Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Phân tích cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình so sánh nông thôn đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.3 KB, 78 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 5
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài 5
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 6
5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 6
5.1. Câu hỏi nghiên cứu 6
5.2. Khung lý thuyết 7
6. Phương pháp nghiên cứu 8
6.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến 8
6.1.1. Cách thức xây dựng bảng hỏi 8
6.1.2. Mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu 8
6.1.3. Quy trình khảo sát 8
6.2. Phương pháp phỏng vấn sâu 8
6.3. Phương pháp phân tích tài liệu 9
6.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 9
Chương 1 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 10
1. Cơ sở lý luận và lý thuyết áp dụng 10
1.1.Cơ sở lý luận 10
1.2.Lý thuyết áp dụng 12
1.2.1 Lý thuyết cơ cấu quỹ thời gian (budget time) 12
1.2.2. Lý thuyết bất bình đẳng giới 16
Bất bình đẳng giới đó là sự không ngang bằng nhau giữa cá nhân nam giới và
phụ nữ, giữa các nhóm phụ nữ và nam giới trong các cơ hội, việc tiếp cận
nguồn lực và sự sử dụng các thành quả xã hội 16
F.Tonnies khi trình bày về bất bình đẳng xã hội cũng đã đề cập đến bất bình
đẳng về giới, ông mô tả các bất bình đẳng xã hội ví dụ giữa nam giới và phụ
nữ, giữa tư sản và công nhân. Phụ nữ và công nhân trở nên khốn khổ trong
1


quá trình văn minh hoá thời hiện đại và điều đó đem lại những hậu quả xã hội
tương ứng [ 6,119] 16
Bất bình đẳng giới là kết quả của vô số những sự bất bình đẳng về kinh tế, xã
hội, văn hoá và chính trị chồng chéo lên nhau và chúng củng cố lẫn cho nhau.
Chúng khiến cho phụ nữ ít có khả năng tiếp cận đến quyền về tài sản, của cải
và giáo dục và hạn chế khả năng tiếp cận của họ đến thị trường lao động và
các lĩnh vực hoạt động bên ngoài gia đình. Đến lượt nó, điều này lại ngăn cản
khả năng phụ nữ có thể tác động đến các quyết định trong gia đình (WB,
2006: 80 – 81) 16
2. Các khái niệm công cụ 19
2.1. Khoảng cách giới (gender gap) 19
2.2. Vai trò giới 23
2.3. Khác biệt giới 26
4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 30
4.1. Tình hình nghiên cứu ở các nước trên thế giới 30
4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 33
Chương 2 39
CƠ CẤU QUỸ THỜI GIAN CỦA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH:
SO SÁNH NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ 39
2.1. Mô tả khoảng cách giới về cơ cấu quỹ thời gian trong gia đình 39
2.1.1 Thời gian dành cho hoạt động ngủ 41
2.1.2. Thời gian dành cho công việc gia đình 42
2.1.4. Thời gian dành cho hoạt động giải trí 45
2.2. Mô hình hoá phân tích các yếu tố tác động đến khoảng cách giới trong cơ
cấu quỹ thời gian của vợ và chồng. 47
2.2.1. Khoảng cách giới về thời gian công việc gia đình 47
2.2.2. Khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập 57
2.2.3. Khoảng cách giới về thời gian giải trí ngày thường 59
2.2.4. Khoảng cách giới về thời gian giải trí ngày nghỉ 64
2

Danh mục các bảng biểu
Bảng Nội dung Trang
Bảng 2.1
Cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia
đình
40
Bảng 2.2
Cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia
đình nông thôn và đô thị
42
Bảng 2.3 Mô hình hoá các yếu tố tác động đến khoảng cách
giới về thời gian dành cho công việc gia đình
50
Bảng 2.4 Mô hình hoá các yếu tố tác động đến khoảng cách
giới về thời gian kiếm thu nhập
60
Bảng 2.5 Mô hình hoá các yếu tố tác động đến khoảng cách
giới về thời gian dành cho hoạt động giải trí ngày
thường
63
Bảng 2.6 Mô hình hoá các yếu tố tác động đến khoảng cách
giới về thời gian dành cho hoạt động giải trí ngày
nghỉ
68
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong xã hội hiện đại, mỗi cá nhân thường đảm nhiệm nhiều vị trí và vai
trò khác nhau. Mỗi vị trí, vai trò lại có những yêu cầu, đòi hỏi cá nhân phải đáp
ứng trong khi cơ cấu qũy thời gian không thay đổi chỉ giới hạn trong 24 h/ngày.

Do vậy, các cá nhân phải đối mặt sức ép về thời gian để hoàn thành tốt các công
việc là rất lớn. Vấn đề đặt ra là quá trình xắp xếp tổ chức cuộc sống, công việc
một cách khoa học như thế nào sẽ là sự quan tâm của nhiều người. Hơn nữa,
một trong những cách để hiểu rõ địa vị, vai trò của một cá nhân là tìm hiểu việc
sử dụng quỹ thời gian như thế nào.
Hiện nay, việc phân bố thời gian của vợ và chồng trong gia đình cho các
hoạt động vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý. Người phụ nữ vừa tham gia các
công tác xã hội, tham gia hoạt động sản xuất vừa làm công việc gia đình nên
thời gian cho việc giải trí và nghỉ ngơi rất hạn chế. Trong khi đó nam giới lại
dành một thời lượng khá khiêm tốn cho công việc gia đình và tham gia nhiều
vào các hoạt động bên ngoài xã hội. Vậy cụ thể những bất hợp lý này diễn ra
như thế nào, sự chênh lệch trong việc dành thời gian giữa vợ và chồng cho các
hoạt động ra sao, những nhân tố nào quy định sự chênh lệch đó?
Về lĩnh vực nghiên cứu, đã có rất nhiều nghiên cứu về phân công lao
động theo giới có sử dụng việc phân tích quỹ thời gian.Tuy nhiên việc phân tích
về việc sử dụng quỹ thời gian được coi như là phương tiện để thấy được vai trò
giới và sự phân công lao động theo giới thì vẫn chưa được thật sự chú trọng.
Đặc biệt, nếu có những nghiên cứu tìm hiểu về việc sử dụng qũy thời gian dưới
góc độ giới thì một là chỉ giới hạn trong đối tượng là người phụ nữ và phần lớn
là những nghiên cứu về người phụ nữ ở gia đình nông thôn và chưa có cái nhìn
toàn diện trong sự phân tích quỹ thời gian của cả nữ giới và nam giới, cả nông
thôn và thành thị. Một điều đáng chú ý nữa đó là trong các phân tích về quỹ thời
gian từ trước tới nay tìm hiểu về việc sử dụng quỹ thời gian của đối tượng
4
nghiên cứu dưới hình thức hồi cố và ước lượng những việc đã thực hiện và vì
vậy tính chính xác không cao.
Chính vì những lý do trên mà tôi lựa chọn đề tài “Phân tích cơ cấu quỹ
thời gian của vợ và chồng trong gia đình – So sánh nông thôn – đô thị” làm
đề tài nghiên cứu của mình để có cái nhìn tổng quát, toàn diện khi so sánh việc
sử dụng cơ cấu quỹ thời gian giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình nông thôn

