Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Đánh giá kiến thức, thực hành tuân thủ vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế tại khoa ngoại tiêu hóa bệnh viện trung ương huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.61 KB, 32 trang )















§













TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC HUẾ
BỘ MÔN ĐIỀU DƢƠNG




TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN
THỦ VỆ SINH BÀN TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI KHOA NGOẠI TIÊU HÓA BỆNH VIỆN
TRUNG ƢƠNG HUẾ

Họ tên giáo viên hƣớng dẫn:Ths, BS Trần Đình Hậu
Họ và tên học viên: PHẠM VŨ THÚY HẰNG

Líp: §iÒu d-ìng §K4
4

Khoa hoc: 2007 - 2011







Huế, tháng 5 năm 2011

2





Với tình cảm chân thành, chúng tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám
hiệu, phòng Giáo vụ - công tác sinh viên, quý thầy cô trƣờng Đại học Y
Dƣợc Huế đã tận tình giảng dạy chúng tôi trong suốt thời gian học tập ở
trƣờng.
Đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của bộ môn Điều dƣỡng Trƣờng Đại học
Y Dƣợc Huế, sự tận tình hƣớng dẫn của giáo viên và sự giúp đỡ nhiệt tình
của khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Trung ƣơng Huế, đề tài đƣợc tiến hành
và hoàn thành tốt đẹp. Tôi xin trân trọng cảm ơn:
- Bộ môn Điều dƣỡng trƣờng Đại học Y Dƣợc Huế.
- Thầy giáo hƣớng dẫn: ThS.BS. Trần đình Hậu giảng viên bộ môn
Điều dƣỡng Trƣờng Đại học Y Dƣợc Huế.
Nếu không có sự giúp đỡ quý báu đó, tiểu luận này khó đƣợc hoàn
thành.
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, song với năng lực bản thân và
thời gian có hạn, hơn nữa đây là lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu
khoa học nên tiểu luận tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu sót.
Tôi rất mong đƣợc tiếp nhận những ý kiến đánh giá, bổ sung của quý Thầy
Cô giáo và các bạn để tiểu luận đƣợc tốt hơn.

Sinh viên
PHẠM VŨ THÚY HẰNG





3



ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn mắc phải liên quan đến chăm sóc y tế đang đƣợc mọi
quốc gia đƣa thành mục tiêu ƣu tiên hàng đầu trong các mục tiêu y tế ngắn
hạn và chiến lƣợc dài hạn. Trƣớc tình hình có nhiều biến đổi khó lƣờng về
các tác nhân gây bệnh cũ chuyển thành phƣơng thức lây truyền mới, mức
độ nguy hiểm của các nhiễm khuẩn mắc phải tại các cơ sở y tế ngày càng
gây hậu quả nặng nề cho ngƣời bệnh và xã hội. BộY tế đã ban hành thông
tƣ 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 để hƣớng dẫn thực hành kiểm soát
nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế. Chƣơng đầu tiên, điều đầu tiên đƣợc nêu
về kỹ thuật chuyên môn Kiểm soát nhiễm khuẩn là “vệ sinh tay”
Nhiểm khuẩn bệnh viện gây ra những hậu quả nặng nề, làm kéo dài
thời gian điều trị, tăng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ. Đặc biệt nó làm gia
tăng sự kháng thuốc của các dòng vi khuẩn và là nguyên nhân quan trọng
dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong. Nguyên nhân gây Nhiểm khuẩn bệnh viện mắc
phải thƣờng do môi trƣờng không đảm bảo, công tác cách ly những bệnh
nhân có nguy cơ lây nhiễm không triệt để, đặc biệt trong quá trình thăm
khám, chăm sóc và điều trị ngƣời bệnh không đảm bảo vô khuẩn, trong đó
yếu tố nguy cơ cao là bàn tay nhân viên không đảm bảo vô khuẩn do việc
tuân thủ quy trình vệ sinh bàn tay còn hạn chế. Tổ chức y tế thế giới
(WHO) ƣớc t ính ở bất cứ thời điểm nào trên thế giới cũng có trên 1.4 triệu
ngƣời mắc Nhiểm khuẩn bệnh viện. ở các nƣớc phát triển , Nhiểm khuẩn
bệnh viện nói chung đƣợc ghi nhận từ 5-10%. Nhiểm khuẩn bệnh viện
thƣờng xảy ra ở các khoa có nhiều bệnh nhân nặng, bệnh nhân phải chăm
sóc đặc biệt, bệnh nhân phải chịu nhiều thủ thuật can thiệp nhƣ hồi sức cấp
cứu, sơ sinh, ngoại

