Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán u sọ hầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 87 trang )


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
U sọ hầu là u biểu mô vảy phát triển dọc theo phần của tuyến hầu họng,
u có tớnh chất lành tính, ngoài trục và phát triển chậm, mà phần lớn vựng yờn
và trờn yờn. Chúng thường xuất hiện ở trẻ em hoặc ở người trưởng thành,
bệnh nhân có thể có các triệu chứng trầm trọng thường phải phẫu thuật và
hoặc tia xạ, u thường tái phát tại chỗ hoặc dọc theo đường phẫu thuật. Zenker
là người đầu tiên mô tả USH năm 1857. U chiếm khoảng 3-4 % các u trong
nội sọ; 15% khối u trên lều, khoảng 50% các khối u trên yên ở trẻ em [19, 39,
50, 64].
U thường có cấu tạo bởi cấu trúc đặc, có các mảnh calci và nang dịch,
hoặc có khi đầy dịch. Đôi khi, u sọ hầu hoàn toàn dịch, hoặc hiếm khi toàn
cấu trúc đặc. Các khối u thường có nhiều dịch nhày và dính chặt vào tổ chức
xung quanh do đó khó khăn trong việc phẫu thuật cắt bỏ, mà đôi khi làm tổn
thương tổ chức lành lân cận, đặc biệt ở vùng dưới đồi. Thậm chí có thể đã
phẫu thuật cắt bỏ, u sọ hầu có thể tái phát tại chỗ, vì thế sẽ cần phẫu thuật lần
sau.
Nội dung trong khối là dịch, màu xanh đậm, chứa tinh thể cholesterol.
U sọ hầu là một khối u hiếm gặp trong toàn bộ khối u nguyờn phỏt sọ nóo. Nú
được phát hiện ở trẻ em hoặc người trẻ và hiếm khi sau 60 tuổi. Khối u phát
triển chậm, biểu hiện suy tuyến yên với trẻ suy giảm thể trạng. Điều trị khối u
phẫu thuật ngoại khoa toàn bộ là cần thiết nhưng nó không thể cắt hết vỡ cú
sự dính khối u với sàn não thất III và đường vào khó khăn và nguy hiểm về
phương diện chức năng, cắt không hết dễ tái phát. Xạ trị là một điều trị cơ bản
hoặc phối hợp, mặc dù độ nhạy cảm khối u với xạ trị kém.
Chụp cắt lớp vi tính là một bước tiến dài để chẩn đoán u vùng tuyến
yên - trờn yờn và u sọ hầu nói riêng, cho phép thấy khối u và phần nào đánh
giá bản chất khối u, tuy nhiên đõy là kỹ thuật gây nhiễm xạ cho bệnh nhân và

2


hình ảnh có nhiều nhiễu xương nên gây khó khăn chẩn đoán chính xác đối với
các khối u có kích thước nhỏ. Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ được áp dụng lần
đầu tiên tại Việt Nam năm 1996 tại Trung tõm Medic Sài Gũn. Từ đó đến nay
độ chính xác của những chẩn đoán bệnh lý của vựng yờn và trờn yờn được
nâng cao rất nhiều, nhờ vào độ đối quang mô mềm của kỹ thuật này cao hơn
so với chụp cắt lớp vi tính, cắt trên nhiều bình diện và nhất là không bị nhiều
xương như chụp cắt lớp vi tính. Ở Việt Nam chưa có nhiều đề tài nghiên cứu
sõu về lĩnh vực cộng hưởng từ của u sọ hầu, vì vậy chúng tôi mạnh dạn đặt
vấn đề nghiên cứu đề tài :
“ Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn
đoán u sọ hầu” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả các đặc điểm hình ảnh của u sọ hầu trên CHT.
2. Nhận xét giá trị của CHT trong chẩn đoán u sọ hầu.


3
Chương 1
TỔNG QUAN
Giải phẫu và liên quan vựng yên và trờn yờn.
1.1.1 Hố yên
Hố yên có hình yên ngựa, nằm ở mặt trên xương bướm thuộc tầng sọ
giữa, được giới hạn ở phía trước và sau bởi các mỏm yên trước và các mỏm
yên sau. Hố yên được chia thành các phần: lưng yên, củ yên, hố tuyến yên,
các mỏm yên trước và các mỏm yên sau.
- Lưng yên là một bản xương phẳng hình vuông nằm ở mặt sau của hố
yên và vạch ra giới hạn cho hai mỏm yên sau, các mỏm yên này hướng
lên trên và sang sau.
- Phần lưng yên thường có chiều dày khoảng 1mm trên film chụp sọ
nghiêng và hơi lõm trên bình diện trước sau và khi hoà lẫn vào mặt dốc
lưng yên cũng hơi lõm về phía sau.

- Hình ảnh lưng yên bị ăn mòn là một dấu hiệu bất thường có ý nghĩa
bệnh lý.
- Củ yên là chỗ lồi lên của thành trước trên hố yên, ngay dưới phần lồi
uốn lượn của bờ xương bướm.
- Rãnh thị giác nằm ngay trước củ yên, trong rãnh thị giác có giao thoa
thị giác. Nằm hai bên rãnh thị giác, ngay dưới và giữa mỏm yên trước
là hai ống thị giác cho động mạch mắt và thần kinh thị giác đi qua.
- Hố tuyến yên là mặt lõm chủ yếu của hố yên, trong chứa tuyến yên.
Trên film chụp sọ tư thế thẳng nghiêng, hố yên có hình đường cong
đậm nằm trên xoang bướm. Ở trẻ nhỏ, hố tuyến yên nông hơn và hơi dài

4
theo đường kính trước sau do sự hình thành cũng như sự cốt hoá chưa đầy
đủ của các cấu trúc lân cận của củ yên.
Khi sàn hố yên có hình hai bờ hoặc bị mỏng đi thỡ đú cũng là dấu hiệu
gợi ý bệnh lý.
Các mỏm yên trước là phần kéo dài ra giữa của bờ sau các cánh nhỏ
xương bướm. Giữa mỏm yên trước và củ yờn cú một khe là nơi kết thúc
của rãnh động mạch cảnh, rãnh này bắt đầu từ lỗ rách và kết thúc ở phần
giữa của mỏm yên trước, trong đó có động mạch cảnh trong và xoang tĩnh
mạch hang.
Khoảng cách ngang giữa hai mỏm yên trước lớn hơn đáng kể so với
khoảng cách ngang giữa hai mỏm yên sau, đôi khi các mỏm yên sau nhô ra
trước và nằm giữa hai mỏm yên trước.
- Các mỏm yên sau là góc trước của mảnh vuông xương bướm.
Kích thước bình thường của hố yên: Đường kính trước sau là khoảng cách
lớn nhất giữa thành trước và thành sau hố yên, là đường kẻ từ điểm dưới của
củ yên và bờ trước của lưng yên. Đường kính trước sau: nhỏ nhất là 5mm, lớn
nhất là 16mm, trung bình 10,5mm.
Chiều sâu của hố yên là khoảng cách lớn nhất giữa sàn của hố yên và một

