Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

TIỂU LUẬN HÓA TRỊ LIỆU HORMON TRỊ LIỆU TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.63 KB, 18 trang )

1

Tiểu luận hormon trị liệu trong điều trị ung thư vú Nguyễn Thu Minh CH17
























TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI




TIỂU LUẬN HÓA TRỊ LIỆU



HORMON TRỊ LIỆU TRONG
ĐIỀU TRỊ UNG THƢ VÚ



NGUYỄN THU MINH
Mã sinh viên: 1211048






Hà nội, tháng 4 năm 2013
2

Tiểu luận hormon trị liệu trong điều trị ung thư vú Nguyễn Thu Minh CH17

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần 1: ĐẠI CƢƠNG
1. Đại cương về ung thư và nguyên nhân gây ung thư
2. Ung thư vú
2.1 Định nghĩa
2.2 Triệu chứng ung thư vú
Phần 2: HORMON TRỊ LIỆU

1. Hormon
1.1 Định nghĩa hormon
1.2 Vai trò của hormon trong sự phát triển của ung thư vú
2. Liệu pháp điều trị bằng hormon
3. Các cơ chế điều trị bằng hormon trong điều trị ung thư vú
4. Các phác đồ điều trị bằng hormon trong điều trị ung thư vú
5. Tác dụng phụ của hormon
6. Ảnh hưởng của các thuốc khác đến hormon trị liệu
Phần 3: MỘT SỐ THUỐC CHÍNH
1. Tamoxifen
2. Anastrozole
3. Goserelin
3

Tiểu luận hormon trị liệu trong điều trị ung thư vú Nguyễn Thu Minh CH17

4. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, ung thư là một bệnh có tỷ lệ tử vong cao, đang được cả thế
giới quan tâm.
Số người mắc bệnh có xu hướng ngày càng tăng.
Số ca ước lượng trên thế giới:
-Năm 1980: 6,4 triệu
-Năm 1985: 7,6 triệu
-Năm 2000: 10,3 triệu
Mặc dù chi phí cho điều trị lớn song hiệu quả lại rất thấp, vì cho đến
nay người ta vẫn còn chưa biết đích xác nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Do
đó chưa tìm được thuốc nào điều trị đạt được kết quả một cách triệt để.
Mỗi năm tại Mỹ Có đến 200,000 phụ nữa bị bệnh ung thư vú và có 40,000
phụ nữ bị chết vì căn bệnh này. Ở Việt Nam, ung thư vú là bệnh phụ nữ hay
gặp nhất trong các loại ung thư và có tới 50% người bệnh được phát hiện ở

giai đoạn muộn nên việc điều trị rất khó khăn và kém hiệu quả. Tuy trong
những năm qua, đã có rất nhiều tiến triển trong việc định và chữa bệnh ung
thư vú, người ta vẫn nhấn mạnh đến sự quan trọng của việc khám phá bệnh
sớm cũng như thay đổi lối sống cho tốt đẹp hơn và dùng thuốc tamoxifen để
giảm thiểu những nguy cơ của bệnh ung thư vú.
Vì vậy, trong tiểu luận này chúng tôi chỉ xin được đề cập đến điều trị
ung thư vú bằng hormon








4

Tiểu luận hormon trị liệu trong điều trị ung thư vú Nguyễn Thu Minh CH17

Phần 1: ĐẠI CƢƠNG
1. Đại cƣơng về ung thƣ và nguyên nhân gây bệnh ung thƣ
Ung thư là một loại bệnh do sự phát triển không bình thường của tế
bào. Cơ thể của con người được hình thành từ rất nhiều loại tế bào. Bình
thường những tế bào được phát triển và phân chia khi cơ thể cần đến. Tuy
nhiên đôi khi các tế bào tiếp tục phân chia kể cả khi không cần thiết làm hình
thành nên những nhóm mô gọi là khối u.
- U lành: có thể cắt bỏ mà không phát sinh thêm nữa.
- U ác là ung thư, chúng có thể lan toả và hình thành u mới ở các vị trí
khác trong cơ thể.