và đô thị.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
Ý nghĩa lý luận
Đề tài sử dụng lý thuyết nghiên cứu cấu trúc thời gian và lý thuyết bất
bình đẳng giới với mong muốn bằng những thông tin mang tính thực nghiệm sẽ
làm rõ hơn nội dung của những lý thuyết nói trên.
Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu mong muốn cung cấp những thông tin thực nghiệm về cơ cấu
sử dụng thời gian của vợ và chồng trong gia đình để các nhà hoạch định chính
sách có thể đưa ra những biện pháp thiết thực để giảm sự chênh lệch thời gian
giữa vợ và chồng trong gia đình tạo điều kiện phát triển bình đẳng giữa nam giới
và phụ nữ.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- So sánh cơ cấu quỹ thời gian của vợ chồng trong gia đình nông thôn – đô thị
- Phân tích tác động của các yếu tố cá nhân và yếu tố gia đình đến cơ cấu quỹ
thời gian của vợ và chồng.
5
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia
đình nông thôn và gia đình đô thị.
Khách thể nghiên cứu:
Các cặp vợ chồng ở xã Tráng Việt - Huyện Mê Linh – Hà Nội và các cặp vợ và
chồng ở phường Khương Trung - Huyện Thanh Xuân – Hà Nội.
5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Khoảng cách giới trong cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng như thế
nào?
Câu hỏi 2: Những yếu tố nào tác động đến khoảng cách giới trong sử dụng quỹ
thời gian.
6

5.2. Khung lý thuyết
Để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn
các yếu tố tác động thuộc về cá nhân và các yếu tố thuộc về gia đình tới việc sử
dụng quỹ thời gian của vợ và chồng. Các yếu tố thuộc về cá nhân được chúng
tôi lựa chọn là: Trình độ học vấn, vị trí công tác, nghề nghiệp. Các yếu tố thuộc
về gia đình, chúng tôi lựa chọn 3 yếu tố: có trẻ em dưới 3 tuổi, thu nhập và thời
gian hôn nhân để xem xét sự tác động của các yếu tố này đến việc sử dụng quỹ
thời gian của vợ và chồng. Như vậy, chúng tôi xây dựng được khung lý thuyết
như sau:
7
Cơ cấu quỹ thời
gian của vợ
Điều kiện KT - XH
Yếu tố cá nhân
Yếu tố gia đình
Trình độ
học vấn
Nghề
nghiệp
Vị trí
công tác
Có trẻ
em dưới
3 tuổi
Thời gian
hôn nhân
Thu nhập
Cơ cấu quỹ thời
gian của chồng
6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến
6.1.1. Cách thức xây dựng bảng hỏi
Bảng hỏi được xây dựng dựa trên nội dung nghiên cứu gồm hai phần chính:
Phần 1: Liệt kê tất cả các hoạt động trong một ngày từ 0 – 24 h của vợ và
của chồng. Chúng tôi chia mỗi khoảng thời gian cách nhau 30 phút.
Phần 2: Là các yếu tố thuộc về cá nhân như tuổi, độ tuổi kết hôn, nghề
nghiệp,vị trí công tác, trình độ học vấn và các yếu tố thuộc về hộ gia đình như:
nơi cư trú, số thành viên, số con, các vật dụng trong gia đình v.v để phân tích sự
tác động của các yếu tố tới cơ cấu sử dụng thời gian trong gia đình.
6.1.2. Mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu
Tổng số mẫu được chọn là 100 người thuộc 50 cặp vợ chồng ở xã Tráng
Việt - Huyện Mê Linh – Hà Nội làm đại diện cho các gia đình ở nông thôn và
100 người thuộc 50 cặp vợ chồng ở phường Khương Trung - Quận Thanh Xuân
– Hà Nội làm đại diện cho các gia đình ở đô thị. Các gia đình trong diện phỏng
vấn phải có đầy đủ cả vợ và chồng thường xuyên có mặt ở nhà, không có ai
trong vợ hoặc chồng đi vắng hoặc đi làm ăn xa. Các gia đình này được chọn một
cách ngẫu nhiên trên địa bàn xã xã Tráng Việt - Huyện Mê Linh và phường
Khương Trung - Quận Thanh Xuân – Hà Nội.
6.1.3. Quy trình khảo sát
Phương pháp thu thập th ông tin bằng bảng hỏi được tiến hành theo một quy
trình như sau:
- Chúng tôi tiến hành phỏng vấn riêng người chồng và người vợ, ghi lại tất cả
các hoạt động từ 0 – 24 giờ trong một ngày làm việc bình thường và một ngày
nghỉ của người vợ và người chồng.
- Ngày chúng tôi tiến hành phỏng vấn là ngày liền kề ngày các cặp vợ chồng
thực hiện các hoạt động của mình.
- Người trả lời sẽ liệt kê tất cả các hoạt động của mình trong một ngày cụ thể,
khoảng thời gian chúng tôi phân chia cho các hoạt động là 30 phút.
6.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
8

Để cung cấp thêm thông tin định tính cần thiết cho nghiên cứu, chúng tôi
tiến hành phỏng vấn sâu 2 cặp vợ chồng ở nông thôn và 2 cặp vợ chồng ở đô
thị.
6.3. Phương pháp phân tích tài liệu
Người nghiên cứu tiến hành phân tích các sách chuyên môn, báo, tạp
chí, để khai thác những thông tin có liên quan tới vấn đề nghiên cứu.
6.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Thông tin định lượng được xử lý bằng phần mềm thống kê chuyên dụng
SPSS 17.0.
Trong phần mô hình hoá các yếu tố tác động đến khoảng cách giới về
thời gian dành cho các hoạt động, chúng tôi xây dựng 8 mô hình hồi quy để xem
xét tác động của các yếu tố cá nhân và gia đình đến khoảng cách giới về thời
gian dành cho công việc gia đình, khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập
và khoảng cách giới về thời gian giải trí trong ngày thường và ngày nghỉ.
9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận và lý thuyết áp dụng
1.1. Cơ sở lý luận
Để xác lập cơ sở lý luận và phương pháp luận cho đề tài, chúng tôi xuất
phát từ quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và
bình đẳng giới.
Ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Hiến pháp đầu tiên của nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà (1946) đã có điều khoản là mọi công dân Việt Nam
không phân biệt gái trai, giàu nghèo, người Kinh với người dân tộc thiểu số
được bình đẳng trước pháp luật và trong đời sống thực tế. Hiến pháp còn tuyên
bố xoá bỏ mọi thủ tục khắt khe với phụ nữ. Điều này đã phản ánh quan điểm
bình đẳng giới của Hồ Chí Minh. Quán triệt quan điểm trên của Hồ Chí Minh về
phụ nữ, Đảng và Nhà nước ta đã thể chế hoá thành pháp luật, thể hiện trong quá
trình chỉ đạo thực thi pháp luật trên toàn xã hội qua các thời kỳ cách mạng. Hồ