4

Tóm lại bàn tay là phƣơng tiện quan trọng làm lan truyền Nhiểm khuẩn

bện viện. Rửa tay sẽ loại bỏ hầu hết các vi khuẩn có mặt ở bàn tay,do đó, có
tác dụng ngăn ngừa lan truyền mầm bệnh từ ngƣời bệnh này sang ngƣời
bệnh khác , từ ngƣời bệnh sang dụng cụ và nhân viên y tế, từ vị trí này sang
vị trí khác trên cùng một ngƣời bệnh và từ nhân viên y tế sang ngƣời bệnh .
Rửa tay là một biện pháp đơn giản và hiệu quả trong phòng chống Nhiểm
khuẩn bệnh viện. Rửa tay cũng là một biện pháp hữu ích nhằm đảm bảo an
toàn cho nhân viên y tế (NVYT) trong thực hành chăm sóc và điều trị ngƣời
bệnh. Vệ sinh bàn tay ở NVYT là cần thiết trong phòng chống và kiểm soát
Nhiểm khuẩn bệnh viện.
Theo Cục Y tế dự phòng chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm
tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy. Nếu thực hiện tốt
quy trình rửa tay có thể giảm 50% các Nhiểm khuẩn bệnh viện.
Ở Việt Nam theo kết quả điều tra của Bộ y tế về sự tuân thủ các thực
hành chống nhiễm khuẩn tại các bệnh viện trung ƣơng năm 2003 cho thấy
tỷ lệ rửa tay trƣớc khi vào hoặc ra khỏi buồng bệnh là 17,1%, trƣớc khi
khám hoặc đụng chạm vào ngƣời bệnh là 6,1%: Khi chuyển công việc chăm
sóc từ ngƣời bệnh (NB) này sang NB kia là 13,4%.
Bệnh viện trung ƣơng Huế Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện
cũng là một trong những nội dung đƣợc lãnh đạo bệnh viện hết sức chú
trọng. Đầu tƣ cho các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn, trực tiếp và vệ sinh
tay thực chất là đầu tƣ cho nâng cao chất lƣợng các dịch vụ y tế, an toàn
chất lƣợng ngày càng cao. Ngoài đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết
bị và kinh phí cho khám chữa bệnh. Việc tăng cƣờng kiểm soát các hành vi
có liên quan đến NKBV ngày càng đƣợc quan tâm, đến nay chƣa có nghiên


5

cứu nào đánh giá thực trạng về kiến thức, thực hành của NVYT về vệ
sinh bàn tay. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu:

“ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ VỆ SINH BÀN TAY
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI KHOA NGOẠI TIÊU HÓA BỆNH VIỆN TRUNG
ƢƠNG HUẾ”nhằm MỤC TIÊU:
1. Đánh giá kiến thức vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế tại khoa
ngoại tiêu hóa bện viện trung ƣơng Huế
2. Xác định tỷ lệ tuân thủ vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế tại
khoa ngoại tiêu hóa bệnh viện trung ƣơng Huế

















6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. Vai trò của vệ sinh bàn tay trong phòng chống nhiễm khuẩn bệnh

viện
1.1. Lịch sử vệ sinh bàn tay trong phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện
Năm 1846, bằng phƣơng pháp thống kê và giám sát dịch tễ học tại bệnh
viên đa khoa thành phố viên. Ignaz Semmelweis, một bác sỹ sản khoa
ngƣời Hung-ga-ry thấy các sản phụ do sinh viên và bác sỹ đỡ đẻ có tỷ lệ tử
vong cao hơn các sản phụ do các nữ hộ sinh đỡ đẻ. Ông nhận thấy các thầy
thuốc đi thẳng từ phòng mổ tử thi tới nhà hộ sinh có mùi khó chịu bốc ra từ
bàn tay mặc dù đã rửa tay bằng nƣớc và xà phòng và rút ra kết luận là sốt
hậu sản ở rất nhiều sản phụ là do" các tiểu phần chêt" truyền từ phòng mổ
tử thi sang nhà hộ sinh qua bàn tay của sinh viên và bác sỹ. Từ nhận xét
này, năm 1847 ông đã đƣa ra chính sách rửa tay bắt buộc bằng dung dịch
clorin khi nhân viên y tế đỡ đẻ. Nhờ đó tỷ lệ tử vong do sốt hậu sản giảm từ
18,3% vào tháng 4/1847 xuống 2,2% vào tháng 6/1847[6]. Can thiệp của
Semmelweis lần đầu tiên chứng minh khử khuẩn bàn tay bị ô nhiễm bằng
một dung dịch khử khuẩn giữa các lần tiếp súc với bệnh nhân có thể làm
giảm lan truyền các bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc và điều trị
hơn là rửa tay bằng nƣớc và xà phòng thƣờng.
Nhờ kết quả nghiên cứu của semmelweis, rửa tay dần trở nên đƣợc
chấp nhận nhƣ một biện pháp quan trọng nhất trong phòng ngừa lây truyền
các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện.
Trong nửa thế kỷ qua, tại các nƣớc phát triển rửa tay và khử khuẩn
bàn tay luôn đƣợc coi là biện pháp vệ sinh quan trọng nhất trong phòng