Một số nguyên nhân gây bệnh.
 Nguyên nhân bên trong: Yếu tố di truyền, nội tiết.
 Nhuyên nhân bên ngoài:
-Tác nhân vật lý: Các bức xạ.
-Tác nhân hoá học: Thuốc lá, thực phẩm ô nhiễm, Hoá chất, Môi tường.
-Do nghề nghiệp.
-Tác nhân sinh học: Virus, ký sinh trùng
2. Ung thƣ vú
2.1 Khái niệm:
Ung thư vú khi các tế bào trong vú, vì một nguyên nhân gì chưa rõ, mọc
và lớn mạnh một cách bất thường, chiếm hết cả vú và lan ra các bộ phận khác.
Loại ung thư vú thông thường nhất là ung thư các ống dẫn sữa, nhưng
các tuyến sữa hoặc các mô tế bào khác cũng có thể là nơi bị ung thư.
2.2 Triệu chứng bệnh ung thư vú
- Một cục u trong vú. Đa số những cục u này không phải là ung thư. Tuy
nhiên, triệu chứng thông thường nhất của ung thư vú chính là một cục u hoặc
một chỗ dầy lên trong vú. Thường thường cục u này không đau.
- Chẩy nước trong hay có máu từ núm vú.
5

Tiểu luận hormon trị liệu trong điều trị ung thư vú Nguyễn Thu Minh CH17

- Núm vú bị kéo vô trong hay lõm vào.
- Kích thước của vú thay đổi.
- Da chỗ vú bị phẳng ra hay lõm xuống.
- Da chỗ vú bị đỏ hay lỗ chỗ như vỏ cam.
Nhiều bệnh khác của vú cũng gây ra nhiều thay đổi. Do đó, không phải thay
đổi nào của vú cũng là triệu chứng của bệnh ung thư.





















6

Tiểu luận hormon trị liệu trong điều trị ung thư vú Nguyễn Thu Minh CH17

Phần 2: HORMON TRỊ LIỆU

1. Hormon
1.1. Định nghĩa hormon
Hormon là những chất hóa học do một nhóm tế bào hoặc một tuyến nội
tiết bài tiết vào máu rồi được máu đưa đến các tế bào hoặc các mô khác trong
cơ thể và gây ra các tác dụng sinh lý tại đó.
1.2. Vai trò của hormon trong sự phát triển của ung thư vú

Estrogen and progesterone là các hormon được sản xuất ra từ buồng
trứng ở phụ nữ hoặc ở một số mô như mô mỡ và da. Estrogen kích thích sự
phát triển và duy trì tính năng tình dục ở phụ nữ và sự phát triển của xương.
Progesterone đóng vai trò trong chu kỳ kinh nguyệt và khi có thai.
Estrogen và progesterone đều có thể kích thích sự phát triển của một số
loại ung thư vú nhạy cảm hormon hay ung thư vú phụ thuộc hormon.
Các tế bào ung thư vú nhạy cảm với hormon có các hormon receptor,
các receptor này hoạt hóa khi liên kết với các hormone, các hormon hoạt hóa
này sẽ thay đổi sự truyền mã của một số gen do đó kích thích tế bào phát
triển.
Để xác định ung thư vú có chứa các hormone receptor, cần lấy mầu từ
các khối u. Nếu tế bào ung thư có estrogen receptor, ung thư này gọi là
estrogen receptor-dương tính (ER-positive), nhạy cảm estrogen. Nếu tế bào
ung thư có progesterone receptor, ung thư này gọi là progesterone receptor-
dương tính (PR- or PgR-positive). Khoảng 70 % ung thư vú là ER-dương
tính. Hầu hết ung thư vú ER-dương tính cũng là PR-dương tính (1).
Ung thư vú không có estrogen receptor gọi là estrogen receptor-âm tính
(ER-negative). Các tế bào ung thư không nhạy cảm với estrogen có nghĩa là
chúng không sử dụng estrogen để phát triển. Ung thư vú không có
progestrogen receptors gọi là progestrogen receptor-âm tính (PR-negative).
2. Liệu pháp điều trị bằng hormon
7

