TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ GV: NGUYỄN VĂN TUẤN
a
Năm học: 2012 - 2013 Trang 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
SỬ DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT POWERPOINT THIẾT KẾ
BÀI GIẢNG CÁC TIẾT THỰC HÀNH HOÁ HỌC LỚP 10 BỔ
TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (BTTHPT) BAN CƠ BẢN.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Tuấn
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX - DN Hoằng Hoá
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hoá Học
THANH HOÁ NĂM 2013
TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ GV: NGUYỄN VĂN TUẤN
PHẦN I . MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong các môn học ở trường phổ thông, cũng như bổ túc trung học phổ
thông môn Hóa học giữ một vai trò khá quan trọng. Hóa học là một môn khoa học
tự nhiên, nó nghiên cứu về chất và sự biến đổi chất này thành chất khác.
Đối tượng nghiên cứu của hóa học là các chất, những quy luật biến đổi chất
này thành chất khác và những biện pháp điều khiển sự biến đổi đó nhằm phục vụ
đời sống con người và tiến bộ xã hội.
Với bộ môn Hóa học là môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm, đồng
thời nó vừa mới mẻ vừa trừu tượng đối với học viên. Vì vậy, khi hình thành khái
niệm hóa học cần phải chú ý triệt để sử dụng nguyên tắc trực quan. Nếu được tận
mắt quan sát các chất, sự biến đổi của các chất thì học viên sẽ nhanh chóng tiếp thu
và nhớ lâu. Các thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành đều gây hứng thú cho
học viên.
Từ lâu việc dạy học viên học thực hành thí nghiệm là một điều khó khăn, gây
nhiều lúng túng cho giáo viên vì :
- Cơ sở vật chất vật chất còn nghèo nàn, trang thiết bị chưa đầy đủ.
- Chưa có điều kiện thí nghiệm thực hành.
- Một số thí nghiệm khó thực hiện, hóa chất độc hại, nguy hiểm.
- Một số thí nghiệm không đạt kết quả như mong muốn gây mất hứng thú cho học
viên.
- Học viên thường lúng túng khi thao tác các thí nghiệm.
- Học viên chưa nắm bắt hết các quy định khi xuống phòng thí nghiệm nên xảy ra
một số trường hợp ngoài ý muốn.
- Đầu tư tiết dạy tốn nhiều thời gian,…
Đây cũng là một trong những lý do góp phần làm cho Giáo viên ngại dạy các
tiết thực hành hóa học. Vì vậy, muốn dạy tốt tiết học thực hành, người dạy phải có
kinh nghiệm, có thời gian đầu tư, phải chọn được giải pháp tốt nhất đối với từng
loại thí nghiệm để gây hứng thú cho người học.
Microsoft Powerpoint là phần mềm được xem khá đơn giản, dễ nghiên cứu,
có thể vận dụng hiệu quả trong việc thiết kế bài giảng hóa học, điều này giúp người
giáo viên có thể khắc phục tính độc hại hay sự hạn chế của hóa chất khi thí nghiệm
trực tiếp, mặt khác góp phần làm mới phương pháp dạy học của giáo viên và sẽ làm
học viên thêm hứng thú với tiết học hóa học …
Đó là lý do để tôi viết đề tài “Sử dụng phần mềm microsoft powerpoint
thiết kế bài giảng các tiết thực hành Hoá học lớp 10 bổ túc trung học phổ
thông (BTTHPT) ban cơ bản” với mong muốn chia sẽ kinh nghiệm cùng các
đồng nghiệp.
Năm học: 2012 - 2013 Trang 2
TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ GV: NGUYỄN VĂN TUẤN
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu cần thiết, tất yếu nhằm giúp hoạt
động dạy của giáo viên và mức độ tiếp thu kiến thức của học viên ngày càng hoàn
thiện, hiệu quả hơn.
Việc truyền thụ kiến thức khô khan, chủ yếu dùng phương pháp thuyết giảng
và phương tiện dạy học đa phần được sử dụng vẫn chỉ là phấn trắng bảng đen, điều
này hoàn toàn không tạo được hiệu quả cao trong các tiết giảng hóa học, nhưng đây
lại là hình thức dạy học phổ biến ở các TTGDTX trong Tỉnh. Thiết nghĩ, chỉ cần
người giáo viên với sự chủ động nhạy bén, không ngại mất thời gian, kết hợp với
sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện dạy học khác nhau, kể cả các phương tiện
dạy học hiện đại, cho phép người giáo viên có thể biểu diễn thí nghiệm, sáng tạo
các hình ảnh tĩnh, động, phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập, nâng
cao mức lĩnh hội kiến thức và rèn luyện các kỹ năng thao tác thực hành của học
viên cũng như chất lượng bài giảng của giáo viên.
Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ việc dạy
học các tiết thực hành hóa học để chứng minh sự tiện ích của phần mềm, chứng
thực đây là một phương tiện dạy học hiệu quả, đặc biệt đối với môn Hóa học, do đó
cần được sự quan tâm và sử dụng phổ biến hơn trong các tiết giảng hóa học ở các
trung tâm GDTX trong Tỉnh.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài.