Chí Minh thấu hiểu nỗi khổ của người phụ nữ dưới chế độ cũ bị ràng buộc khắt
khe với bao tập tục lạc hậu đã làm cho phụ nữ dốt nát, cực khổ, tối tăm. Tâm lý
trọng nam khinh nữ của Nho giáo đã cột chặt người phụ nữ vào gia đình. Hiểu
và thông cảm sâu sắc với phụ nữ, Hồ Chí Minh đã viết: “Dưới chế độ phong
kiến và thực dân, phụ nữ bị áp bức tàn tệ. Ngoài xã hội, phụ nữ bị xem khinh
như nô lệ. Ở gia đình họ bị kìm hãm trong xiềng xích “tam tòng” (Hồ Chí Minh,
tập 10, 1996). Vì vậy, cần giải phóng phụ nữ thoát khỏi những xiềng xích trói
buộc họ, đó chính là nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nếu không giải
phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng
phụ nữ thì xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ được một nửa (Hồ Chí Minh, tập 8,
1989). Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các cấp các ngành nghiêm túc đôn đốc, kiểm tra,
theo dõi việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình. Hồ Chí Minh thường xuyên
nhắc nhở các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể phải làm tốt công tác vận
động phụ nữ, thực hiện nam nữ bình quyền. Nhân dịp nói chuyện với đồng bào,
cán bộ Tỉnh Thái Bình, Hồ Chí Minh khẳng định: Đánh chửi vợ là điều đáng
10
xấu hổ, như thế còn gọi gì là tình nghĩa vợ chồng? Như thế là phạm pháp, là dã
man. Chi bộ Đảng phải giáo dục Đảng viên và nhân dân về quyền bình đẳng
giữa vợ và chồng” (Hồ Chí Minh, tập 10, 1996). Hồ Chí Minh còn chỉ rõ Luật
Hôn nhân và Gia đình là Bộ luật tiến bộ và cách mạng bởi nó có vai trò lớn đối
với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, sự nghiệp xây dựng gia đình mới. “Luật lấy vợ
lấy chồng nhằm giải phóng người phụ nữ, đồng thời tiêu diệt tư tưởng phong
kiến tư sản ở người nam giới”. (Hồ Chí Minh, tập 8,1989). Trước hành động xấu
xa, phạm pháp của tệ nạn đánh vợ, chính quyền địa phương và quần chúng đều
“nhắm mắt làm ngơ”, Hồ Chí Minh đã phê phán nghiên khắc những hành vi sai
trái đó. Người giao trách nhiệm cho các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp, các
đoàn thể nhân dân phải tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thi hành nghiêm luật
pháp. Người khẳng định “Đảng bộ, chính quyền và đoàn thể quần chúng (trước
hết là phụ nữ và thanh niên) cần phải ra sức tuyên truyền luật Hôn nhân và Gia
đình sâu sắc, rộng hơn nữa và phải chấp hành thật nghiêm chỉnh. Những thói dã

man đánh vợ, ép con cần phải chấm dứt. Lợi quyền của phụ nữ cần được đảm
bảo.(Hồ Chí Minh, tập 8, 1989)
Thông cảm và thấu hiểu những khó khăn vất vả mà phụ nữ phải lo toan,
gánh vác hàng ngày để hoàn thành công việc của xã hội và gia đình.Người nhắc
các cấp, các ngành, các đoàn thể phải tìm cách giúp đỡ phụ nữ giảm bớt khó
khăn về công việc gia đình, tạo điều kiện để họ công tác, học tập, phấn đấu càng
tiến bộ. Các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã cần tổ chứ nhà trẻ, lớp mẫu
giáo, tổ chức những nhà ăn công cộng cho tốt để giải phóng phụ nữ khỏi công
việc bếp núc. Được giảm bớt gánh nặng việc nhà người phụ nữ có cơ hội học
tập, phấn đấu nâng cao trình độ, họ sẽ hoàn thành tốt trách nhiệm làm vợ, làm
mẹ trong gia đình, làm tròn nhiệm vụ người công dân trong xã hội.
Ngoài ra, chúng tôi cũng vận dụng quan điểm của Engels về mối quan hệ
cũng như sự phân công lao động trong gia đình vợ và chồng làm phương pháp
luận của đề tài. Engels lý giải sự phân công lao động giữa nam và nữ như một
tất yếu lịch sử; hình thức phân công lao động ở từng giai đoạn nhất định thể hiện
trình độ phát triển của nhân loại ở giai đoạn đó. Theo ông, cơ sở của phân công
11
lao động xã hội là dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Áp dụng quan
điểm này khi phân tích về phân công lao động trong gia đình giữa vợ và chồng,
Engels cho rằng trong gia đình, ai nắm trong tay nhiều tư liệu sản xuất thì người
đó có nhiều quyền lực.
Engels đã phân tích mô hình phân công lao động của các thời kỳ lịch sử
để từ đó tìm ra nguyên nhân chính chi phối quan hệ này. Ông lý giải sự phân
công lao động trong gia đình giữa vợ và chồng gắn liền với những hình thái kinh
tế xã hội nhất định. Như vậy, theo Enggel, một chế độ kinh tế xã hội nhất định là
điều kiện và nguyên nhân quan trọng tạo nên bất bình đẳng giữa nam và nữ. Do
đó, muốn thiết lập sự bình đẳng thực sự cho phụ nữ cần phải có sự thay đổi toàn
diện nền kinh tế - xã hội, tức là thay đổi cấu trúc xã hội của xã hội đó. Enggel
cho rằng: sự giải phóng phụ nữ, quyền bình đẳng giữa nam và nữ đều không thể
có được và mãi mãi không thể có được, chừng nào mà phụ nữ vẫn còn bị gạt ra