Tiểu luận hormon trị liệu trong điều trị ung thư vú Nguyễn Thu Minh CH17

Liệu pháp điều trị bằng hormon là chậm hoặc ngừng sự phát triển của
các tế bào ung thư nhạy cảm hormon bằng cách ức chế khả năng sản xuất
hormon của cơ thể hoặc tác động vào các hoạt động của hormon. Các tế bào
ung thư không nhạy cảm với hormon không đáp ứng với liệu pháp này.
Hormon trong điều trị ung thư vú khác với hormon trong điều trị mãn

kinh hoặc liệu pháp điều trị thay thế hormon.
3. Các cơ chế trị liệu bằng hormon trong điều trị ung thƣ vú.
 Ức chế chức năng của buồng trứng: Vì buồng trứng là nơi sản
xuất estrogen nhiều nhất, nồng độ estrogen sẽ giảm khi ức chế hoặc cắt bỏ
buồng trứng. Cắt bỏ buồng trứng bằng phẫu thuật. Ức chế tạm thời buồng
trứng bằng các chất chủ vận gonadotropin-bài tiết hormone (GnRH). Các
thuốc này ức chế tuyến yên, làm ngừng kích thích buồng trứng sản xuất
estrogen. Các thuốc ức chế buồng trứng gồm có goserelin (Zoladex)
và leuprolide (Lupron).
 Ức chế sản xuất estrogen: Các thuốc ức chế hoạt tính của enzym
aromatase. Các thuốc ức chế Aromatase được sử dụng chủ yếu ở các phụ nữ
tiền mãn kinh do buồng trứng sản xuất quá nhiều aromatase Các thuốc này có
thể phối hợp với các thuốc ức chế buồng trứng. Một số thuốc ức chế
aromatase là anastrozole (Arimidex) , letrozole (Femara), 2 thuốc này ức chế
tạm thời aromatase, và exemestane (Aromasin), ức chế không hồi phục
enzyme.
 Ức chế tác dụng của estrogen: Một số thuốc có khả năng ngăn cản
tác dụng của estrogen.
+ Tác nhân điều biến chọn lọc estrogen (Selective estrogen receptor
modulators: SERMs) liên kết với các estrogen receptor, ngăn cản các
recetor này liên kết với estrogen. Một số thuốc như tamoxifen
(Nolvadex), raloxifene (Evista), và toremifene (Fareston).
Tamoxifen đã được sử dụng hơn 30 năm trong điều trị ung thư vú
Vì các SERMs liên kết với estrogen receptors nên nó không ức
8

Tiểu luận hormon trị liệu trong điều trị ung thư vú Nguyễn Thu Minh CH17

chế hoạt động của estrogen nhưng cũng làm giảm tác dụng của
estrogen. Đa số các SERMs hoạt động như thuốc đối kháng estrogen

