
PPDH
: Phương pháp dạy học
SKKN
: Sáng kiến kinh nghiệm
THCS
:Trung học cơ sở
THPT
: Trung học phổ thông
UBND
: Ủy ban nhân dân
XHHGD
: Xã hội hóa giáo dục
XHH
:Xã hội hoá
3
MC LC
Ni dung
Trang
PHN TH NHT: T V
5
1. Lí do chọn SKKN
5
PHN TH HAI:GII QUYT V
7
1 LÝ LUN CA V
7
1.1. Một số khái niệm của đề tài
7
1.2. Nguyên tắc XHHGD
9
1.3. Vì sao phải XHHGD
11
1.4. Vai trò của XHHGD
12
1.5. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về XHHGD
13
1.6. Những tồn tại trong công tác XHHGD ở nước ta hiện nay
15
2. THC TRNG CA V
17
2.1. Khái quát về sự phát triển GD - ĐT huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái
17
2.2. Thực trạng về hoạt động giáo dục ở trường THPT Hồng Quang-
huyện Lục Yên.
18
3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN MANG LẠI HIỆU QUẢ
TRONG CÔNG TÁC XHHGD Ở TRƯỜNG THPT HỒNG QUANG
21
3.1. Nhóm biện pháp 01: Tuyên truyền
21
3.2. Nhóm biện pháp 2: Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực để tăng hiệu
quả hoạt động và tạo uy tín trong cộng đồng nhằm làm tốt công tác
XHHGD
23
3.3. Nhóm biện pháp 3: Tạo uy tín với phụ huynh, các cấp ủy Đảng,
chính quyền và cộng đồng địa phương thông qua việc khẳng định uy tín
chất lượng nhà trường.
24
3.4. Nhóm biện pháp 4: Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa
phương.
25
3.5. Nhóm biện pháp 5: Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm.
25
3.6. Nhóm biện pháp 6: Tận dụng những kinh nghiệm và tri thức của
phụ huynh, các đồng nghiệp đi trước.
26
3.7. Nhóm biện pháp 7: Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường,
gia đình, lực lượng xã hội.
27
3.8. Nhóm biện pháp 8: Xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung
tâm văn hoá, môi trường giáo dục lành mạnh.
27
4
3.9. Nhóm biện pháp 9: Quan tâm thực sự đến học sinh nghèo, học sinh
khuyết tật, học sinh dân tộc thiểu số và con em gia đình chính sách
28
3.10. Nhóm biện pháp 10: Đúc rút kinh nghiệm sau từng giai đoạn thực
hiện
28
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
29
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
32
PHN TH BA: KT LUN
34
1. KẾT LUẬN
34
2. KHUYẾN NGHỊ
35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
36
Phụ lục (ảnh về một số hoạt động được tổ chức trong quá trình thực
hiện nghiên cứu SKKN)
37-60
5
PHN TH NHT: T V
1. Lí do chn SKKN
Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến giáo dục, đặt vị trí của giáo dục
đúng với vai trò và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp phát triển của quốc gia, vì
thế Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Giáo dục là
quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”, “đổi mới
giáo dục phổ thông nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và chuẩn
bị nguồn lực về con người, nhằm rút ngắn khoảng cách giáo dục so với các nước
trong khu vực và trên thế giới, chuẩn bị tiềm lực để xây dựng nền kinh tế tri
thức”.
Trong giai đoạn hiện nay Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng
trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát
triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc
xây dựng thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội. Đảng chỉ rõ: “Sự nghiệp giáo dục là của Nhà nước và của toàn dân”, vì vậy
công tác XHHGD càng có tầm quan trọng và ý nghĩa vô cùng to lớn.
Học sinh trường THPT Hồng Quang chủ yếu là con em đồng bào dân tộc
thuộc những xã khó khăn của huyện Lục Yên như: Phúc Lợi, Trung Tâm, Động
Quan, Khánh Hòa, An Lạc…nên ít có điều kiện đầu tư cho học tập vì thế hiệu
quả đào tạo thấp, chất lượng đào tạo không cao. Công tác huy động vào lớp 10 ở
trường THPT Hồng Quang tỉnh Yên Bái chỉ đạt 65- 67% số học sinh tốt nghiệp
THCS. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT chỉ đạt 53% so với số học sinh tốt nghiệp
lớp 9. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 80% so với số học sinh tuyển vào đầu
cấp học, như vậy số chênh lệch 20% là do bỏ học ở cấp THPT. Hiện tượng này
làm ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục của
trường và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương. Vậy nguyên
nhân do đâu? làm thế nào để khắc phục?
Theo chúng tôi trong điều kiện đất nước còn nghèo nhưng việc huy động
nội lực của nhân dân để tham gia đóng góp trong công tác xây dựng cơ sở hạ
tầng lại đạt kết quả rất thấp mà nguyên nhân căn bản vẫn là tính trông chờ, ỷ lại
của thời kỳ quan liêu bao cấp còn sót lại của mỗi người dân nơi đây. Công tác xã
hội hoá vì thế kém phát triển. Không chỉ có thế, tập quán ngàn đời nơi vùng cao
này là sống bằng kinh nghiệm, nguồn sống chủ yếu của người dân là dựa vào
các sản phẩm có sẵn từ thiên nhiên, "cái chữ không quan trọng lắm, nó không ra
ngay cái tiền, cái chính là ngày hôm nay hái được bao nhiêu cái măng, hái được
6
bao nhiêu ngánh củi để mang ra chợ bán , mua cái gạo làm no cái bụng thôi,
thầy giáo đừng cưòi mình nhé" vì thế vệc học chỉ là thứ yếu.
Là người quản lý nhà trường chúng tôi nhận thấy việc đi sâu nghiên cứu
và đề ra được những giải pháp mang tính thực tiễn và khả thi để huy động tốt
mọi nguồn lực cùng xây dựng nhà trường và nâng cao nhu cầu về giáo dục cho
cộng đồng dân cư, của mỗi người dân trong việc tham gia đóng góp nội lực để
xây dựng trường, phù hợp với đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong
giai đoạn hiện nay, huy động con em tới trường, duy trì sĩ số học sinh và cùng
nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học. Có như thế mới đưa nhà trường
phát triển nhanh, vững chắc, tạo được uy tín và niềm tin của xã hội.
Nhằm huy động mọi nguồn lực của cộng đồng tham gia giáo dục, giúp
BGH có cơ sở thực tiễn để xây dựng kế hoạch đúng đắn, phù hợp, hiệu quả. Đề
ra những chỉ tiêu, những biện pháp vừa sức. Tạo được niềm tin ở khả năng thực
hiện của mọi thành viên trong tập thể sư phạm, trong lãnh đạo chính quyền,
đoàn thể địa phương và của mỗi người dân, xây dựng nhà trường văn minh,
sạch, đẹp, làm cho học sinh yêu trường, yêu thầy, mến bạn, thêm ham thích hoạt
động. Giúp BGH vạch được kế hoạch, tham mưu có hiệu quả, đề ra được lộ
trình và bước đi thích hợp trong từng giai đoạn. Vì lẽ đó chúng tôi tập chung
nghiên cứu: "Một số biện pháp về công tác xã hội hóa giáo dục ở trường
THPT Hồng Quang huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái". Mong đợi sáng kiến này sẽ
góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Hồng
Quang và có thể áp dụng vào một số trường trong tỉnh Yên Bái để cùng các
đồng nghiệp trường bạn nâng cao hiệu quả GD&ĐT.
