Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận: Quản trị nguồn nhân lực pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.72 KB, 16 trang )

LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP
Tiểu luận
Quản trị nguồn nhân lực
MC LC
LUN N TT NGHIP 1
Tiờu luõn 1
Quan tri nguụn nhõn lc 1
MC LC 2
Li m u
Trong thời đại ngày nay với cơ thế thị trờng mở cửa thì tiền lơng là
một vấn đề rất quan trọng. Đó là khoản thù lao cho công lao động của ngời
lao động.
Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con ngời nhằm tác
động biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm có ích đáp ứng nhu
cầu của con ngời. Trong Doanh nghiệp lao động là yếu tố cơ bản quyết
định quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn làm cho quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đợc diễn ra liên tục, thờng
xuyên chúng ta phải tái tạo sức lao động hay ta phải trả thù lao cho ngời
lao động trong thời gian họ tham gia sản xuất kinh doanh.
Tiền lơng là biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho ngời lao động
tơng ứng với thời gian, chất lợng và kết quả lao động mà họ đã cống
hiến. Tiền lơng là nguồn thu nhập chủ yếu của ngời lao động, ngoài ra ng-
ời lao động còn đợc hởng một số nguồn thu nhập khác nh: Trợ cấp,
BHXH, Tiền thởng Đối với doanh nghiệp thì chi phí tiền l ơng là một bộ
phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp
sản xuất ra. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động và tính
đúng thù lao của ngời lao động, thanh toán tiền lơng và các khoản liên quan
kịp thời sẽ kích thích ngời lao động quan tâm đến thời gian và chất lợng lao
động từ đó nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
CHNG I :KHI QUT CHUNG V TIN LNG


1.1Tin lng.
1.1.1Khỏi nim tin lng.
Tin lng l biu hin bng tin ca b phn xó hi m ngi lao ng
c s dng bự p hao phớ lao ng ca mỡnh trong quỏ trỡnh sn xut nhm
tỏi sn xut sc lao ng.
Tuy vy, qua cỏc thi k khỏc nhau thỡ tin lng cng c hiu theo nhng
cỏch khỏc nhau. Trc õy trong nn kinh t k hoch hoỏ tp trung tin lng l
mt phn ca thu nhp quc dõn, c Nh nc phõn phi mt cỏch cú k hoch
cho ngi lao ng theo s lng v cht lng lao ng. Hay tin lng chu s
tỏc ng ca quy lut phỏt trin cõn i, cú k hoch v chu s chi phi trc tip
ca Nh nc. Trong nn kinh t th trng bn cht ca tin lng ó thay i.
Nn kinh t th trng bn cht ca tin lng ó thay i. Nn kinh t th trng
tha nhn s tn ti khỏch quan ca th trng sc lao ng, nn tin lng
khụng ch thuc phm trự phõn phi m cũn l phm trự trao i, phm trự giỏ
tr. Tin lng l giỏ c hng hoỏ sc lao ng, c hỡnh thnh qua tho thun
gia ngi s dng lao ng v ngi lao ng phự hp vi quan h cung cu lao
ng trờn th trng. Nh vy, t ch coi tin lng ch l yu t ca phõn phi,
thỡ nay ó coi tin lng l yu t ca sn xut. Tc l chi phớ tin lng khụng
ch tỏi sn xut sc lao ng, m cũn l u t cho ngi lao ng.
Túm li tin lng mang bn cht kinh t - xó hi. Nú biu hin quan h xó
hi gia nhng ngi tham gia quỏ trỡnh sn xut v biu hin mi quan h
li ớch gia cỏc bờn.
1.1.2 c im ca tin lng.

Tin lng l mt phm trự kinh t gn lin vi lao ng,tin t v nn sn
xut hng húa.

Tin lng l mt b phn cu thnh nờn giỏ tr sn phm do ngi lao
ng lm ra.Tựy theo c ch qun lý tin lng cú th c xỏc nh l mt
b phn ca chi phớ sn xut kinh doanh cu thnh nờn giỏ tr sn phm

hay được xác định là một bộ phận của thu nhập,là kết quả tài chính cuối
cùng của hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp.

Tiền lương là đòn bẩy kinh tế quan trọng nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, tăng năng suất lao động,có tác dụng động viên và khuyến khích
công nhân viên chức phấn khởi,tích cực lao động nâng cao hiệu quả công
tác.