ở một số cơ quan nhưng lại là chất chủ vận estrogen ở một số cơ quan
khác như tamoxifen ức chế hoạt tính của estrogen ở vú nhưng lại có
hoạt tính như estrogen ở tử cung và xương.
+ Các thuốc kháng estrogen khác: như fulvestrant (Faslodex®), có
tác dụng ức chế hoạt tính của estrogen. Như SERMs, fulvestrant gắn
với estrogen receptor và có tác dụng như là chất đối kháng estrogen.
Nhưng khác với SERMs, fulvestrant không có tác dụng chủ vận Thêm
vào đó khi thuốc liên kết với estrogen receptor, receptor sẽ bị phá hủy.
4. Các phác đồ trị liệu bằng hormon trong điều trị ung thƣ vú
Có ba phác đồ điều trị ung thư vú bằng hormon:
 Liệu pháp phối hợp trong giai đoạn sớm của ung thƣ vú: Các
nghiên cứu cho thấy sử dụng hormon phối hợp mang lại lợi ích kéo dài ít
nhất 5 năm tuổi thọ (2). Liệu pháp kết hợp sử dụng sau các liệu pháp chính
như sau phẫu thuật. Có thể kết hợp với xạ trị hoặc hóa trị hoặc điều trị bằng
tế bào đích.
Tamoxifen được chỉ định cho điều trị ơt phụ nữ trước và sau mãn kinh
vả ở nam giới. Anastrozole and letrozole được chỉ định cho bệnh nhân sau
mãn kinh.
Các thuốc ức chế aromatase như exemestane được chỉ định ở phụ nữ
sau mãn kinh đã sử dụng tamoxifen trước đó.
Cho đến gần đây, đa số các phụ nữ đã giảm được sự tái phát ung thư vú
khu dùng tamoxifen hàng ngày trong 5 năm. Tuy nhiên với sự ra đời của các
thuốc hormon mới được so sánh với tamoxifen thì việc sử dụng hormon trị
liệu càng trở nên phổ biến. (3–5).
- Sử dụng thuốc ức chế aromatase hàng ngày trong 5 năm thay cho
tamoxifen. - Sử dụng thuốc ức chế aromatase sau khi sử dụng tamoxifen 5
năm.
9

Tiểu luận hormon trị liệu trong điều trị ung thư vú Nguyễn Thu Minh CH17


- Sử dụng thuốc ức chế aromatase sau khi sử dụng tamoxifen 2-3 năm
cho đến khi tổng thời gian sử dụng hormon trị liệu là 5 năm.
Quyết định sử dụng loại hormon trị liệu nào và thời gian điều trị phải
dựa trên từng bệnh nhân.
 Điều trị ung thƣ di căn: Một vài liệu pháp điều trị hormon được phê
chuẩn cho điều trị ung thư vú nhạy cảm hormon di căn.
- Tamoxifen có hiệu quả trong điều trị ung thứ vú di căn ở cả nam và
nữ. (6).
- Toremifene cũng được phê chuẩn để điều trị.
- Thuốc đối kháng estrogen fulvestrant được chỉ định cho phụ nữ tiền
mãn kinh có ung thư vú nhạy cảm hormon di căn đã điều trị bằng các thuốc
kháng estrogen trước đó (7).
- Thuốc ức chế aromatase: anastrozole và letrozole là liệu pháp khởi
đầu trong điều trị ung thư vú di căn ở phụ nữ tiền mãn kinh (8, 9). Cả hai
thuốc cũng có thể sử dung ở phụ nữ tiền mãn kinh có ung thư vú phát triển
sau khi đã thất bại trong điều trị bằng tamoxifen (10).
 Điều trị kết hợp trƣớc phẫu thuật cắt bỏ vú: Sử dụng liệu pháp
hormon trước phẫu thuật cắt bỏ vú được nghiên cứu trong các thử nghiệm
lâm sàng (11). Mục đích của liệu pháp điều trị hormon trước là để giảm kích
thước khối u và có thể bảo tồn tuyến vú tránh phẫu thuật.
Không có liệu pháp hormon nào được FDA phê chuẩn trong điều trị
ung thư vú trước phẫu thuật.
5. Tác dụng phụ của hormon trị liệu
Tác dụng phụ của hormon trị liệu phụ thuộc chủ yếu và từng thuốc và
liệu pháp điều trị (5). Lợi ích và nguy cơ trong hormon trị liệu phải được cân
nhắc trên từng bệnh nhân. .
Ra mồ hôi đêm, khô âm đạo là các tác dụng phụ chủ yếu. Hormon trị
liệu làm ngừng chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.
Tamoxifen