ngoài lao động sản xuất của xã hội và còn phải bị bó hẹp trong công việc riêng
tư ở gia đình. Điều đó chỉ có thể thực hiện được với nền đại công nghiệp hiện
đại, là nền công nghiệp không những chỉ thu nhận lao động của phụ nữ trên quy
mô lớn, mà cũng nhất thiết đòi hỏi phải có lao động phụ nữ và cũng tiến dần tới
chỗ biến công việc tư nhân trong gia đình thành một ngành sản xuất xã hội.
[1;507]. Áp dụng quan điểm này của Enggel vào đề tài nghiên cứu về mặt
phương pháp luận ở những khía cạnh sau: đó là phụ nữ cần phải dành thời gian
nhiều hơn vào công việc sản xuất đồng thời cần phải giảm bớt thời gian dành
cho công việc gia đình cho họ để phụ nữ có cơ hội học tập, nâng cao tay nghề,
trình độ chuyên môn và có thời gian nghỉ ngơi. Hơn nữa, công việc gia đình cần
phải được lượng hoá, nghĩa là phải coi đó là một loại hình công việc được trả
công để nâng cao vai trò của công việc này trong xã hội và xoá bỏ đi định kiến
cho rằng đó là trách nhiệm của riêng phụ nữ.
1.2. Lý thuyết áp dụng
1.2.1 Lý thuyết cơ cấu quỹ thời gian (budget time)
Trong công trình nghiên cứu, Time and Social Theory, nhà xã hội học
Barbara Adam đã chỉ ra những chỉ ra những quan điểm lý thuyết về phân tích
12
cấu trúc quỹ thời gian. Bà cho rằng, phân tích các khía cạnh phức tạp của thời
gian phải là một phần quan trọng của học thuyết xã hội đặc biệt là khi các cá
nhân phải chịu trách nhiệm về hành động của họ trong quá khứ, hiện tại và một
thời gian dài trong tương lai. "Trong cuộc sống hàng ngày thời gian có thể có
nhiều ý nghĩa. Chúng ta có thể có một thời gian thú vị tại một bữa tiệc, có thời
gian cho công việc, có thể lãng phí thời gian do bệnh tật, hay chọn đúng thời
điểm để trồng khoai tây và thậm chí sống vào thời gian vay mượn.Thời gian có
thể là một vòng tuần hoàn hoặc là một đường thẳng, nó có thể được kết hợp với
giờ giấc hoặc nhịp điệu của tự nhiên, hoặc là chuỗi các hoạt động được tổ chức
theo nhịp điệu. Tuy nhiên, thời gian không chỉ là một phạm trù thuộc tự nhiên,
thông qua thời gian chúng ta thấy được chuỗi hoạt động của con người và bộ
mặt xã hội, tiếng nói,vị trí vai trò của cá nhân.

Adam đã trích dẫn lời nhận xét của Anthony Giddens rằng khoa học xã hội có
khuynh hướng cụ thể hóa cấu trúc xã hội bằng cách trừu tượng hóa nó qua thời
gian, Những cấu trúc xã hội ổn định là những sự tiếp nối liên tục các cấu trúc
cùng với thời gian. Nói rằng xã hội có một cấu trúc là X là để chỉ cùng một kiểu
xã hội đang xảy ra tại một thời điểm là T1, T2, T3, v.v [16;22]
Tiếp theo là những quan điểm về phân tích quỹ thời gian của Jonathan I.
Gershuny va Graham S. Thomas, Changing Times (1984). Nhóm tác giả này
thông qua việc nghiên cứu quỹ thời gian của cộng đồng dùng hệ thống những
chỉ số miêu tả việc sử dụng quỹ thời gian (như là ngày, tuần, tháng, năm) với
những đối tượng như công nhân công nghiệp, nhân viên văn phòng, nông
dân, ,và cả các hộ gia đình cũng như là các nhóm người cụ thể trong cộng
đồng. Để xác định được quỹ thời gian, các nghiên cứu chuyên sâu đã được tiến
hành, theo tiến trình đó thì việc sử dụng thời gian được xem xét trong các
khoảng thời gian cụ thể phù hợp với hệ thồng do lường về thời gian (như giờ,
phút và tỉ lệ phần trăm trong quỹ thời gia được đưa).
Việc điều tra chi tiết về quỹ thời gian là một yếu tố quan trọng trong việc
nghiên cứu cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng. Tổng quỹ thời
gian thông thường chia ra: thời gian dành cho công việc (thời gian thực dành
13
cho công việc, thời gian sử dụng cho việc chuyển giao công việc và ngoài ra là
thời gian sử dụng không dành cho sản xuất, thời gian nghỉ giữa giờ theo nguyên
tắc, thời gian đi ra ngoài hoặc thời gian nghỉ phép) và thời gian không làm việc
bao gồm thời gian dành cho công việc gia đình, nhu cầu cá nhân, đi lại đến nơi
làm việc thỏa mãn những nhu cầu về tâm sinh lý (như ngủ, ăn), thời gian rảnh
rỗi nghiên cứu, tự học, giải trí, v.v ) các số liệu về quỹ thời gian tạo điều kiện
cho cho việc nghiên cứu những lĩnh vực khác như tiêu chuẩn sống. Quỹ thời
gian cung cấp một bức tranh phân bố lực lượng lao động trong gia đình và nền
tảng cho việc đầu tư cho việc ưu tiên phát triển những nhu cầu văn hóa và sự
thay đổi trong mô hình của quỹ thời gian rảnh rỗi. [26]
Việc phát triển các cuộc điều tra và ưu tiên quỹ thời gian là dành cho cả

cộng đồng trong một quốc gia hoặc một nhóm xã hội cụ thể là một yếu tố có tính
phương pháp luận trong việc tính toán các các tiêu chuẩn về văn hóa và các công
ty dịch vụ và trường học yều cầu về dân số. Nghiên cứu quỹ thời gian cũng là
một cách để phát triển phương pháp học và phương thức tính toán lực lương lao
động không chỉ đối với đơn vị về vật chất mà còn trong cả đơn vị về thời gian.
Việc phân tích quỹ thời gian được sử dụng để phát triển quy trình năng cao
nguồn lưc lao động hiệu quả và các tổ chức dành cho dịch vụ và giải trí cho
cộng đồng. Các nghiên cứu so sánh việc sử dụng quỹ thời gian của dân cư ở
nông thôn và thành thị giúp giải quyết các vấn đề xã hội trong việc xóa bỏ sự
khác nhau chính giữa thị trấn và làng quê
Về lý thuyết thời gian rỗi, Chris Rojek (2005) đã nhấn mạnh đến những
khái niệm then chốt về loại hình thời gian này. Ông đưa ra một khung khái niệm
rõ ràng nhằm mô tả hoạt động định hình hành vi giải trí thông qua cuộc sống
thực tế, bao hàm quan niệm thực tế về thời gian rỗi như ý nghĩa của sự tự do,
việc lựa chọn, quyền tự quyết và nhấn mạnh vào đặc điểm của nó trong những
tình huống cụ thể. Đồng thời ông giải thích vai trò của các yếu tố giai cấp, giới,
dân tộc và địa vị trong mô hình thời gian rỗi [18]. Các luận cứ về hoạt động
trong thời gian rỗi luôn luôn có quan hệ đến sự phân bố nguồn lực kinh tế, văn
hoá …để xác định rõ cơ cấu chi phối sự lựa chọn và thực hiện các hoạt động giải
14
trí của con người. Theo Iwasaka và cộng sự (2005), chủ đề thời gian rỗi hay giải
trí trong gia đình ngày nay càng thu hút mối quan tâm của các học giả. Các
nghiên cứu về vấn đề giải trí và gia đình thường tập trung nhấn mạnh vai trò
tiềm năng của thời gian rỗi đối với các thành viên gia đình, qua đó thể hiện sự
hài lòng và quan hệ tình cảm lạc quan trong gia đình, trong khi sự quan tâm đến
vai trò giới trong các hoạt động giải trí vẫn còn hạn chế. Để bổ sung vào khía
cạnh này, Iwasaki và cộng sự đã xem xét việc sử dụng thời gian rỗi của phụ nữ
và nam giới trong lĩnh vực quản lý, nhằm tìm hiểu xem vấn đề giới đóng vai trò
như thế nào khi họ sử dụng thời gian rỗi để đối phó với những căng thẳng trong
cuộc sống [21]. Kết luận đưa ra là hoạt động giải trí là một biện pháp quan