7

chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Nhờ vậy, cùng với sự phát triển của công tác
phòng chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện, các quy định về thực hành vệ
sinh bàn tay cũng ngày càng hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu thực tế.
Năm 2002, CDC Hoa kỳ yêu cầu các bệnh viện trên toàn nƣớc Mỹ
khuyến khích NVYT khử khuẩn tay bằng cồn trong mọi thao tác chăm sóc,

điều trị ngƣời bệnh.
Trong khoảng 20 năm gần đây, tại hầu hết các bệnh viện thuộc châu
âu, NVYT đƣợc khuyến cáo rửa tay bằng xà phòng trung tính hoặc khử
khuẩn tay bằng cồn trong thời gian 30 giây.
1.2.Các phổ vi khuẩn thƣờng có trên da bàn tay nhân viên y tế.
Trên da cơ thể ngƣời luôn có các vi khuẩn định cƣ. Da ở những khu
vực khác nhau của cơ thể có lƣợng vi khuẩn hiếu khí định cƣ khác nhau.
Lƣợng Vi khuẩn trên bàn tay của NVYT dao động từ 3,9x10
4
đến 4,6x10
6

trong 1 cm
2
. Năm 1938, Price PB chia các Vi khuẩn phân lập đƣợc trên da
bàn tay thành 2 nhóm: Vi khuẩn vãng lai và Vi khuẩn định cƣ [8].
1.2.1.Vi khuẩn định cƣ
Nhóm vi khuẩn này gồm:
- Các cầu khuẩn Gram (+):
- Các khuẩn Gram (-):
Phần lớn các vi khuẩn định cƣ có độc lực thấp, ít có khả năng gây
nhiễm khuẩn trừ khi chúng xâm nhập vào cơ thể qua các thủ thuật xâm lấn
nhƣ phẫu thuật, đặt catheter tĩnh mạch [6].
Phổ vi khuẩn định cƣ cƣ trú ở lớp sâu của da. Thông thƣờng , việc sử
dụng các biện pháp cơ học (rửa tay với nƣớc và xà phòng thƣờng) khó loại
bỏ đƣợc hoàn toàn các vi khuẩn này ra khỏi bàn tay. Do vậy, trƣớc khi thực

8

hiện các thủ thuật xâm lấn đặc biệt là trƣớc khi phẫu thuật, NVYT cần

VSBT bằng hóa chất khử khuẩn nhƣ cồn hoặc chlorhexidine với thời gian
trên 3 phút nhằm loại bỏ các vi khuẩn này.
1.2.2.Vi khuẩn vãng lai
Loại vi khuẩn này xuất hiện ở bàn tay NVYT khi bàn tay bị ô nhiễm
từ bệnh nhân hoặc các đồ vật bẩn trong môi trƣờng bệnh viện (chăn, ga,
giƣờng,dụng cụ phƣơng tiện phục vụ ngƣời bệnh) trong quá trình chăm sóc
và điều trị. Các vi khuẩn vãng lai không có khả năng tự nhân lên nên không
tồn tại lâu trên da và có thể loại bỏ hầu hết các vi khuẩn này bằng biện pháp
vệ sinh bàn tay thƣờng quy (với nƣớc và xà phòng thƣờng hoặc trà sát tay
bằng dung dịch VSBT có cồn) [8].
Phổ vi khuẩn vãng lai gồm mọi vi sinh vật có mặt trong môi trƣờng
bệnh viện (Vi khuẩn,Vi rút,Ký sinh trùng ,Nấm) và là thủ phạm chính gây
Nhiểm khuẩn bệnh viện. Do vậy, vệ sinh bàn tay trƣớc và sau khi tiếp xúc
với mỗi NB là biện pháp đơn giản và quan trọng nhất trong phòng chống
nhiểm khuẩn bệnh viện.
Bàn tay khi tiếp xúc với bất kỳ bề mặt môi trƣờng nào cũng có thể bị
ô nhiễm Vi sinh vật. Các tác nhân gây nhiểm khuẩn bệnh viện không chỉ có
ở các vết thƣơng nhiễm khuẩn, ở các chất thải và các dịch cơ thể mà còn
thƣờng xuyên có mặt trên da lành của NB. Mức độ ô nhiễm bàn tay của
NVYT phụ thuộc vào loại thao tác sạch hay bẩn và thờì gian thực hiện thao
tác trên ngƣời bệnh [2].
1.3 Phƣơng thức lây truyền các tác nhân gây nhiểm khuẩn bệnh viện
qua bàn tay:
Trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh nhân, các vi sinh vật gây bệnh
có ở da , vất thƣơng, các dịch cơ thể, quần áo, vật dụng sinh hoặt của bệnh

9
nhân va của nhân viên y tế, qua yếu tố trung gian là bàn tay, có thể lan
truyền đến mọi nơi bàn tay đụng chạm tới.