10

Tiểu luận hormon trị liệu trong điều trị ung thư vú Nguyễn Thu Minh CH17

+ Nguy cơ tạo cục máu đông đặc biệt ở phổi và chân (12)
+ Đột quỵ (15)
+ Ngừng tim (16)
+ Ung thư tử cung (15, 17)
+ Mất xương ở phụ nữ tiền mãn kinh
+ Rối loạn cảm xúc
+ Ở nam: đau đầu, nôn, buồn nôn, mẩn ngứa, bất lực giảm hứng thú
tình dục.
Raloxifene
+ Nguy cơ tạo cục máu đông đặc biệt ở phổi và chân (12)
+ Đột quỵ (15)
Thuốc ức chế buồng trứng
+ Mất xương
+ Thay đổi cảm xúc
Thuốc ức chế aromatase
+ Nguy cơ bị đột quỵ, đau ngực, suy tim, tăng cholesterol (18)
+ Mất xương
+ Đau khớp (19–22)
+ Trầm cảm
Fulvestrant
+ Hội chứng tiêu hóa (23)
+ Yếu (23)
+ Đau
Liệu pháp phối hợp, trong đó bệnh nhân dùng tamoxifen trong 2 đến 3
năm, sau đó dùng tiếp thuốc ức chế aromatase 2 đến 3 năm sẽ đạt được hiệu
quả cân bằng giữa lợi ích và tác dụng không mong muốn trong liệu pháp

hormon trị liệu (15).
6. Ảnh hƣởng của các thuốc khác đến hormon trị liệu
11

Tiểu luận hormon trị liệu trong điều trị ung thư vú Nguyễn Thu Minh CH17

Một số thuốc như thuốc chống trầm cảm ( Các thuốc ức chế thu hồi
serotonin chọn lọc reuptake inhibitors, SSRIs), ức chế enzyme CYP2D6.
Enzyme này chuyển hóa tamoxifen nên làm giảm tác dụng của tamoxifen.
Có thể thay thể các thuốc ức chế chọn lọc thu hồi serotonin chọn lọc có
tác dụng ức chế mạnh CYP2D6 (paroxetine) bằng các thuốc khác có tác dụng
ức chế ít hơn như assertraline hoặc không có tác dụng ức chế như
venlafaxine, citalopram), hoặc phụ nữ tiền mãn kinh nên sử dùn thuốc ức chế
aromatase thay cho tamoxifen.
Các thuốc khác gây ức chế CYP2D6:
+ Quinidine
+ Diphenhydramine
+ Cimetidine



12

Tiểu luận hormon trị liệu trong điều trị ung thư vú Nguyễn Thu Minh CH17

Phần 3: MỘT SỐ THUỐC
1. Tamoxifen
- Chỉ định
Ðiều trị ung thư vú phụ thuộc estrogen ở phụ nữ đã có di căn. Ðiều trị hỗ
trợ ung thư vú phụ thuộc estrogen ở phụ nữ và được bổ sung thêm hóa trị liệu

ở 1 số trường hợp chọn lọc. Thuốc đã được dùng để điều trị hỗ trợ cho phụ nữ
có nguy cơ cao tái phát sau khi đã được điều trị ung thư vú tiên phát
Tamoxifen còn được dùng để kích thích phóng noãn ở phụ nữ vô sinh do
không phóng noãn.
- Chống chỉ định
+ Phụ nữ có thai: không dùng trong thời gian mang thai. Một số ít trường
hợp sẩy thai tự nhiên, khuyết tất thai và thai lưu đã được ghi nhận ở
phụ nữ có thai dùng thuốc mặc dù mối quan hệ nhân quả chưa được xác
lập.
+ Bệnh nhân nhạy cảm với thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Liều dùng
Ung thư biểu mô vú các dạng tiến triển 1-2 viên (20mg), chia làm 1-
2lần/ngày. Dự phòng tái phát 1 viên (20mg), chia làm 1-2 lần/ngày.
- Thận trọng
Cần theo dõi lâm sàng & xét nghiệm thường xuyên. Kiểm tra xuất huyết
âm đạo. Bệnh gan. Tăng lipoprotein huyết đã có từ trước. Giảm bạch cầu và
giảm tiểu cầu.
- Tác dụng phụ
Buồn nôn, nóng bừng mặt, ngứa âm hộ, xuất huyết âm đạo, giảm tiểu
cầu, rối loạn thị giác, đục thủy tinh thể. Ít gặp: thuyên tắc mạch.
2. Anastrozole
- Chỉ định
13