trọng nhằm giải toả căng thẳng cho cả hai giới nam và nữ. Và mặc dù những
căng thẳng mà cả nam và nữ đang phải đối mặt từ thực tế cuộc sống có nhiều
điểm chung song cơ chế sử dụng thời gian rỗi và hình thức giải trí ở mỗi giới lại
khác nhau.
Áp dụng lý thuyết vào đề tài: Từ lý thuyết về cấu trúc quỹ thời gian trên,
chúng tôi có thể áp dụng làm cơ sở lý thuyết khi phân tích cơ cấu quỹ thời gian
của vợ và chồng trong gia đình ở những khía cạnh sau: Thứ nhất, thông qua thời
gian hoạt động của cá nhân có thể hình dung được bộ mặt xã hội, vị trí, vai trò
của cá nhân đó trong xã hội thậm chí đánh giá về tiêu chuẩn văn hoá, chất lượng
sống của cộng đồng, nhóm xã hội. Không thể đưa ra những đánh giá về cá nhân,
nhóm xã hội mà không biết được họ đang làm gì và dành bao nhiêu thời gian
vào công việc đó. Thời gian không chỉ là một phạm trù thuộc lĩnh vực tự nhiên
mà còn là thông điệp cho chúng ta thấy được những khía cạnh xã hội quan
trọng. Thông qua việc phân tích các hoạt động của vợ và chồng trong một ngày
làm việc bình thường và một ngày nghỉ, chúng tôi muốn dựng lại bức chân dung
xã hội của vợ và chồng trong gia đình, trên cơ sở khẳng định có tồn tại hay
không một khoảng cách giới về thời gian để có thể thấy được vai trò, địa vị của
nam giới và nữ giới như thế nào và đang có sự thay đổi ra sao. Như vậy, thời
gian thật sự là một chỉ báo quan trọng và hữu ích để phân tích các vấn đề xã
hội . Thứ hai, chúng ta biết bản chất của thời gian là tuân theo vòng tuần hoàn
15
của tự nhiên, là một con số cố định nhưng việc con người sử dụng thời gian đó
vào các công việc khác nhau như thế nào còn do sự tác động của nhiều yếu tố xã
hội khác nhau. Trên cơ sở lý thuyết về mô hình thời gian rỗi có chỉ ra thời gian
bị chi phối bởi các yếu tố tác động như giai cấp, địa vị, dân tộc v.v, áp dụng
vào đề tài của chúng tôi nghiên cứu quỹ thời gian trong quy mô hộ gia đình nên
chúng tôi tập trung phân tích sự tác động của các yếu tố về cá nhân như nghề
nghiệp, trình độ học vấn, tuổi … và các yếu tố gia đình như nơi cư trú, thu nhập,
quy mô gia đình, số con v.v đến việc sử dụng thời gian của vợ và chồng.
1.2.2. Lý thuyết bất bình đẳng giới

Bất bình đẳng giới đó là sự không ngang bằng nhau giữa cá nhân nam
giới và phụ nữ, giữa các nhóm phụ nữ và nam giới trong các cơ hội, việc tiếp
cận nguồn lực và sự sử dụng các thành quả xã hội.
F.Tonnies khi trình bày về bất bình đẳng xã hội cũng đã đề cập đến bất
bình đẳng về giới, ông mô tả các bất bình đẳng xã hội ví dụ giữa nam giới và
phụ nữ, giữa tư sản và công nhân. Phụ nữ và công nhân trở nên khốn khổ trong
quá trình văn minh hoá thời hiện đại và điều đó đem lại những hậu quả xã hội
tương ứng [ 6,119]
Bất bình đẳng giới là kết quả của vô số những sự bất bình đẳng về kinh tế,
xã hội, văn hoá và chính trị chồng chéo lên nhau và chúng củng cố lẫn cho nhau.
Chúng khiến cho phụ nữ ít có khả năng tiếp cận đến quyền về tài sản, của cải và
giáo dục và hạn chế khả năng tiếp cận của họ đến thị trường lao động và các lĩnh
vực hoạt động bên ngoài gia đình. Đến lượt nó, điều này lại ngăn cản khả năng
phụ nữ có thể tác động đến các quyết định trong gia đình (WB, 2006: 80 – 81)
Marx Weber lý giải sự bất bình đẳng giới từ góc độ xung đột văn hoá.
Theo ông, ở những nền văn hoá khác nhau thì các hành vi của con người bị chi
phối bởi các hệ giá trị khác nhau. Các ví dụ về phụ nữ đạo Hồi che mặt, bị đối
xử như nô lệ với phụ nữ tự do ở các nước phương Tây và các nước khác là do
sự khác biệt về văn hoá. Chính nguyên nhân văn hoá đã dẫn đến bất bình đẳng
xã hội. Janet Chafetz lại tiếp cận vấn đề giới theo hướng coi nó như là hệ quả
của sự phân tầng về văn hoá mà bà gọi là “văn hoá chéo và diễn dịch lịch sử”.
16
Đưa quan điểm giới vào phân tích những khuôn mẫu xã hội đặc thù cụ thể là bất
bình đẳng giới, bà cho rằng các cấu trúc và điều kiện xã hội đã ảnh hưởng các
cấp độ của phân tầng giới. Đó chính là sự phân biệt vai trò giới, ý thức hệ gia
trưởng, gia đình, tổ chức lao động, khuôn mẫu sinh sản…Người phụ nữ chịu
đựng sự bất lợi ở mức thấp nhất khi họ có thể cân bằng giữa các trách nhiệm nội
trợ với vai trò sản xuất.
Quan điểm của các nhà “nữ quyền Macxit” là phụ nữ không bình đẳng
với nam giới không phải vì bất kỳ xung đột cơ bản và trực tiếp nào về mối quan