2. Thi gian nghiên cu
Thực hiện từ tháng 9/2010 đến tháng 02/2012
7
PHN TH HAI: GII QUYT V
1. C LÝ LUN CA V
1.1. Mt s khái nim c tài
Khi bàn về việc nâng cao chất lượng giáo dục, các nhà khoa học đều rất
quan tâm đến việc tìm kiếm các con đường, các biện pháp tác động đến quá
trình dạy học ở trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Biện pháp tổ chức (quản lý) công tác XHHGD là cách làm, cách quản lý,
cách giải quyết những vấn đề thuộc công tác huy động cộng đồng tham gia giáo
dục nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường phổ thông.
Nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục, thực
hiện đa dạng hoá các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục; khuyến
khích huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự
nghiệp giáo dục.
Muốn đẩy mạnh XHHGD phải tiến hành từ hai phía: Xã hội tham gia xây
dựng giáo dục, ngược lại giáo dục cũng phải đóng góp vào sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội, bởi vì tương tác giữa các thực thể bao giờ cũng là sự tác dụng
tương hỗ. Phải tạo ra mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường và xã hội thông
qua hoạt động và giao tiếp, vì vậy cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt
động xã hội dưới nhiều hình thức.
Trong mối quan hệ giữa giáo dục và xã hội thì giáo dục có chức năng tái
sản xuất xã hội. Chức năng cơ bản của giáo dục là "xã hội hoá cá nhân", tái sản
xuất những "con người xã hội". Nhờ được giáo dục các thế hệ trẻ kế tiếp sẽ là
những nguồn lực tham gia vào các lĩnh vực hoạt động xã hội kế thừa, cải tạo,
phát triển xã hội, tạo diện mạo mới cho xã hội. Tổ chức tốt hoạt động XHHGD
là việc làm thường xuyên và cần thiết, là nhiệm vụ quan trọng của các nhà
trường THPT.
- “Xã hội hoá giáo dục” có thể hiểu theo nghĩa sau:
+ Nhà nước giảm bớt vai trò của mình trong cung cấp nguồn tài chính cho
giáo dục mà không ảnh hưởng xấu đến giáo dục, phần trách nhiệm đó do nguời
dân đảm nhiệm và đủ sức đảm nhiệm.
+ Xã hội hoặc người dân nhận lấy phần trách nhiệm trong giáo dục cùng
chia sẻ chi phí, sức lực, trí tuệ với nhà nước, nhà trưòng và các nhà giáo.
+ Quyền lợi và trách nhiệm của phụ huynh gia tăng hay nói cách khác
quyền tự chủ của phụ huynh gia tăng, chi phí được chia sẻ dẫn đến xu hướng
8
người dân có quyền quyết định hoặc từ chối một dịch vụ giáo dục mà không
chịu lệ thuộc vào dịch vụ như trước kia.
Như vậy, xã hội hoá thực chất là một quá trình huy động nguồn lực trong
xã hội để phát triển các dịch vụ công và làm cho nhiều người hơn được hưởng
lợi từ các dịch vụ đó cũng như chịu trách nhiệm nhiều hơn khi sử dụng dịch vụ.
Trong điều kiện nền kinh tế bao cấp, người dân tham gia vào các hoạt
động giáo dục do Nhà nước quản lý rất hạn chế. Đến ngày nay, người dân lại có
điều kiện để tham gia vào quá trình giáo dục và tổ chức giáo dục nhiều hơn.
XHHGD không chỉ là những đóng góp vật chất mà cả những ý kiến góp ý của
người dân cho quá trình đổi mới giáo dục. XHHGD là cách tiếp cận mang tính
dân chủ nhiều hơn.
Như vậy, có thể xem XHHGD là sự huy động nguồn lực trong xã hội để
làm giáo dục, để đấu tranh với nghèo nàn và lạc hậu, là tạo điều kiện tốt hơn cho
người dân được hưởng dịch vụ giáo dục có chất lượng và nhiều cơ hội học tập,
đóng góp trí tuệ cho giáo dục Nếu lạm dụng xã hội hoá để huy động tối đa
đóng góp người dân, chuyển gánh nặng ngân sách sang cho người dân, trong khi
chất lượng dịch vụ không tăng tương xứng, ngân sách dành cho giáo dục cắt
giảm là không đúng với chính sách của Đảng và Nhà nước về XHHGD. Đã
không ít nhà trường chỉ hiểu một chiều về sự đóng góp của người dân, “tăng
thu” các kiểu phí trong nhà trường đã làm giảm uy tín của nhà trưòng, tư tưởng
này cần phải đựoc đấu tranh, phê phán để trả lại đúng giá trị đích thực của
XHHGD.
Nói XHHGD là hiểu theo nghĩa huy động cả cộng đồng tham gia hoạt
động giáo dục, cả xã hội chia sẻ với giáo dục hoàn toàn không có nghĩa là: Ngân
sách nhà nước dành cho giáo dục bị cắt giảm, chuyển gánh nặng tài chính cho
dân.
XHHGD không có nghĩa là Nhà nước giảm vai trò quản lý của mình,
ngược lại vai trò quản lý nhà nước cần tăng lên khi thiết lập lại vai trò và trách
nhiệm của Nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ giáo dục. Sự thiếu vắng vai trò
quản lý nhà nước và bỏ mặc theo kiểu “khoán trắng” có thể dẫn đến sự mất ổn
định trong cung ứng dịch giáo dục và làm cho quá trình xã hội hoá thiếu tính
bền vững, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.
Đối với cha mẹ học sinh, XHHGD là nhằm đảm bảo cho họ có quyền tự
do lựa chọn trường cho con em của mình. Phụ huynh có điều kiện kinh tế, muốn
con em của họ vào học ở những trường tốt hơn thì nhà nước tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp, tổ chức mở những cơ sở giáo dục tiện nghi, chất lượng cao
9
hơn để đáp ứng nhu cầu. Nhưng, XHHGD không có nghĩa là nhà nước phó thác
nhiệm vụ của mình cho các cá nhân, mà là tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia
vào giáo dục, miễn là họ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mọi thành viên trong xã
hội, để cho ai cũng được đến trường, ai cũng có điều kiện hưởng cơ hội học tập
như nhau
XHHGD là một trong những phương cách để nhà nước thực hiện mục tiêu
tạo điều kiện cho con em của mọi tầng lớp trong xã hội đều được đến trường,
không lợi dụng xã hội hóa để biến giáo dục, nhiệm vụ của nhà nước, thành một
ngành kinh doanh lấy lợi nhuận làm mục tiêu thay thế.
Tóm lại, XHHGD là một cách tiếp cận đến kinh tế thị trường và thực chất
là một quá trình huy động nguồn lực trong xã hội để phát triển các dịch vụ công
và làm cho nhiều người hơn được hưởng lợi từ các dịch vụ đó cũng như chịu
trách nhiệm nhiều hơn khi sử dụng dịch vụ.
1.2.
Trong thực tế, các nhà quản lý giáo dục cấp cơ sở chưa tập trung đúng
mức để khai thác nguồn lực mà chỉ chú trọng vào những đóng góp của phụ
huynh học sinh.
Hình mang tính minh họa mối quan hệ
giữa giáo dục với các thành tố xã hội
Để hiểu và thực hiện đúng vấn đề XHHGD cần nhận thấy có bốn nhóm
đối tượng (nhóm thành tố)có thể huy động tham gia XHHGD gồm:
+ Lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp (lực lượng quan trọng quyết định
sự đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường và cũng là lực lượng tạo cơ chế và tạo
điều kiện cho việc XHHGD triển khai thuận lợi);
+ Gia đình, cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh (lực lượng có
nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường và cũng là
lực lượng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với
học sinh);
10
+ Các cơ quan, ban ngành (nhất là các ngành có chức năng, có trách
nhiệm đối với nhà trường như y tế, công an, bảo vệ, Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ
em, các tổ chức đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội
Khuyến học, các tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện,…);
+ Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tạo khả năng liên kết trong việc
huy động các nguồn lực vật chất; Bản thân ngành giáo dục đào tạo cũng là một
đối tượng để XHHGD;
Ngoài ra còn có các tổ chức quốc tế, các cá nhân, đặc biệt là cá nhân có
uy tín, các “mạnh thường quân”
Trong quá trình huy động các nhóm đối tượng thực hiện hiệu quả công tác
XHHGD cần thực hiện tốt chín nguyên tắc huy động cộng đồng tham gia xây
dựng giáo dục gồm:
- Lợi ích: Mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu
và lợi ích của cả hai phía: nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều cần
tìm thấy lợi ích chung của cá nhân, tập thể cũng như của cả dân tộc.