- Thực hiện thiết kế bài giảng hỗ trợ dạy các tiết thực hành hóa học 10 BTTHPT
ban cơ bản.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả thiết kế và trình chiếu bài giảng
hóa học hỗ trợ các tiết học thực hành bằng phần mềm Microsoft Powerpoint.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Sự quan tâm của các học viên trung tâm GDTX Hoằng Hoá về các tiết học thực
hành với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Powerpoint.
- Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng các tiết thực hành
hóa học lớp 10 BTTHPT ban cơ bản.
5. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
- Phương tiện dạy học.
- Phương pháp dạy học hóa học.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Ghi chép lại tất cả những công việc mình đã làm theo yêu cầu của đề tài đặt ra.
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
Năm học: 2012 - 2013 Trang 3
TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ GV: NGUYỄN VĂN TUẤN
PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH
I - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Đặc tính của bộ môn Hóa học
Mỗi bộ môn đều có những đặc tính riêng mà khi truyền thụ kiến thức phải
chú ý đến những đặc điểm này.Với bộ môn Hóa học, là một môn khoa học vừa lý
thuyết vừa thực nghiệm, đồng thời nó vừa mới mẻ, vừa trừu tượng đối với học viên
vì vậy khi truyền thụ kiến thức về hóa học cần phải chú ý một số đặc tính sau đây :
1.1.1. Quá trình hình thành các khái niệm cơ bản về hóa học diễn biến theo giai
đoạn. Sự phân chia giai đoạn này dựa vào các lý thuyết chủ đạo có trong chương
trình. Việc hình thành khái niệm hóa học phải bám sát lý thuyết chủ đạo của từng
giai đoạn để hình thành.
1.1.2. Việc hình thành các khái niệm cơ bản về hóa học chủ yếu dựa vào kiến thức
sẵn có của học viên, vào kinh nghiệm và vốn kiến thức của các môn học khác có
liên quan.
1.1.3. Cần triệt để sử dụng nguyên tắc trực quan. Hóa học là một bộ môn khoa học
vừa lý thuyết vừa thực nghiệm, vì vậy trong giảng dạy hóa học, nếu học viên được
tận mắt quan sát các chất, sự biến đổi của các chất thì học viên sẽ nhanh chóng tiếp
thu và nhớ lâu. Các thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành đều gây hứng thú
cho học viên.
1.1.4. Đối với những khái niệm phức tạp cần chia nhỏ khái niệm thành những khái
niệm thành phần để học viên tiếp thu dần, hoặc dựa vào những khái niệm gần gũi,
sẵn có để hình thành khái niệm mới.
1.2. Mục đích của giờ thực hành thí nghiệm
Thí nghiệm có vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học và quan trọng
đặc biệt trong dạy học hóa học.
1.2.1. Thí nghiệm có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức
của con người về thế giới. Thí nghiệm là một phần của hiện thực khách quan được
thực hiện hoặc tái tạo lại trong những điều kiện đặc biệt, trong đó con người có thể
chủ động điều khiển các yếu tố tác động vào quá trình xảy ra để phục vụ cho mục
đích nhất định. Thí nghiệm giúp con người gạt bỏ những cái phụ, không bản chất
để tìm ra cái bản chất của sự vật hiện tượng. Thí nghiệm giúp con người phát hiện
ra những quy luật còn ẩn náu trong tự nhiên. Mặt khác nó giúp con người kiểm
chứng, làm sáng tỏ những giả thuyết khoa học.
1.2.2. Thí nghiệm là nền tảng của việc dạy học hóa học. Nó giúp học viên chuyển
từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại. Khi làm thí nghiệm học viên
sẽ quen với các chất hoá học và trực tiếp nắm bắt các tính chất lý hóa của chúng.
Từ đó các em hiểu được các quá trình hóa học, nắm vững các khái niệm, định luật,
học thuyết của hóa học.
Năm học: 2012 - 2013 Trang 4
TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ GV: NGUYỄN VĂN TUẤN
1.2.3. Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tế. Nhiều thí nghiệm rất gần gũi
với đời sống, với các quy trình công nghệ. Chính vì vậy thí nghiệm giúp học viên
vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.
1.2.4. Thí nghiệm giúp học viên rèn luyện các kỹ năng thực hành (các thao tác và
cách thức tiến hành thí nghiệm), hình thành những đức tính cần thiết của người lao
động mới: cẩn thận, khoa học, kỷ luật.
1.2.5. Thí nghiệm giúp học viên phát triển tư duy, hình thành thế giới quan duy vật
biện chứng. Khi tự tay làm thí nghiệm hoặc được tận mắt nhìn thấy những hiện
tượng hóa học xảy ra, học viên sẽ tin tưởng vào kiến thức đã học và cũng thêm tin
tưởng vào chính bản thân mình.
