Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán ở việt nam giải pháp và thực trạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.16 KB, 35 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán lần lượt thành lập ở các nước Châu Âu
như: Hà Lan, Anh, Đức, Pháp, và mãi đến thế kỉ 19 ở nước Mỹ với sự
khai trương của Sở giao dịch chứng khoán NewwYork ( Sở giao dịch
chứng khoán lớn nhất thế giới hiện nay ). Đến nay thị trường chứng
khoán đã được thiết lập ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường
và có thể nói thị trường chứng khoán gắn liền với sự phát triển của
nền kinh tế thị trường, không có một nước nào có nền kinh tế phát
triển mà không có sự hoạt động của thị trường chứng khoán. Nhận
thức được điều này, ngay từ khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập
trung sang nền kinh tế thị trường và thực hiện quá trình “Đổi mới”,
Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm của các nước
trong việc thiết lập, vận hành và phát triển thị trường chứng khoán.
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực với sự ra đời của Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO), của Liên minh Châu Âu, của các
khối thị trường chung, đòi hỏi các quốc gia phải thúc đẩy phát triển
với tốc độ và hiệu quả cao. Vì vậy nhu cầu về vốn để mở rộng sản
xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là rất cần thiết, với
một trong những vai trò quan trọng là tạo ra các công cụ có tính thanh
khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn
của vốn phù hợp với yêu cầu phát trển kinh tế có thể làm tăng vốn tự
có của doanh nghiệp và giúp họ tránh các khoản vay có chi phí cao
cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng thương mại, thị
trường chứng khoán khuyến khích tính cạnh tranh của các doanh
nghiệp trên thị trường. Sự tồn tại của thị trường chứng khoán cũng là
yếu tố quyết định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời tạo cơ
hội cho Chính Phủ huy động các nguồn tài chính mà không tạo áp lực
về lạm phát. Với vai trò đó đề tài “ Khả năng huy động vốn trên thị
trường chứng khoán ở Việt Nam - Giải pháp và thực trạng” xin điểm
qua tình hình huy động vốn của các doanh nghiệp cũng như Chính
Phủ trong sáu năm qua và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng


huy động vốn trên thị trường chứng khoán.
Em chân thành cảm ơn TS Vũ Kim Toản đã hướng dẫn và giúp
đỡ em hoàn thành đề án này. Song đề tài không tránh khỏi những
thiếu xót vì vậy rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để
đề tài được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
I.Tổng quan về thị trường chứng khoán ở Việt Nam:
1. Sơ lược quá trình hình thành TTCK ở Việt Nam:
Dưới sự chỉ đạo của Chính Phủ, năm 1992 các tổ chức nghiên cứu
thuộc Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai để án
hình thành và phát triển thị trường vốn ở Việt Nam. Năm 1993, NHNN
Việt Nam thành lập ban nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn.
Trên cơ sở đề án của Bộ Tài chính, NHNN, Ban kinh tế Trung ương, năm
1995, Chính phủ đã quyết định thành lập Ban chuẩn bị tổ chức TTCK
nhằm nghiên cứu xây dựng Đề án tổ chức thị trường và soạn thảo Pháp
lệnh chứng khoán. Ngày 28/11/1996 Chính phủ ban hành nghị định số
75/CP thành lập UBCKNN là cơ quan thuộc Chính phủ quản lý các hoạt
động về chứng khoán và TTCK ở Việt Nam.
UBCK chính thức đi vào hoạt động vào tháng 4/1997. Ngày
11/7/1998, Nghị định số 48/1998/NĐ- CP của Chính phủ về chứng khoán
và TTCK và quyết định số 127//1998/QĐ- tăng trưởng của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập hai trung tâm GDCK ở HN và TPHCM được
ban hành.
Ngày 28/7/2000 Trung tâm GDCK TPHCM chính thức khai trương
và đi vào hoạt động với chức năng chủ yếu tổ chức giao dịch cổ phiếu, trái
phiếu đủ điều kiện niêm yết.
Ngày 19/2/2004 UBCKNN được chuyển về dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của Bộ Tài chính theo Nghị định 66/2004/NĐ- CP của Chính phủ. Sự kiện
này được coi là một bước đi hợp lý, tạo ra động lực mới cho quá trình phát

triển TTCK ở Việt Nam.
Ngày 8/3/2005, TTCK HN chính thức khai trương với việc đưa hệ
thống đấu giá cổ phiếu và đấu thầu trái phiếu đi vào hoạt động.
2. Một số định nghĩa:
2.1 Chứng khoán:
Chứng khoán là các chứng chỉ ( vật chất hoặc điện tử ) hoặc các bút
toán ghi sổ xác định quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài
sản hoặc vốn của tổ chức phát hành.
2.2. Thị trường chứng khoán (TTCK):
TTCK là nơi mà các chứng khoán được phát hành và mua bán.
2.2.1. Thị trường sơ cấp:
Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát
hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát
hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
2.2.2. Thị trường thứ cấp:
Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát
hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng
khoán đã phát hành.
Về bản chất TTCK thứ cấp không trực tiếp tạo vốn cho đơn vị phát
hành và cho nền kinh tế mà nó chỉ giúp chuyển dịch quyền sở hữu vốn từ
chủ thể này sang chủ thể khác.
Về bản chất, mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thứ cấp là mối
quan hệ nội tại, biện chứng. Nếu không có thị trường sơ cấp sẽ không có thị
trường thứ cấp, đồng thời, thị trường thứ cấp lại tạo điều kiện phát triển cho
thị trường sơ cấp. Mục đích cuối cùng của các nhà quản lý là phải tăng
cường hoạt động huy động vốn trên thị trường sơ cấp, vì chỉ có tại thị
trường này, vốn mới thực sự vận động từ người tiết kiệm sang người đầu
tư, còn sự vận động của vốn trên thị trường thứ cấp chỉ là tư bản giả, không
tác động trực tiếp tới việc tích tụ và tập trung vốn.
3. Phân loại chứng khoán:

Tuỳ theo tính chất của chứng khoán, người ta có thể phân loại chứng
khoán thành nhiều loại khác nhau. Theô tính chất của chứng khoán, người
ta chia chứng khoán thành: chứng khoán vốn, chứng khoán nợ, các chứng
khoán phái sinh.
3.1 Chứng khoán vốn:
Chứng khoán là chứng thư xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu phần
vốn góp và các quyền hợp pháp khác đối với tổ chức phát hành.
Đại diện cho chứng khoán là cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư.
Cổ phiếu là loại chứng khoán vốn dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi
sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với tài sản hoặc vốn của
một công ty cổ phần. Cổ phiếu là công cụ tài chính thời hạn là vô hạn.
3.2 Chứng khoán nợ:
Chứng khoán nợ đại diện là trái phiếu là một loại chứng khoán quy
định nghĩa vụ của người phát hành ( người đi vay ) phải trả cho người đứng
tên sở hữu chứng khoán ( người cho vay ) một khoản tiền nhất định bao
gồm cả gốc và lãi trong những khoản thời gian cụ thể.
3.3. CK phái sinh:
Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ
chứng khoán và có quan hệ chặt chẽ với các chứng khoán gốc.
Các chứng khoán phái sinh được hình thành do nhu cầu giao dịch của
người mua và người bán và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của
TTCK.
4. Các chủ thể tham gia thị trường:
4.1 Chủ thể phát hành:
Là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua phát hành công
cộng tài chính dài hạn. Là các chủ thể cung ứng chứng khoán cho thị
trường.
Chủ thể phát hành có thể là:
- Chính phủ Trung ương chính quyền địa phương: phát hành trái
phiếu

- Các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính phát hành cổ phiếu, trái
phiếu nhằm huy động vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của mình.
4.2. Nhà đầu tư:
Là người sở hữu chứng khoán, người mua và dự kiến sẽ mua chứng
khoán cho mình. Có 2 nhóm:
- Nhà đầu tư cá nhân: là những người có vốn nhàn rỗi hoặc tạm thời
nhàn rỗi tham gia TTCK với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
- Nhà đầu tư có tổ chức: là các tổ chức đầu tư thường xuyên mua –
bán chứng khoán với quy mô thỏa đáng trên thị trừơng nhằm mục tiêu tìm
kiếm lợi nhuận.
4.3 Công ty chứng khoán:
Là loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán với
các nghiệp vụ chính là môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, quản
lý danh mục đầu tư chứng khóan, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn
đầu tư chứng khoán, hoạt động trung gian hoặc đại diện mua chứng khoán
cho khách hàng để hưởng phí.
4.4. Cơ quan quản lý Nhà nước về CK và TTCK: UBCKNN.
4.5. Một số chủ thể khác ( NHTM, Sở GDCK, hệ thống phụ trợ…)
5. Vai trò của TTCK:
Thị trường chứng khoán là nơi thu hút nguồn vốn trong xã hội để đầu
tư vào sản xuất kinh doanh, là công cụ giúp Nhà nước thự hiện chiến lược
huy động vốn phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế xã hội, phục vụ
cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thị trường chứng khoán giúp huy động vốn trung và dài hạn cho các
doanh nghiệp cổ phần mà ngân hàng thương mại chưa thể đáp ứng được.
Là phương tiện thu hút vốn nước ngoài thông qua các nhà đầu tư nước
ngoài mua chứng khoán Việt Nam.
Thị trường chứng khoán góp phần điều hoà vốn giữa các ngành kinh
tế quốc doanh, do đó thúc đẩy sự bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận, một động
lực để cạnh tranh phát triển.

Thông qua thị trường chứng khoán, một mặt doanh nghiệp huy động
được vốn, mặt khác cũng thu hút thêm các nhà đầu tư mới tham gia vào
quản lý doanh nghiệp. Đây là động lực của tăng trưởng, là cơ sở cho sự
cạnh tranh lành mạnh giữa các ngành.
Thị trường chứng khoán là công cụ khuyến khích tiết kiệm và tạo thói
quen đầu tư trong công chúng. Có thị trường chứng khoán, công chúng có
thêm một phương án lựa chọn thay vì chỉ gửi tiển vào ngân hàng.
Thông qua thị trường chứng khoán các chủ thể kinh tế có thể trở thành
người đầu tư trực tiếp và trở thành những sở hữu chủ một phần giá trị tài
sản của doanh nghiệp. Công chúng dần quen với những quyết định kinh
doanh để làm giàu cho bản thân và cho xã hội. Thông qua đó phân bố
quyền lợi và rủi ro cho các thành viên trong xã hội, do đó tạo nên sự quan
tâm cung của xã hội đối với nền kinh tế của đất nước.
Thị trường chứng khoán giúp chuyển thành tiền dễ dàng, lưu động hoá
các nguồn vốn trong xã hội. Thị trường chứng khoán sẽ tạo điều kiện thúc
dẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay.
Thị trường chứng khoán là công cụ hỗ trợ xác định giá trị doanh
nghiệp chính xác hơn.Thị trường chứng khoán thúc đẩy các công ty cổ
phần làm ăn có hiệu quả, sổ sách, báo cáo tài chính rõ ràng, minh bạch. Từ
đó, tạo thói quen công khai hoá thông tin, đổi mới quản lý để lành mạnh
hoá tình hình tài chính, góp phần trong sạch hoá môi trường kinh doanh
trong xã hội.
Thị trường chứng khoán là tấm gương, là phong vũ biểu của nền kinh
tế. Lợi nhuận tăng sẽ làm cho giá cả chứng khoán tăng lên, do đó làm cho
ung lượng của thị trường chứng khoán tăng theo, ngược lại kinh tế suy
thoái sẽ dẩn đến các hoạt động giảm sút của thị trường. Thông qua đó giúp
cho nhà nước, các doanh nghiệp, công chúng biết được hiệu quả công tác
quản lý và đầu tư của mình.
II. Phát hành CK- Một phương thức huy động vốn trực tiếp và hữu
hiệu trong nền kinh tế thị trường:

Huy động vốn thể hiện thông qua hành vi phát hành trên thị trường sơ
cấp. Có 2 loại phát hành:
- Phát hành riêng lẻ: là hình thức phát hành trong đó các chứng
khoán được bán trong một phạm vi giới hạn một số nhà đầu tư nhất định
với điều kiện hạn chết mang tính chất đọc.
Phát hành ra công chúng: là hình thức phát hành trong đó chứng khóan
được bán rộng rãi cho quảng đại quần chúng đầu tư với quy mô đầu tư lớn
và thường cho một số lượng nhất định các nhà đầu tư, đảm bảo yêu cầu
công khai, minh bạch và tuân thủ pháp luật chứng khoán, TTCK.
Điều kiện phát hành cổ phiếu ra công chúng:
Thực hiện đăng ký phát hành CK ra công chúng.
Quy mô vốn điều lệ tối thiểu 5tỷ đồng.
� Hoạt động kinh doanh năm liền trước năm phát hành phải có lãi.
Có phương án khả thi về sử dụng vốn từ đợt phát hành .
Phát hành qua tổ chức trung gian.
Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng:
Thực hiện đăng ký phát hành với UBCKNN
Quy mô vốn điều lệ tối thiểu 10tỷ đồng
Hoạt động kinh doanh năm liền trước phát hành phải có lãi
Có phương án khả thi về sử dụng vốn và trả nợ vố thu được từ đợt
phát hành
Phát hành qua tổ chức trung gian và có ít nhất 50 người sở hữu trái
phiếu
Phải có tổ chức bảo lãnh phát hành
Tổ chức phát hành trái phiếu phải xác định đại diện người sở hữu trái
phiếu
3. Các phương thức phát hành ra công chúng:
3.1. Phát hành trực tiếp:
Đây là phương thức phát hành mà đơn vị phát hành trực tiếp thực
hiện các thủ tục và bán chứng khoán ra công chúng theo giá chào bán xác

định.
3.2. Phát hành thông qua tổ chức bảo lãnh:
Bảo lãnh phát hành là tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện các thủ
tục trước, trong, sau khi chào bán chứng khoán ra công chúng.
Tổ chức bảo lãnh là công ty chứng khoán, một số tổ chức tài chính
được UBCKNN cho phép hoạt động
3.3. Phát hành qua đấu thầu:
4. So sánh 2 phương thức huy động vốn từ TTCK và NHTM:
TTCK
- Cung ứng vốn trong dài hạn
- Không hạn chế vể quy mô, không cần
tài sản thế chấp
NHTM
- Cung ưng vốn trong ngắn hạn
- Không hạn chế về quy mô, cần
tài sản thế chấp

CHƯƠNG II :
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN QUA TTCK
Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

Sáu năm không phải là một quãng thời gian dài đối với quá trình phát
triển của một ngành kinh tế, nhưng những gì mà TTCK Việt Nam đạt được
đã chứng minh được chủ trương và hướng đi đúng đắn cũng như những
bước đi hợp lý mà Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua.TTCK bước
đầu đã trở thành một kênh huy động vốn đầu tư trung và dài hạn cho Chính
Phủ và doanh nghiệp. Bên cạnh kênh huy động vốn qua ngân hàng, kênh
huy động vốn mới qua TTCK sẽ giúp hoàn thiện thị trường tài chính Việt
Nam, tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội đầu tư mới.
I. Huy động vốn trên thị trường cổ phiếu:

Trên thị trường sơ cấp, cổ phiếu được bán ra chủ yếu thông qua hoạt
động đấu giá cổ phần.
1. DNNN thực hiện cổ phần hóa bán đấu giá thông qua tổ chức trung
gian tài chính và qua hai trung tâm GDCK:
Cách đây 15 năm, tại hội nghị lần thứ II của Ban chấp hành Trung Ương
Đảng khóa VII ( tháng 11/1991 ) đã đề ra chủ trương cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước. Đây được coi là cột mốc quan trọng trong quá trình
chuyển đổi tư duy về quản lý kinh tế, chuyển đổi cơ cấu sở hữu trong quan
hệ doanh nghiệp. Nhưng đến 12/2005, chúng ta đã cổ phần hóa được 2.600
DNNN.
Nghị định 187/2004/NĐ- CP là một bước đi quan trọng trong việc
chuyển công ty Nhà nước sang công ty cổ phần. Quy định như sau: đối với
doanh nghiệp bán đấu giá cổ phần có giá trị dưới 1 tỷ có thể thực hiện trong
nội bộ công ty.Đối với doanh nghiệp thực hiện bán đấugiá cổ phần có giá
trị trên 1 tỷ đến 10 tỷ phải được thực hiện thông qua các trung tâm GDCK
HN và TPHCM. Các doanh nghiệp trong trường hợp2 ( từ 1-10 tỷ) cũng có
thể đấu giá theo hình thức này nếu muốn.
Như vậy, năm 2005 là năm đầu tiên thực hiện hình thức bán đấu giá
cổ phần của các DNNN thực hiện cổ phần hóa thông qua các trung tâm
GDCK HN và TPHCM, trong 2005 đã thực hiện được 234 đợt đấu giá cổ
phần với số lượng cổ phần chào bán và số lượng cổ phần bán được như
sau:
1
Tổng số đợt đấu giá đã thực hiện
Đợt
234
2
Tổng số cổ phần chào bán
Cổ phần
352554154

3
Tổng số cổ phần bán được
Cổ phần
310499094
4
Tỷ lệ cổ phần bán được so với cổ
phần chào bán
%
88.03
Như vậy có tới 234 doanh nghiệp thực hiện đấu giá qua hai trung tâm
giao dịch với số lượng cổ phần chào bán là 352 nghìn cổ phần tương đương
với 3520 tỷ đồng ( tính theo mệnh giá chào bán là 10.000VND ).
Danh sách một số công ty Nhà nước thực hiện bán đấu giá qua TTGDCK:
- Doanh nghiệp độc lập Bộ, ngành, Đơn vị quản lý
Công ty XNK và hợp tác GTVT Bộ GTVT
Cảng Quy Nhơn Bộ GTVT
Công ty máy và phụ tùng Bộ Thương mại
Công ty kho vận miền Nam Bộ Thương mại
Công ty Đầu Tư và Xây Dựng cấp thoát nước Bộ Xây Dựng
- Các doanh nghiệp thuộc tổng công ty Nhà nước
Đại lý hàng hải Việt Nam. TCT hàng hải Việt Nam
Công ty thông tin di động. TCT BCVT
Công ty XNK và ĐTXD Hà Nội. TCT đầu tư phát triển nhà HN
Nhà máy thủy điện Phả Lại. TCT điện lực Việt Nam
Công ty dệt Vĩnh Phú. TCT dệt may
- Doanh nghiệp thuộc địa phương:
Công ty dịch vụ bảo vệ thực vật tỉnh An Giang.
Công ty Điện nước tỉnh An Giang.
Công ty du lịch Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Công ty vận tải thủy bộ tỉnh Bến Tre.