Tiểu luận hormon trị liệu trong điều trị ung thư vú Nguyễn Thu Minh CH17

Điều trị hỗ trợ cho phu nữ sau mãn kinh bị ung thư vú giai đoạn sớm có
thụ thể estrogen dương tính. Điều trị ung thư vú tiến triển ở phụ nữ sau mãn
kinh
- Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần thuốc, phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ có thai &
cho con bú. Suy thận (CICr < 20 Ml/phút). Bệnh gan trung bình hoặc nặng,
đang dùng tamoxifen hoặc trị liệu có chứa oestrogen.
- Liều dùng
Người lớn, kể cả người cao tuổi: 1 mg ngày 1 lần.
- Thận trọng
Không nên dùng cho trẻ em, phụ nữ bị loãng xương hoặc có nguy cơ
loãng xương.
- Tác dụng phụ
Cơn bốc hỏa, suy nhược, đau cứng khớp, khô âm đạo, tóc thưa, nổi mẩn,
buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, ít gặp: Xuất huyết âm đạo, nôn, ngủ gà, biếng
ăn, tăng cholesterol máu. Rất hiếm: Hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-
Johnson.
3. Goserelin
- Chỉ định
+ Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn muộn.
+ Ung thư vú: goserelin được chỉ định trong kiểm soát ung thư vú ở phụ
nữ tiền mãn kinh và cận mãn kinh thích hợp với đáp ứng điều trị qua cơ
chế hormon
- Chống chỉ định
+ Bệnh nhân có tiền sử nhạy cảm với thuốc hay các chất có cấu trúc
tương tự LHRH.
+ Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Liều dùng
+ Người lớn: tiêm dưới da thành bụng 3,6mg trước mỗi 28 ngày.
14

Tiểu luận hormon trị liệu trong điều trị ung thư vú Nguyễn Thu Minh CH17

+ Trẻ em: không dùng cho trẻ em.

Tác dụng phụ
+ Toàn thân: Hiếm có trường hợp phản ứng quá mẫn được ghi nhận, kể
cả một số biểu hiện của phản ứng phản vệ. Đau khớp cũng được ghi nhận.
Dị cảm không đặc hiệu cũng được ghi nhận. Nổi mẩn trên da, nói chung là
nhẹ, thường tự giảm mà không cần ngưng điều trị. Thay đổi về huyết áp, thể
hiện bằng hạ huyết áp hay tăng huyết áp. Những biến đổi này thường thoáng
qua, tự hết khi tiếp tục điều trị hay sau khi ngưng điều trị. Cũng giống như
các thuốc khác thuộc nhóm này, một số rất hiếm trường hợp ngập máu tuyến
yên đã được ghi nhận sau khi bắt đầu điều trị. Đôi khi có phản ứng tại chỗ
như là thâm tím nhẹ ở vùng tiêm chích dưới da.
+ Nam giới: Ảnh hưởng dược lý ở nam giới bao gồm: nóng bừng mặt, vã
mồ hôi, suy giảm tình dục, hiếm khi cần phải ngưng điều trị. Đôi khi sưng
và căng đau ở vú. Lúc khởi đầu điều trị, bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến có
thể bị tăng tạm thời triệu chứng đau xương mà các triệu chứng này có thể
kiểm soát được. Một số trường hợp riêng lẻ bệnh nhân bị nghẽn đường niệu
và chèn ép tủy sống được ghi nhận. Việc sử dụng chất chủ vận LHRH có thể
gây mất chất khoáng của xương.
+ Phụ nữ: Ảnh hưởng dược lý ở phụ nữ bao gồm nóng bừng mặt, vã mồ
hôi, thay đổi tình dục, nhưng hiếm khi cần phải ngưng thuốc. Ít gặp: nhức
đầu, thay đổi tâm trạng kể cả trầm cảm, khô âm đạo và thay đổi kích thước
vú. Bệnh nhân ung thư vú khi khởi đầu điều trị có thể bị tăng tạm thời các
dấu hiệu và triệu chứng mà các triệu chứng này có thể kiểm soát được. Ở
phụ nữ bị u xơ tử cung, sự thoái hóa u xơ có thể xảy ra. Hiếm khi, các bệnh
nhân ung thư vú có di căn đến xương bị tăng canxi huyết khi khởi đầu điều
trị U nang noãn và u nang hoàng thể đã được ghi nhận xảy ra sau khi điều
trị bằng LHRH. Hầu hết các u nang này đều không có triệu chứng, không có
chức năng nột tiết, có kích thước thay đổi và được hồi phục một cách tự
phát.
15