1.2.6. Khi làm thí nghiệm rất dễ gây hứng thú học tập. Học viên không thể yêu
thích bộ môn và không thể say mê khoa học với những bài giảng lý thuyết khô
khan.
1.3. Các phương pháp dạy học thường được Giáo viên sử dụng trong giờ
thực hành
Trong dạy học thực hành có thể thực hiện theo một trong hai phương pháp sau:
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu: dùng thí nghiệm để xác nhận giả thuyết, tự rút ra
kiến thức.
4.2. Phương pháp minh họa: dùng thí nghiệm để minh họa cho kiến thức đã biết.
Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu hay phương pháp minh
họa là tùy thuộc vào tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu. Nếu như việc giải quyết
vấn đề không đòi hỏi sự căng thẳng đáng kể hoạt động trí lực của học viên thì nên
theo phương pháp minh họa. Ngược lại, nếu sự tri giác, tiếp thu kiến thức về đối
tượng nghiên cứu đòi hỏi sự phân tích phức tạp hơn, phải động viên trí nhớ và tư
duy thì nên dùng phương pháp nghiên cứu.
1.4. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
Trên thế giới và ở nước ta hiện nay đang có nhiều công trình nghiên cứu, thử
nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học theo các hướng khác nhau. Sau đây là
một số xu hướng đổi mới cơ bản :
- Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển trọng
tâm hoạt động từ giáo viên sang học viên. Chuyển lối học từ thông báo, tái hiện
sang tìm tòi, khám phá.
- Cá thể hóa việc dạy học.
- Sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học, đặc biệt là tin học vào dạy học.
- Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống. Chuyển từ lối học nặng
nề về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức.
- Cải thiện việc kiểm tra và đánh giá kiến thức.
- Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời.
- Gắn việc dạy học và nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao (theo sự
phát triển của học viên, theo cấp học, bậc học).
Năm học: 2012 - 2013 Trang 5
TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ GV: NGUYỄN VĂN TUẤN
1.5. Khái quát về phần mềm Microsoft Powerpoint
1.5.1. Tác dụng của phần mềm
Microsoft Powerpoint là một phần mềm trong bộ Microsoft Office được sử
dụng để trình bày về mặt hình thức một vấn đề. Nó là một công cụ có tính chuyên
nghiệp để diễn đạt các ý tưởng cần trình bày không chỉ bằng lời văn mà còn thể
hiện qua hình ảnh tĩnh và động cùng với âm thanh một cách sống động.
1.5.2. Ưu điểm của phần mềm
- Dễ sử dụng đối với người bắt đầu dùng và rất dể sử dụng với người đã sử dụng
Winword, Excel vì có cùng các thao tác …
- Thực hiện các hiệu ứng hoạt hình nhanh chóng, sinh động một cách đơn giản
không cần tới kiến thức lập trình.
- Kích thước tập tin nhỏ, thuận lợi cho lưu trữ và di chuyển.
- Kết hợp được với phần mềm đồ họa.
- Trình bày trực tiếp bằng máy chiếu hoặc in ra các trang slide và sử dụng máy đèn
chiếu để chiếu từng trang slide lên bảng, lên tường.
- Khắc phục được khó khăn của giáo viên khi biểu diễn thí nghiệm trực tiếp (như
dụng cụ, hóa chất, thời gian, )
- Thí nghiệm có thể chiếu đi chiếu lại cho học viên quan sát, thậm chí học viên có
thể copy bài về nhà nghiên cứu.
1.5.3. Lưu ý khi sử dụng phần mềm
Khi sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint để thiết kế bài giảng hóa học,
giáo viên cần lưu ý một số điểm sau :
- Không phải với loại bài nào cũng dạy hay trên giáo án điện tử, lựa chọn loại bài
nào phù hợp chuẩn bị cho tiết giảng bằng giáo án điện tử sao cho học viên có thể
tiếp nhận và hệ thống kiến thức một cách tối ưu.
- Lựa chọn hình thức học tập phù hợp cho tiết giảng bằng giáo án điện tử. Hình
thức học tập của học viên cần được định trước khi giáo viên bắt tay vào soạn giáo
án điện tử.
- Luôn nhớ đến mục đích chính, trọng tâm cần đạt được.
- Không lạm dụng nhiều kĩ xảo.
- Nội dung trình bày thật tinh giản : không quá nhiều dòng trong một slide, không
quá nhiều chữ trong một dòng.
- Chú ý chọn màu chữ, phông nền thích hợp không bị ảnh hưởng nhiều bởi ánh
sáng của phòng học.
- Chỉ thay đổi phông nền, màu sắc của slide khi thật cần thiết (thay đổi chủ đề).
- Đây chỉ là phần mềm hỗ trợ dạy học, chúng ta không nên phụ thuộc vào nó quá
nhiều cần phải biết kết hợp với nhiều phương pháp khác để việc dạy và học đạt kết
quả cao hơn.