đường kẻ giữa củ yên và điểm cao nhất của lưng yên (hoành yên). Chiều sâu
nhỏ nhất 4mm, lớn nhất 12mm, trung bình 8.3mm.
1.1.2 Liên quan của hố yên.
Hố yên được giới hạn ở phía trên bởi lều tuyến yên do sự khép lại của
màng cứng (hoành yên).
Khoang dưới nhện trờn yờn nằm trên hoành yên và được bao quanh bởi
đa giác Willis.

5
Vòng động mạch não được tạo thành do sự tiếp nối giữa nhánh tận của
động mạch thân nền với cỏc nhỏnh của động mạch cảnh trong. Vòng động
mạch não nằm ở nền não, phía sau giao thoa thị giác, trong bể gian cuống
não, được hình thành như sau:
- Phía trước: hai động mạch não trước tiếp nối với nhau qua động mạch
thông trước.
- Phía sau: động mạch thân nền chia thành hai động mạch não sau, mỗi
động mạch não sau tiếp nối với động mạch cảnh trong cựng bờn qua động
mạch thông sau.
Các bể dịch não tuỷ trờn yờn là các khoang dịch não tuỷ dưới nhện
được hình thành giữa vỏ não sát nền sọ và trờn yờn. Cỏc thành của bể dịch
não tuỷ bao gồm phần cao của thõn nóo ở phía sau, mặt sau của thuỳ trán
ở phía trước, mặt trong của thuỳ thái dương ở ngoài, sàn não thất III và củ
núm vú ở phía trên, lều yên ở phía dưới. Chúng được chia thành: bể giữa
cuống não, bể giao thoa thị giác và bể của lá tận cùng. Bể giữa cuống não
ở trong góc được hình thành bởi sự mở ra của cuống não. Bể giao thoa thị
giác chứa giao thoa thị giác và cuống tuyến yên. Bể của lá tận cùng là
phần kéo dài ra trước của não thất III.
- Thành bên của hố yên được bao bọc bởi màng cứng của xoang tĩnh
mạch hang, xoang này là một máng tĩnh mạch có nhiều vách, trong đó có
đoạn xoang hang của động mạch cảnh trong, các dây thần kinh III, IV, VI,

nhánh mắt (V1), nhánh hàm trên (V2) của dây thần kinh V.
- Xoang bướm nằm ngay dưới hố yên.





6

Mặt cắt coronal vựng yờn và trờn yờn. A= thuỳ trước tuyến yên, B= thuỳ
sau tuyến yên, C= cuống tuyến yên, D=giao thoa thị giác, E= não thất ba,
F= động mạch cảnh trong đoạn chia nhánh, G=dõy vận nhón, H=dõy
ròng rọc, I=động mạch cảnh trong đoạn xoang hang, J= dây thần kinh
dạng, K = dây thần kinh mắt, L= dây hàm trên, N=xoang cảnh, M=thuỳ
thái dương, O=xoang bướm [28].
Giải phẫu và sinh lý học của tuyến yên.
Tuyến yên có kích thước ngang 10mm, chiều cao 8mm, trọng lượng
khoảng 1gram, bao gồm 2 thuỳ có chức năng sinh lý và giải phẫu khác nhau.
Thuỳ trước tuyến yên là phần tuyến thực sự, chiếm tới 3/4 toàn bộ thể
tích tuyến. Quan điểm phôi thai học trước đây cho rằng thuỳ trước có nguồn
gốc từ khoang miệng nguyên thuỷ. Những nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng

7
thuỳ trước tuyến yên có nguồn gốc từ ngoại bì thần kinh. Thuỳ trước gồm:
phần phễu, phần trung gian và phần xa.
Phần trung gian rất nhỏ còn phần xa chiếm hầu hết tuyến yên tuyến ở
trong yên và được cấu tạo bởi các tế bào biểu mô tuyến và mạch máu.
Thuỳ trước không có sự cấp máu động mạch trực tiếp, nó nhận máu
chủ yếu từ hệ thống cửa yên.
Thuỳ trước được cấu tạo bởi các tế bào chế tiết. Những tế bào này gồm

nhiều loại tế bào, mỗi loại tổng hợp và chế tiết một loại hormon. Khoảng 30-
40% tế bào tuyến yên bài tiết hormon GH. Những tế bào này khi nhuộm bắt
màu axớt mạnh nờn cũn gọi là tế bào ưa axớt. Khoảng 20% tế bào tuyến yên
là tổng hợp và bài tiết ACTH. Loại tế bào này khi nhuộm bắt màu bazơ nờn
cũn gọi là tế bào ưa bazơ. Các tế bào này tổng hợp và chế tiết các hormon
khác của thuỳ trước tuyến yên mỗi loại chỉ chiếm từ 3-5% tổng số tế bào của
thuỳ trước song chúng có khả năng bài tiết hormon rất mạnh đề điều hoà chức
năng tuyến giáp, tuyến sinh dục và tuyến vú.
Thuỳ sau là thuỳ thần kinh, được cấu tạo từ các tế bào thần kinh đệm
hình sao có nguồn gốc từ ngoại bì thần kinh của não trung gian. Những tế bào
này không có khả năng chế tiết hormon mà chỉ làm chức năng như một cấu
trúc hỗ trợ cho một lượng lớn các sợi trục và cúc tận cùng sợi trục khu trú ở
thuỳ sau tuyến yên mà thân nằm ở nhõn trờn thị và nhân cạnh não thất. Trong
cỏc cỳc tận cùng của những sợi thần kinh này cú cỏc tỳi chứa hai hormon là
ADH và oxytocin. Thuỳ sau được cấp máu bởi động mạch tuyến yên dưới [1,
5, 8, 15].