- Chức năng nhiệm vụ: Nhà trường cũng như các lực lượng xã hội, các tổ
chức, đều có những chức năng và trách nhiệm riêng. Để khai thác, phát huy,
khuyến khích họ tham gia vào một hoạt động nào đó thì phải phát hiện và nhằm
đúng chức năng, trách nhiệm của đối tác. Ví dụ: Đối với cấp ủy và chính quyền
địa phương thì nội dung huy động phải là chủ trương, văn bản chỉ đạo, hoặc đất
xây dựng,
- Dân chủ: tạo môi trường công khai, bình đẳng để cộng đồng hiểu đúng
về giáo dục và nhà trường hơn, đồng thời góp phần thực hiện nguyên tắc “dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” các hoạt động XHHGD để mối quan hệ
giữa nhà trường, gia đình và xã hội phát triển toàn diện và mang lại hiệu quả
thiết thực.
- Luật pháp: XHHGD phải tuân thủ pháp luật Nhà nước, có nghĩa là cần
dựa trên cơ sở pháp lý. Ngược lại, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội,
cũng cần có những cơ sở pháp lý để triển khai cũng như để tham gia huy động
nguồn lực cho giáo dục.
- Phù hợp và thích ứng: Cán bộ quản lý giáo dục phải biết lựa chọn thời
gian thích hợp nhất để đưa ra một chủ trương XHHGD. Tuy nhiên, để thực hiện
nguyên tắc này là phải xây dựng cho được kế hoạch cụ thể và kế hoạch mang
tính định hướng, thực tế.
- Truyền thống, tình cảm: là sự khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu
học, tôn trọng đạo lý, đề cao sự học, đề cao giá trị của học vấn của mỗi gia tộc,
dòng họ; niềm tin của cá nhân vào sự nghiệp phát triển chung của giáo dục, của
11
từng nhà trường để có thể huy động nhiều nguồn lực khác nhau chăm lo cho sự
nghiệp giáo dục đào tạo.
- Kết hợp ngành - lãnh thổ: cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa địa
phương và ngành giáo dục, “nhà trường gắn liền với xã hội”.
- Giao tiếp: Có hai con đường giao tiếp đó là con đường chính thức (các
văn bản, công văn, đề nghị ) và con đường không chính thức (thông qua
nguyên tắc truyền thống và tình cảm).
- Kế hoạch hóa: kế hoạch hóa là một trong bốn chức năng quản lý và là
một chức năng mang tính chủ đạo trong quá trình quản lý của người Hiệu
trưởng. Kế hoạch XHHGD được xây dựng trên một số yếu tố sau: Mục tiêu của
việc huy động xã hội; xác định đối tượng huy động; Kết quả dự kiến đối với
từng đối tượng; thời gian thích hợp; sự phân công một số thành viên trong chủ
thể huy động; Chi tiết hóa kế hoạch và hệ thống giải pháp cụ thể.
Qua thực tế nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: trong nhiều trường hợp đối
tượng tham gia XHHGD tuy ít nhưng lại cho những kết quả bất ngờ nếu như
người cán bộ quản lý giáo dục biết tác động vào đúng đối tượng quan trọng có
thể làm thay đổi chất lượng giáo dục. Ngành giáo dục và đào tạo là lực lượng
nòng cốt trong việc triển khai công tác XHHGD trong đó bản thân nhà trường,
cán bộ quản lý giáo dục cùng tập thể sư phạm, đội ngũ giáo viên giữ vai trò quan
trọng.
Mặt khác, mỗi nhà giáo có mối quan hệ xã hội rất rộng bởi vì họ có rất
nhiều cha mẹ học sinh. Chính quyền các cấp với chức năng quản lý Nhà nước
của mình không chỉ huy động, khuyến khích mà còn tạo cơ sở pháp lý cho việc
huy động và tổ chức điều hành sự phối hợp các lực lượng xã hội tham gia xây
dựng và phát triển giáo dục.
1.3. i XHHGD
Xã hội hoá giáo dục là một khái niệm đã được phát triển lên trình độ mới,
với những điều kiện mới mà thực ra nó đã có nguồn gốc truyền thống tốt đẹp
của dân tộc: truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Thực ra vấn đề huy động
cộng đồng tham gia công tác giáo dục là một kinh nghiệm mang tính phổ biến
của thế giới .
* Khi thực hiện XHHGD sẽ huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên
mọi tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý
của nhà nước.Thực hiện XHHGD sẽ khai thác được tiềm năng của xã hội về tinh
thần và vật chất phục vụ giáo dục, khi đó giáo dục sẽ trở thành việc làm và mối
quan tâm thường xuyên của cả xã hội.
12
Việc huy động và động viên đó mang tính chất xã hội sẽ tập hợp được
mọi lực lượng, tập trung các sức mạnh theo tinh thần và vật chất cho giáo dục
biến giáo dục thành sự nghiệp của quần chúng, làm cho giáo dục là của dân, do
dân và vì dân, đồng thời bảo đảm một cơ chế hợp lý đầy tính thực tiễn là dưới sự
quản lý của nhà nước. Điều đó có nghĩa là xác định vai trò của xã hội, của nhân
dân và vai trò của nhà nước trong từng trách nhiệm, kể cả sự đầu tư ngân sách.
1.4. Vai trò ca XHHGD
- XHHGD góp phần nâng cao tính chất nhân dân, bản sắc dân tộc của nền
giáo dục nước ta, tiếp tục khẳng định chân lý giáo dục là sự nghiệp của quần
chúng, đề cao một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân. Nó cũng là cơ hội
giáo dục quần chúng, qua thực tiễn nhằm nâng cao trình độ và năng lực giáo dục
và tự giáo dục của mỗi người dân, của mỗi tổ chức và lực lượng tham gia vào sự
nghiệp .
- XHHGD vừa tạo ra một “ xã hội học tập” vừa phát huy truyền thống của
dân tộc ta một dân tộc hiếu học và thực hiện được mong muốn của Bác “ ai cũng
được học hành” và phù hợp với xu hướng của thời đại “học tập thường xuyên”,
“học tập suốt đời”, giáo dục cho mọi người. Nó góp phần nâng cao dân trí đào
tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
- XHHGD sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát huy
hiệu quả xã hội của giáo dục. Sự tham gia của xã hội góp phần cụ thể hoá mục
tiêu giáo dục thích hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và
từng địa phương, góp phần mở rộng nội dung giáo dục cho sát với cuộc sống,
xây dựng nên môi trường thuận lợi cho việc giáo dục và đào tạo con người, tăng
cường lực lượng của người dạy và người học, tạo nhanh điều kiện vật chất và
tinh thần để nâng cao chất lượng giáo dục.
- XHHGD góp phần làm cho giáo dục phục vụ những mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội của đất nước địa phương. Giáo dục và kinh tế xã hội vốn có
những mối quan hệ manh tính quy luật. Sự tham gia của xã hội ở tầm vĩ mô
cũng như vi mô vào giáo dục sẽ làm cho giáo dục gắn với mọi mặt của đất nước
và từng địa phương, nhà trường sẽ gắn với xã hội, giáo dục gắn với cộng đồng,
phát triển bằng sức mạnh của cộng đồng và vì những mục tiêu của cộng đồng.