1.1.3 Vai trò của tiền lương.

Tiền lương có vai trò quan trọng đối với cả người lao động và doanh nghiệp.
Tiền lương có tác dụng bù đắp lại sức lao động cho người lao động. Đồng thời
tiền lương cũng có tác dụng to lớn trong động viên khuyến khích người lao
động yên tâm làm việc. Người lao động chỉ có thể yên tâm dồn hết sức mình cho
công việc nếu công việc ấy đem lại cho họ một khoản đủ để trang trải cuộc sống.
Thực tế hiện nay tiền lương còn được coi như một thước đo chủ yếu về trình độ
lành nghề và thâm niên nghề nghiệp. Vì thế, người lao động rất tự hào về mức
lương cao, muốn được tăng lương mặc dù , tiền lương có thể chỉ chiếm một
phần nhỏ trong tổng thu nhập của họ.
Đối với doanh nghiệp, tiền lương được coi là một bộ phận của chi phí sản xuất.
Vì vậy, chi cho tiền lương là chi cho đầu tư phát triển. Hay tiền lương là một
đòn bẩy quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt
khác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp công bằng và hợp lý sẽ góp phần
duy trì, củng cố và phát triển lực lượng lao động của mình.
1.1.4 Nguyên tắc trả lương.
a, Nguyên tắc” trả lương ngang nhau cho người lao động như nhau”
Đây là sự thể hiện nguyên tắc cơ bản trong phân phối theo lao động “Làm

theo năng lực, hưởng theo lao động”.Do đó lao đông như nhau là lao động có số
lượng và chất lượng như nhau.Soos lượng lao động hao phí có thể xác định
thông qua lượng calo tiêu hao hoặc số lượng lao động đảm bảo chất lượng.Còn
chất lượng lao động có thể xác định thông qua các kỹ năng nghề nghiệp, trình
độ văn hóa,chuyên môn kỹ thuật,các phẩm chất khi làm việc.
Khi thực hiện nguyên tắc này thì lao động như nhau sẽ được trả lương như
nhau, không phân biệt tuổi tác, màu da….Trong thực tế có thể lao động cá nhân
như nhau nhưng lao động tập thể khác nhau do sự phối hợp giữa các cá nhân
trong tập thể khác nhau .Điều đó dẫn tới lương cá nhân khác nhau.Vì thế lao
động như nhau không chỉ bao hàm cá nhân như nhau mà là cả tập thể.Do đó
ngoài nhân tố cứng (trình độ văn hóa ,kỹ thuật) việc đánh giá chất lượng lao
động còn phải xét đến các yếu tố mềm (ý thức trách nhiệm,quan hệ với các cá
nhân khác trong tập thể).Đây là sự khác biệt cơ bản trong cơ chế kế hoạch hóa
tập trung và cơ chế thị trường liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc này
.Đảm bảo nguyên tắc này nhằm chống lại các tư tưởng đòi hưởng thụ cao hơn
cống hiến hay việc “bình quân chủ nghĩa “ hay “ban ơn “ trong trả lương.
b, Nguyên tắc “Đảm bảo tốc độ tiền lương bình quân phải nhỏ hơn tốc độ tăng
năng suất lao động”
Đây là một trong những nguyên tắc nhằm đảm bảo hiệu quả của việc trả
lương.Theo nguyên tắc này tiền lương được trả phải dựa vào năng suất lao
động đạt được và phải nhỏ hơn chúng.Mối quan hệ giữa năng suất lao động và
tiền lương thành phẩm :
Công thức : Z – ( ltl /lw – 1) * do
Z :phần trăm tăng (+) hoặc giảm giá thành (-).
ltl : chỉ số tiền lương bình quân.
lw :chỉ số năng suất lao động.
do:tỷ trọng tiền lương trong giá thành.
Ý nghĩa :Việc đảm bảo cho tốc độ tăng tiền lương bình quân(ltl) nhỏ hươn tốc
độ tăng năng suất lao động (lw) làm cho Z luôn âm tức giá thành sẽ giảm.Thực
tế doanh nghiệp nhà nước vi phạm nguyên tắc này trong trường hợp cần