8

Não thất ba.
Não thất ba thông ở sau dưới với cống Sylvius và ở hai bên với cỏc rónh
não thất bên bởi lỗ Monro. Não thất ba có hình phễu hay tháp bốn cạnh, đỉnh
ở phía dưới và nóc ở trên. Hai thành bên là đồi thị và vùng dưới đồi thị.
Thành trước phẳng, thành sau chếch xuống dưới và ra trước.
Mộp xám chạy ngang qua não thất ba, nối liền hai đồi thị với nhau.
+ Thành trên là mặt trong của đồi thị (vùng lưng) và vùng dưới đồi thị
(vùng bụng). Có rãnh Monro chia cách giữa hai vùng.
+ Thành trên hay mái có hình tam giác đỉnh ở phía trước, gồm có ba
phần: một phần giữa và hai phần bên.
Phần giữa rất mỏng là mỏng mỏi của não thất ba.


9
Phần trên là tam giác cuống. Tam giác này là cuống của tuyến tùng.
Tam giác có bờ ngoài là rãnh cuống xẻ bên cạnh đồi thị, bờ trong là cuống
trước của tuyến tùng và bờ sau liên tiếp với củ não sinh tư.
+ Thành dưới sau hay còn gọi là nền.
Nhỡn trên một thiết đồ đứng dọc từ sau ra trước gồm:
- Một rãnh chất trắng nối liền hai cuống đại não.
- Một mảnh chất xám tạo thành khoảng thủng sau hay hố liên cuống.
- Hai củ núm vú: củ này là một phần nhõn xỏm xung quanh có chất trắng
bao bọc, có liên quan đến đường khứu giác.
- Củ phễu: phía trong rỗng, hợp thành một ngách của não thất gọi là
ngách phễu, ở phía đầu có cuống của tuyến yên gọi là cánh khứu.
+ Cực sau ở giữa hai cuống đại não, ở cực dưới có lỗ thông não thất ba
với cống Sylvius.
+ Thành trước có ba phần:
- Phần giữa là mảnh cùng hay mảnh trên thị giác.
- Ở trên mảnh cùng là mép trắng trước.
- Ở dưới mảnh cựng cú giao thoa thị giác là một mảnh chất trắng nối liền
ở dưới với củ phễu. Ở hai góc sau có hai dải thị giác. Hai dải này phát sinh
bởi gai rễ từ thể gối trong và thể gối ngoài. Ở giữa giao thoa thị giác và mảnh
cựng cú một ngách của não thất ba.


10

Thiết đồ cắt đứng dọc qua vùng yên và trên yên:
A=Thuỳ trước tuyến yên, B= thuỳ sau tuyến yên, C= cuống tuyến yên,
D= giao thoa thị giác, E= củ xám, F= ngách thị giác, G= củ vú, H= bể gian
cuống, J= mặt dốc, K= xoang bướm [28].

Một số đặc điểm về sự lưu thông dịch não tuỷ.
Dịch não tuỷ được tiết ra từ cỏc đỏm rối mạch mạc trong não thất. DNT
choán đầy trong hệ thống não thất, khoang dưới nhện và được đổi mới 3 lần
trong 24 giờ. Từ đám rối mạc mạc não thất bên, dịch qua lỗ gian não thất (lỗ
Monro) tới não thất ba và qua cống não tới não thất bốn. Sau khi hoà lẫn với
dịch ở các não thất này, DNT từ ngăn trong ra ngăn ngoài qua trần não thất
bốn. Lỗ giữa và lỗ bên trần não thất bốn mở ra bể dưới nhện hành -tiểu não
rồi xuống bể dưới nhện ở quanh tuỷ gai. DNT được chứa trong hai ngăn thông
nhau: ngăn trong là hệ thống não thất, còn gọi là hệ thống tạo thành được lót

11
bởi nội mô, ngăn ngoài hay hệ thống hấp thu gồm khoang dưới nhện với các
bể chứa mà lớn nhất là bể chứa hành-tiểu não. Hai ngăn thông nhau qua lỗ
Luschka và Magendie.
Từ khoang dưới nhện, DNT thoát đi qua các hạt màng nhện (hạt
Pacchioni) để sau cùng đổ vào các xoang tĩnh mạch sọ. Trong các ngăn, DNT
lưu thông chậm từng khối một. Trong hệ thống lưu thông DNT không có van
nên mọi sự tắc nghẽn đều là bệnh lý. Hiện tượng tắc nghẽn lưu thông DNT
gây ứ trệ DNT tại các não thất và làm tăng áp lực DNT, có thể đánh giá tăng
áp lực qua soi đáy mắt. Do áp lực cao ở bên ngoài phần màng cứng bao bọc
thần kinh thị giác, tĩnh mạch võng mạc giãn ra và đẩy lỗi đĩa thị bị đẩy lồi lên
trên võng mạc gây hiện tượng lỗi gai thị. Nếu hiện tượng phù gai thị kéo dài.
Những sợi thần kinh thị giác sẽ bị tổn thương, gây nên hiện tượng bạc màu
gai thị. Với các đặc tính về sự lưu thông DNT như trên, USH ở vựng trờn yờn
có thể gõy gión não thất bên do u phát triển gây tắc lỗ Monro.
Hội chứng tăng áp lực nội sọ.
Hội chứng TALNS là sự tăng áp lực trong một hộp sọ không giãn nở,
trừ hộp sọ sơ sinh và trẻ em.
Nguyên nhân của TALNS có thể do tổ chức não, do mạch máu não hay
do hệ thống DNT. Ba yếu tố này có thể riêng biệt nhau, nhưng cũng có khi

kết hợp với nhau. Định luật Monro-Kellie cho rằng khi một trong các yếu tố
trong sọ có sự biến đổi thì hai yếu tố còn lại phải thay đổi theo chiều hướng
ngược lại để thích nghi vì hộp sọ không có tính chất đàn hồi để cho thể tích
chung trong sọ ổn định và áp lực trong hộp sọ không thay đổi.
Ở người trưởng thành thể tích trung bình trong sọ từ 1350-1500ml,
trong đó thể tích não chiếm 80%, máu 10% và DNT 10%. Áp lực nội sọ do
trong não thất dao động từ 10-15mmHg (~ 130-240mmH2O).