Công ty mía đường tỉnh Tây Ninh.
Công ty xây lắp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Công ty xi măng Hải Dương.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hình thức công
ty cổ phần hực hiện bán đấu giá qua các trung gian tài chính hoặc qua
các trung tâm giao dịch:
Trong số 6 doanh nghiệp đó có TAYA thực hiện bán đấu giá cổ phần
kết hợp với niêm yết trên.
Theo dự kiến khoảng tháng 5/2006, sẽ có nhiều công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán.
Tháng 5/2006 Hoàng Anh - Gia Lai dự định phát hành khoảng 50 tỷ
đồng để thu hút vốn thực hiện các dự án lớn mà công ty đã đặt ra nhất là dự
án xây dựng 10 khách sạn lớn nằm rải rác trong nước. Hiện nay trị giá vốn,
tài sản của công ty khoảng 400 tỷ đồng. Hoàng Anh- Gia Lai có 5 chi
nhánh kinh doanh trên cả nước, 1 nhà máy chế biến gỗ với qui mô 1.300
công nhân và rộng 40.000m2 ở Gia Lai, một nhà máy chế biến mủ cao su,
một nhà máy chế biến gỗ ở Bình Định, một nhà máy chế biến gỗ ở
TP.HCM, 4 khách sạn lớn đã và đang xây dựng ở Giai Lai, Bình Định,
TP.Đà Nẵng, Lâm Đồng và 1 câu lạc bộ bóng đá. Kế hoạch lâu dài của
Hoàng Anh - Gia Lai là chuyển đổi công ty sang mô hình công ty cổ phần.
Công ty cổ phần Full Power cũng vừa hoàn tất đợt phát hành 2 triệu cổ
phiếu mới cho cán bộ công nhân viên và các cổ đông bên ngoài. Vốn điều
lệ hiện thời của Full Power là 100 tỷ đồng và với cơ cấu vốn hiện nay.
Theo sự tư vấn của công ty Chứng khoán Sài Gòn (SII) công ty Full Power
đủ điều kiện tham gia niêm yết trên TTCK. Dự kiến sẽ lên sàn vào tháng
5/2006
Hiện công ty Taycera vốn điều lệ 250 tỷ đồng cũng đang xây dựng
phương án phát hành thêm 50 tỷ đồng cổ phiếu để huy động vốn đầu tư
một nhà máy mới sản xuất gạch men. Việc phát hành cổ phiếu mới cũng sẽ
giúp Công ty có cơ cấu cổ đông hợp lý để tham gia niêm yết trên TTCK.

Phương án phát hành của Taycera hiện chưa được chốt, nhưng Công ty dự
định sẽ sử dụng cả hai hình thức, phát hành riêng lẻ và phát hành ra công
chúng để phân phối 50 tỷ đồng vốn.
Được biết, việc phát hành cổ phiếu mới sẽ trợ giúp công ty có cơ cấu
cổ đông hợp lý để tham gia niêm yết trên TTCK. Theo công ty chứng
khoán SSI thì công ty này sẽ sử dụng hai hình thức phát hành riêng lẻ và
phát hành ra công chúng để phân phối 50 tỷ đồng vốn.
Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia (có vốn điều lệ 332,136 tỷ đồng)
cũng đã chính thức công bố phát hành cổ phiếu ra công chúng qua TTCK
vào tháng 5/2006. Theo đó, Cty cũng sẽ phát hành 5.437.540 cổ phiếu ra
công chúng theo hai hình thức phân phối cho cổ đông chiến lược và bán
đấu giá công khai ra bên ngoài với giá khởi đểm 150.000 đồng/cổ phiếu. Là
một DN kinh doanh trong ngành dịch vụ giải trí, niêm yết là hướng lựa
chọn chiến lược của Công ty để quảng bá tên tuổi, hình ảnh, nhằm thu hút
khách. Ngoài ra, niêm yết cũng là con đường thuận lợi để Hoàng Gia thực
hiện việc huy động vốn, mở rộng đầu tư với kỳ vọng trở thành khách sạn
casino đứng thứ 3 châu Á
Như vây, thực hiện chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài kết hợp với bán đấu giá cổ phần chưa thực sự sôi động và chưa thực
sự góp phần làm sôi động thị trường sơ cấp. nguyên nhân là do doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa có nhiều văn bản hướng dẫn, và do
tâm lý các nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư trong nước không quan tâm
mấy đến thị trường này, bởi việc định giá các doanh nghiệp này thường có
xu hướng cao hơn giá thực ( điều này có lợi cho ông chủ nước ngoài)
Doanh nghiệp cổ phần thực hiện bán cổ phần để tăng vốn, hoặc giữ
nguyên vốn tăng số lượng sở hữu, hoặc vừa tăng vốn vừa tăng số lượng sở
hữu,thực hiện bán đấu giá cổ phần qua các trung gian tài chính hoặc các
trung tâm GDCK:
Các công ty niêm yết cũng bắt đầu coi TTCK là một kênh huy động
vốn hiệu quả để mở rộng sản xuất kinh doanh và triển khai các dự án đầu