thiết.Ví dụ : Tăng lương tối thiểu cao hơn mức năng suất lao động tại thời điểm
đó nhằm cải thiện đời sống của người lao động.Tuy nhiên nếu thường xuyên vi
phạm hoặc vi phạm trong thời gian dài có thể sẽ ảnh hưởng đến tích lũy,giảm
hiệu quả kinh doanh.Thực tế tại Việt Nam thấy mối quan hệ giữa tiền lương
với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất trong mỗi loại hình kinh doanh,
mỗi ngành có nhiều bất hợp lý.
Cụ thể,tốc độ tăng tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước tăng quá
nhanh so với tốc độ tăng năng suất lao động (8,2% so với 16,9%) Trong khi
đó, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ,lợi nhuận tăng 41,2% ,
năng suất lao động tăng 13,8% nhưng tiền lương của người lao động chỉ tăng
12,6% , đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước , lợi nhuận tăng 54,3% ,năng suất
lao động tăng 10,3%nhưng tiền lương của người lao động chỉ tăng 3%.
c, Nguyên tắc “Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các ngành, các
vùng và giữa các đối tượng trả lương khác nhau”
Đây là nguyên tắc bổ sung cho nguyên tắc thứ nhất: trả lương khác nhau
cho lao động khác nhau.Khi lao động có số lượng và chất lượng khác nhau thì
tiền lương phải trả cũng khác nhau. Chất lượng lao động khác nhau thể hiện
qua :
+ Trình độ lành nghề bình quân khác nhau : Trong các ngành khác nhau thì
trình độ lành nghề bình quân có thể khác nhau ,thông thường những ngành
công nghiệp nặng có trình độ lành nghề cao hơn trình độ lành nghề trong các
ngành công nghiệp nhẹ.Vì thế tiền lương bình quân ngành công nghiệp nặng
cao hơn tiền lương bình quân ngành công nghiệp nhẹ.
+ Điều kiện lao động khác nhau : Điều kiện lao động là tổng hợp các yếu tố bên
ngoài (ánh sáng, độ rung, tiếng ồn, nhiệt độ…)xung quanh con người tác động
đến con người.Khi điều kiện bên ngoài khác nhau thì hao phí lao động của con
người sẽ không giống nhau.Để đảm bảo tái sản xuất sức lao động như nhau đòi
hỏi phải trả lương khác nhau.
+Vị trí của từng ngành trong nền kinh tế quốc dân: Thông thường những
ngành có tầm quan trọng càng lớn càng được xếp vào những vị trí hàng đầu .Ví

dụ :Ngành công nghiệp nặng luôn được xếp vào vị trí hàng đầu , thường có hệ
số lương cao.Chẳng hạn, ngành luyện kim hóa chất có hệ số lương bậc một từ
1,40 đến 1,62 trong khi ngành thương mại ăn uống có hệ số lương bậc một là
1,16 đến 1,40. Mục đích trả lương cao là để thu hút lao động vào các ngành đó .
1.2. Tiền lương tối thiểu.
1.2.1. Khái niệm.
Tiền lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được tính cho người lao động đơn
giản nhất của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tự xác định mức lương này nhưng
không được thấp hơn mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định.
Trong thực tế các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể quyết định trả lương cho nhân
viên cao hơn ,ngang bằng hoặc thấp hơn giá thị tường.Điều này còn phụ thuộc
vào :
+ Triết lý và quan điểm của nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp.
+Quy mô của doanh nghiệp.
+Lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh.
1.2.2. Đặc điểm của lương tối thiểu.
-Tiền lương tối thiểu được pháp luật bảo vệ.
-Tiền lương tối thiểu nhằm đảm bảo cho những nhu cầu thiết yếu ở mức tối thiểu.
-Mức lương tối thiểu là cơ sở nền tảng để xác định mức lương trả cho các loại lao
động khác nhau.
-Là công cụ để nhà nước quản lý và kiểm tra việc trao đổi mua bán sức lao động.
-Nhằm điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh doanh.
1.3. Quy chế trả lương.
Quy chế trả lương là những quy định liên quan đến việc xếp lương ,tăng lương, trả
lương…cho các đối tượng người lao động khác nhau trong doanh nghiệp. Bao gồm
hai loại quy chế cơ bản sau:
+Quy chế xếp lương ,tăng lương và các quy định cụ thể về hình thức trả lương
,đồng tiền sử dụng để trả lương ,cách tính lương trong các điều kiện khác nhau của
công việc và môi trường làm việc.
+Quy chế trả lương cho các cá nhân người lao động có trình độ lành nghề ,thâm