2. Các yếu tố ảnh hƣởng tới tuân thủ và hiệu quả vệ sinh bàn tay.
2.1. Kiến thức của nhân viên y tế về thực hành vệ sinh bàn tay.
Một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến tuân thủ vệ sinh bàn tay
thƣờng quy là kiến thức của NVYT về tầm quan trọng của thực hành vệ
sinh bàn tay trong phòng choonhs nhiễm khuẩn bệnh viện. Tại nhiều cơ sở
y tế vẫn còn một tỷ lệ lớn NVYT chƣa có kiến thức đầy đủ về tầm quan
trọng của VSBT trong phòng chống nhiểm khuẩn bệnh viện.
2.2.3. Kỹ thuật vệ sinh bàn tay
Vệ sinh bàn tay sẽ không loại bỏ đƣợc Vi khuẩn nếu không thực hiện
đúng quy trình. Một số vùng nhƣ đầu các ngón tay, kẽ móng tay, kẽ ngón
tay, mu ngón cái và mu bàn tay là những vùng thƣờng không tiếp xúc với
hóa chất Vệ sinh bàn tay nếu thực hiện vệ sinh bàn tay không đúng quy
trình . Vệ sinh bàn tay theo đúng các bƣớc trong quy trình giúp hóa chất
đƣợc dàn đều trên toàn bộ bề mặt bàn tay sẽ có hiệu quả loại bỏ Vi sinh vật
ở bàn tay.
3. Các biện pháp tăng cƣờng thực hành vệ sinh bàn tay.
3.1. Nâng cao kiến thức của nhân viên y tế về tầm quan trọng của thực
hành vệ sinh bàn tay

10

3.2. Tăng cƣờng giám sát tuân thủ vệ sinh bàn tay ở nhân viên y tế
3.3.Một số biện pháp khác
Để duy trì ý thức tuân thủ vệ sinh bàn tay của NVYT, ngoài những
biện pháp đã nêu trên, các cơ sở y tế cần phải kết hợp với nhiều biện pháp
khác nhƣ:
- Có quy định về vệ sinh bàn tay, đƣợc thể hiện bằng văn bản và đƣợc
phổ biến đến mọi NVYT để thực hiện.
- Thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau, kết hợp với

các biện pháp hành chính nhƣ phê bình, khiển trách, khen thƣởng
Tóm lại, có rất nhiều yểu tố ảnh hƣởng đến tuân thủ vệ sinh bàn tay
của NVYT, do đó không có một biện pháp đơn lẻ nào có thể cải thiện và
duy trì tốt ý thức tuân thủ vệ sinh bàn tay ở NVYT mà cần thiết phải có sự
phối hợp đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau .









11

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Những ngƣời trực tiếp tham gia khám, điều trị,
chăm sóc bệnh nhân, bao gồm; Bác sỹ, điều dƣỡng, hộ lý
- Tiêu chuẩn loại trừ : Những cán bộ y tế từ chối tham gia nghiên cứu.
Và cán bộ đang đi học
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Địa điểm nghiên cứu: Tại khoa Ngoại tiêu hóa bệnh viện trung ƣơng huế
Thời gian nghiên cứu:Từ ngày 25/04 đến 14/05 năm 2011
Thời gian bắt đầu từ 7h 30 phút đến 10h 30 phút trong các ngày hành
chính
2.3 Phƣơng pháp nghiêng cứu và thu thập số liệu
- Điền vào phiếu trả lời bằng cách phát trực tiếp cho nhân viên

- Quan sát trực tiếp bằng bảng kiểm tra
- -Cách đánh giá:

Giám sát viên lựa chọn vị trí quan sát không gây sự chú ý đối với NVYT
và quan sát các đối tƣợng NVYT thực hiện những thao tác chăm sóc, điều
trị bệnh nhân tại các buồng bệnh hoặc giƣờng bệnh đƣợc lựa chọn ngẫu
nhiên. Tuân thủ vệ sinh bàn tay đƣợc xác định khi NVYT có vệ sinh bàn
tay bằng nƣớc sạch và xà phòng, cồn hoặc dung dịch khử khuẩn. Xác định
là không tuân thủ khi không rửa tay hoặc rửa tay bằng nƣớc không.
-Cách tính tỷ lệ tuân thủ vệ sinh bàn tay ở nhân viên y tế.