tư.Năm 2000 và 2001, số huy động vốn qua kênh này bằng 0, năm 2002 là
0,035 nghìn tỷ đồng. Nếu so sánh với dư nợ cho vay trung và dài hạn đa là
con số không đáng kể, so với tổng dư nợ cho vay của cả hệ thống ngân
hàng thì con số là không có ý nghĩa gì. Hoạt động của thị trường sơ cấp rất
mờ nhạt trong hai năm đầu đi vào hoạt động có duy nhất Công ty cổ phần
giấy Hải Phòng (HAPACO) phát hành thêm 01 triệu cổ phiếu mới (tương
dương với số vốn 35 tỷ đồng) để huy động vốn cho dự án giấy kraft.
Năm 2003, UBCKNN cũng đã cấp giấy phép phát hành thêm cổ phiếu cho
5 công ty với tổng giá trị trên 155,4 tỷ đồng.
Trong năm 2005 có 7 doanh nghiệp thực hiện đăng ký phát hành cổ
phiếu lần đầu ra công chúng. Tính đến 31/12/2005 UBCKNN đã cấp giấy
chứng nhận đăng ký phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng cho 5 công
ty: công ty cổ phần Giấy Đồng Nai, công ty cổ phần Dược 3/2, công ty cổ
phần Kinh Đô, công ty cổ phần Vinafco với tổng số cổ phiếu phát hành là
6.030.000 cổ phiếu, tổng giá trị theo giá bán 132,64 tỷ. Ngoài ra UBCK đã
chấp thuận về nguyênn tắc việc phát hành lần đầu 2.600.000 cổ phiếu của
công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm và đang xem xét hồ sơ đăng ký
phát hành của công ty cổ phần Gas Pẻtolimex. Đồng thời cấp giấy chứng
nhận thêm cho 10 công ty niêm yết: REE, Gemadept, Transimex, Gilimex,
Sacom, Lafooco, Agifish, Đá Hóa An, Văn hóa Phương Nam và Kinh Đô
miền Bắc với tổng số cổ phiếu xin phát hành thêm là 25.525.138 cổ phiếu
tương đương 661.579tỷ đồng tính theo mệnh giá ( các năm 2004 trở về
trước rất thấp ).
Đến năm 2006 số lượng doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công
chúng tăng thêm.
Một số doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng năm 2006:
Tên tổ chức
Loại cổ phiếu
SL đăng ký
phát hành

Khối lượng
vốn cần huy
động
Mục đích
Sacombank
CP phổ thông
18.994.729
189,947 tỷ
Tăng vốn điều lệ, quy mô
của NH
BMPlasco
nt
3.215.400
103 tỷ
Tài trợ vốn cho toàn bộ cho
đầu tư chiều sâu và thực
hiện DAĐT XD nhà máy
sản xuất ống và phụ tùng
ống nhựa miền Bắc.
CTCP đầu
tư thương
mại
nt
2.250.000
36 tỷ
Huy động vốn đầu tư xây
dựng nhà máy Gia Công sản
phẩm sau thép tại KCN Phú
Mỹ I
CTCP bảo

hiểm Bảo
Long
nt
9.000.000
CTCP Đầu
tư và XD
bưu điện
nt
1.500.000
37,5 tỷ
Huy động vốn triển khai
DAĐT dây chuyền sản xuất
cáp thông tin bưu điện
CTCP bao
bì dầu thực
vật
nt
603.550
10,26035 tỷ
Huy động vốn để ĐTXD và
trang bị máy móc năm 2006,
tái cấu trúc các khoản vay
CTCP bánh
kẹo đường
Biên Hòa
( BIBICA )
nt
3.160.000
75,8 tỷ
Huy động vốn đầu tư nhà

máy BIBICA- Bình Dương,
phân xưởng kẹo cao cấp tai
Biên Hòa
CTCP XNK
Khánh Hội
KHAHOMEX
nt
43.291.750
51 tỷ
Huy động vốn xây dựng
chung cư cao tầng Khánh
Hội 2, tái cơ cấu nguồn vốn
để chuyển sang kinh
doanh BĐS, tăng quy mô
vốn điều lê của công ty
CTCP phát
triển nhà
Thủ Đức
nt
17.000.000
70 tỷ
Bổ sung vốn điều lệ
II. Huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu:
1. Thị trường trái phiếu Chính Phủ:
1.1. Phát hành trái phiếu trong nước:
TTGDCK TP.HCM khai trương ngày 20/7/2000 đánh dấu sự ra đời
của TTCKVN. Sau ngày khai trương, ngày 26/7/2000 TTGDCK TP.HCM
tiến hành tổ chức phiên đấu thầu TPCP đầu tiên, với kết quả toàn bộ 300 tỷ
đồng trái phiếu CP1-0100 đưa ra đấu thầu đều trúng thầu.
Nếu như năm 2000 mới chỉ có 3 trái phiếu Chính Phủ và 1 trái phiếu

doanh nghiệp ( Ngân hàng Đầu tư và phát triển ) được niêm yết trên TTGD
TP.HCM thì tính đến cuối năm 2005 đã có 317 loại trái phiếu Chính Phủ,
25 loại trái phiếu chính quyền địa phương được niêm yết trên hai
TTGDCK.
Bảng giá trị trái phiếu đã phát hành tính đến năm 2005 ( tỷ VND)
Trái phiếu CP
Trái phiếu CQĐP
Tính đến năm 2005
60.000
7.000
Như vậy phát hành trái phiếu chính quyền địa phương cũng có nhiều
khởi sắc. Đến 2005, đã có 3 tỉnh, thành phố phát hành trái phiếu chính
quyền địa phương với tổng số tiền huy động trên 7.000 tỷ đồng, trong đó
Thành phố Hồ Chí Minh đã huy động 2.000 tỷ đồng trái phiếu, nâng tổng
số huy động trong 3 năm (2003-2005) lên gần 6.000 tỷ đồng, Hà Nội huy
động trên 1.100 tỷ đồng trái phiếu Thủ đô và Đồng Nai huy động khoảng
243 tỷ đồng.
Thông qua kênh đấu thầu Trái phiếu Chính phủ (TPCP) tại các Trung
tâm GDCK, Chính phủ đã huy động được hàng chục ngàn tỷ đồng cho
Ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển, đồng thời bổ sung một lượng
hàng hoá quan trọng cho thị trường chứng khoán Việt Nam.Ông Nguyễn
Đình Sơn- Phó TGĐ KBNN cho biết, trong năm 2006 hệ thống Kho bạc
Nhà nước được giao nhiệm vụ huy động vốn thông qua phát hành các loại
trái phiếu, công trái là 54.500 tỷ đồng. Tính đến ngày 15/9/2006, Kho bạc
Nhà nước đã huy động được gần 40.000 tỷ đồng, trong đó đã phối hợp với
các Trung tâm GDCK tổ chức 18 phiên đấu thầu, huy động được 6.197 tỷ
đồng. Dự kiến đến cuối năm 2006, sẽ tiếp tục huy động 2.000-3.000 tỷ
đồng qua TTGDCK và kế hoạch năm 2007 sẽ huy động 12.000 tỷ đồng
thông qua đấu thầu tại TTGDCK trong tổng số 63.500 tỷ đồng huy động
vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển.