Năm học: 2012 - 2013 Trang 6
TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ GV: NGUYỄN VĂN TUẤN
II - CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Những khó khăn và thuận lợi khi dạy các tiết thực hành hóa học 10 ban cơ
bản
2.1.1. Thuận lợi
- Học viên ở độ tuổi này đã hình thành một số tính cách cần thiết khi vào phòng thí
nghiệm như tính cẩn thận, tiết kiệm, gọn gàng, sạch sẽ, …
- Một phần do tính tò mò, hiếu kì nên các học viên đều rất thích học tiết học thực
hành.
- Ở một số trường đã trang bị được phòng thí nghiệm nên có thể dạy học viên học
thực hành trực tiếp trong phòng thí nghiệm.
- Hầu hết các trường đều được trang bị phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học,
dụng cụ thí nghiệm và hóa chất, …hỗ trợ đắc lực cho tiết học thực hành.
2.1.2. Khó khăn
- Đa số học viên không chuẩn bị bài hoặc chuẩn bị rất sơ xài trước khi học thực
hành.
- Một số trường đặc biệt là ở các trung tâm GDTX không có phòng thí nghiệm, hay
phòng thí nghiệm được xây dựng không đúng với yêu cầu của phòng thí nghiệm
nên giáo viên khó tổ chức cho học viên thực hành.
- Mặc dù có những trường đủ điều kiện để dạy các tiết thực hành nhưng những thí
nghiệm khó, hóa chất độc hại vẫn gây trở ngại cho việc dạy thực hành.
- Một số dụng cụ bị bể, hư hao, hóa chất để lâu ngày nên đã biến chất nên khi thực
hành không cho kết quả như ý…
2.2. Thực hiện thiết kế giáo án các bài thực hành hóa học 10 bổ túc THPT ban
cơ bản bằng sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Powerpoint
2.2.1. Mục tiêu chung của các bài thực hành hóa học 10 THPT ban cơ bản
- Chứng minh tính khử của kim loại, tính oxi hóa của phi kim và một số chất vừa
có tính oxi hóa vừa có tính khử.
- Giới thiệu cho học viên nguyên tắc chung của việc điều chế một số chất như khí
clo, khí oxi, khí hidroclorua
- Cho học viên quan sát màu của một số chất.
- Chứng minh tính háo nước của axit sunfuric, và tính oxi mạnh của nó, …
2.2.2. Tiêu chí chung khi soạn các bài giáo án thực hành
- Dẫn dắt học viên vào tiết học thực hành một cách nhẹ nhàng và bất ngờ.
- Sử dụng hệ thống các câu hỏi để học viên hiểu rõ vấn đề và tiếp thu bài tốt hơn.
- Hướng dẫn, gợi mở để học viên có thể tự phát hiện vấn đề.
- Hình thức học tập:
• GV yêu cầu học viên nghiên cứu bài trước ở nhà, chia nhóm thực hành.
• Học viên phải chuẩn bị các bài tường trình trước ở nhà.
Năm học: 2012 - 2013 Trang 7
TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ GV: NGUYỄN VĂN TUẤN
2.3. Tiến hành thực nghiệm
Đối với bài thực hành số 1, các thí nghiệm trong bài này tương đối đơn giản,
hóa chất không độc hại, học viên có thể tự làm. Nhưng vì đây là bài thực hành đầu
tiên của các em (chỉ có một số rất ít học viên đã được thí nghiệm ở lớp 8 và 9), nếu
để các em tự làm một mình thì các em rất lúng túng, nên giáo viên phải hướng dẫn
học viên làm thí nghiệm bằng cách giáo viên làm trước, học viên bắt chước làm
theo, rồi tự quan sát hiện tượng, giải thích hiện tượng và một học viên trưởng nhóm
ghi vào bài tường trình, nộp lại vào cuối tiết học.
Khi thực hiện bài này ta có thể làm theo 2 cách. Một là là trình chiếu từng thí
nghiệm một, học viên theo dõi và thực hiện lại. Hai là ta chiếu một lúc các thí
nghiệm rồi kết thúc bài trình chiếu, học viên bắt tay vào làm thí nghiệm và ghi
tường trình. Tùy theo đối tượng học viên mà ta lựa chọn một trong hai cách, do đặc
thù học viên ở trung tâm GDTX có khả năng nhận thức chậm, vì vậy ta nên dùng
cách một. Lưu ý khi dạy bài này, giáo viên nên đi chậm.
Trước khi vào phòng thí nghiệm, lớp học tự chia nhóm với nhau hoặc giáo
viên chia nhóm theo danh sách. Mỗi nhóm từ 5 đến 6 em tùy theo lớp nhiều hay ít.
Bài 20. BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
A. MỤC TIÊU
- Rèn luyện kỹ năng tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, nhận xét.
- Nắm vững các bước tiến hành thí nghiệm, viết phản ứng hóa học.
- Xác định vai trò của Fe, ion Fe
2+
, Cu
2+
trong từng phản ứng.
- Chứng minh tính oxi hóa của KMnO
4
trong môi trường axit.
B. CHUẨN BỊ
- Máy chiếu
- Phiếu tường trình
- Hóa chất : dung dịch H
2
SO
4
loãng, CuSO
4
loãng, FeSO
4
và KMnO
4
, đinh sắt, kẽm
viên.