12

Số lần có vệ sinh bàn tay
Tỷ lệ (%) tuân thủ VSBT = x 100
Tổng số cơ hội cần VSBT theo quy định
2.4. Một số giả định về mối liên quan với tuân thủ vệ sinh bàn tay:
- Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho vệ sinh tay; nƣớc, xà phòng, khăn,
cồn sát khuẩn…
- Tuổi và giới tính
- Mức độ nguy cơ gây nhiểm khuẩn bệnh viên, mức độ công việc với tuân
thủ vệ sinh bàn tay.
- Khác biệt sự tuân thủ giữa các thành phần NVYT: Bác sĩ, Điều dƣỡng.
Và các yếu tố khác
2. 5. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu:
-Sử dụng các phân tích đơn biến để xác định mối liên quan giữa tuân thủ
VSBT ở nhân viên y tế và các yếu tố liên quan.
-Dữ liệu đƣợc nhập và xử lý
2.7.Một số khái niệm trong khuôn khổ nghiên cứu

- Rửa tay nhanh bằng cồn (sát khuẩn tay nhanh): sử dụng cồn hoặc các hóa
chất sát khuẩn nhanh để rửa tay.
- Rửa tay bằng nƣớc và xà phòng: Sử dụng dung dịch xà phòng và nƣớc để
rửa tay, dung dịch xà phòng có chất sát khuẩn.
- Rửa tay bằng nƣớc: Không sử dụng hóa chất (Cồn, xà phòng ) để rửa
tay,chỉ rửa tay dƣới vòi nƣớc chảy.


13

- Các cơ hội rửa tay: Theo định nghĩa đƣợc mô tả thành các cơ hội cụ thể
nhƣ sau:
+ Vào một buồng bệnh
+ Rời khỏi buồng bệnh
+ Trƣớc khi tiến hành bất cứ một quy trình, thủ thuật nào trên bệnh nhân.
+ Sau khi thực hiện một quy trình hoặc thủ thuật trên bệnh nhân
+ Khi chuyển đổi quy trình, thủ thuật trên một bệnh nhân
+ Khi bàn tay bị nhiễm bẩn
+ Trƣớc khi đeo găng tay vô khuẩn
+ Sau khi tháo găng
+ Khi chuyển thăm khám, chăm sóc từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác
+ Sau khi xử lý các dụng cụ nhiễm bẩn
+ Sau khi tiếp xúc với bệnh phẩm, các chất tiết của ngƣời bệnh.
2.8. Những khó khăn và hạn chế của đề tài.
Nghiên cứu thực hành vệ sinh bàn tay chỉ tiến hành 189/240 nhân viên y
tế chƣa tiến hành trên toàn bệnh viện,
Nghiên cứu này chỉ thực hiện trong giờ hành chính, quan sát ngẫu nhiên
không thực hiện hết tại các thời điểm do vậy có thể phản ánh chƣa đầy đủ
về thực hành vệ sinh tay của NVYT toàn bệnh viện.



14

Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thông tin chung
Bác sĩ: 6 Điều dƣỡng: 22 Hộ lý: 6
Số phiếu phát ra là 34 và thu lại đƣợc là 34
- Số lần quan sát đƣợc cơ hội rửa tay của nhân viên là: 135 cơ hội
- Số buồng bệnh nặng là: 2. Số buồng chăm sóc thƣờng: 5
1/Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu kiến thức vệ sinh bàn tay
của nhân viên y tế:
Bảng 3.1: Mức độ nhận thức chung của nhân viên y tế:

Tổng số nhân viên
y tế
Số nhân viên y tế
trả lời đúng
Số nhân viên y tế
trả lời không đúng
34
32
2
100%
94%
6%

Bảng trên cho thấy cos 34 nhân viên y tế tham gia trả lời các câu hỏi về
kiến thức vệ sinh bàn tay, trong đó có 32 nhân viên y tế trả lời đúng tất cả
các câu hỏi đạt 94%, và trả lời không đúng 2 nhân viên y tế đạt 6%



Biểu đồ 3.1





15
Bảng 3.2: Số nhân viên y tế phân bổ nhận thức theo chuyên môn
Biểu đồ3.2

100%
96%
83%
TL %
B SI
Ð D
TÐCM
H L

Bang3.3 sự phân bố nhân viên theo giới tính và tuổi






Bảng3.3: cho thấy số nhân viên y tế tham gia nghiên cứu về kiến
thức cơ bản về VSBT là 34 trong đó chủ yếu là nữ 28 còn nam 6

chiếm một tỷ lệ nữ rất đông 83%. Độ tuổi nhân viên trẻ <30 chiếm
tỉ lệ cao 65%, > 30 tuổi chỉ co 35%
Biểu đồ3.3
65%
35%

Trình độ chuyên
môn

Tổng số nhân viên
phân bố theo chuyên
môn
Số nhân viên trả
lời đúng
Tỷ lệ%
Bác sĩ
6
6
100%
Điều dƣỡng
22
21
96%
Hộ lý
6
5
83%
Tổng cộng
34
32


Tuổi
Giới
Số nhân
viên
<30
22
Nam
Nữ
>30
12
6
28
34

16


Bảng 3.4: Nhận thức của nhân viên y tế về thực hành VSBT tính theo từng
câu hỏi
Nội dung câu hỏi
Trả lời
đúng