tâm giữa hai giới mà vì sự bất bình đẳng về tài sản, sự bóc lột lao động, sự tha
hoá trong môi trường bị áp bức giai cấp. Dù ở bất kỳ giai cấp nào họ cũng bị
thiệt thòi hơn nam giới. Do vậy, việc xoá bỏ áp bức phụ nữ chỉ có thể thực hiện
song hành với việc xoá bỏ áp bức về giai cấp.
Thông qua việc phân tích một “hệ thống hữu cơ thực chứng”, Spencer
cũng đưa ra những mô hình đầu tiên cho sự phân tích xã hội học về phụ nữ, về
vị trí của họ trong gia đình và xã hội. Ông ủng hộ mô hình phụ nữ hoạt động cơ
bản trong gia đình, còn nam giới là cầu nối giữa gia đình và các tổ chức xã hội
khác. Các nhà sinh vật học xã hội này cũng cho rằng, não bộ của phụ nữ nhỏ và
kém thông minh hơn nam giới, vì vậy trách nhiệm của họ là duy trì sự cân bằng
trong gia đình và trong mối liên hệ với các thiết chế xã hội khác. Hành động xã
hội như các phong trào đòi bình đẳng giai cấp, bình đẳng cho phụ nữ sẽ phá vỡ
sự cân bằng của xã hội, đi ngược lại sự tiến hoá xã hội.
Với E.Durkheim, trong cuốn “Nhập môn xã hội học gia đình”, ông giới
thiệu những khía cạnh của mối quan hệ vợ chồng, con cái, dòng họ trên các
phương diện cá nhân và của cải, trình bày các yếu tố tác động đến li hôn. Phụ nữ
phải chịu sự thống trị và kiểm soát của nam giới trong gia đình và xã hội phụ
quyền; đây là tổ chức xã hội bảo vệ cho họ. Talcott Parsons - một đại diện tiêu
biểu của học thuyết cơ cấu chức năng lại có những quan điểm về giới khá bảo
thủ thể hiện sự bất bình đẳng về giới. Theo ông, để duy trì sự ổn định xã hội,
Parsons nhấn mạnh tới vị thế và vai trò của các cá nhân và các nhóm xã hội và
giải thích sự ổn định xã hội thông qua việc duy trì các vai trò và vị thế này, cần
17
phải tuân thủ các nguyên tắc để hướng phụ nữ và nam giới thực hiện các chức
năng được quy định sẵn của họ trong cơ cấu ổn định của xã hội. Parsons coi gia
đình, sự khác biệt trong phân công lao động và sự hưởng thụ chủ yếu là do sự
khác biệt sinh học giữa nam và nữ, chấp nhận những sự khác biệt này và hy sinh
những giá trị về giới cho sự ổn định xã hội, ổn định gia đình. Ông chú ý tới khía
cạnh giới tính hơn khía cạnh giới, giải thích vấn đề giới như vẫn đề của tự nhiên.
Ông giới hạn các hoạt động của phụ nữ trong sự phân định về vị thế và vai trò.

Phụ nữ ít đi lại bởi vì họ phải làm các công việc gia đình, chăm sóc con cái.
Việc kiếm ăn của phụ nữ cũng nên ở gần nhà vì họ là người chăm sóc tốt nhất
cho gia đình. Nam giới được tự do hơn và tìm kiếm thức ăn ở xa hơn. Chính sự
khác biệt sinh học giữa nam và nữ đã quyết định phương thức kiếm sống và
hình thức phân công lao động của họ. Như vậy, nam giới nắm giữ vai trò công
cụ (instrumental roles), giao tiếp với bên ngoài và kiếm sống, còn phụ nữ nắm
vai trò biểu cảm (expressive roles), chăm sóc con cái và các công việc nội trợ.
Hai vai trò này bổ sung và bổ trợ cho nhau và được gọi là vai trò giới truyền
thống.
Chúng ta có thể thấy, có khá nhiều quan điểm về lý thuyết của các nhà xã
hội học trong lĩnh vực bất bình đẳng giới nhưng tựu trung lại bất bình đẳng giới
biểu hiện sâu sắc trong việc thực hiện vai trò. Lý thuyết bất bình đẳng giới luôn
cho rằng, người phụ nữ kém cỏi, không thông minh bằng nam giới, chỉ đảm
nhiệm những công việc nội trợ, gia đình, chịu sự thống trị của nam giới trong
gia đình. Người phụ nữ đảm nhiệm nhiều vai trò những lại đạt được những vị trí
không tương xứng so với nam giới. Vì sự ổn định xã hội và tránh sự rối loạn xã
hội, một số nhà xã hội học mong muốn duy trì và ổn định trong việc thực hiện
vai trò giữa nam giới và nữ giới.
Áp dụng lý thuyết vào đề tài: Dựa trên những quan điểm lý thuyết về bất
bình đẳng giới vào đề tài để chúng tôi đưa ra những phân tích, đánh giá sự chênh
lệch thời gian dành cho các hoạt động giữa vợ và chồng trong gia đình. Theo đó
những chỉ báo về cơ cấu quỹ thời gian cho thấy người chồng dành thời gian
nhiều hơn người vợ ở những hoạt động như ngủ, giải trí trong khi các hoạt động
18
như chăm sóc gia đình thì lại ngược lại. Những phân tích lý thuyết về bất bình
đẳng giới trên là cơ sở để chúng ta giải thích về những chỉ báo sử dụng thời gian
cho các hoạt động trên không chỉ là vấn đề thuộc phạm trù sinh học mà là một
biểu hiện về bất bình đẳng giới.
2. Các khái niệm công cụ
2.1. Khoảng cách giới (gender gap)

Trong xã hội học, những khác biệt giới tính sinh học đã được sử dụng để
giải thích và hợp pháp hóa sự phân công lao động trong gia đình và xã hội. Tiger
và Fox (1972) tranh luận rằng, phụ nữ và nam giới có sự khác nhau về “ những
lập trình sinh học”, hoặc các lập trình được dựa trên cơ sở gien, điều này khiến
họ ứng xử trong những cách khác nhau. Lập trình sinh học của nam giới khiến
cho đàn ông mạnh mẽ, tự tin và thống trị trong khi lập trình sinh học của nữ giới
ảnh hưởng đến việc phụ nữ có con và chăm sóc con cái. Vì thế lập trình sinh học
giải thích và chứng minh sự ưu thế của nam giới trong việc ra các quyết định và
các chính sách xã hội, còn phụ nữ trội hơn trong việc chăm sóc con cái. Lập
trình sinh học mà nam và nữ có hiện nay là sự kế thừa từ tổ tiên của họ, những
người sống trong các xã hội săn bắn hái lượm. Lập trình sinh học của nam và nữ
không phải là tuyệt đối cố định, mà chúng biến đổi rất chậm, và sự biến đổi
không thể đem lại cái mà Tiger và Fox hiểu như là những nỗ lực “ phi tự nhiên”
của giới này hay giới kia thách thức sự tồn tại của các vai trò. Murdock (1949)
trong 1 nghiên cứu về 224 xã hội, phát hiện thấy rằng nam giới chủ yếu chịu
trách nhiệm trong những nhiệm vụ đòi hỏi thể lực, như san bắn và khai thác mỏ
(than, quặng…) và phụ nữ chủ yếu chịu trách nhiệm trong những nhiệm vụ gia
đình và chăm sóc trẻ em. Ông giải thích sự phân công lao động này không phải
là thuật ngữ về lập trình sinh học, trong đó sức mạnh thể lực của nam giới được
dựa trên cơ sở của gien và vai trò tái sinh sản của phụ nữ. Những sự khác biệt
sinh học này tạo thành một cơ sở này tạo thành 1 cơ sở thực tiễn cho sự phân
công lao động trong xã hội nói chung – một sự phân công mà Murdock, giống
như Tiger và Fox, đã xem như là toàn bộ “tự nhiên” và tất cả khả năng xác định
từ cả quan điểm của xã hội và quan điểm cá nhân của người phụ nữ và nam giới.
19
Parsons (1955) chứng minh rằng: “Phụ nữ có một bản năng đối với việc
nuôi dưỡng, điều này là một kết quả về vai trò tái sinh sản của họ được dựa trên
cơ sở sinh học và nó tạo cho họ phù hợp một cách lý tưởng với vai trò “tình
cảm” trong gia đình hạt nhân. Một vai trò “tình cảm” liên quan đến sự chăm sóc
những nhu cầu thể chất và tình cảm của tất cả các thành viên gia đình, đặc biệt