12
Để tham gia vào quá trình bù trừ thể tích, DNT có thể giảm bằng cách
di chuyển vào khoang dưới nhện của tuỷ sống, máu có thể di chuyển vào các
xoang tĩnh mạch để đi ra ngoài về tim. Như vậy, một khi có sự tăng thể tích
trong sọ nhờ những thay đổi trên mà áp lực nội sọ được giữ ổn định trong một
thời gian, khi khả năng bù trừ không còn nữa, áp lực nội sọ sẽ tăng lên và gây
nên hội chứng TALNS.
TALNS là một dấu hiệu lâm sàng và cũng là một biến chứng của các
khối u nội sọ. Tuy nhiên, nó có thể không rõ hoặc ngược lại bao trùm toàn bộ
các triệu chứng. Hội chứng TALNS có những biểu hiện rất khác nhau. Trong
mội vài ngày hoặc một vài tuần, các triệu chứng xuất hiện tăng dần và lặp đi
lặp lại càng thường xuyên hơn, có khi rất rầm rộ. Các dấu hiệu có thể diễn ra
trong nhiều tháng khiến cho chẩn đoán sớm rất khó khăn. Hiếm gặp hơn là
tình trạng hôn mê tức thì chứng tỏ bệnh rất nặng. Đôi khi sự tiến triển của
TALNS có tính chất dao động với những cơn buồn ngủ, nhức đầu và nôn, có
thể dài hoặc ngắn, tiếp theo là những quãng thời gian không có dấu hiệu lâm
sàng nào cả.
Dấu hiện hay gặp của TALNS là đau đầu, nôn và những thay đổi ở đáy
mắt.
Bệnh học vựng yờn và trờn yờn.
Có nhiều bệnh lý có thể xuất hiện tại vựng yờn và trờn yờn, việc phân
loại cụ thể giúp chẩn đoán được dễ dàng hơn. Sau đây chỳng tụi giới thiệu sơ

qua một số tổn thương vùng này.

13
1.1.3 Các tổn thương vựng yờn.
1.1.3.1 Một số biến thể bình thường.
Hố yên trống: là biến thể hay gặp, tuyến yên mỏng, phẳng nằm sát với
sàn yên hố yên và được thay vào một phần bởi dịch não tuỷ, thân phễu vẫn có
kích thước, vị trí bình thường. Đôi khi có thoát vị của dây thị giác, giao thoa
hoặc các dải của tuyến yên và phần trước của não thất ba vào hố yên trống.
Tuyến yên của trẻ sơ sinh và nhũ nhi thỡ trũn hơn, sáng hơn và tương
đối lớn hơn ở trẻ 2 tháng tuổi đầu so với trẻ lớn hơn sau này.
Tuyến yên có sự thay đổi đáng kể trong thời kỳ dậy thì, mang thai và
giai đoạn ngay sau đẻ. Ở phụ nữ trẻ và phụ nữ mang thai thì tuyến yên thường
có hình cầu hoặc lồi lên phía trên, kích thước có thể 10-11mm chiều cao. Ở
nam giới trong độ tuổi dậy thì tuyến yên có hình tròn hơn một chút, lồi lên
trên, chiều cao khoảng 6-7mm. Ở người bình thường, kích thước tuyến yên
giảm theo tuổi.
Nang tuyến yên: có tỷ trọng dịch trên CLVT, hoặc tăng tín hiệu trên
T2W giảm tín hiệu trên T1W ở CHT. Có thể không có triệu chứng.
1.1.3.2 Các khối u tân sinh.
U tuyến yên lớn: kích thước u trên 10mm, u thường xuất hiện vựng yờn
và trờn yờn, hay gặp ở người lớn, hiếm gặp ở trẻ em (khoảng 3% ở trẻ dưới
18 tuổi). Hầu hết u tuyến yên ở trẻ em xảy ra ở trẻ gái đang trưởng thành, là u
tuyến yên tiết ACTH hoặc prolactin. Trên CHT, điển hình có hình ảnh
“Snowman”, chuỗi xung T1W thường đồng tín hiệu với chất xám, có tăng tín
hiệu nếu chảy mỏu trong u, trên T2W hầu hết đồng tín hiệu với chất xám, một
số có tổng thương nang tăng tín hiệu, nếu chảy mỏu thì tín hiệu thay đổi theo

14
lứa tuổi, sau tiêm thuốc đối quang từ u ngấm thuốc sớm nhưng không đồng

nhất [16, 25].
U tuyến yên nhỏ: kích thước u dưới 10mm, u thường xuất hiện trong hố
yờn, khụng lan rộng lên trên yên. Trên CHT, chuỗi xung T1W tín hiệu thay
đổi, thường thì đồng tín hiệu với nhu mô tuyến yên, có khi tăng tín hiệu nếu
có chảy mỏu hoặc hoại tử, trờn chuỗi xung T2W đồng tín hiệu với nhu mô
tuyến yên, u ngấm thuốc chậm hơn phần tổ chức tuyến yên bình thường, nền
thấy giảm tín hiệu sau khi tiêm thuốc đối quang từ, lưu ý khoảng 10-30% có
thể thấy trên chuỗi xung Dynamic [16] [57].
Một số khác là USH chiếm khoảng 5-10%. Hiếm gặp hơn là u biểu bì, u
bì, u màng não và di căn.
1.1.3.3 Các tổn thương viêm nhiễm hoặc tổn thương mạch
máu.
Hiếm gặp các tổn thương như áp xe, viêm tuyến yên. Nếu gặp thì thường
phối hợp cả trong yên và trờn yờn.
Hiếm gặp các tổn thương phình mạch, thông động tĩnh mạch, lạc chỗ
động mạch cảnh.
1.1.3.4 Bất thường bẩm sinh thật sự tuyến yên thì hiếm hặp.
Chủ yếu là tuyến yên nhỏ, hoặc không thấy tuyến yên. Biểu hiện giảm
năng nguyờn phỏt của tuyến yên, thân phễu thường nhỏ hoặc không có. Trên
CHT thấy hình chấm sáng ở vùng hạ đồi của tuyến yên thần kinh lạc chỗ, đôi
khi thấy hình ảnh yên bướm nhỏ và tuyến yên thần kinh lạc chỗ có hình đồng
tín hiệu với nhu mô não nhưng ngấm thuốc đối quang từ mạnh. Tuyến yên và
cuống yờn đụi là dị dạng hiếm gặp và thường có biểu hiện nhẹ của hội chứng
mặt khe giữa.