Triển khai Quyết định số 2276/QĐ-BTC ngày 20/6/2006 của Bộ Tài
chính về tập trung đấu thầu Trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm GDCK Hà
Nội, Trung tâm GDCK Hà Nội đã tổ chức thành công 4 phiên đấu thầu
TPCP theo kế hoạch huy động vốn của Kho bạc Nhà nước, huy động được
1.200 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm, đạt 80% khối lượng gọi thầu; đã có
38 loại trái phiếu đăng ký giao dịch với tổng giá trị đạt 7.027 tỷ đồng. Bên
cạnh đó, TTGDCK Hà Nội cũng đã hoàn thành thủ tục chính thức cho 34
thành viên đấu thầu. Việc triển khai Quyết định số 2276/QĐ-BTC đã đạt
được thành công bước đầu, tạo tiền đề hình thành thị trường TPCP chuyên
biệt tại Trung tâm GDCK Hà Nội.
1.2. Phát hành trái phiếu ra nước ngoài:
Năm 2005 được đánh dấu là năm thành công cho việc huy động vốn
đầu tư nước ngoài, cũng là năm đánh dấu một sự kiện việc phát hành TPCP
trên thị trường quốc tế thành công ngoài mong đợi.
Một vài thông số của đợt phát hành TPCP ra thị trường quốc tế:
Tiêu chí
Đơn vị
Giá trị
Dự kiến phát hành
Tỷ USD
0,5
Số lượng đăng ký mua
Tỷ USD
4,5
Khối lượng bán ra
Tỷ USD
0,75
Số lượng nhà đầu tư
Nhà đầu tư
255

Lãi suất
%
0,7125

Tổng số lượng nhu cầu các nhà đầu tư đặt mua lên tới 4,5 tỷ USD, gấp
6 lần lượng trái phiếu Chính phủ VN phát hành. Ngày 03/11/2005 giờ Mỹ,
tức ngày 04/11/2005 (sau 12 tiếng giờ Việt Nam) số tiền trái phiếu Chính
phủ 750 triệu USD sẽ chính thức chuyển về VN.Theo Thứ trưởng Bộ Tài
chính Lê Thị Băng Tâm, chúng ta phải chia ra bán cho các nhà đầu tư và
phần lớn chỉ đáp ứng 20% nhu cầu đặt mua, thậm chí có nhà đầu tư đặt
mua nhưng không có để bán. Ngay ngày đầu tiên tại Hồng Kông
(19/10/2005), số lượng các nhà đầu tư đặt mua khoảng 1 tỷ USD, gấp 2 lần
số lượng trái phiếu Chính phủ VN định phát hành. Đến ngày 26/10/2005,
sau khi Chính phủ quyết định tăng khối lượng phát hành thêm 250 triệu
USD (tổng phát hành 750 triệu USD), số lượng các nhà đầu tư đặt mua đã
tăng lên hơn gấp 3 lần từ mức 1 tỷ USD lên mức khoảng 3 tỷ USD. Ngày
29/10/2005 là ngày định giá trái phiếu Chính phủ VN trên thị trường tài
chính thế giới thì số lượng các nhà đầu tư đặt mua lên tới 4,5 tỷ USD.
Tất cả các nhà đầu tư quan trọng, có uy tín lớn trên thị trường tài chính thế
giới từ Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ đều quan tâm tham gia đặt mua trái
phiếu của Chính phủ VN với số lượng lớn. Đặc biệt lần này một số Ngân
hàng trung ương và các tổ chức đầu tư của Chính phủ các nước trong khu
vực Châu Á đặt mua tới 50 - 100 triệu USD. Trong đó có Ngân hàng dự trữ
quốc gia Malaysia tính đến nay chưa từng mua trái phiếu Chính phủ của
quốc gia nào thì nay đã đặt mua trái phiếu của Chính phủ VN.
Cũng theo bà Tâm, lãi suất trái phiếu Chính phủ VN phát hành rất
hiệu quả, thấp hơn lãi suất trái phiếu của các nước trong khu vực có cùng
hệ số tín nhiệm. Lãi suất trái phiếu loại 10 năm của VN thực trả là
7,125%/năm. Trong khi, mức lãi suất trái phiếu Chính phủ Philippines loại
10 năm giao dịch ở mức 8,1%/năm, còn trái phiếu Chính phủ Indonesia loại

10 năm giao dịch ở mức 7,8%/năm.
TCty công nghiệp Tàu thuỷ VN (Vinashin) là đơn vị được Chính phủ
phê duyệt cho vay nguồn vốn này dùng để đầu tư cho các dự án phát triển
sản xuất. Theo ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng
Giám đốc TCty Vinashin cho biết, TCty đã có đề án phát triển khá cụ thể
đến năm 2010 và những năm tiếp theo. TCty đã ký chính thức khoảng 1 tỷ
USD sản phẩm XK và đã thoả thuận khoảng 500 triệu USD nữa. Đây là
những hợp đồng tàu XK sẽ được thực hiện trước năm 2009. Ông Bình cho
biết thêm, với 750 USD này chỉ đáp ứng 1/4 nhu cầu vốn của TCty.
Với việc huy động vốn ra bên ngoài lần đầu tiên của Chính phủ VN đã gặt
hái được thành công ngoài mong đợi này, tạo cơ hội cho nhiều DN khác
như TCty Điện lực VN, TCty Dầu khí VN sẽ gặp thuận lợi hơn rất nhiều.
Thành công trên mở ra một kênh huy động vốn mới đầy tiềm năng cho các
DN khác trong chiến lược đâu tư mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, các DN
khác không đủ điều kiện phát hành trái phiếu quốc tế cũng có thêm cơ hội
để vay vốn trong nước. Đặc biệt, khi mà nguồn vốn ODA đang có nhiều
khả năng giảm sút trong những năm tới - theo đánh giá của các chuyên gia
kinh tế.
2. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp:
Việc đưa thị trường chứng khoán vào hoạt động, nhiều doanh nghiệp
đã có sự thay đổi trong tiếp cận các nguồn vốn, đặc biệt là vốn dài hạn. Khi
các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi
của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần
mở rộng sản xuất, kinh doanh. Không những thế, thông qua thị trường
chứng khoán, Chính phủ và chính quyền địa phương cũng huy động được
các nguồn vốn cho đầu tư phát triển như kết cấu hạ tầng cơ sở.
Tính đến cuối tháng 11/2005, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành
trên thị trường chứng khoán mới đạt khoảng 2.000 tỷ đồng. Rõ ràng là rất
thấp.
III. TTCK Việt Nam vẫn hoạt động cầm chừng:

Theo thông lệ quốc tế, các DN, các nền kinh tế cần vốn thì có 80%
vốn huy động qua TTCK, 20% huy động vốn qua ngân hàng. Đấy là một
cấu trúc hoàn chỉnh của thị trường tài chính. Ở Việt Nam hiện nay, điều đó
ngược lại, tới 90% huy động qua ngân hàng và 10% huy động qua TTCK.
Điều đáng quan tâm nhất là tỉ trọng tích lũy đầu tư vào TTCK còn thấp,
tổng giá trị thị trường cổ phiếu mới chiếm khoảng 8% GDP (2005), trong
khi đó mức thông lệ quốc tế là 30-34% GDP.
Từ đầu năm 2003 đến nay, tình hình hoạt động của thị trường chứng
khoán liên tục “tuột dốc”, chức năng và sứ mệnh huy động vốn thông qua
thị trường này gần như chưa phát huy được tác dụng. Thêm vào đó, kết quả
kinh doanh không khả quan cũng như việc không trung thực trong công bố
thông tin tài chính của một số công ty niêm yết đã làm giảm lòng tin nơi
nhà đầu tư, tính nhạy cảm của thị trường với các thông tin tài chính gần
như không còn
Sau 6 năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt
Nam vẫn chưa thực hiện được chức năng chính của mình là một kênh huy
động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Các DN ''khát'' vốn, chủ yếu
vẫn vay ngân hàng và Chính phủ phát hành trái phiếu cho các công trình
lớn vẫn phải ''động viên'' dân mua.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thị trường chứng khoán
hiện nay rất khiêm tốn so với vai trò là kênh huy động vốn dài hạn phục vụ
cho nhu cầu đầu tư của DN nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong khi
đó đa số các DN trong những lĩnh vực có nhu cầu vốn lớn và dài dạn như
ngành viễn thông, điện lực vẫn còn đang loay hoay tìm lối huy động,
hoặc trông chờ nhiều vào ngân sách chứ chưa thông qua thị trường chứng
khoán.
Hiện tại, TTCK nước ta chỉ mớí quản lí chưa đầy 50 doanh nghiệp
niêm yết, và việc phát hành cổ phiếu ra công chúng mới chỉ có vài chục
doanh nghiệp. Quy mô TTCK hiện còn nhỏ, mới chiếm trên dưới 5% GDP.
Đến nay, ngoài việc hỗ trợ Chính phủ phát hành một số trái phiếu

nhưng cũng chưa tạo được sự hấp dẫn trong giao dịch, thị trường chứng
khoán tập trung vẫn chưa huy động vốn trực tiếp cho nền kinh tế mà chủ
yếu thực hiện chức năng thanh khoản cho nhà đầu tư cổ phiếu (đổi chủ
nhưng không làm tăng vốn). Việc huy động vốn trung và dài hạn qua thị
trường chứng khoán cùng với việc huy động và cung ứng tín dụng qua hệ
thống ngân hàng được xác định là thế hai chân của thị trường vốn. Thế
nhưng cho đến thời điểm hiện nay, tổng vốn đầu tư xã hội đã đạt ở mức
34% GDP trong khi tổng lượng cổ phiếu giao dịch trên thị trường chỉ đạt
khoảng 0,2% GDP, rõ ràng thế hai chân của thị trường vốn bị khập khiễng.
Theo kết quả điều tra của UBCKNN, các doanh nghiệp đều mong muốn có
một phương thức huy động vốn mới để cải thiện tình hình tài chính và đáp
ứng được các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa
xác định được rõ phương án kinh doanh cũng như nhu cầu vốn ngắn hạn
vẫn là yêu cầu chủ yếu. Do đó việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn
chưa phải là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp khi có nhu cầu huy
động vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Điều này càng chứng tỏ doanh
nghiệp huy động nguồn vốn dưới hình thức này còn rất hạn chế do các
doanh nghiệp chưa thực sự có uy tín trên thị trường, chưa thu hút được
đông đảo các nhà đầu tư.
Hơn nữa, sức ép phải kinh doanh có hiệu quả khi phát hành cổ phiếu
để huy động vốn hơn các hình thức huy động vốn khác là một trở ngại
khiến các doanh nghiệp chưamặn mà với việc huy động vốn trên TTCK.
Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá rằng, lĩnh vực kinh doanh và loại
hình doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới quy mô vốn của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp chỉ trông chờ vào nguồn vốn vay từ ngân hàng và các
nguồn vốn khác chắc chắn sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của các
doanh nghiệp.
Được biết, kết quả điều tra về nguồn vốn huy động hiện nay của doanh
nghiệp, điều đáng lưu ý là trong tất cả số doanh nghiệp được hỏi không có
doanh nghiệp nào huy động vốn qua phát hành trái phiếu và liên quan với