những đứa trẻ còn phụ thuộc”.
Trong khi đó, sinh học của nam giới thích hợp với vai trò “ công cụ”
trong gia đình, liên quan đến sự hỗ trợ, cung cấp kinh tế và liên hệ với thế giới
bên ngoài gia đình. Nếu một đứa trẻ được phát triển ổn định khi trưởng thành có
khả năng thực hiện điều đó trong xã hội thì theo Parsons – nó phải được xã hội
hóa trong một gia đình mà ở đó những người trưởng thành thực hiện vai trò này.
Một sự phân công lao động trong gia đình, do vậy được xem như là quan trọng
để đảm bảo sự phát triển “bình thường”. Parsons cho rằng chức năng xã hội hóa
của gia đình là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự ổn định xã hội và
không có một thiết chế xã hội nào có thể thực hiện chức năng này tốt như gia
đình. Trong những tác phẩm của các nhà tâm lý học như Bowlby (1953) và
Winnicott (1944) đều tranh luận rằng sự hiện diện vĩnh hằng của một phụ nữ
trong vai trò làm mẹ là một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên những thanh
niên ổn định, không lơ là nhiệm vụ, đã ủng hộ cho khái niệm về một sự phân
công lao động trong gia đình và trong xã hội nói chung. Bất cứ một hành động
nào mà đem phụ nữ ra khỏi gia đình và xa con cái của họ đều ngấm ngầm bị lên
án là “phản tự nhiên”.
Các nhà chính trị cũng như các nhà xã hội học có giới thiệu một sự phân
công lao động trong gia đình và trong xã hội như là “tự nhiên” và đáng mong
muốn. Năm 1979, Patrick Jenkin, bộ trưởng thuộc đảng Bảo thủ (Anh) đã phát
biểu trong một trương trình của đài BBC có tên gọi “Man Alive” rằng “Nếu
Thượng đế có ý định cho tất cả chúng ta quyền bình đẳng, bạn biết Thượng đế
sẽ không tạo ra nam giới và phụ nữ… những cái này thuộc về dữ kiện sinh học
của cuộc sống, mà một đứa trẻ phải phụ thuộc vào mẹ của chúng” (Garrentt,
1987:6).
20
Quan điểm cho rằng, bản năng làm mẹ được dựa trên cơ sở sinh học là
một quan điểm được hình thành bởi nhiều “chuyên gia” trong lĩnh vực chăm sóc
trẻ em, như Spork, Leach và Jolly, tất cả họ đều không tán thành về việc phụ nữ
xuất hiện mà lại không ứng xử theo cách đó. Quan điểm này đồng thời cũng là

của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe và đã có ảnh hưởng mạnh đến luật
phúc lợi xã hội được giới thiệu ở Anh năm 1945.
Hunt (1975) phát hiện nhiều người thuê lao động đã sử dụng yếu tố sinh
học như một sự bào chữa, minh chứng cho sự đối xử khác biệt giữa lao động
nam và nữ. Bà đã khám phá ra rằng đa số phụ nữ được xem như những lao động
ít được mong muốn hơn nam giới bởi vì người ta tin rằng phụ nữ thường ốm
đau, bệnh tật và do vậy có nhiều khả năng nghỉ làm hơn nam giới, đồng thời họ
cũng được xem như là những người mẹ tương lai nên trong thời gian mang thai,
sinh con phải nghỉ việc. Đàn ông được xem là khỏe mạnh hơn, có nhiều tham
vọng hơn và gắn bó với công việc hơn phụ nữ. Một ưu điểm của lao động nữ,
theo quan điểm của người sử dụng lao động trước đây và có thể cả hiện nay, đó
là “bản chất” dễ bảo, ngoan ngoãn của phụ nữ. Phụ nữ được xem là ít có khả
năng để hoạt động trong công nghiệp và có thể đương đầu rất tốt với công việc
buồn tẻ, đơn điệu, lặp lại. Trong thực tế lao động, việc làm, quan điểm này vẫn
còn được hiện diện ở nhiều lĩnh vực, ở các quốc gia với những mức độ khác
nhau.
Trong nghiên cứu “Khoảng cách mới về giới tính” của Michelle Conlin
trên đã đưa ra những khía cạnh mới về lý thuyết khoảng cách giới. Theo ông,
khoảng cách giới tính cũng có nguồn gốc từ khoảng cách trong những kỳ vọng
người ta đặt ra cho mỗi giới ví dụ như trong thập kỷ 70, con trai có nhiều khả
năng hoàn thành bằng đại học hơn nhiều so với con gái. Ngày nay, kỳ vọng đặt
ra cho con gái hầu như không còn bị giới hạn, trong lúc kỳ vọng về con trai lại
tuột dốc thảm hại. [25] Khoảng cách giới hiện nay được nhìn nhận có nhiều nét
khác biệt, phụ nữ càng ngày càng nâng cao về tri thức cũng như về thu nhập để
thu hẹp khoảng cách giới. Trong “Global Gender Gap Report 20011” các tác giả
21
cũng đưa ra những quan niệm về khoảng cách giới chịu sự tác động của các yếu
tố như sắc tộc, địa vị kinh tế, tôn giáo. [ 20]
Trong nghiên cứu này, khoảng cách giới trong sử dụng quỹ thời gian được
định nghĩa là hiệu số giữa thời gian thực tế mà chồng và vợ sử dụng cho công