15
1.1.4 Các tổn thương vựng trờn yờn.
1.1.4.1 Các khối u tân sinh.
U tuyến yên: u từ tuyến yên lan rộng lên trên yên. U thường có hình số
8, trên CHT thì tín hiệu thay đổi tuỳ theo kích thước khối u nhưng thường

tương đương với chất xám trờn cỏc xung. Có thể gặp u chảy máu trong u.
Ung thư biểu mô tuyến tuyến yên: hiếm gặp. Chỉ có thể chẩn đoán là ác
tính khi có tổn thương di căn. Hầu hết các u ác tính ở tuyến yên đều là di căn
từ các ung thư ngoài sọ.
U màng não: chiếm khoảng 15-20% các khối u nguyờn phỏt trong sọ và
đứng thứ 2 trong các khối u vựng trờn yờn, thường gặp ở người lớn. Các u
cạnh yên thường có nguồn gốc từ gờ bướm, hoành yên hoặc củ yên. Trên
CLVT u ngấm thuốc cản quang mạnh và toàn bộ, nhưng không mạnh bằng
phần tuyến yên còn lại bên cạnh và xoang tĩnh mạch hang, phối hợp thường
có dấu hiệu thổi vỏ và phì đại xương, đây là dấu hiệu phân biệt u màng não
với u tuyến yờn. Trờn CHT u có xu hướng đồng tín hiệu với tổ chức não lân
cận, ngấm thuốc mạnh sau tiêm thuốc đối quang từ, và có dấu hiệu “đuụi
màng nóo”.
USH: chiếm khoảng 50% các khối u trờn yờn ở trẻ em, và giai đoạn tuổi
40-60. Trên CLVT có khoảng 90% u cú vụi hoỏ, ngấm thuốc và có tổn
thương nang, hầu hết u nằm hoàn toàn hoặc ít nhất có một phần trờn yờn.
Trờn CHT, tín hiệu thay đổi tuỳ thuộc thành phần nang, phần lớn là tăng tín
hiệu trên T2W.
Các u thần kinh đệm hạ đồi/giao thoa thị giác: chiếm 5% các khối u nóo
nguyờn phỏt và 25-30% khối u tân sinh trờn yờn ở trẻ em. Thường gặp là u tế
bào hình sao grade thấp, hiếm khi cú vụi hoỏ. Trờn CHT thì u giảm tín hiệu
trên T1W, tăng tín hiệu trên T2W.

16
U tế bào mầm: hay gặp ở đường giữa, vị trí hay gặp là tuyến tùng, tiếp
theo là vựng yờn và trờn yờn. Hay gặp ở bệnh nhân dưới 30 tuổi, có rối loạn
chức năng nội tiết như đái tháo nhạt, giảm năng tuyến yên. Trên CHT u đồng
tín hiệu trên T1W, tăng tín hiệu vừa phải trên T2W, và ngấm thuốc mạch,
đồng nhất sau tiêm thuốc đối quang từ.
U biểu bì: hay gặp ở tuổi 40-60, u cú cỏc thuỳ, có bề mặt không đều

hoặc có hình lá, u không có thành phần đặc và ít gặp vụi hoỏ trờn thành nang.
Trên CHT u có tín hiệu ngang hoặc cao hơn một chút so với DNT, không
ngấm thuốc sau tiêm thuốc đối quang từ.
U bì: có các thuỳ và thường ở đường giữa hoặc gần đường giữa, hay gặp
ở hố sau, trờn yờn ớt gặp. U bì có thể tràn vào các khoang DNT và gây nên
viêm màng não hoá chất dữ dội. U thường cú vụi hoỏ, trờn CHT giảm tín hiệu
của dịch trên T1W, tăng trên T2W, và tăng tín hiệu của mỡ trên T1W.
U hạch bạch huyết thường hiếm gặp, có thể xảy ra ở cả vùng tuyến yên,
hạ đồi, thân phễu hoặc phối hợp ở cỏc vựng này. Gặp ở người lớn tuổi.
Di căn tới trục hạ đồi -tuyến yên: gặp khoảng 1%.
Ung thư nguyờn phỏt di căn tới tuyến yên thường gặp ở phụ nữ hay gặp
là ung thư vú, phổi, dạ dày, tử cung. Ở nam giới thường gặp là phổi, tiền liệt
tuyến, bàng quang, dạ dày, tuỵ. Chẩn đoán u nguyờn phỏt và thứ phát ở tuyến
yên khó, CĐHA ghi nhận thấy khối ở trên yên hoặc cả vựng yờn và trờn yờn,
hay gặp ở người trẻ. Di căn có đặc điểm là đồng tín hiệu trên T1W, tăng vừa
phải trên T2W, ngấm thuốc đối quang từ mức độ vừa.
1.1.4.2 Các tổn thương bẩm sinh
Nang màng nhện: chiếm khoảng 1% các choán chỗ nội sọ trong đó
khoảng 10% xảy ra vựng trờn yờn. Nang màng nhện trờn yờn có hình ảnh

17
một khối có bờ đều, trong có cấu trúc giống DNT, không có vụi hoỏ, khụng
ngấm thuốc, có thể đè đẩy não thất ba.
Nang khe Rathke: là nang lành tính được lót bởi biểu mô còn sót lại của
túi Rathke (Rathke pouch). Nang khe Rathke trong yên thường không có triệu
chứng, phát hiện khi sinh thiết hoặc CHT. Thường có triệu chứng khi xuất
hiện ở trong và trờn yờn, hiếm khi xuất hiện hoàn toàn trờn yờn (2/3 trong
yên, 1/3 trên yên). Kích thước thường từ 5-15mm, đôi khi có thể trở nên rất
lớn, hiếm khi ăn mũn nền sọ. Nang thường có thành rõ, dịch trong nang có thể
dạng huyết thanh, dịch nhày. Trên CHT chuỗi xung T1W thay đổi theo thành

phần trong nang, 50% tăng tín hiệu, 50% giảm tín hiệu, trên chuỗi xung T2W
cũng thay đổi theo thành phần nang 70% tăng tín hiệu, 30% đồng và hoặc
giảm tín hiệu, trên chuỗi xung FLAIR tăng tín hiệu, sau tiêm thuốc đối quang
từ thành phần trong nang không ngấm thuốc, vỏ nang ngấm thuốc ít hoặc
không ngấm thuốc. Mức độ ngấm thuốc và không có vụi hoỏ - giỳp phân biệt
với tổn thương USH [16, 42].
Hamartoma hạ đồi là một phát sinh dị nguyên bẩm sinh, không phải u,
có cuống hoặc không có cuống, nằm giữa thân phễu và củ núm vú, có hình
dạng giống chất xám bình thường dưới kính hiển vi. Lâm sàng có thể dậy thì
sớm đồng giới, triệu chứng bắt đầu từ khi sinh đến tuổi thứ 13. Hoặc có thể
không có dậy thì sớm, có thể động kinh phối hợp cục bộ, suy giảm trí tuệ, rối
loạn tâm thần. Trên CHT, hamartoma đồng tín hiệu với chất xám trên T1W,
đồng hặc hơi tăng tín hiệu trên T2W, không ngấm thuốc đối quang từ sau
tiêm [16].
1.1.4.3 Tổn thương viêm, nhiễm trùng.
Viêm màng não vi khuẩn dịch rỉ và viêm màng não do lao thường hay
xảy ra ở các khoang dưới nhện vùng nền sọ. Bệnh sacoit có thể gây nên hình