Tiểu luận hormon trị liệu trong điều trị ung thư vú Nguyễn Thu Minh CH17

Tài liệu tham khảo
1. Dunnwald LK, Rossing MA, Li CI. Hormone receptor status, tumor
characteristics, and prognosis: a prospective cohort of breast cancer
patients. Breast Cancer Research 2007; 9(1):R6. [PubMed Abstract]
2. Early Breast Cancer Trialists’ Collaborative Group (EBCTCG).
Relevance of breast cancer hormone receptors and other factors to the
efficacy of adjuvant tamoxifen: patient-level meta-analysis of randomised
trials. Lancet 2011; 378(9793)771–784. [PubMed Abstract]
3. Untch M, Thomssen C. Clinical practice decisions in endocrine
therapy. Cancer Investigation2010; 28 Suppl 1:4–13. [PubMed Abstract]
4. Regan MM, Neven P, Giobbie-Hurder A, et al. Assessment of letrozole
and tamoxifen alone and in sequence for postmenopausal women with steroid
hormone receptor-positive breast cancer: the BIG 1–98 randomised clinical
trial at 8.1 years median follow-up. Lancet Oncology 2011; 12(12):1101–
1108. [PubMed Abstract]
5. Burstein HJ, Griggs JJ. Adjuvant hormonal therapy for early-stage breast
cancer. Surgical Oncology Clinics of North America 2010; 19(3):639–647.
[PubMed Abstract]
6. Sawka CA, Pritchard KI, Shelley W, et al. A randomized crossover trial
of tamoxifen versus ovarian ablation for metastatic breast cancer in
premenopausal women: a report of the National Cancer Institute of Canada
Clinical Trials Group (NCIC CTG) trial MA.1. Breast Cancer Research and
Treatment 1997; 44(3):211–215. [PubMed Abstract]
7. Howell A, Pippen J, Elledge RM, et al. Fulvestrant versus anastrozole
for the treatment of advanced breast carcinoma: a prospectively planned
combined survival analysis of two multicenter trials. Cancer 2005;
104(2):236–239. [PubMed Abstract]
16