- Dụng cụ : ống nghiệm, kẹp gắp, ống nhỏ giọt
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
Hoạt động của giáo viên và
học viên
Tiến trình các slide
Năm học: 2012 - 2013 Trang 8
TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ GV: NGUYỄN VĂN TUẤN
GV: - Ổn định tổ chức, nêu
quy định của buổi thực hành.
- Kiểm tra sự chuẩn bị
của học sinh.
- Chia lớp thành các
nhóm nhỏ
Thí nghiệm 1 : Phản ứng
giữa kim loại và dung
dịch axit.
GV: hỏi học viên những dụng
cụ và hóa chất để tiến hành thí
nghiệm 1.
HV: trả lời
GV: chiếu slide thứ 3 cho học
viên quan sát và nắm bắt được
dụng cụ và hóa chất.
GV: hỏi học viên cách tiến
hành
HV: trả lời
-
Năm học: 2012 - 2013 Trang 9
TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ GV: NGUYỄN VĂN TUẤN
GV: yêu cầu học viên theo dõi
cách tiến hành thí nghiệm và
làm lại.
GV: yêu cầu học viên quan sát
hiện tượng và giải thích, viết
phương trình phản ứng?
HV : trả lời : là hiện tượng sủi
bọt khí, không màu, không
mùi. Khí bay ra là khí H
2
.
2 4 4 2
( ãng)Zn H SO lo ZnSO H
+ → + ↑
Năm học: 2012 - 2013 Trang 10
TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ GV: NGUYỄN VĂN TUẤN
Thí nghiệm 2 : Phản ứng
giữa kim loại và dung
dịch muối
GV : yêu cầu học viên cho biết
dụng cụ, hóa chất và cách tiến
hành thí nghiệm.
GV : nhắc nhở Học viên theo
dõi tiến trình thí nghiệm và
thực hiện lại xem có giống kết
quả dự đoán không?
GV: yêu cầu học viên quan sát
hiện tượng và giải thích?
HV: cây đinh sắt đổi màu từ
trắng xám sang đỏ, màu xanh
của dd CuSO
4
nhạt dần. Lý do
là cây đinh sắt có một phần tan
vào dung dịch, phần còn lại
được phủ một lớp Cu. Dung
dịch CuSO
4
mất đi, dung dịch
FeSO
4
tạo thành màu xanh
nhạt.
4 4
Fe CuSO FeSO Cu+ → +
GV: nhắc nhở học viên hoàn
thành phần tường trình.
Năm học: 2012 - 2013 Trang 11
TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ GV: NGUYỄN VĂN TUẤN
Thí nghiệm 3: Phản ứng
oxi hóa – khử trong môi
trường axit
GV: hỏi học viên dụng cụ và
hóa chất để tiến hành thí
nghiệm này là gì?
HV: trả lời
GV: chiếu slide cho học viên
quan sát, và giải thích hiện
tượng.
HV: thấy dung dịch KMnO
4
bị
mất màu vì đã tham gia phản
ứng
GV: yêu cầu học viên viết
phương trình phản ứng và cân
bằng
HV: trả lời
4 4 2 4
2 4 3 2 4 4 2
10 2 8
5 ( ) 2 8
FeSO KMnO H SO
Fe SO K SO MnSO H O
+ + →
+ + +
GV: dành ít phút cho học viên
hoàn tất bài tường trình và thu
lại bài tường trình.
GV nhận xét, đánh giá buổi
thực hành.
GV yêu cầu học viên thu dọn
dụng cụ, hóa chất, rửa dụng cụ
và vệ sinh lớp học.
Năm học: 2012 - 2013 Trang 12
TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ GV: NGUYỄN VĂN TUẤN
GV hướng dẫn học viên viết bài tường trình theo mẫu:
BÀI TƯỜNG TRÌNH
Lớp: …………….
Các thành viên nhóm: ……… Điểm
1. ……………………………… ……………
2. ……………………………… ……………
3. ……………………………… ……………
4. ……………………………… …………….
Thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng
Giải thích
Viết PTHH
1. ………………
2. ………………
3……………
………………
………………
………………
………………
………………
………………
………………
………………
………………
Kết luận ………………………………………………………………
Đối với bài thực hành số 2, nội dung có 3 thí nghiệm, cách tiến hành ở 3 thí
nghiệm này không giống với nội dung ở bài thực hành số 1, nên tôi cũng soạn trên
phần mềm Powerpoint để hỗ trợ. Ở bài trước học viên đã quen với các thao tác thực
hành, nội quy phòng thí nghiệm, nên ở bài này tối sẽ soạn theo phương án 2 – trình
chiếu một lúc các thí nghiệm rồi để học viên tự làm lại.
Lưu ý ở bài này hóa chất sử dụng là axit đậm đặc, và sản phẩm thí nghiệm là
những chất khí rất độc, do đó giáo viên cần lưu ý cho học viên khi làm thí nghiệm
cần lấy hóa chất một lượng vừa phải theo hướng dẫn.