18
ảnh dày thân phễu, một khối khu trú ở vùng hạ đồi hoặc dày màng não mềm
vùng nền. Bệnh ấu trùng sán lợn có thể tổn thương ở bể trờn yờn. Cỏc áp xe
nhu mô hiếm gặp ở vùng hạ đồi.
Viêm tuyến yên u hạt tế bào khổng lồ: là một bệnh lý viêm mạn tính, có
biểu hiện suy giảm chức năng tuyến yên và có một khối lan rộng vào vùng
yên. Trong hầu hết các trường hợp u hạt tuyến yên là do tổn thương đặc hiệu
như bệnh giang mai, lao, bệnh sacoit hoặc bệnh mô bào X. Chẩn đoán hình
ảnh khó phân biệt vớiu tuyến yên lớn hoặc viêm tuyến yên lympho bào.
Viêm tuyến yên lympho bào: là quá trình viêm nhiễm hiếm khi xảy ra
mà có ảnh hưởng đến thuỳ trước tuyến yên. Lâm sàng có biểu hiện giảm năng
tuyến yên, và sự lan rộng của khối ở trên yên. Hay gặp ở phụ nữ, ở cuối thời

kỳ thai nghén hoặc giai đoạn sau đẻ.
1.1.4.4 Các tổn thương do chấn thương.
Tổn thương do chấn thương của giao thoa thị giác, dây thần kinh thị giác
đoạn trong sọ, vùng hạ đồi và tuyến yên, có lâm sàng khác nhau. Mờ mắt, bán
manh thái dương hoặc không và có rối loạn chức năng nội tiết do tổn thương
hạ đồi. Trên CHT có thể thấy đụng dập hoặc đứt của giao thoa thị giác, hoặc
tổn thương rách não thất ba do chấn thương, tổn thương giật đứt dây thần kinh
số III. Đứt thân phễu gõy đỏi tháo nhạt, tớn hiờu cao vùng hạ đồi giống với
lạc chỗ tuyến yên thần kinh bẩm sinh.
1.1.4.5 Giãn mạch và phình động mạch cảnh trong đoạn trên
mỏm yờn.
Hay gặp ở người lớn, trên CHT có hình tròn trống tín hiệu, có tín hiệu
mạch sau tiêm thuốc, huyết khối bám thành có biểu hiện tăng tín hiệu trên
T1W và T2W [13, 15, 19, 28].

19
Sơ lược về USH
1.1.5 Các nghiên cứu ở nước ngoài.
Năm 1857 Zenker là người đầu tiên phát hiện khối u biểu mô vảy phát
triển ở phần yên và trên yên. Các nghiên cứu rộng rói của Luschka về các tế
bào biểu mô vảy ở thuỳ trước tuyến yên được thực hiện vào nằm 1860. Năm
1899 Mott và Barrett cho rằng USH có thể phát triển từ tuyến yên-hầu họng
hoặc túi Rathke. Năm 1902 Saxer cũng đã báo cáo một khối u gồm các tế bào
trên. 2 năm sau đó, Erdheim, sau khi nghiên cứu một cách hệ thống các tế bào
biểu mô vảy ở thuỳ trước tuyến yên, đã mô tả rằng chúng chỉ có các bệnh
nhõn lớn tuổi, và thấy được ở mặt trước của phễu và đồng thời gọi chúng là u
ống tuyến yên. Nhưng đến năm 1932 u tế bào biểu mô vảy này cùng được
phát hiện ở tuyến yên của trẻ em bởi Sasman. Thuật ngữ USH chính thức
được giới thiệu vào năm 1932 bởi Cushing và sau đó bệnh lý USH được
nghiên cứu nhiều hơn và ngày càng được hiểu biết hơn về đặc điểm của bệnh

[39, 47].
Năm 1985 Benjamin và cộng sự đã so sánh giá trị của CHT và CLVT
để đánh giá 55 trường hợp tổn thương vùng yên và trên yờn dùng máy CHT
0.5-T nam chõm siêu dẫn và CLVT GE 9800 và 8800, trong đó có 26 ca u
tuyến yên, 6 ca USH, thì trong 6 ca phát hiện USH thì thấy có 3 tổn thương
dạng nang, 3 tổn thương can xi. Tín hiệu là đồng hoặc hơi tăng TH trên SE
30/500 và tăng mạnh trên SE 90 trong các trường hợp. Trên chuỗi xung đảo
nghịch IR có 2 ca giảm TH, trong đó CLVT không phát hiện 1 ca, trên CLVT
thì có giảm tỷ trọng, giống tỷ trọng của dịch não tỷ vùng bể trên yên. Theo
Benjamin thì tổn thương vùng trên yên chẩn đoán bằng CHT tốt hơn CLVT
nhờ sự tương phản mô mềm và có thể cắt trên bình diện đứng ngang [19].

20
Năm 1986 Michael và cộng sự đã hồi cứu đánh giá 59 trường hợp tổn
thương vùng trên yên có CHT và so sánh với 55 ca có CLVT thì có 6 ca được
chẩn đoán là USH thì có 5 trong 6 trường hợp giảm TH trên T1W, tăng TH
trên T2W, trong 6 trường hợp là tổn thương đặc, và theo Michael thì CLVT
phát hiện tốt can xi nhưng CHT có giá trị tốt trong phát hiện tổn thương lan
rộng và đặc điểm tổn thương [48].
Năm 1986 Rufus và cộng sự qua nghiên cứu 49 bệnh nhõn từ độ tuổi 3-
67, tuổi trung bình là 35, trong đó 25 nữ, 24 nam, đã được chụp CHT và có
đối chiếu với mô bệnh học thì thấy dạng nang có 24 BN (49%), dạng đặc có
12 BN (24%), dạng hỗn hợp có 13 BN (26%) và dạng có calci có 25 BN
(51%) [55].
Qua phẫu thuật 6 ca USH trong não thất ba Behari và cộng sự cho thấy
có 4 u dạng nang và 2 u dạng đặc và không có tái phát khi theo dõi từ 8-36
tháng và có nhận định khi theo dõi từ 1994-2002 cho thấy USH ở não thất ba
ít ảnh hưởng đến thị lực và nội tiết hơn USH vựng trờn yờn, u chủ yếu lan vào
sàn não thất ba. Và điều trị là phẫu thuật sau đó xạ trị và bổ sung hormon nội
tiết nếu cần [18].