Tỉ
lệ%
1. NVYT tuân thủ đúng quy trình, thời điểm VSBT có
thể làm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện ở bệnh nhân?
32


94
2. VSBT trƣớc và sau khi tiếp xúc với mỗi BN có tác
dụng bảo vệ bệnh nhân và nhân viên y tế?
31

91
3. Bệnh viện có hƣớng dẫn thực hanhfVSBT sẽ giúp
NVYT thực hiện đúng yêu cầu VSBT?
32

94
4. NVYT tuân thủ đúng quy trình, thời điểm VSBT có
thể làm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện ở Nhân viên y tế?
31

91
5. Mang găng không phải là biện pháp thay thế cho rửa
tay.
28

82
6. Trang bị đầy đủ phƣơng tiện rửa tay (nƣớc sạch, hóa
chất rửa tay, khăn lau tay) sẽ làm NVYT rửa tay
thƣờng xuyên hơn.
32

94
7.Rửa tay bằng xà phòng và nƣớc có thể loại bỏ hầu hết
các vi sinh vật có ở bàn tay.
31


91
Bảng 2 cho thấy NVYT nhận thức đúng về vai trò của mang găng không
phải là biện pháp thay thế cho rửa tay chỉ đạt 82%, đến 91% trở lên NVYT
nhận thức đúng về các câu hỏi còn lại





17

2. Nhận thức chung của nhân viên y tế về thực hành vệ sinh tay trƣớc và
sau mỗi lần thăm khám và chăm sóc bệnh nhân:
Bảng 3.5: Tỷ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT ở các đối tƣợng khác nhau





Bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ VSBT của Bác sỹ là( 73%) thấp hơn tỷ lệ tuân thủ
VSBT của điều dƣỡng là 12%, Điều dƣỡng đạt (83%) . hộ lý tỷ lệ tuân thủ
thấp hơn nhiều so với Bác sỹ và Điều dƣỡng chỉ đạt 47%

73%
83%
47%
TL %
B SI
Ð D

H L
NVYT
Biểu đồ 3. 5
Bảng3.6: Liên quan giữa mức độ nguy cơ với tuân thủ rửa tay
Đối tượng
Số cơ hội
quan sát được
Số lần tuân
thủ
Số lầnkhông
tuân thủ
(%)tuân
thủ
Bác sỹ
34
25
9
73%
Điều dƣỡng
96
82
14
83%
Hộ lý
15
7
8
47%
Buồng bệnh
Số cơ hội

quan sát
đƣợc
Số tuân thủ
Số không
tuân thủ
Tỷ lệ % tuân
thủ
BB NẶNG
57
52
5
91%
BB Chăm soc
thƣờng
78
62
16
79%

18

Qua bảng trên cho thấy nhận thức của nhân viên y tế có sự phân biệt, chú ý
nhiều đến buông bệnh nhân nặng hơn trong khâu vệ sinh bàn tay đạt 91%
cơ hội tuân thủ. Trong khi buồng bênh thƣờng chỉ đạt 79%
79%
91%
TL %
BBN
BCST
BB

Biểu đồ 3.6
Bảng 3.7: Tỷ lệ sử dụng dung dịch rửa:
Dung dịch sử
dụng
Nƣớc
Nƣớc và xà
phòng
Dung dịch sát
khuẩn tay nhanh
Tỷ lệ dùng
8
18
88
Tỷ lệ %
7%
16%
77%
Bảng 3.7: cho thấy sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh đạt tỷ lệ rất
cao 77%
Biểu đồ 3.7




19


Bảng 3.8: Tỷ lệ tuân thủ cơ hội theo từng thủ thuật



Tiêm truyền
Thay băng
Hút đàm
giải
Tiêp xúc bệnh
nhân
Cơ hội quan sát
59
41
5
30
Cơ hội tuân thủ
51
35
4
25
% tuân thủ
86
85
80
83

86%
85%
80%
TL %
TT
TB
HÐG
83%

TXBN
Biểu đồ 3.8









20




Chƣơng 4
BÀN LUẬN
1. Đặc điểm chung
- Đối tƣợng nghiên cứu về kiến thức về VSBT
Qua nghiên cứu về đối tƣợng cho thấy 34 NVYT trong đó nhân viên y tế
nữ 28 chiếm 82% và nam 5 chiếm 18%
Trình độ chuyên môn chủ yếu là điều dƣỡng 22 (64%), Bác sỹ 6(18%), hộ
lý 6(18%)
- Đối tƣợng nghiên cứu về thực hành về VSBT
Qua nghiên cứu về đối tƣợng thực hành vệ sinh bàn tay cho thấy 34 NVYT
trong đó phần lớn nhân viên y tế trong độ tuổi <=30 tuổi(65%), NVYT độ
tuổi >30 (35%). Điều này cho thấy công tác chăm sóc ngƣời bệnh chủ yếu
là cán bộ trẻ khoẻ rất thuận lợi cho việc triển khai các hoạt đông mới.
Trình độ chuyên môn chủ yếu là điều dƣỡng 22 (64%), Bác sỹ 6(18%), hộ