Với thí nghiệm điều chế axit clohidric, khi đun ống nghiệm giáo viên cần chỉ
học viên cách đun ống nghiệm tránh bị nứt, bể. Thí nghiệm này rất khó hoạt hình
trên PowerPoint, nếu có phim, giáo viên có thể chèn một đoạn phim về thí nghiệm
này cho học sinh quan sát.
Năm học: 2012 - 2013 Trang 13
TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ GV: NGUYỄN VĂN TUẤN
Bài 27. BÀI THỰC HÀNH SỐ 2
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KHÍ CLO
VÀ HỢP CHẤT CỦA CLO
A. MỤC TIÊU
- Củng cố các thao tác làm thí nghiệm an toàn, hiệu quả, quan sát hiện tượng thí
nghiệm.
- Củng cố kiến thức về clo và hợp chất của clo.
B. CHUẨN BỊ
- Máy chiếu
- Phiếu tường trình
- Hóa chất : tinh thể KMnO
4
, tinh thể NaCl, dung dịch HCl đậm đặc, dung dịch
H
2
SO
4
đậm đặc, dung dịch AgNO
3
, dung dịch HNO
3
.
- Dụng cụ : ống nghiệm, muỗng thủy tinh, kẹp gắp, ống nhỏ giọt, đèn cồn
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
Hoạt động của giáo viên và
học viên
Tiến trình các slide
GV nêu nội dung tiết thực hành.
Những điểm chú ý khi thực hành
từng thí nghiệm.
GV cần lưu ý: Bài này học viên
phải tiếp xúc với các axit đậm
đặc, do đó giáo viên cần nói cho
học viên biết một số an toàn
phòng thí nghiệm và sơ cứu khi
bị axit đậm đặc rơi vào tay. Khí
Clo và khí HCl là khí độc, do đó
khi điều chế ta phải sử dung hóa
chất với một lượng rất nhỏ.
GV chia lớp thành các nhóm
nhỏ.
GV: trình bày các nội dung thí
nghiệm
Thí nghiệm 1: Điều chế khí
clo. Tính tẩy màu của khí
Năm học: 2012 - 2013 Trang 14
TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ GV: NGUYỄN VĂN TUẤN
clo.
GV yêu cầu học viên nêu cách
tiến hành thí nghiệm.
HV trả lời:
GV trình chiếu cách tiến hành
thí nghiệm cho học viên quan
sát.
GV hỏi học viên, khí sinh ra
màu gi? Và tạo sao nó làm mất
màu của giấy màu?
Thí nghiệm 2: Điều chế axit
clohdric.
GV hỏi học viên cách tiến hành
thí nghiệm 2, và ở thí nghiệm
này ta cần lưu ý điều gì?
HV trả lời:
GV yêu cầu quan sát mô hình
thật kỹ để lát nữa lắp dụng cụ
Năm học: 2012 - 2013 Trang 15
TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ GV: NGUYỄN VĂN TUẤN
cho đúng.
GV hỏi học học viên dung dịch
thu được trong ống nghiệm là
dung dịch gì?
Và làm thế nào để nhận biết
dung dịch đó?
Thí nghiệm 3: Bài tập thực
nghiệm phân biệt các dung
Năm học: 2012 - 2013 Trang 16
TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ GV: NGUYỄN VĂN TUẤN
dịch
GV yêu cầu học viên cho biết
yêu cầu bài toán đưa ra là gì?
HV trả lời:
GV hướng dẫn học viên trả lời
lại theo sự hưỡng dẫn
Gv trình chiếu các slide tiến
hành thí nghiệm để học viên
theo dõi
Trong quá trình chiếu, giáo viên
vừa chiếu vừa thuyết minh.
GV yêu cầu học viên làm lại
Năm học: 2012 - 2013 Trang 17
TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ GV: NGUYỄN VĂN TUẤN
toàn bộ các thí nghiệm và ghi
vào bảng tường trình
Trong thời gian học viên
tiến hành thực nghiệm, giáo viên
quan sát, theo dõi quan sát các tổ
thực hành để nhận xét, đánh giá.
Đồng thời hướng dẫn lại các
nhóm làm chưa tốt.
Yêu cầu học viên dọn dẹp vệ
sinh, cất hóa chất, rửa dụng cụ
thí nghiệm.
GV thu lại bài tường trình thí
nghiệm và cho lớp nghỉ.
GV hướng dẫn học viên viết bài tường trình theo mẫu:
BÀI TƯỜNG TRÌNH
Lớp: …………….
Các thành viên nhóm: ……… Điểm
5. ……………………………… ……………
6. ……………………………… ……………
7. ……………………………… ……………
8. ……………………………… …………….
Thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng
Giải thích
Viết PTHH
1. ………………
2. ………………
3………………
………………
………………
………………
………………
………………
………………
………………
………………
………………
Kết luận ………………………………………………………………
2.4. Kết quả
Năm học: 2012 - 2013 Trang 18
TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ GV: NGUYỄN VĂN TUẤN
Sau khi tôi áp dụng nội dung vừa trình bày ở trên trong các tiết học thực
hành gần đây (năm học 2012 – 2013), kết quả đạt được như sau :
2.4.1. Về mặt kiến thức
- Các hcọ viên tiếp thu kiến thức chính xác và vững chắc hơn.