- XHHGD còn là con đường để thực hiện dân chủ hoá giáo dục. Hai
phạm trù này có mối quan hệ rất biện chứng. Nhờ dân chủ hoá mà mở rộng lực
lượng xã hội tham gia giáo dục và ngược lại, xã hội hoá chính là con đường, là
cách thức để thực hiện dân chủ hoá giáo dục, một mục tiêu phấn đấu của giáo
dục hiện đại và của nền giáo dục cách mạng. Con đường, cách thức, hình thức
đó là : huy động, đông viên sự tham gia của đông đảo các lực lượng xã hội làm
13
giáodục. Thực hiện XHHGD sẽ làm nên sức mạnh tổng hợp đẩy mạnh giáo dục,
tạo nên thế và lực mới cho giáo dục bằng những yếu tố nội sinh.
1.5. m cng và Nc v XHHGD
Trong điều kiện đất nước còn nghèo, dân ta lại có truyền thống hiếu học,
đất nước đang tích cực hôi nhập quốc tế để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, công tác XHHGD giữ vai trò rất quan trọng.
Trong nghị quyết Đại hội VIII của Đảng ta đã chỉ rõ "Lấy việc phát huy
nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững".
Vì vậy cần được tập trung và chăm sóc bồi dưỡng, đào tạo phát huy sức mạnh
của con người Việt Nam thành lực lượng lao động xã hội, lực lượng sản xuất có
đủ bản lĩnh và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, đủ sức
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hợp tác cạnh tranh trong kinh tế thị trường, mở cửa
nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh của con người và
các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam phải thể hiện thành sức mạnh của đội
ngũ nhân lực, trong đó có bộ phận nhân tài trên nền dân trí với cốt lõi là nhân
cách, nhân phẩm đậm đà bản sắc dân tộc của từng người, từng nhà, cộng đồng,
giai cấp và cả dân tộc là mục tiêu cần hướng tới.
Về nội dung cụ thể Đảng ta đã chỉ đạo ngành giáo dục chỉ đạo toàn ngành
thực hiện các biện pháp như:
- Xây dựng phong trào học tập trong toàn xã hội, làm cho nền giáo dục
trên cả nước trở thành một nền giáo dục cho mọi người, không phân biệt thành
phần dân tộc, địa bàn cư trú, giầu, nghèo, đảng phái, tôn giáo hễ là người Việt
Nam đều có quyền học tập bình đẳng.
- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, vận động toàn dân chăm
sóc thế hệ trẻ, phối hợp chặt chẽ giáo dục gia đình - nhà trường - xã hội. Tăng
cường trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể,
tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân đối với giáo dục.
- Đa dạng hoá các loại hình giáo dục. Ngoài hệ giáo dục chính qui còn có
giáo dục phi chính qui như các loại hình chuyên tu, tại chức, học từ xa….để mọi
ngưòi có thể lựa chọn hình thức học tập phù hợp với mình.
- Tăng cường đầu tư từ nguồn ngân sách, khai thác triệt để và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực trong xã hội để phát huy giáo dục.
Tuy nhiên, không nên hiểu xã hội hóa giáo dục một cách đơn giản dưới góc
độ huy động nguồn vốn đầu tư mà phải mở rộng ra nhiều góc độ, phạm vi khác
nhau:
14
Trước hết, là dưới góc độ của người đi học. XHHGD ở đây có nghĩa tạo
điều kiện để làm sao cho người đi học được tham gia vào việc quản lý của
trường cũng như xây dựng chương trình học tập, giảng dạy.
Ở một góc độ khác, XHHGD nhìn từ phía nhà giáo, nhà trường chính là
nhằm mục tiêu đảm bảo quyền tự do giảng dạy của họ hơn nữa. Còn dưới góc độ
phụ huynh, xã hội hóa giáo dục là nhằm đảm bảo cho họ quyền tự do lựa chọn
nơi học tập cho con em của họ. Nhưng một lần nữa cần lưu ý xã hội hóa giáo
dục không có nghĩa là nhà nước chuyển giao hay phó thác nhiệm vụ hiến định
của mình cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, mà là tạo điều kiện để toàn xã
hội tham gia vào giáo dục, sao cho nó đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mọi thành
viên trong xã hội, sao cho ai cũng được đến trường, ai cũng có điều kiện hưởng
cơ hội vào đời như nhau.
- XHHGD là một trong quan điểm quan trọng của Đảng nhằm phát triển
và nâng cao chất lượng giáo dục; điều 11 - Luật giáo dục 2005 ghi rõ:"Mọi tổ
chức, gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây
dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp với nhà
trường thực hiện mục tiêu giáo dục"
Tại điều 12 của Luật Giáo dục về "XHHGD" nêu rõ: "Phát triển giáo dục,
xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước
giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa
các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo
điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Mọi tổ
chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp
với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành
mạnh, an toàn".
Như vậy, XHHGD không chỉ là công việc của ngành Giáo dục mà là sự
nghiệp của toàn dân, mọi tổ chức kinh tế - xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và
quản lý của Nhà nước. XHHGD không là một giải pháp ngắn hạn mà là lâu dài
mang tính chiến lược trong lúc ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục còn hạn
hẹp. XHHGD nhằm thực hiện công bằng xã hội, giúp mọi người dân được
hưởng các quyền lợi mà giáo dục mang lại. Đồng thời, XHHGD khuyến khích
và tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi tổ chức chính trị - xã hội phát huy cao
nhất trách nhiệm và năng lực của mình cho sự nghiệp giáo dục. XHHGD còn
nhằm mục tiêu xây dựng xã hội học tập, hình thành thói quen học suốt đời cho
từng người, không phân biệt thành phần, lứa tuổi.
Cũng tại Điều 13 về đầu tư cho giáo dục trong Luật Giáo dục nêu: "Đầu
tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục;
15
khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân
trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
đầu tư cho giáo dục. Ngân sách Nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng
nguồn lực đầu tư cho giáo dục". Như vậy, đóng góp đầu tư cho GD là việc được
Nhà nước khuyến khích chứ không được lợi dụng để rồi những người nghèo khó
không có tiền cũng phải đóng góp những khoản không có trong qui định.
1.6. Nhng tn ti trong công tác XHHGD c ta hin nay
Mặc dù đã đạt được một số thành tựu cơ bản nhưng nền giáo dục nước ta
vẫn còn những bất cập và yếu kém:
- Cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường còn thiếu thốn và lạc hậu. Mặc dù tình
hình cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường trong những năm gần đây đã có nhiều
cải thiện rõ rệt nhưng tính đến năm 2010 vẫn còn 10% số lớp học ở tình trạng
lớp học tạm, phòng học cấp 4 cũ nát, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; thư viện,
phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn và các phương tiện dạy học còn thiếu và
lạc hậu, nhất là ở các trường Đại học, Cao đẳng, THPT.
- Trong nhiều năm qua Đảng ta đã khẳng định “Giáo dục và đào tạo cùng
với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực của quá trình phát
triển”. Tuy nhiên trong thực tiễn, quan điểm này chưa được hiểu một cách đầy
đủ để triển khai một cách thực sự hiệu quả ở mọi lĩnh vực. Nhiều bộ, ngành, địa
phương chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của giáo dục, chưa thấy hết trách
nhiệm đối với giáo dục nên chưa dành ưu tiên thỏa đáng tạo điều kiện phát triển
giáo dục. Một số địa phương còn sử dụng ngân sách giáo dục vào những hoạt
động không phục vụ mục đích giáo dục. Một số nhà lãnh đạo ít hiểu biết về giáo
dục nên chưa quan tâm đúng mức trong việc chỉ đạo việc đầu tư cho giáo dục.