Tiểu luận hormon trị liệu trong điều trị ung thư vú Nguyễn Thu Minh CH17

8. Cuzick J, Sestak I, Baum M, et al. Effect of anastrozole and tamoxifen as
adjuvant treatment for early-stage breast cancer: 10-year analysis of the
ATAC trial. Lancet Oncology 2010; 11(12):1135–1141. [PubMed Abstract]
9. Mouridsen H, Gershanovich M, Sun Y, et al. Phase III study of letrozole
versus tamoxifen as first-line therapy of advanced breast cancer in
postmenopausal women: analysis of survival and update of efficacy from the
International Letrozole Breast Cancer Group. Journal of Clinical
Oncology 2003; 21(11):2101–2109. [PubMed Abstract]
10. Mauri D, Pavlidis N, Polyzos NP, Ioannidis JP. Survival with
aromatase inhibitors and inactivators versus standard hormonal therapy in
advanced breast cancer: meta-analysis. Journal of the National Cancer
Institute 2006; 98(18):1285–1291. [PubMed Abstract]
11. Chia YH, Ellis MJ, Ma CX. Neoadjuvant endocrine therapy in primary
breast cancer: indications and use as a research tool. British Journal of
Cancer 2010; 103(6):759–764. [PubMed Abstract]
12. Vogel VG, Costantino JP, Wickerham DL, et al. Effects of tamoxifen
vs raloxifene on the risk of developing invasive breast cancer and other
disease outcomes: the NSABP Study of Tamoxifen and Raloxifene (STAR)
P–2 trial. JAMA 2006; 295(23):2727–2741. [PubMed Abstract]
13. Vogel VG, Costantino JP, Wickerham DL, et al. Update of the National
Surgical Adjuvant Breast and Bowel Project Study of Tamoxifen and
Raloxifene (STAR) P–2 Trial: preventing breast cancer. Cancer Prevention
Research 2010; 3(6):696–706. [PubMed Abstract]
14. Goss PE, Ingle JN, Alés-Martinez JE, et al. Exemestane for breast-
cancer prevention in postmenopausal women. New England Journal of
Medicine 2011; 364(25):2381–2391. [PubMed Abstract]
15. Fisher B, Costantino JP, Wickerham DL, et al. Tamoxifen for

prevention of breast cancer: report of the National Surgical Adjuvant Breast
17

Tiểu luận hormon trị liệu trong điều trị ung thư vú Nguyễn Thu Minh CH17

and Bowel Project P–1 Study. Journal of the National Cancer Institute 1998;
90(18):1371–1388. [PubMed Abstract]
16. Gorin MB, Day R, Costantino JP, et al. Long-term tamoxifen citrate
use and potential ocular toxicity. American Journal of Ophthalmology 1998;
125(4):493–501. [PubMed Abstract]
17. Tamoxifen for early breast cancer: an overview of the randomised
trials. Early Breast Cancer Trialists’ Collaborative Group. Lancet 1998;
351(9114):1451–1467. [PubMed Abstract]
18. Amir E, Seruga B, Niraula S, Carlsson L, Ocaña A. Toxicity of
adjuvant endocrine therapy in postmenopausal breast cancer patients: a
systematic review and meta-analysis. Journal of the National Cancer
Institute 2011; 103(17):1299–1309. [PubMed Abstract]
19. Coates AS, Keshaviah A, Thürlimann B, et al. Five years of letrozole
compared with tamoxifen as initial adjuvant therapy for postmenopausal
women with endocrine-responsive early breast cancer: update of study BIG
1–98. Journal of Clinical Oncology 2007; 25(5):486–492. [PubMed Abstract]
20. Arimidex, Tamoxifen, Alone or in Combination (ATAC) Trialists’
Group. Effect of anastrozole and tamoxifen as adjuvant treatment for early-
stage breast cancer: 100-month analysis of the ATAC trial. Lancet
Oncology 2008; 9(1):45–53. [PubMed Abstract]
21. Coombes RC, Kilburn LS, Snowdon CF, et al. Survival and safety of
exemestane versus tamoxifen after 2–3 years’ tamoxifen treatment
(Intergroup Exemestane Study): a randomised controlled trial. Lancet 2007;
369(9561):559–570. Erratum in: Lancet 2007; 369(9565):906. [PubMed
Abstract]

22. Boccardo F, Rubagotti A, Guglielmini P, et al. Switching to anastrozole
versus continued tamoxifen treatment of early breast cancer. Updated results
of the Italian Tamoxifen Anastrozole (ITA) Trial. Annals of Oncology 2006;
17(Suppl 7):vii10–vii14. [PubMed Abstract]
18

Tiểu luận hormon trị liệu trong điều trị ung thư vú Nguyễn Thu Minh CH17

23. Osborne CK, Pippen J, Jones SE, et al. Double-blind, randomized trial
comparing the efficacy and tolerability of fulvestrant versus anastrozole in
postmenopausal women with advanced breast cancer progressing on prior
endocrine therapy: results of a North American trial. Journal of Clinical
Oncology 2002; 20(16):3386–3395. [PubMed Abstract]
24. Martindale 36
25.

×