nước ngoài. 60,9% số doanh nghiệp được hỏi hiện huy động vốn cho sản
xuất và kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn vay từ ngân hàng.
Trong khi đó, số doanh nghiệp có huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu
chiếm 54,8% số doanh nghiệp được điều tra, chủ yếu là các công ty cổ
phần Nhà nước. Ngoài ra, có 38,3% số doanh nghiệp có huy động vốn qua
vay từ công nhân viên. 38,3% số doanh nghiệp huy động từ các nguồn khác
như mua bán chịu, sử dụng vốn của đối tác
Số doanh nghiệp huy động vốn qua nguồn ngân sách Nhà nước trong tổng
số doanh nghiệp điều tra có 62 doanh nghiệp, chiếm 25% và điều này
chứng tỏ rằng Nhà nước vẫn là một nguồn tài trợ quan trọng trong hoạt
động của các doanh nghiệp hiện nay.
Thị trường chứng khoán đang rất cần được thổi những luồng hơi ấm,
những cú hích mạnh hơn để phá tan sự nguội lạnh này.
Năm 2006, theo kế hoạch, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế
bình quân 7,5%/năm, mức huy động vốn từ thị trường chứng khoán phải
đạt khoảng 6-12% GDP, tương đương 46.000-125.000 tỷ đồng. Theo kế
hoạch, từ nay đến 2010, phải cần khoảng 140 tỷ USD cho đầu tư phát triển,
trong đó nguồn vốn huy động từ bên ngoài thông qua đầu tư trực tiếp (các
dự án đầu tư), và đầu tư gián tiếp (thông qua TTCK) là vào khoảng 40 - 45
tỷ USD.
IV. Một số nguyên nhân :
Từ phía cơ quan chủ quản: Điều hành thị trường của UBCKNN và
TTGDCK còn quá nhiều bất cập.
1.1. Hạn chế do sự thiếu chủ động và thiếu kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ
quản lý… Sự quản lý về chứng khoán ở cấp Nhà nước (vĩ mô) còn nhiều
điểm chưa hợp lý, chưa đáp ứng được với những đòi hỏi của thị trường, thể
hiện ở các mặt như hệ thống pháp lý chưa đồng bộ, thậm chí là mâu thuẫn
nhau.
Hệ thống pháp lý chưa thực sự hoàn thiện và đồng bộ, giữa các quy
định pháp luật về TTCK và với các văn bản liên quan, các chính sách

khuyến khích về thuế, phí và lệ phí cũng như quản lý ngoại hối chưa thực
sự khuyến khích các đối tượng tham gia thị trường. Công tác quản lý, giám
sát về chứng khoán và TTCK chưa đáp ứng đòi hỏi và tiến kịp với những
sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. Ví dụ, giữa các văn bản về tham
gia mua cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài; hay các chính sách
khuyến khích các đối tượng tham gia thị trường (chính sách thuế, phí…)
chưa thống nhất và chưa thực sự phát huy tác dụng; thể hiện ở chỗ, đối với
các nhà đầu tư cá nhân được miễn thuế, nhưng các nhà đầu tư có tổ chức,
thì chưa được miễn thuế….
1.2. Những vướng mắc từ cơ chế chính sách của Nhà nước đối với việc
phát hành chứng khoán ra công chúng, chẳng hạn, điêu kiện phát hành còn
cao, thủ tục phát hành phức tạp, thiếu cơ sở pháp lý cho những vấn đề nảy
sinh trong quá trình phát hành chứng khoán
1.3. Mặt bằng lãi suất từ ngân hàng hiện nay khoảng l0,8%/năm, lợi tức kỳ
vọng của các cổ đông hiện tại khoảng 15% năm, đó là số kỳ vọng quá cao.
Do đó, huy động vốn trên thị trường chửng khoán là "khá đắt" và khó thực
hiện.
1.4. Để huy động vốn trên thị trường chứng khoán các doanh nghiệp phải
thực hiện những thủ tục phức tạp hơn nhiều so với thủ tục xin vay tại các tổ
chức tín dụng, chẳng hạn, các doanh nghiệp phải xây dựng bản cáo bạch để
công khai hoá tài chính, phương án kinh doanh
2. Từ phía doanh nghiệp
Thứ nhất, trong lúc các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là những
doanh nghiệp lớn đang còn kêu ca thiếu vốn cho sản xuất và kinh doanh,
thì vẫn không chịu rời khỏi cái “bầu vú” quen thuộc của Nhà nước để tham
gia vào TTCK, nhằm huy động vốn cho phát triển… mà còn mang nặng tư
tưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, trông chờ vào nguồn vay ưu đãi.
Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn e ngại khâu kiểm toán và công bố niêm
yết thông tin trên TTCK. Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp tham gia
niêm yết đều không phải là các doanh nghiệp lớn (trong số 21 công ty tham

gia niêm yết hiện nay, không có một công ty nào thuộc các tcty lớn), có khả
năng phát triển để hấp dẫn nhà đầu tư. Ngoài ra, ở một số công ty niêm yết,
tỷ lệ vốn thuộc sở hữu nhà nước còn khá cao; do đó, khối lượng cổ phiếu
thực sự đưa vào giao dịch vẫn còn rất thấp.
Thứ hai, Do quá trình cổ phần hoá các DNNN tiến hành một cách quá
chậm, nên không có hàng hoá phục vụ cho thị trường, dẫn đến tình trạng,
TTCK đã đi vào hoạt động được hơn 3 năm, nhưng vẫn không thể nào
thoát khỏi cảnh chợ chiều.
Nhiều công ty đã CPH nhưng không đủ điểu kiện tham gia TTCK.
Không ít công ty không muốn tham gia TTCK. Nhiều công ty cổ phần
quan niệm lên sàn giao dịch lắm phiền phức mà ưu đãi trong 2 năm, cùng
lắm chỉ giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí này không bù được
công sức và tiền bỏ ra làm thủ tục. Mặt khác do nhận thức về lợi ích của thị
trường chứng khoán đối với hoạt động của doanh nghiệp còn rất mơ hồ,
nên nhiều doanh nghiệp chần chừ không muốn niêm yết. Phần lớn các
doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn kinh doanh theo kiểu gia đình, hoặc theo
mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên chưa có nhu cầu huy động vốn lớn,
nguồn vốn hoạt độngcủa họ hiện chủ yếu dựa vào nguồn tín dụng của ngân
hàng. Do vậy kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp vẫn chưa phát huy

×