- Trong khi tình hình kinh tế xã hội trong nước có nhiều biến đổi sâu sắc và
trên thế giới đang diễn ra nhiều xu thế đổi mới giáo dục mạnh mẽ thì nhiều tư
tưởng chỉ đạo giáo dục ở nước ta vẫn còn xơ cứng, trì trệ. Chưa nhận thức đúng
mức sự cần thiết phải tập trung quản lý nhà nước đối với toàn bộ hệ thống giáo
dục quốc dân. Nhận thức về những tác động của nền kinh tế thị trường chưa đầy
đủ nên chưa tạo được sự phù hợp của cơ chế quản lý giáo dục với cơ chế thị
trường. Tư tưởng trọng bằng cấp dẫn đến những thành tích giả tạo trong giáo
dục. Quan niệm đề cao kiến thức, coi nhẹ năng lực hoạt động của học sinh đã
dẫn đến tình trạng còn tổ chức nhiều môn học trong chương trình giáo dục,
phương pháp dạy học chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều, chưa tạo được niềm
vui học tập cho người học.
16
- Chính sách huy động và phân bổ nguồn lực tài chính cho giáo dục chưa
hợp lý, chưa quan tâm đúng mức đến các địa phương khó khăn. Đầu tư của nhà
nước cho giáo dục còn thiếu hiệu quả, chưa tập trung cao cho những mục tiêu ưu
tiên. Cơ cấu chi ngân sách giáo dục chưa hợp lý, trong đó phần chi cho hoạt
động chuyên môn là không đáng kể.
- Quá trình hội nhập quốc tế đã mang tới những cơ hội lớn nhưng cũng mang
đến nhiều thách thức lớn đối với giáo dục. Trong xã hội, chủ nghĩa hình thức,
hám danh vọng còn nặng nề; tâm lý khoa cử, bằng cấp vẫn chi phối mạnh việc
dạy, học và thi cử. Mặt trái của kinh tế thị trường đã có nhiều ảnh hưởng tiêu cực
đến giáo dục. Nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng cao trong khi khả năng
đáp ứng của ngành giáo dục và trình độ phát triển kinh tế của đất nước còn hạn
chế. Sức đón nhận của thị trường lao động còn hạn hẹp, chưa đáp ứng nhu cầu
việc làm của người lao động đã qua đào tạo.
Do thời gian duy trì cơ chế tập trung quan liêu bao cấp quá dài, nảy sinh tư
tưởng trông chờ ỷ lại quá lớn trong nhân dân kể cả chính quyền các cấp, sự bứt
phá, dám nghĩ, dám làm còn hạn chế. Do đó công tác xã hội hoá nói chung, công
tác XHHGD nói riêng còn quá nhiều bất cập.
17
2. THC TRNG CA V
2.1. Khái quát v s phát trin Giáo dc - o huyn Lc Yên
tnh Yên Bái.
2.1.1. Điều kiện địa lý và phát triển kinh tế - xã hội huyện Lục Yên
Lục Yên là huyện miền núi của tỉnh Yên Bái cách thành phố Yên Bái 93
km về phía Đông Bắc và cách thủ đô Hà Nội 270 km.
- Vị trí địa lý: Phía Đông giáp huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang; phía
Tây giáp huyện Văn Yên; phía Bắc giáp huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang, phía
nam giáp huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái.
- Tiềm năng kinh tế: Lục Yên có tuyến quốc lộ 70 chạy qua nối Hà Nội -
Việt Trì - Yên bái - Lào Cai, giao thông thuận tiện. Đất đai ở Lục Yên thích hợp
trồng các loại cây như: hồng không hạt, cam, quýt, lúa …Lục Yên có 4 loài
động vật chủ lực là trâu, bò, lợn, cá.
- Diện tích: 807,3km2; Dân số: 105.104 người (năm 2008); Mật độ dân
cư: 130 người/km
2
; huyện lỵ: Thị trấn Yên Thế
Lục Yên có 24 đơn vị hành chính: 23 xã và 01 thị trấn , có 16 dân tộc sinh
sống, trong đó dân tộc Tày chiếm 53,3%, kinh 21,2%, Nùng, Mường, Thái, Cao
Lan, Dáy, Dao, H.Mông…
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo huyện Lục Yên tỉnh
Yên Bái
Kết thúc năm học 2010-2011 toàn huyện có 80 trường, 948 lớp, nhóm
lớp, 24.955 học sinh (tăng 02 trường, giảm 41 lớp, nhóm lớp, giảm 622 học sinh
so với năm học trước). Năm học 2011- 2012: Tổng số toàn huyện có 81 trường
trong đó có 03 trường THPT, 01 TTGDTX, 929 lớp, nhóm lớp với 24.437 học
sinh thuộc tất cả các bậc học; (tăng 01 trường; giảm 19 lớp và 518 học sinh so
với năm học 2009 - 2010). Toàn huyện có 2.045 cán bộ, giáo viên, nhân viên,
tăng 171 cán bộ, giáo viên, nhân viên so với năm học trước.
Lục Yên đã triển khai thực hiện Nghị quyết X của Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh, Nghị quyết 39 của HĐND tỉnh về đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo giai đoạn 2009-2015; Duy trì và nâng cao chất lượng đạt
chuẩn quốc gia về chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức 1,
phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại 24 xã, thị trấn, đạt 100% nghị quyết; chú
trọng công tác duy trì và xây dựng mới 13 trường đạt chuẩn quốc gia năm 2011,
vượt 01 trường so với nghị quyết( vượt 02 trường so với đề án), tăng 6 trường so
với năm 2009; tỷ lệ phòng học kiên cố chiếm 95,1%, đạt kế hoạch đề ra, tăng
18
0,87% so với năm 2009. Chỉ đạo triển khai xây dựng đề án phổ cập mẫu giáo
cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 và triển khai có hiệu quả đề án kiên cố hóa
trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012.(Nguồn: Báo
cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, phương
hướng, nhiệm vụ năm 2012 của UBND huyện Lục Yên)
2.2. Thc trng v hong giáo dc ng THPT Hng Quang- huyn
Lc Yên.
2.2.1. Đặc điểm, vị trí địa lý của trường THPT Hồng Quang.
Trường THPT Hồng Quang đóng trên địa bàn xã Động Quan huyện Lục
Yên dành cho con, em của các xã Động Quan, Trúc Lâu, Phúc Lợi, Trung Tâm,
Khánh Hoà, An Lạc, Tô Mậu… theo học với nhiều dân tộc thiểu số như: Tày,
Nùng, Dao…trong đó học sinh ngươpì Dao chiếm trên 65%. Đặc điểm tâm lý
người dân tộc thiểu số rất khác nhau và phức tạp, họ rất hay tự ái, tự ti, nhút
nhát, không mạnh dạn trong giao tiếp, không hay bộc lộ tình cảm riêng tư cho
người khác biết nên vấn đề đặt ra cho công tác XHH là: nắm vững đặc điểm tâm
lý học sinh dân tộc thiểu số là một vấn đề quan trọng. Trình độ dân trí còn nhiều
hạn chế và không đồng đều, đường giao thông đi lại khó khăn, nhiều học sinh đi
học xa nhà đến 15 - 30 km và phải ở trọ để học.
Trường THPT Hồng Quang được thành lập từ năm 2003, thực hiện nhiệm
vụ giáo dục cho các con em dân tộc thuộc các xã nói trên. Những năm gần đây
tỷ lệ học sinh lớp 9 vào học lớp 10 tại trường THPT Hồng Quang đạt 65%, trung
bình mỗi năm nhà trường có 18 lớp với số lượng học sinh là hơn 700 em. Tỷ lệ
học sinh tốt nghiệp THPT năm 2009 là 69%, năm 2010 là 100%, năm 2011 là
100%, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học năm sau cao hơn
năm trước và đạt trung bình khoảng 15- 20%.