- Có ấn tượng sâu sắc bằng các hình ảnh cụ thể nên các học viên dễ hiều và nhớ bài
lâu hơn.
- Giúp học viên vận dụng các điều đã học vào thực tế cuộc sống.
- Giúp học viên phát triển tư duy, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng.
2.4.2. Về mặt thái độ
- Thí nghiệm rất dễ gây hứng thú học tập ở học viên.
- Giúp học viên rèn luyện các kỹ năng thực hành, hình thành những đức tính cần
thiết của người lao động mới: cẩn thận, khoa học, kỷ luật.
- Khi tự tay làm thí nghiệm hoặc được tận mắt nhìn thấy những hiện tượng hóa học
xảy ra, học viên sẽ tin tưởng vào kiến thức đã học và cũng thêm tin tưởng vào
chính bản thân mình.
- Cụ thể:
*Trước khi áp dụng đề tài ở lớp 10A,10B,10C tính theo phần trăm % (106 HV)
Sự tập trung của học viên
trong giờ thực hành
Kỹ năng thao tác thực hành, kết quả thí
nghiệm, kỹ năng viết phương trình phản ứng.
Tập trung tốt Không tập trung Đạt Không đạt
19 81 25,4 74,6
*Sau khi áp dụng đề tài ở lớp 10A ,10B,10C tính theo phần trăm % (106 HV)
Sự tập trung của học viên
trong giờ thực hành
Kỹ năng thao tác thực hành, kết quả thí
nghiệm, kỹ năng viết phương trình phản ứng.
Tập trung tốt Không tập trung Đạt Không đạt
67,5 32,5 69 31
2.5. Phân tích, nhận xét, rút kinh nghiệm
Với tiết giảng thực hành, giáo viên có thể tổ chức cho học viên tiến hành thí
nghiệm trực tiếp, theo nhóm những thí nghiệm đơn giản, hóa chất ít độc hại với
hình thức bắt chước, sau khi đã quan sát tiến trình thực hiện thí nghiệm được thiết
kế trên phần mềm PowerPoint.
Khi thiết kế cần tránh những màu sắc gây mẫn cảm hay những màu sắc bị
ảnh hưởng bởi ánh sáng.
Cân nhắc sử dụng các hiệu ứng phù hợp, tránh lạm dụng kỹ thuật làm học
viên không chú trọng nhiều đến trọng tâm bài giảng.
Không nên thiết kế các bài giáo án trên phần mềm PowerPoint với bố cục và
nội dung quá nhiều (quá nhiều dòng trên một slide, quá nhiều chữ trong một dòng)
sẽ gây nhàm chán và học viên sẽ không tập trung vào bài giảng.
Những khó khăn và thuận lợi khi sử dụng phần mềm PowerPoint hỗ trợ thiết
kế các bài giảng thực hành hóa học:
Năm học: 2012 - 2013 Trang 19
TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ GV: NGUYỄN VĂN TUẤN
* Thuận lợi:
- Giáo viên chủ động, đảm bảo được thời gian và tiến trình bài thực hành vì tất cả
nội dung giáo viên muốn truyền đạt đã có sẵn.
- Học viên hứng thú, tích cực học tập do đó tiếp thu bài tốt.
- Đối với những thí nghiệm khó hoạt hình, ta có thể chèn những đoạn phim vào để
thay thế.
* Khó khăn:
- Mất nhiều thời gian để chuẩn bị một bài giáo án.
- Không phải bất cứ thí nghiệm nào chúng ta cũng có thể hoạt hình một cách tỉ mỉ
các thao tác thí nghiệm.
- Máy móc thiết bị hạn chế, giáo viên phải đăng kí trước kèm theo những thông tin
về thời gian, lớp sẽ được học, …
- Thời gian ráp máy cũng ảnh hưởng đến tiết giảng.
- Khi sử dụng máy móc như vậy còn phụ thuộc vào yếu tố điện.
* Nguyên tắc thiết kế các bài giảng thực hành sử dụng phần mềm PowerPoint:
- Xác định kiểu bài cần thiết kế, xác định đặc điểm của lớp học đó.
- Mục đích – yêu cầu của bài
- Công tác chuẩn bị
- Dạy thử để bố trí thời gian hợp lý.
PHẦN III. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận chung
Nhờ ban Giám đốc trung tâm tạo điều kiện, nhờ sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô trong tổ cũng như sự băn khoăn trăn trở của bản thân, và cuối cùng đề tài
của tôi cũng hoàn thành theo đúng thời gian quy định. Kết quả sau sự nổ lực của
mình, tôi cũng đã tạo ra được sản phẩm chính cho mình: Nội dung hai bài giáo án
được thiết kế trên phần mềm PowerPoint.