niên,năng suất lao động ,trình độ học vấn khác nhau,cùng làm một công việc như
nhau.Về cơ bản, các quy chế này được dựa theo nguyên tắc : Những người có thâm
niên cao hơn,trình độ học vấn cao hơn,khả năng hoàn thành công việc tốt hơn…
thường được trả lương và ngược lại.Việc trả lương cho cá nhân người lao động
theo quy chế thường được dựa vào các yếu tố như sau: Kết quả thực hiện công việc,
kinh nghiệm công tác, tiềm năng phát triển.
Chương 2. Một số quy định pháp luật về tiền lương
Pháp luật về tiền lương được ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao
động cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động,
tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp
phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động
chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến
bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản
lý lao động, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì sự nghiệp
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
2.1. Mức lương tối thiểu
Theo điều 56 của Bộ luật lao động
Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người
lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường
bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động
mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao
động khác.
Chính phủ quyết định và công bố mức lương tối thiểu chung, mức lương tối
thiểu vùng, mức lương tối thiểu ngành cho từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động.
Khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên làm cho tiền lương thực tế của người lao
động bị giảm sút, thì Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để bảo đảm
tiền lương thực tế.
Trên cơ sở đó, ngày 04/04/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định
22/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung, có

hiệu lực từ ngày 01/05/2011( nghị định xem tại phụ lục). Theo nghị định
này mức tiền lương tối thiểu tăng từ 730.000 đồng/tháng lên 830.000
đồng/tháng.
2.2. Quy chế trả lương
Theo Bộ luật lao động,quy chế trả lương trong doanh nghiệp được quy định
tại các điều khoản sau:
điều 58
1- Người sử dụng lao động có quyền chọn các hình thức trả lương theo thời
gian (giờ, ngày, tuần, tháng), theo sản phẩm, theo khoán nhưng phải duy trì
hình thức trả lương đã chọn trong một thời gian nhất định và phải thông báo
cho người lao động biết.
2- Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần được trả lương sau giờ,
ngày, tuần làm việc ấy hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít
nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.
3- Người lao động hưởng lương tháng được trả lương cả tháng một lần hoặc
nửa tháng một lần.
4- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán, được trả lương
theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì
hàng tháng được tạm ứng lương theo khối lượng công việc đã làm trong
tháng.
Điều 59
1- Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi
làm việc.
Trong trường hợp đặc biệt phải trả lương chậm, thì không được chậm quá
một tháng và người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một
khoản tiền ít nhất bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do ngân hàng Nhà nước
công bố tại thời điểm trả lương.
2- Lương được trả bằng tiền mặt. Việc trả lương một phần bằng séc hoặc
ngân phiếu do Nhà nước phát hành, do hai bên thoả thuận với điều kiện
không gây thiệt hại, phiền hà cho người lao động.

Điều 61
1- Người lao động làm thêm giờ được trả lương như sau:
a) Vào ngày thường, được trả lương ít nhất bằng 150% của tiền lương giờ
của ngày làm việc bình thường;
b) Vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ, được trả lương ít nhất bằng 200%
của tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường.
Nếu làm thêm giờ vào ban đêm thì còn được trả thêm theo quy định tại
khoản 2 Điều này.
Nếu người lao động được nghỉ bù những giờ làm thêm, thì người sử dụng
lao động chỉ phải trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương giờ của ngày
làm việc bình thường.
2- Người lao động làm việc vào ban đêm quy định tại Điều 70 của Bộ luật
này, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% của tiền lương làm việc vào ban
ngày.
Điều 78
Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong
những trường hợp sau đây:
1- Kết hôn, nghỉ ba ngày;
2- Con kết hôn, nghỉ một ngày;
3- Bố mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ
ba ngày.
Theo Điều 91 Luật BHXH: quy định mức đóng và phương thức đóng của người
lao động như sau:

- Hằng tháng, người lao động sẽ đóng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí
và tử tuất. Và từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức
đóng là 8%.

Riêng đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất, kinh
doanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì

phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.

Theo Điều 92 Luật BHXH: quy định mức đóng và phương thức đóng của người
sử dụng lao động

Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo
hiểm xã hội của người lao động như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để
trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ và thực hiện quyết toán hằng quý
với tổ chức bảo hiểm xã hội;

b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất. Và từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng
thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.

Vậy từ ngày 1/1/2010, mức trích lập BHXH là 22% trên quỹ tiền lương,
tiền công đóng bảo hiểm xã hội, trong đó người lao động đóng góp 6% và người
sử dụng lao động đóng góp 16%.

Và tỷ lệ này cứ 2 năm sẽ tăng thêm 2% (trong đó người lao động đóng thêm 1% và
người sử dụng lao động đóng thêm 1%) cho đến khi đạt tỷ lệ trích lập là 26%, trong đó
người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 18%.

2. Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách
nhiệm tham gia theo quy định của Luật BHYT.


Theo Luật BHYT thì mức trích lập tối đa của quỹ BHYT là 6% tiền lương tiền công
hàng tháng của người lao động, trong đó người lao động chịu 1/3 (tối đa là 2%) và người sử
dụng lao động chịu 2/3 (tối đa là 4%)

Theo nghị định số 62/2009/NĐ-CP ban hành ngày 27/7/2009 (có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/10/2009) của Thủ tướng Chính phủ quy định mức trích lập BHYT từ 1/1/2010 như
sau:

Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn,
hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh
nghiệp hưởng tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức thì mức trích lập BHYT
bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công hằng tháng của người lao động, trong đó
người sử dụng lao động đóng góp 3% và người lao động đóng góp 1,5%.

3. Bảo hiểm thất nghiệp

Theo Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc áp dụng đối với đối
tượng lao động và người sử dụng lao động như sau:

- Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc
theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời
hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng
lao động.

- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh
nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn,

sử dụng và trả công cho người lao động có sử dụng từ mười lao động trở lên.
* Theo điều 102 Luật BHXH, nguồn hình thành quỹ như sau:

- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất
nghiệp.

- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng
bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

- Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công
tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp
và mỗi năm chuyển một lần.

Vậy, tỷ lệ trích lập BHTN của DN là 2%, trong đó người lao động chịu 1%
và DN chịu 1% tính vào chi phí.

4. Kinh phí công đoàn

Tỷ lệ trích lập của khoản này không thay đổi, vẫn là 2% trên tổng thu nhập của
người lao động và toàn bộ khoản này sẽ được tính vào chi phí của doanh nghiệp.

2.3. Hệ thống thang bảng lương
Chương 3. Liên hệ thực tế tại doanh nghiệp
3.1. Giới thiệu chung về công ty.
Tên công ty: Công ty TNHH Sơn Tùng
Ngày thành lập: 29 /5/ 2003
Vốn điều lệ: 18.600.000.000 VNĐ
Mã số thuế: 5700 450 589
Điện thoại: 033.338.2259
Fax: 33.338.1505

Địa chỉ: Khu I - phường Hài Hòa - Thành phố Móng Cái - Tỉnh Quảng
Ninh.
Nghành nghề kinh doanh: Chuyên xuất nhập khẩu tổng hợp. Bao gồm
các mặt hàng đông lạnh như thit lợn, thịt bò, cá, tôm, ,nho mỹ, Và
điều hòa của các nước Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản.
Tổng số cán bộ công nhân viên: 30 người
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
3.2. Hệ thống tiền lương của doanh nghiệp
3.2.1. Mức lương tối thiểu
Vì là Công ty TNHH nên công ty Sơn Tùng quy định mức lương tối thiểu
thấp nhất cho người lao động là 2.750.000VNĐ/ tháng. Doanh nghiệp áp
dụng quy định này cho tất cả các nhân viên trong công tùy theo cấp bậc
và chức vụ mà người đó đảm nhận.
3.2.2. Hình thức trả lương
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
vận tải
Phó Giám Đốc
kinh doanh
Kế toán
trưởng
Trưởng phòng
kinh doanh
Do đặc thù kinh doanh là xuất nhập khẩu, không tiến hành sản xuất
sản phẩm nên hình thức trả lương được áp dụng tại công ty TNHH Sơn
Tùng là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn.
Để trả lương theo thời gian công ty căn cứ vào 3 yếu tố:
+ Mức lương khởi điểm
+ Ngày công thực tế của người lao động
+ Đơn giá tiền lương tính theo ngày công

Tổng tiền lương = Tiền lương + Phụ cấp
Tiền lương = ×
( Tại công ty TNHH Sơn Tùng ) số ngày làm việc hàng tháng theo quy
định của công ty là 26 ngày )
- Phụ cấp có các khoản sau:
+ Phụ cấp tiền ăn trưa
+ Phụ cấp tiền điện thoại
+ Phụ cấp khoản công tác phí
3.2.3. Quy chế trả lương
Quy chế trả lương của doanh nghiệp cho cá nhân người lao động dựa
theo nguyên tắc là những người làm cùng một công việc như nhau, có số
ngày công bằng nhau thì sẽ được nhận số lương bằng nhau. Về cơ bản
doanh nghiệp trả lương theo chức vụ. Những người có chức vụ cao hơn
thì sẽ được trả lương cao hơn và ngược lại.
3.2.4. Thang bảng lương
* Bảng thanh toán tiền lương của công ty được tính như sau:
VD Ông Nguyễn Đức Chính.
Mức lương khởi điểm
26
Số ngày làm việc
thực tế
Chức vụ: Giám đốc
Số công: 26 công
Mức lương khởi điểm: 3.000.000 (đồng)
Phụ cấp: 890.000 (đồng)
Tiền lương = (3.000.000/26) × 26 = 3.000.000 (đồng)
Tổng tiền lương = Tiền lương + Phụ cấp
= 3.000.000 + 890.000
= 3.890.000 (đồng)
Các khoản khấu trừ