2.2.2. Thực trạng quản lý công tác duy trì sĩ số ở trường
THPT Hồng Quang.
- Quy mô phát triển trường lớp: Năm học 2011 - 2012 nhà trường có 18
lớp với 737 học sinh
- Đội ngũ giáo viên: Nhà trường có 58 CB,GV,NV; tỷ lệ đạt chuẩn 100%
- Công tác xã hội hoá giáo dục chưa được sâu rộng, trình độ dân trí thấp,
phụ huynh học sinh ít quan tâm đến việc học tập của con em mình…. tinh thần,
thái độ, ý thức học tập của một bộ phận học sinh chưa cao, chưa xác định được
mục đích học để làm gì? học cho ai? chưa nhận thức được vai trò cần thiết, sự
đòi hỏi, yêu cầu của xã hội về trình độ kiến thức khoa học hiện đại trong thời đại
phát triển và xu hướng hội nhập quốc tế.
19
- Chất lượng phổ cấp giáo dục THCS thấp, chưa thực chất nên còn có
những học sinh ngồi nhầm lớp, nhầm cấp vì thế học sinh không nắm được kiến
thức mới dẫn đến các em học yếu, kém bỏ học giữa chừng ở trường THPT Hồng
Quang.
- Những năm trước đây BGH chưa quan tâm nhiều đến việc duy trì sĩ số,
chưa có các biện pháp tích cực, hữu hiệu để duy trì sĩ số, chưa đặt nhiệm vụ duy
trì sĩ số là một nhiệm vụ trọng tâm
Thống kê số học sinh bỏ học
STT
c
Tng s
HS
HS b hc
Ghi chú
S HS
T l %
1
2007-2008
974
98
10,06
2
2008-2009
728
30
4,12
3
2009-2010
681
70
10,28
4
2010-2011
728
23
3,1
5
2011-2012
737
10
1,4
Số liệu học kì I
(Nguồn: Báo cáo sơ kết kì I năm học 2011-2012 của Trường THPT Hồng
Quang)
Từ bảng thống kê trên ta thấy 10.28% là số học sinh bỏ học năm 2009-
2010 của trường THPT Hồng Quang cao gấp gần 3 lần so với mặt bằng chung
của tỉnh (Tỉ lệ bỏ học ở bậc THPT năm 2009-2010 của tỉnh Yên Bái là 3.74%)
và 1,4% là số học sinh bỏ học tính đến thời điểm cuối học kì I năm học 2011-
2012 của trường THPT Hồng Quang. Mặc dù mới chỉ là số liệu của học kỳ I
nhưng đây cũng là kết quả đáng mừng với những nỗ lực duy trì sĩ số của tập thể
sư phạm nhà trường.
Việc duy trì số lượng là một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm vì
tỷ lệ học sinh bỏ học trong những năm học trước thường rất cao (năm học 2007-
2008 là 10,06%, năm học 2008-2009 là 4,12%, năm học 2009-2010 là 10,28%).
Hơn nữa việc học sinh bỏ học có thể kéo theo nhiều hệ lụy cả trước mắt lẫn lâu
dài, không chỉ đối với cá nhân, gia đình học sinh mà cả với nhà trường và xã
hội. Khi bỏ học, tâm trạng chán chường, mặc cảm luôn đè nặng khiến những học
sinh này thường dễ bị kích động, lôi kéo… Thậm chí một số trường hợp có thể
sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.
2.2.3. Thực trạng về cơ sở vật chất của trường THPT Hồng Quang
những năm qua
CSVC của nhà trường từ năm học 2009- 2010 trở về trước: Quá
nghèo nàn:
+ Không có sân tập cho hoạt động GDTC, GDQP- AN.
20
+ Không có đủ phòng làm việc cho lãnh đạo, không có phòng cho văn
thư- hành chính.
+ Không có công trình vệ sinh cho học sinh.
+ Không có phòng Y tế học đường để chăm sóc sức khoẻ cho học sinh
+ Không có phòng làm việc cho Đoàn thanh niên, Công đoàn.
+ Không có thư viện.
+ Không có phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng thực hành…
+ Khuôn viên kém vệ sinh, thiếu tính sư phạm, nơi ở cho một bộ phận
giáo viên tạm bợ, không đủ điều kiện tối thiểu…
2.2.4. Thực trạng về hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục ngoài
giờ lên lớp ở trường THPT Hồng Quang
Trước năm học 2009-2010: Hoạt động GDTT, GDNGLL nghèo nàn,
hiệu quả thấp, ít được quan tâm chỉ đạo, các hoạt động chủ yếu mang tính hình
thức do nhận thức của BGH về vai trò của hoạt động này chưa đầy đủ, nguồn
lực về tài chính, về khả năng tổ chức các hoạt động hạn chế do không khai thác
được sức mạnh, tiềm năng của cộng đồng.
Hiện nay: Các hoạt động này đã được tổ chức thường xuyên, trung bình
hai tháng có một hoạt động được tổ chức theo qui mô lớn, các hoạt động đã đi
vào chiều sâu, có tác động tích cực, hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng
giáo dục- đào tạo tại nhà trường.
2.2.5. Thực trạng về chất lượng giáo dục ở trường THPT Hồng Quang
khi bắt đầu thực hiện đề tài
Do CSVC nghèo nàn, phụ huynh ít quan tâm đến việc học hành của con
cái, công tác XHHGD chưa được quan tâm đúng mức và các nguyên nhân khác
nên chất lượng GD ở trường THPT Hồng Quang những năm trước đây được xếp
vào tốp cuối khối THPT của tỉnh Yên Bái. Với tỉ lệ học sinh có học lực giỏi
hàng năm không quá 0,6%, học sinh khá không vượt qua con số 15%, số còn lại
là trung bình, yếu, kém.Tỉ lệ lưu ban, thi lại trung bình mỗi năm là 10%. Không
có học sinh giỏi cấp tỉnh…
Chất lượng giáo dục đạo đức thấp, hiện tượng vi phạm luật giao thông xảy
ra thường xuyên, tỉ lệ đạo đức tốt + khá hàng năm không vượt qua con số 85%.
Vì chất lượng đào tạo thấp nên niềm tin của phụ huynh, cộng đồng đôí
với nhà trường ít, công tác XHHGD lại càng khó khăn hơn.
21
3. CÁC BIC HIN MANG LI HIU QU TRONG
CÔNG TÁC XHHGD NG THPT HNG QUANG
3.1. Nhóm bin pháp 01: Tuyên truyn
Công tác tuyên truyền, giáo dục phải đi trước, phải được quan tâm và đặt
đúng vị trí của nó bởi lẽ "tinh thần không thông thì mang bình toong cũng nặng"
khi thực hiện biện pháp này cần quan tâm các vấn đề sau:
: Đối tượng đầu tiên phải tuyên truyền đó là tập thể cán bộ, giáo
viên, công nhân viên trong nhà trường. Trước mắt, phân tích cho: “Người trong
nhà hiểu trước” sau đó người nhà thống nhất ủng hộ thì người ngoài mới ủng
hộ. Phải làm sao để họ thấy được nơi đây là ngôi nhà chung của tập thể sư
phạm, “nước nổi lo chi bèo chẳng nổi” khi tập thể sư phạm nhà trường thấy kế
hoạch của hiệu trưởng là đúng đắn họ sẵn sàng ra sức ủng hộ không ngại khó
khăn. Chính bản thân họ sẽ hiểu ra rằng: nếu chỉ trông chờ vào nhà nước, không
chủ động, sáng tạo trong việc huy động cộng đồng tham gia hoạt động GD thì:
thiếu thốn về CSVC, môi trường sư phạm không đảm bảo, các chủ trương trong
hoạt động giáo dục của trường khó được thực hiện hiệu quả thì chất lượng giáo
dục thấp, uy tín nhà trường sẽ bị giảm, nhà trường khó có thể hoàn thành nhiệm
vụ. Ngược lại, nếu nhà trường có điều kiện tốt thì bản thân mỗi thành viên sống
trong ngôi nhà chung này sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong công việc, hiệu quả
công tác cao hơn, uy tín nhờ đó mà được nhân lên trong lòng nhiều người và sẽ
được cả cộng đồng đồng tình thống nhất giúp đỡ. Nhà trường có cơ hội, có thêm
điều kiện hoàn thành nhiệm vụ.