Năm 1997 Tsuda M và cộng sự nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của
CLVT và CHT trên 20 trường hợp được xác định là USH sau phẫu thuật, đưa
ra kết luận CLVT ưu thế hơn CHT trong nhận biết vụi hoỏ, CHT giá trị hơn
CLVT trong việc xác định sự lan rộng của khối u và cung cấp các thông tin
giá trị của khối u với các cấu trúc xung quanh. Vì thế CLVT và CHT có vai
trò hỗ trợ nhau trong chẩn đoán USH [45].
Năm 1997 Sartoretti – Schefer S và cộng sự khi phõn tích đặc điểm
hình ảnh cộng hưởng từ của 42 bệnh nhõn USH đã đưa ra gợi ý đặc điểm hình
ảnh trên chuỗi xung T1W, tổn thương nhiều thuỳ múi và tăng tín hiệu của

21
thành phần trong nang thì gợi ý u men răng; tổn thương giảm tín hiệu thành
phần trong nang và thành phần đặc chiếm đa số thì gợi ý u nhú [58].
Năm 2006 Fabrice Bonneville và cộng sự trên tạp trí Radiographics đã
đưa ra nhận định USH có hình tăng tín hiệu trên T1W là do độ tập trung cao
của protein, đôi khi tạo ra hình giả mức dịch - dịch là do phần tiếp giáp giữa
phần đặc trong u và phần nang dịch, cần phân biệt mức dịch - dịch tạo ra
trong trường hợp chảy máu trong u tuyến tuyến yên lớn.
1.1.6 Các nghiên cứu trong nước.
Theo Vũ Tự Huỳnh và cộng sự khi nghiên cứu các khối u vựng yờn và trờn
yờn tại Bệnh viện Việt Đức trong 5 năm từ 1991-1995 thì thấy USH gặp ở BN
dưới 20 tuổi chiếm 70%, BN từ 21-40 chiếm 25%, BN từ 41-60 chiếm 5% [6].
Theo Dương Minh Mẫn, khi tiến hành làm phẫu thuật Stereotaxy 30
bệnh nhân nhi có tổn thương nóo, cỏc bệnh nhân đều được làm CLVT và
CHT trước phẫu thuật, thỡ cú 3 bệnh nhân là USH, chiếm 10% [9].
Theo Lê Thanh Quỳnh khi nghiên cứu 32 Bn USH tại BV Việt Đức
(2004) thỡ cú đa số các USH có cấu trúc hỗn hợp gồm thành phần nang và
đặc chiếm 71,9% trong đó tất cả các u ở trẻ em đều có tổn thương nang, các u
có tổn thương vụi hoỏ chiếm 78,1%, trong đó ở trẻ em chiếm 91,6% [12].
1.1.7 Dịch tễ học.

USH là u hiếm chiếm 0,13 ca trong 100000 người/năm trong toàn bộ
các loại u [21]. Chúng chiếm khoảng 2-5 % toàn bộ các khối u nguyên phát
nội sọ và 5,6-15% các khối u nội sọ ở trẻ em [53]. U hay gặp ở vùng dưới đồi
- tuyến yên ở trẻ em, nhưng một nửa trong số đó gặp ở người lớn, tuyn nhiên
có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, thậm chí gặp ở cả trước khi sinh và thời kỳ
sơ sinh [50].

22
Theo Jeffrey, tỷ lệ USH ở Mỹ là 3-5% các khối u nội sọ, 6-10% các
khối u ở trẻ em. Theo George C Bobustuc tỷ lệ mắc ở Mỹ là 0,13/100000
dõn/năm, chiếm 4,2% các khối u ở trẻ em lứa tuổi từ 0-14 tuổi, còn tỷ lệ mắc
trên thế giới là 0,5-2/100000/năm, USH chiếm 1-3% các u nội sọ và 13% các
khối u vựng trờn yờn, ở trẻ em chiếm 5-10% toàn bộ u nội sọ, USH không liên
quan tới di truyền, một số ít trường hợp có yếu tố gia đình đã được thông báo. Ở
trẻ em tỷ lệ sống sau 5 năm khi u được phẫu thuật và xạ trị là trên 80%, sống sau
10 năm là 64-90%, theo Mamdouh và cộng sự qua nghiên cứu 24 ca USH ở trẻ
em trong đó 8 ca được phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn cà 16 ca được cắt một phần
và xạ trị thỡ cú 9/24 ca tái phát và tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 90%. Tỉ lệ sống sót
tuỳ theo nhúm tuổi, tốt nhất đối với bệnh nhõn dưới 20 tuổi (99% là 5 năm), tỉ lệ
sống thấp nhất với những bệnh nhõn trên 65 tuổi (38% là 5 năm). Sau khi điều
trị một số có rối loạn nội tiết và rối loạn thị giác. Ở người lớn, tái phát thường
muộn, tỷ lệ chết là 0-3%. Kích thước khối u cùng liên quan tới tỷ lệ tái phát, trên
83% khi u trên 5cm, 20% khi u nhỏ hơn 5cm [32, 39].
Chủng tộc: tần xuất gặp các khối u nội sọ cao hơn theo các báo cáo ở
chõu Phi, Viễn Đông và Nhật Bản lần lượt là 18%, 16% và 10,5%.
Giới: tăng nhẹ ở nam giới đối với mọi lứa tuổi (55%)
Tuổi: khoảng tuổi rất rộng, các trường hợp đã báo cáo từ bào thai tới
người già (trên 70tuổi). Có hai hình thái phân bố theo tuổi, đỉnh thứ nhất là từ
5-10 tuổi, đỉnh thứ hai là 40-60 tuổi (thường là loại u nhú) [32, 39].
Sinh lý bệnh của USH