lý 6(18%) điều này cho thấy tỷ lệ NVYT là điều dƣỡng chiếm tỷ lệ rất cao
so với các đối tƣợng khác trong bệnh viện.
2.Kiến thức của nhân viên y tế về vệ sinh bàn tay:
Kết quả nghiên cứu đánh giá kiến thức của nhân viên y tế về vệ sinh bàn tay
thƣờng quy tại 10 bệnh viện khu vực phía bắc năm 2005 của Nguyễn Việt
Hùng và cộng sự báo cáo tại hội nghị khoa học chống nhiễm khuẩn lần 1 tại
thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ NVYT trả lời đúng tất cả các câu hỏi
về VSBT chỉ đạt 43,5%, không có sự khác biệt về kiến thức của NVYT về
VSBT khi tính theo tuổi, giới và trình độ chuyên môn.

21
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhận thức của nhân viên y tế về VSBT
tốt ở mọi đối tƣợng, lứa tuổi, giới, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác
và giữa các khoa.
Tỷ lệ NVYT có kiến thức đúng về VSBT cao hơn, (82%) đã trả lời đúng tất
cả các câu hỏi, trong đó tỷ lệ điểm đạt của các câu hỏi là 96%, điều đó cho
thấy NVYT có kiến thức đúng về VSBT, họ đã hiểu rõ tầm quan trọng của
VSBT trong phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, điều đó còn phản ánh
công tác giáo dục đào tạo, tập huấn cho NVYT các kiến thức cơ bản về
VSBT đã đƣợc đầu tƣ thoả đáng và rất có hiệu quả trong thời gian qua.
Từ kết quả trên cho thấy việc đào tạo, tập huấn thƣờng xuyên có tác dụng
nâng cao kiến thức của NVYT về VSBT do đó cần phải duy trì tốt công tác
đào tạo làm cơ sở cho việc tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trong thực hành
kiểm soát NKBV.
3. Tuân thủ vệ sinh bàn tay ở nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ vệ sinh bàn tay chung của
NVYT đạt 68%, trong đó điều dƣỡng có tỷ lệ tuân thủ VSBT(83%), Bác sỹ
đạt(73%) cao hơn (12%), kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Vũ Văn Giang về đánh giá hiệu quả của VSBT thƣờng quy trong phòng
chống nhiễm khuẩn bệnh viện thì điều dƣỡng là đối tƣợng có tỷ lệ tuân thủ

VSBT (65,8%) cao hơn bác sỹ (55,3%). Kết quả giám sát tại hai bệnh viên
trung ƣơng năm 2010, bệnh viện trung ƣơng Huế của Trần Hữu Luyện kết
quả Bác sỹ có tỷ lệ tuân thủ là 34,1% điều dƣỡng là 57,4%. Tại bệnh viện
Chợ Rẫy Bác sỹ là 42,3% và điều dƣỡng là 45,7%.
Tỷ lệ tuân thủ VSBT chung của NVYT chƣa cao (68%) mặc dù 96%
NVYT nhận thức tốt về VSBT, điều đó có thể nói rằng việc tuân thủ VSBT
tại khoa ngoại tiêu hóa bệnh viện trung ƣơng Huế không phải là do NVYT
chƣa hiểu về tầm quan trọng của VSBT trong chăm sóc ngƣời bệnh, mà có

22
thể do điều kiện khách quan bệnh nhân quá tải, hay thiếu phƣơng tiện sử
dụng nhƣ khăn lau tay, dung dịch sát khuẩn…v.v
Cũng trong nghiên cứu này tỷ lệ NVYT sử dụng cồn khử khuẩn tay là
(77%) cao hơn rất nhiều so với rửa tay bằng nƣớc và xà phòng (16%), Kết
quả này cũng phù hợp với kết quả giám sát của Trần Hữu Luyện tại bệnh
viên trung ƣơng Huế năm 2010 tỷ lệ rửa tay bằng nƣớc và xà phòng là
16,6% trong khi tỷ lệ VSBT bằng cồn là 83,4%.Qua kết quả này ta thấy rõ
rằng cồn khử khuẩn tay đƣợc NVYT sử dụng nhiều hơn rửa tay bằng nƣớc
và xà phòng, sử dụng cồn khử khuẩn tay có thể là một lựa chọn tốt hơn vì
tiện sử dụng, mất ít thời gian, hiệu lực diệt khuẩn tốt. Nghiên cứu nhiều tác
giả khác cùng có kết quả tƣơng đƣơng nhƣ chúng tôi
4.Sự tuân thủ vệ sinh bàn tay ở các thời điểm khác nhau:
Cơ hội nhân viên phải thực hiên vệ sinh bàn tay quan sát đƣợc nhiều nhất là
tiêm truyền (67 cơ hội) tiếp theo là tiếp xúc với bệnh nhân(22 cơ hội). Cơ
hội quan sát đƣợc ít nhất là hút đờm dãi (5 cơ hội). Cơ hội quan sát thay
băng là 41. Tỷ lệ tuân thủ VSBT thƣờng cao ở các tình huống quan trọng
nhƣ sau các thủ thuật tiêm truyền, sau hút đờm dãi và sau thay băng.Tỷ lệ
tuân thủ VSBT tiêm truyền là 86% sau hút đờm dãi là (80%), sau thay băng
(85%), sau tiếp xúc bệnh nhân là 83% (Kết quả giám sát của Lê thị Trang
Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2010 Trƣớc tiếp xúc bệnh nhân 25,1%, sau tiếp