Hai là: Tuyên truyền đối với cộng đồng: Việc tuyên truyền phải làm sao
để mọi người hiểu ra rằng: “ Nếu toàn xã hội và các gia đình quan tâm tới Giáo
dục thì con em họ được hưởng môi trường giáo dục tốt hơn”. Việc tuyên truyền
phải thực hiện bằng nhiều hình thức, sử dụng nhiều lực lượng, nhiều loại
phương tiện, trên các không gian và thời gian khác nhau. Nội dung tuyên truyền
với các đối tượng cụ thể như sau:
- Đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường:
Thông qua các buổi sinh hoạt hội đồng, chuyên môn nhà trường thông
báo rõ chủ trương, mục đích huy động XHHGD, xây dựng nội dung cụ thể chi
tiết cho giáo viên khi triển khai tới từng phụ huynh học sinh thông qua các buổi
họp định kỳ trong năm, giáo viên lắng nghe phản hồi của phụ huynh học sinh
tổng hợp những ý kiến chung nhất để xây dựng kế hoạch thực hiện sau đó thông
báo lại cho ban đại diện các lớp để tạo được sự đồng thuận cao nhất. Công khai
kịp thời kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường theo từng giai
đoạn để tất cả tập thể sư phạm trong nhà trường đề được tham gia, góp ý và hiến
kế hay cho nhà trường.
- Đối với lãnh đạo, nhân dân địa phương, các đơn vị, các doanh nghiệp
trên địa bàn:
Xây dựng mối quan hệ tốt với lãnh đạo địa phương trên tinh thần tôn
trọng cao, thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức nhưng cần biết vận dụng sao cho
22
linh hoạt, không cứng nhắc. Ủng hộ bằng việc làm, tinh thần và cả vật chất cho
các hoạt động của địa phuơng nơi trường đóng….Tích cực tham mưu về các
biện pháp XHHGD cho lãnh đạo địa phương là trách nhiệm của hiệu trưởng,
không thể khoanh tay ngồi chờ sự giúp đỡ. Phải chủ động trong việc tham mưu
kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường nói riêng và địa phương nói chung. Từ
kế hoạch đó, mới có thể nghĩ đến kế hoạch thực hiện phù hợp với thực tế đơn
vị, mới được địa phương hỗ trợ. Làm sao Công tác XHHGD trở thành nghị
quyết của Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương. Từ nghị quyết đó nhà
trường mới có cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động. Và cũng từ nghị quyết đó
mới huy động được sức mạnh tổng hợp của các ban ngành đoàn thể, mới kêu
gọi được sự đóng góp hỗ trợ của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các
đơn vị kinh tế đóng chân trên địa bàn, đặc biệt là sự đồng thuận, sự đóng góp
của từng PHHS.
Xây dựng, thiết lập mối quan hệ thân thiện với nhân dân địa phương bằng
nhiều hình thức: Chia xẻ khó khăn, động viên khích lệ, giao lưu văn hoá, nâng
cao chất lượng hoạt động dạy- học để tạo niền tin, uy tín…
Đối với các doanh nghiệp: thực hiện các hoạt động giao lưu kết nghĩa, kết
hợp tuyên truyền để họ hiểu về các nhu cầu của nhà trường, các thành công của
nhà trường, các khó khăn của trưòng từ đó nhận được sự cảm thông, sự đồng
cảm và sự ủng hộ đó là cái đích mà chúng tôi đã đạt được.
- Đối với các tổ chức đoàn thể của địa phương
Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, nhà trường tuyên dương kịp
thời những điển hình tiên tiến để nhân phong trào. Duy trì thường xuyên liên
tục, sinh động, đa dạng và có hiệu quả việc tuyên truyền các chủ trương, nội
dung XHHGD của Đảng và Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng,
thông qua các đợt sơ, tổng kết đoàn thể, thôn xóm, chi bộ ở địa phương để tranh
thủ kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng, phân tích cặn kẽ các chủ trương huy
động của nhà trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân và cộng
đồng xã hội trong việc chăm lo phát triển giáo dục. Tập trung được sức mạnh
của cộng đồng, của các ngành, phát huy được năng lực vốn có, sức mạnh tổng
hợp của các thành viên trong cộng đồng, trước hết là các đoàn thể xã hội như :
Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội CCB, Hội Chữ thập đỏ, các tổ
chức khác mỗi tổ chức có một chức năng giáo dục và có những lợi thế riêng
chúng tôi đã tìm hiểu và có cách khai thác phù hợp.
- Về nguyên tắc trong công tác vận động tuyên truyền:
phải thấm nhuần lời dạy của Bác “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn
lần dân liệu cũng xong”.
Những điều nên tránh:
+ Không nên dùng lý luận suông;
+ Không làm mất uy tín với đồng bào;
+ Không cửa quyền, mệnh lệnh, coi thường nhân dân.
23
Những điều cần quan tâm:
+ Mọi vấn đề đề đạt với chính quyền địa phương phải bằng văn bản chính
thức, không dừng lại ở việc đề xuất bằng ngôn bản.
+ Phải có niềm tin và lòng thương yêu đối với học sinh.
+ Tôn trọng phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, phát huy
tốt quy chế dân chủ ở nông thôn.
+ Vận động cả hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị
xã hội cùng tham gia làm công tác giáo dục.
+ Khuyến khích khen chê đúng mục đích, đúng việc, đúng lúc, tế nhị mà
hiệu quả.
+ Xây dựng nếp sống văn minh, văn hoá thanh lịch, xây dựng tình thương
yêu đoàn kết.
3.2. S
Năng động, sáng tạo trong quản lý, điều hành, sử dụng có hiệu quả nguồn
nhân lực nâng cao chất lượng giáo dục, uy tín thương hiệu nhà trường sẽ được
khẳng định, sử dụng nguồn lực được tốt thì chất lượng sẽ tốt. Muốn vậy, trước
hết phải phân công đúng người đúng việc, chẳng hạn việc phân công giáo viên
chủ nhiệm làm sao để chất lượng học sinh ngày một tốt hơn, phụ huynh yên tâm
hơn khi giao con em họ cho nhà trường, học sinh yêu trường hơn, có nhiều vui
hơn khi đến trường là một điều cần đặc biệt lưu tâm.
Ngay từ đầu năm học, dựa vào tình hình thực tế, yêu cầu của công việc,
kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn năm trước, dựa vào độ tin cậy của phụ
huynh với từng giáo viên của từng khối lớp nhà trường lựa chọn sàng lọc đội
ngũ để cử người tận tâm, tận lực với học sinh để cử làm chủ nhiêm. Phân loại
trình độ, năng lực của giáo viên để phân công theo từng khối lớp phù hợp, tạo
được thế mạnh cho giáo viên trong việc phát huy sở trường, năng lực chuyên
môn vừa có lợi cho họ, vừa có lợi cho công việc chung. Trong mỗi khối phải có
một giáo viên cốt cán để cầm trịch chuyên môn trong khối và là nòng cốt trong
công tác tự bồi dưỡng, cải tiến giảng dạy, phát huy sáng kiến kinh nghiệm của
đồng nghiệp mình. Được như thế phụ huynh học sinh tin tưởng nhà trường hơn,
ủng hộ nhiều hơn, đó là một chìa khoá cho sự thành công việc huy động cộng
đồng tham gia hoạt động giáo dục.