USH có nguồn gốc phát triển từ các biểu mô còn sót lại của khe Rathke,
nơi mà sau này thuỳ trước tuyến yên và cuống tuyến yên tạo nên thành. Chính
vì thế mà dọc theo chiều dài của ống trong quá trình diễn biến phôi thai học
thì khối u có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào từ vùng hầu họng đến yên bướm và

23
não thất ba. Hai giả thuyết chớnh giúp lý giải nguồn gốc của USH là thuyết
phôi thai học và thuyết dị sản, chúng bổ xung lẫn nhau giúp giải thích bản
chất của USH.
+ Thuyết phôi thai học:
Thuyết này cho rằng sự phát triển của thuỳ trước tuyến yên và chuyển
dạng của di tích các tế bào lá phôi ngoài của ống sọ hầu và sự thoái triển của
túi kén Rathke. Cả túi Rathke và cuống tuyến yên phát triển trong tuần thứ 4
của thai kỳ và cùng với tuyến yên. Cả hai cùng dài ra và dớnh với nhau vào
tháng thứ hai. Cuống tuyến yên là phần kéo dài hướng xuống dưới của nóo
giữa, túi Rathke là phần kéo dài hướng lên trên của khoang miệng nguyên
thuỷ. Ống sọ hầu là cổ của túi, nối tiếp giữa khoang miệng nguyên thuỷ, chỗ
hẹp, dớnh liền và ngăn cách túi với khoang miệng nguyên thuỷ vào cuối tháng
thứ hai. Do vậy, túi trở thành khoang mỏng bao quanh mặt trước và mặt sau
của cuống tuyến yên. Thành của khoang có cấu tạo khác biệt với cấu trúc của
tuyến yên. Cuối cùng khoang thoái triển vào hố khe và có thể biến mất hoàn
toàn. Nang kén Rathke, cùng với di tích của ống sọ hầu, có thể là nguồn gốc
của u sọ hầu.
+ Thuyết dị sản:
Thuyết này cho rằng biểu mô vảy tồn dư (xuất phát từ khoang miệng
nguyên thuỷ và phần bình thường của tuyến yên trước) có thể dị sản.
+ Thuyết kép
Thuyết này lý giải bản chất USH, cho rằng dạng u men răng (chủ yếu ở
trẻ em) cũn di tích phôi thai và dạng u nhú vảy (chủ yếu ở người lớn) dị sản
và xuất phát từ các tế bào trưởng thành của thuỳ trước tuyến yên [32].

- U men răng thì thường gặp nhất và có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào,
nhưng hay gặp ở người trẻ trong 2 thập kỷ đầu. Đại thể gồm có thành phần
nang và hoặc thành phần đặc, mảnh hoại tử, mô xơ và can xi hoá. Chúng phổ

24
biến ở trẻ em (được báo cáo lên tới 94 % ở lứa tuổi này). Nang có nhiều vách
ngăn, thành phần dịch có phạm vi gồm có giống dầu máy đến dịch cholesterol
sáng mờ, gồm có các tế bào biểu mô vảy, giàu lipid và keratin. Màu dung dịch
này là kết quả của các sản phẩm của mỏu, protein, tinh thể cholesteron. Về
mô học, thành phần đặc gồm những keratin ướt, vụi hoỏ loạn dưỡng, những
bè cơ, khối dị bào và những biờu mụ trụ hoặc vảy. Chứng xơ hoá và viêm
rộng rãi là kết quả của sự bỏm dớnh của bề mặt USH và nhu mô nóo bình
thường lõn cận, mà phẫu thuật cắt bỏ trở nên rất khó khăn, trong một số
trường hợp hợp lấu u làm tổn thương cấu nhu mô nóo lõn cận. [15, 39, 50].
- U nhú hầu hết gặp ở người lớn, hiếm gặp ở trẻ em (khoảng 2% trong
nhúm này), bao gồm thành phần đặc hoặc có cả đặc và dịch, nhưng thành
phần đặc chiếm ưu thế, vôi hoá thường hiếm. Loại này thường gặp ở trên yên,
giới hạn u rừ, thâm nhiễm tổ chức nóo lõn cận thì ít hơn u men răng hoặc
không có thõm nhiễm, nên dễ cắt bỏ trong khi mổ. Vi thể: gồm những đám tế
bào biểu mô gai phớa ngoài bao bọc những tế bào hình trụ, xếp song song dựa
trên màng đáy, vùng trung tõm thoái hoá dạng nhày, mô đệm liên kết xơ,
không có keratin ướt, nhưng một số có các tế bào đã keratin hoá. USH thể nhú
hay gặp ở người lớn. Sự khác biệt USH thể nhú và nang khe Rathke đôi khi
rất khó đặc biệt là trong một vài mẫu sinh thiết nhỏ do biểu mô lát của nang
khe Rathke cũng có biệt hoá vảy [50].


25



U men răng (HE.x10)[50]
U nhú (HE.20)[50]

+ Sinh bệnh học
USH là u loạn sản phôi có mô học lành tớnh và tớnh chất ác tớnh, vì
chúng có xu hướng xõm lấn cấu trúc xung quanh và tái phát ngay cả khi đã
lấy bỏ được toàn bộ khối u.
U xuất hiện dưới dạng một kén lớn hoặc nhiều kén chứa dịch không
trong, có thành phần protein có màu vàng nõu rực rỡ và lấp lánh vì chứa
nhiều tinh thể Cholesterol. Vì biểu hiện như vậy, nờn nó được so sánh như
dầu máy. U hay gặp nhất từ cuống tuyến yên và nhô ra về phớa đồi thị.
Nó mở rộng theo chiều ngang theo hướng ít bị ngăn cản nhất – phớa
trước vào bể giao thoa thị giác và khoang trán dưới; phớa sau vào bể trước
cầu và gian cuống đại nóo, góc cầu tiểu nóo, nóo thất ba, hố sau và lỗ chẩm;
phớa bên hướng về khoang trên thái dương. U thậm chí có thể lan tới khe
Sylvien.
Một vài vị trí hiếm gặp gồm ngoài màng cứng, ngoài sọ - hầu mũi hoặc
chỉ đơn thuần USH ở hố sau, hay USH lan xuống tuỷ cổ, vùng mũi hầu,
xoang bướm, xoang sàng, tuyến tùng, hoàn toàn trong nóo thất ba. USH hoàn
toàn trong nóo thất thường là u nhú (dị sản), thể này hiếm [32, 50]

×