BHXH (6%): 180.000 đồng
BHYT (1.5%): 45.000 (đồng)
BHTN (1%): 30.000 (đồng)
Còn lĩnh = Tổng tiền lương - Các khoản khấu trừ
= 3.890.000 - ( 180.000 + 45.000 + 30.000 )
= 3.635.000 (đồng)
Bảng lương và bảng chấm công
3.3. Đánh giá và giải pháp hoàn thiện
Sau hơn 8 năm xây dựng và trưởng thành công ty TNHH Sơn Tùng đã
không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Công ty đã và đang gặt hái được
những thành tựu to lớn, trở thành một trong những doanh nghiệp thành
công của tỉnh Quảng Ninh. Nhìn chung công ty có một bộ máy quản lý
chặt chẽ, các phòng ban được phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng,
khoa học và phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng.
Cùng với sự phát triển của công ty , công tác tổ chức quản lý và hạch
toán tiền lương nói chung và hạch toán tiền lương nói chung cũng không
ngưng hoàn thiện để phù hợp với đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực hiện tốt điều đó sẽ góp phần vào việc sử dụng lao động một cách có
hiệu quả,tuyển và phân bổ lao động đúng vị trí, đúng năng lực góp phần
nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hóa.
Bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung.
Toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán, với đội ngũ
nhân viên nhiệt tình, có kinh nghiệm nghề nghiệp, nhạy bén với những
đòi hỏi mới của thị trường, họ được giao nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với
năng lực của mình. Các nhân viên phòng kế toán luôn hoàn thành nhiệm
vụ, cung cấp thông tin một cách chính xác, thường xuyên và đầy đủ, góp
phần giúp ban lãnh đạo công ty đánh giá được kết quả sản xuất kinh
doanh của công ty mình,
3.3.1. Ưu điểm.
Hoạt động trả lương và các khoản trích theo lương của người lao

động được chấp hành đúng theo quy định của pháp luật. Hình thức trả
lương áp dụng tại công ty là hình thức trả lương theo thời gian. Đây là
hình thức đơn giản dễ tính toán và thu nhập của người lao động ổn định.
3.3.2. Nhược điểm
Việc trả lương không gắn với kết quả lao động do đó không kích
thích kịp thời đối với người lao động. Mặt khác công ty sẽ không tính
đúng tính đủ các hao phí lao động sống vào giá thành sản xuất kinh
doanh.
3.3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN công tác TIỀN LƯƠNG TẠI
CÔNG TY TNHH SƠN TÙNG
Mỗi một bộ phận phòng ban nên áp dụng các hình thức trả lương
khác nhau. VD: phòng kinh doanh có thể áp dụng các hình thức trả lương
theo doanh số,hình thức trả lương hỗn hợp áp dụng cho phòng vận tải, kế
toán, hình thức trả lương theo thời gian áp dụng cho phòng hành chính,
Hiện tại công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian giản
đơn, không có thưởng. Do đó công ty cần đổi mới phương pháp trả lương
để kích thích người lao động. Cần có các chính sách tăng phụ cấp, ăn ca,
tiền thưởng sao cho phù hợp với kết quả hoạt động của công ty vì những
khoản này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo công ty đối với nhân viên,
đời sống của người lao động được đảm bảo thì họ sẽ yên tâm làm việc và
nhiệt tình, có tránh nhiệm hơn đối với công việc được giao.
Công ty tính lương theo thời gian dựa trên mức lương khởi điểm của
nhân viên. Điều này là không hợp lý, không tạo sự gắn bó của nhân viên
với công ty. Vì vậy công ty nên áp dụng cách tính lương dựa trên cấp bậc,
trình độ của nhân viên, có thêm phụ cấp thâm niên có như vậy mới thu
hut được nhân viên có trình độ cao gắn bó lâu dài với công ty.

×