việc tương ứng. Ví dụ, thời gian làm việc trung bình một ngày của chồng là 8h,
của vợ là 8,5 thì khoảng cách giới ở đây sẽ là 0,5 h.
22
2.2. Vai trò giới
Có những quan điểm khác nhau về vai trò giới ví dụ:
Vai trò giới bao gồm các quyền, những trách nhiệm, những mong đợi và
các quan hệ của phụ nữ và nam giới trong một xã hội cụ thể (Benokraitis và
Feagin, 1995)
Trong từ điển xã hội học của G. Endrweit và G.Trommsdorff (2002) lại sử
dụng khái niệm vai trò giới tính (sexual roles) như sau: khái niệm vai trò giới
tính chỉ những kỳ vọng văn hoá chủ đạo và chuẩn mực xã hội về phương diện
năng lực, đặc điểm nhân cách, thái độ, động cơ và phương thức hành vi đặc
trưng và thích hợp đối với nam giới và nữ giới (2002: 544). Cũng theo tác giả
này, việc tiếp nhận vai trò cá nhân mang bốn thành phần sau:
1. Tự cảm nhận như là nam tính hay nữ tính (sự đồng nhất vai trò giới tính)
2. Quan niệm về phân biệt giới tính trong môi trường xã hội (quan niệm
về vai trò giới tính)
3. Đánh giá và tính ưu việt về các đặc điểm và hoạt động giới tính đặc
trưng (thái độ về vai trò giới tính)
4. Phương thức hành vi có đặc trưng giới tính (hành vi vai trò giới tính)
(2002: 544)
Vai trò giới là những trông đợi về những hành vi và quan điểm mà nền
văn hoá xác định là phù hợp đối với phụ nữ và nam giới. Các vai trò giới cơ bản
bao gồm: vai trò sinh sản, vai trò sản xuất và vai trò quản lý cộng đồng. Những
vai trò giới này được học thông quá trình xã hội hoá. Vai trò giới va mối quan hệ
về giới có thể biến đổi qua các thời kỳ xã hội và khác nhau giữa các nền văn
hoá.
Các vai trò giới được định nghĩa là các hành vi và những quan điểm thái
độ được trông đợi trong một xã hội tạo nên với mỗi giới tính. Những vai trò này
bao gồm các quyền và trách nhiệm được chuẩn hoá đối với từng giới tính trong

một xã hội cụ thể. Vai trò giới được hiểu là những trông đợi về hành vi và quan
điểm mà nền văn hoá xác định là phù hợp đối với phụ nữ và nam giới. Vai trò là
23
một khái niệm được sủ dụng như là cách thức tổ chức hành vi của con người
trong một ý nghĩa tổng thể. Nó ứng xử như một cơ chế
để hiểu được những cách thức mà ở đó những trông đợi xã hội, những hành
động phản ánh những khuôn mẫu chung về những hành vi được trông đợi. Do
vậy, vai trò sẽ được thực hiện thế nào như thế nào, do ai và trong hoàn cảnh nào.
Trong bối cảnh về sự hiểu biết các quan hệ giới này dẫn đến sự xác định các vai
trò của nữ giới là nam giới. Những vai trò này được xem như sự hướng dẫn các
của các hành vi của hai giới được xem là phù hợp với những mong đợi của xã
hội
Để giải thích bất bình đẳng giới, một số nhà xã hội học sử dụng cách tiếp
cận vai trò giới, tập trung vào tìm hiểu xem quá trình xã hội hoá đóng góp như
thế nào vào sự thống trị của nam giới và sự phụ thuộc của nữ giới.
Vai trò giới được phân chia thành các vai trò cụ thể như sau:
Vai trò sản xuất: Bao gồm các công việc nhằm tạo ra thu nhập bằng tiền
hoặc hiện vật để tiêu dung hoặc trao đổi. Ví dụ: công việc đồng áng, làm công
nhân, làm thuê, buôn bán, viên chức ….
Vai trò tái sản xuất (sinh sản, nuôi dưỡng): Bao gồm trách nhiệm sinh đẻ,
nuôi con và những công việc nhà cần thiết để duy trì và tái sản xuất sức lao động
(không chỉ bao gồm tái sản xuất sinh học mà còn có cả chăm lo, duy trì lực
lượng lao động hiện tại và lực lượng lao động trong tương lai)
Vai trò cộng đồng: Bao gồm các công việc thực hiện ngoài cộng đồng,
nhằm phục vụ cuộc sống chung của mọi người. Ví dụ tham gia Hội đồng nhân
dân, tham gia cuộc họp xóm, bầu cử, làm vệ sinh đường làng ngõ xóm, quyên
góp, vận động kế hoạch hoá gia đình….
Vậy vai trò giới là các công việc mà phụ nữ và nam giới thực hiện với tư cách là
nam hay nữ. Nam và nữ đều tham gia thực hiện cả 3 vai trò trên. Tuy nhiên có
sự khác biệt:

- Tính chất và mức độ tham gia của nam và nữ không như nhau trong mọi
công việc. Nếu như phụ nữ làm hầu hết công việc sinh đẻ, chăm sóc, nuôi
dưỡng, nội trợ, tiếp phẩm (nhiều người gọi đó là “thiên chức” của phụ nữ thì
24
nam giới không được trông đợi làm việc đó, họ cho rằng mình trợ giúp phụ nữ
mà thôi.
- Công việc của nam giới thường được xem trọng hơn công việc của phụ
nữ. Thật không công bằng nếu như cho rằng, việc sinh đẻ của phụ nữ tạo ra một
sản phẩm cao quý, đó là con người là việc không quan trọng nó là công việc
mang tính bản năng bấy lâu của động vật
- Cơ hội và điều kiện thăng tiến của nam giới bao giờ cũng tốt hơn phụ nữ
Vai trò giới hiện nay không bình đẳng do quá trình dạy và học trong xã
hội bất bình đẳng giới mà có, nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hoá và thể
chế chính trị. Vai trò giới đã và đang có nhều thay đổi, nhưng khi thay đổi người
ta còn chịu ảnh hưởng của các định kiến giới, điều này lý giải vì sao nhiều người
không dám công khai thực hiện thay đổi vai trò giới mặc dù đây là công việc rất
đáng khích lệ.
Việc phân công vai trò giới trong xã hội phụ quyền tạo nên sự bất bình
đẳng trong công việc cũng như lợi ích mà họ được hưởng. Ví dụ, phụ nữ tham
gia 60% công việc nông nghiệp, nam giới tham gia 40% công việc còn lại nhưng
thu nhập bình quân của phụ nữ nông thôn là 62%, còn nam giới lại hưởng 100%
thu nhập. Vai trò giới và gánh nặng 3 vai đặt ra yêu cầu phụ nữ đồng thời phải
thực hiện tốt cả 3 vai trò. Đây thực sự là một gánh nặng quá sức đối với phụ nữ.
Khi nói tới vai trò giới của phụ nữ là muốn đề cập tới những công việc mà phụ
nữ làm vớ tư cách họ là phụ nữ. Chẳng hạn, công việc nội trợ được xem là thích
hợp với phụ nữ hơn nam giới, việc lãnh đạo được coi là thích hợp với nam giới
hơn phụ nữ. Trên thực tế, vai trò giới có thể thay đổi giữa nam và nữ (trừ chức
năng sinh đẻ) [10,25]
Sự thay đổi định kiến, giá trị và vai trò giới có thể xóa bỏ khoảng cách
giới đẹm lại bình đẳng giữa nam và nữ. Ngày nay, quan niệm về vai trò giới đã

có nhiều thay đổi. Có thể thấy, người phụ nữ tham gia khá nhiều vào hoạt động
sản xuất, là một trong những lao động chính đóng góp vào thu nhập của gia
đình. Hơn nữa, họ còn tham gia rất nhiều hoạt động ngoài xã hội, giữ nhiều vị
trí quản lý quan trọng. Ngược lại, nam giới cũng ngày càng tham gia tích cực
25

×