Như vậy, với sản phẩm này tôi có thể tự tin giảng dạy tốt một số bài thực
hành hóa học 10 ban cơ bản. Tuy nhiên với năng lực có hạn và thời gian trong nghề
không được nhiều, chắc chắn đề tài sẽ có những giới hạn nhất định, rất mong quý
thầy cô góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn, giúp tôi có được sản phẩm chất lượng
phục vụ giảng dạy về sau.
3.2. Đề xuất
Đối với những trung tâm GDTX có dự định xây phòng thí nghiệm cần tham
khảo trước khi xây như: hướng gió – để hóa chất không ở lại quá lâu trong phòng
làm ảnh hưởng đến sức khỏe của giáo viên và học viên, ánh sáng – có một số hóa
chất dễ bị phân hủy dưới tác dụng của ánh sáng trực tiếp.
Mặc dù thời gian áp dụng đề tài không nhiều nhưng tôi nhận thấy việc truyền
tải nội dung tiết học thực hành có sự hỗ trợ của phần mềm PowerPoint là hợp lý. Vì
Năm học: 2012 - 2013 Trang 20
TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ GV: NGUYỄN VĂN TUẤN
trong đó các học viên có thể tập trung quan sát bài thay vì nghe giáo viên nói. Đó là
ý kiến đề xuất của tôi để tiết học thực hành đạt được kết quả tốt hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà trong quá trình học tập và giảng dạy
tôi đúc kết được. Có thể sẽ còn nhiều kinh nghiệm mà chúng ta chưa đề cập đến.
Do đó, tôi rất mong các đồng nghiệp, các thầy cô cùng đóng góp ý kiến để đề tài
ngày một hoàn thiện hơn và đạt được hiệu quả cao trong quá trình dạy và học.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc Trung tâm GDTX Huyện Hoằng
Hoá và các giáo viên trong tổ văn hoá đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong
công tác giảng dạy và tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này.
XÁC NHẬN CỦA GIÁM ĐỐC Thanh Hoá, ngày 17 tháng 05 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.
Nguyễn Văn Tuấn
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
Năm học: 2012 - 2013 Trang 21
TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ GV: NGUYỄN VĂN TUẤN
1. Nguyễn Hoàng Hương Thảo – Tạo hứng thú học tập hóa học cho học sinh phổ
thông bằng phương pháp trực quan (năm 2003).
2. Tô Thị Ngọc Dâng – Sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, mô hình trong dạy học hóa
học (năm 2001).
3. Trần Đình Hương – Sử dụng tranh ảnh trong dạy học hóa học ở trường phổ
thông (năm 2004).
4. Vũ Lê Hà Khánh – Sử dụng phần mềm Powerpoint thiết kế một số thí
nghiệm hóa học ở trường PTTH (năm 2006).
5. Sách giáo khoa lớp 10 ban cơ bản - nhà xuất bản giáo dục( tái bản năm
2012 )
MỤC LỤC
Năm học: 2012 - 2013 Trang 22
TRUNG TÂM GDTX - DN HOẰNG HOÁ GV: NGUYỄN VĂN TUẤN
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Trang
1. Lý do chọn đề tài …………… …………………………………………… 1
2. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………………2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………………………… 2
4. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………… 2
5. Khách thể nghiên cứu ………………………………………………………… 2
6. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………… 2
PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH
I - CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Đặc tính của bộ môn Hóa học………………………………………………… 3
1.2.Mục đích của giờ thực hành thí nghiệm…………………………………… 3
1.3.Các phương pháp dạy học thường được Giáo viên sử dụng trong giờ thực hành
………………………………………………………………………………………4
1.4.Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. …………………….4
1.5.Khái quát về phần mềm Microsoft Powerpoint ……………………………… 5
1.5.1.Tác dụng của phần mềm. …………………………………………………… 5
1.5.2.Ưu điểm của phần mềm. …………………………………………………… 5
1.5.3.Lưu ý khi sử dụng phần mềm. ……………………………………………….5
II - CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1.Những thuận lợi và khó khăn khi dạy các bài thực hành hóa học 10 ban cơ bản
2.1.1Thuận lợi………………………………………………………………………6
2.1.2.Khó khăn…………………………………………………………………… 6
2.2.Thực hiện thiết kế giáo án các bài thực hành hóa học 10 THPT ban cơ bản bằng
sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Powerpoint. ………………………………… 6
2.2.1.Mục tiêu chung của các bài thực hành hóa học 10 THPT ban cơ bản……… 6
2.2.2.Tiêu chí chung khi soạn các bài giáo án thực hành………………………… 6
2.3.Tiến hành thực nghiệm………………………………………………………….7
2.4.Kết quả……………………………………………………………………… 18
2.5.Phân tích, nhận xét, rút kinh nghiệm………………………………………… 18
PHẦN III. KẾT LUẬN
3.1.Kết luận chung……………………………………………………………… 19
3.2.Đề xuất……………………………………………………………………… 19
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO…………….21
Năm học: 2012 - 2013 Trang 23