xúc bệnh nhân là 44,5%).
5.Mối liên quan giữa tuân thủ VSBT với các yểu tố.
- Đánh giá mối liên quan giữa tuổi giới với tuân thủ VSBT cho thấy tỷ lệ
tuân thủ VSBT ở tuổi <= 30 có tỷ lệ cao 22 nhân viên đƣợc khảo sát thì tới
82 cơ hội tuân thủ nhóm tuổi >30 là 12 nhân viên đƣợc khảo sát thì chỉ có
32 cơ hội tuân thủ sự khác biệt này chứng tỏ những ngƣời lớn tuổi chƣa
thay đổi đƣợc thói quen VSBT. Điều này cho thấy để thay đổi đƣợc thói

23

quen VSBT ở nhóm tuổi >30 cần phải có sự giám sát hỗ trợ thƣờng xuyên
hơn.
- Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh bàn tay ở những buồng bệnh nặng đạt tỷ lệ cao hơn
ở buồng bệnh thƣờng là 12% chứng tỏ cho thấy ý thức của nhân viên về
chăm sóc bệnh nhân khá tốt đối với những nơi có nguy cơ cao về nhiễm
khuẩn bệnh viện


















24

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 34 mẫu và 135 cơ hội quan sát vệ sinh bàn tay của nhân
viên y tế
- Kiến thức cơ bản về vệ sinh bàn tay của NVYT đạt mức khá. Tỷ lệ
NVYT trả lời đúng tất cả các câu hỏi đạt 82%.
Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh bàn tay chung của NVYT đạt 68%, trong đó điều
dƣỡng 83%, Bác sỹ 73%, hộ lý chỉ đạt 47%
-Sự tuân thủ VSBT của NVYT làm việc tại các buồng bệnh nặng có nguy
cơ nhiễm khuẩn cao tốt hơn so với NVYT làm việc tại các buồng bệnh
khác, cho thấy việc VSBT không phụ thuộc vào áp lực công việc, chủ yếu
do ý thức và thói quen.
-VSBT bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh là phƣơng pháp rửa tay đƣợc
NVYT sử dụng nhiều hơn sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cho thấy việc
tăng cƣờng phƣơng tiện vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh có
ý nghĩa quyết định trong việc tăng cơ hội thực hành VSBT tốt cho NVYT.
- Tăng cƣờng vị trí có cồn sát khuẩn tay tại các giƣờng bệnh, xe tiêm, xe
thay băng, cửa ra vào, buồng thủ thuật… sẽ làm cho NVYT tăng tuân thủ
VSBT
- Có thể do còn tính đối phó nhiều khi có sự kiểm tra giám sát trong suy
nghĩ của từng nhân viên nên tỷ lệ nghiên cứu đạt khá cao, quan trọng là thói
quen và ý thức của nhân viên trong công việc hàng ngày
- Tuân thủ vệ sinh tay trƣớc khi thực hành chăm sóc ngƣời bệnh có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong phòng ngừa các nhiễm khuẩn do chăm sóc y tế
gây nên nhƣng trƣớc khi thăm khám, tiếp súc và trƣớc khi đi găng là cơ hội
dễ bị NVYT bỏ qua nhiều nhất.


25


KIẾN NGHỊ
-Tăng cƣờng hƣớng dẫn có kỹ năng vệ sinh tay cho NVYT, truyền thông
giáo dục cho NVYT và ngƣời bệnh cùng tham gia vào việc tuân thủ vệ sinh
tay sễ giúp cho chăm sóc y tế an toàn hơn.
- Tăng cƣờng nhiều phƣơng tiện vệ sinh aty để NVYT có cơ hội thực hành
vệ sinh tay.
- tăng cƣờng giám sát tuân thủ vệ sinh tay tạo thói quen trong hoạt động
chăm sóc hàng ngày có ý nghĩa quyết định đến chất lƣợng chăm sóc y tế an
toàn cho ngƣời bệnh và NVYT.














×