Kiện toàn lại các tổ chức đoàn thể theo tinh thần “đúng người đúng việc”,
hướng hoạt động của các đoàn thể nhà trường đi vào thực chất, có hiệu quả.
Đồng thời cũng cố và tăng cường tinh thần phối hợp trong công tác của các đoàn
thể nhà trường, tạo nên khối thống nhất của một tập thể sư phạm. Mặt khác, coi
trọng việc thực hiện nề nếp, ngày giờ công và hiệu quả, chất lượng giáo dục của
giáo viên cũng như nề nếp sinh hoạt, học tập của học sinh, nề nếp, giờ giấc sinh
hoạt, học tập của GV và HS thực hiện nghiêm túc, để nhà trường có kỉ cương
ngay từ ban đầu…Một khi hoạt động của nhà trường đã đi vào nề nếp, trở thành
24
một guồng máy thống nhất thì sẽ tạo nên một động lực to lớn để đạt được hiệu
quả công tác tốt nhất.
3.3. T
Sự tạo lập uy tín phải bằng chính nội lực của mỗi nhà trường, sự phấn đấu
của mỗi thầy, cô giáo. Phấn đấu làm sao mỗi ngày đến trường học sinh được
học, được vui chơi một cách thoải mái, hiệu quả. Mỗi giáo viên phải coi học
sinh như chính con em ruột thịt của mình, giảng dạy bằng cả tình thương, lương
tâm và trách nhiệm để học sinh thấy tự tin hơn khi được sống trong ngôi nhà
chung ấm áp cùng các bạn. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy PHHS sẵn sàng
đóng góp công sức và tiền của cho sự nghiệp giáo dục, miễn là con em họ được
học hành chu đáo, đến nơi đến chốn.
Để tạo được uy tín cao với PHHS và lãnh đạo địa phương, nhà trường
phải xây dựng cho được đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, gương mẫu
trong đạo đức nghề nghiệp, tập thể sư phạm đoàn kết, xây dựng hệ thống chính
trị trong nhà trường vững mạnh. Chú trọng việc dạy thật, học thật, chất lượng
thật bằng việc tăng cường công tác thanh kiểm tra nghiêm túc, duy trì và thực
hiện tốt cuộc vận động: “Hai không với bốn nội dung” do ngành giáo dục phát
động. Xây dựng trang web để quảng bá hình ảnh nhà trường, trao đổi thông tin
với các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Thông báo kịp thời kết quả học tập của học sinh đến từng phụ huynh học
sinh và kết quả sau mỗi học kỳ, mỗi đợt thi đặc biệt những thành tích nổi trội
đến ban đại diện cha mẹ học sinh, lãnh đạo địa phương. Không tiếc lời khen,
khen những học sinh có nhiều tiến bộ. Đồng thời cũng thông báo kịp thời những
học sinh có những biểu hiện chây lười trong học tập cho PHHS, cho địa phương
để phối hợp giáo dục. Nâng cao chất lượng giáo dục thực để tạo niềm tin cho
phụ huynh học sinh. Niềm tin ấy chính là cơ sở quan trọng để cấp ủy chính
quyền địa phương ủng hộ.
Mặt khác, nhà trường tập trung quan tâm vào mũi nhọn giáo viên giỏi,
học sinh giỏi, hạn chế học sinh bỏ học lưu ban nhằm khẳng định uy tín nhà
trường đây là yếu tố cực kỳ quan trọng để công tác XHHGD được triển khai có
hiệu quả. Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng, xây dựng và hưởng ứng có
hiệu quả các phong trào thi đua. Phấn đấu có nhiều giáo viên giỏi, học sinh giỏi
các cấp. Xây dựng mô hình giáo dục phù hợp với địa phương.
Thực hiện hoạt động công khai minh bạch theo đúng điều lệ các khoản
huy động, không để cho phụ huynh học sinh hiểu lầm, hãy sẵn sàng nhận lỗi
trước phụ huynh khi cần, thành tâm lắng nghe ý kiến của phụ huynh học sinh,
lãnh đạo địa phương, tạo được sự đồng thuận trong toàn hội viên phụ huynh học
sinh, sự quan tâm của lãnh đạo, đoàn thể địa phương. Cùng với Ban đại diện
cha mẹ học sinh, xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý và có ích các nguồn thu từ
XHHGD, tạo được nét thay đổi, nổi bật cho nhà trường. Coi việc minh bạch tài
25
chính là nguyên tắc cốt lõi để thực hiện XHHGD về xây dựng CSVC. Để làm tốt
việc này chúng tôi đã thực hiện nhiều hoạt động và thấy có hiệu quả cao đó là:
+ Thiết lập cơ chế phù hợp để có thể minh bạch: Tham mưu cho ban đại
diên CMHS thành lập ban quản lí với thành phần PHHS và đại diện BGH.
+ Tổ chức sử dụng nguồn tài chính theo đúng kế hoạch.
+ Thực hiện công tác xây dựng theo đúng hành tự qui định của pháp luật.
+ Công khai báo cáo sau mỗi kì, mỗi năm, mỗi việc.
3.4.
- Chủ động tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp tuy nhiên, việc tham
mưu được chuẩn bị chu đáo, cẩn trọng, không tham mưu lặt vặt theo vụ việc,
không tham mưu khi chưa có sự chuẩn bị kĩ càng. Trình bày nội dung một cách
toàn diện, trọng tâm. Sau khi được lãnh đạo chấp thuận, thực hiện xong phải báo
cáo lại trung thực, kịp thời để tạo niềm tin, uy tín, tạo tâm lí tích cực cho lãnh
đạo khi tiếp nhận ý kiến tham mưu lần sau.
- Tạo được nhiều cơ hội để cấp ủy, chính quyền địa phương đến thăm cơ
sở vật chất, gặp gỡ giáo viên nhà trường. Định kỳ làm việc với cấp ủy và chính
quyền địa phương để kịp thời báo cáo được diễn biến của nhà trường và xin ý
kiến chỉ đạo hỗ trợ những vấn đế ngoài tầm tay, quyền hạn của hiệu trưởng.
Luôn chủ động tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, không ngồi chờ
và đổ lỗi cho sự quan tâm ấy khi nhà trường gặp khó khăn.
- Mỗi lần đề xuất một chủ trương gì về giáo dục ở địa phương đều phải
tham mưu cụ thể các biện pháp thực hiện.
- Không nên báo cáo gặp gỡ lãnh đạo các cấp vào lúc họ đang phải tập
trung lo những việc lớn, đang bận rộn, đang buồn bực.
- Phải kiên trì, tham mưu một lần chưa được hãy lặp lại nhiều lần. Trình
bày với một đồng chí chủ chốt chưa xong, tìm gặp nhiều đồng chí trong cấp ủy,
chính quyền để được tập thể địa phương ủng hộ, đồng tình với đề xuất của nhà
trường.
- Thường xuyên và kịp thời cung cấp những thông tin về giáo dục( các
chủ trương của ngành, các hoạt động của các đơn vị tiên tiến….) đến các cán bộ
chủ chốt trong cấp ủy, chính quyền địa phương.
- Việc tham mưu phải trở thành ý Đảng lòng dân và được thể hiện bằng
các nghị quyết của cấp ủy, văn bản chỉ thị địa phương mới được toàn cộng đồng
ủng hộ.
3.5. Phát huy vai tr
Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong sự kết hợp giữa phụ
huynh học sinh và nhà trường, là cầu nối giữa nhà trường với gia đình và xã hội.
Vì vậy, việc bố trí giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm tạo uy tín cao đối với
phụ huynh học sinh là điều kiện cốt tử để phụ huynh đóng góp và tham gia xây