57
- Bảo đảm khả năng kiểm soát nội bộ một cách hữu hiệu và quản lý tốt nhất việc
phân cấp trong hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán.
- Cho phép các cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán thực hiện quản lí, giám
sát việc chấp hành các tiêu chuẩn và hạn mức kinh doanh đối với công ty chứng
khoán.
Hiện nay, các công ty chứng khoán trên thế giới đang hết sức quan tâm và đầu tư
mạnh mẽ cho việc tự động hoá hoạt động kinh doanh chứng khoán nhằm tăng tốc
độ giao dịch, giảm chi phí giao dịch và tăng cường áp dụng các biện pháp và mô
hình kinh doanh, quản lý được tự động hoá để quản lý rủi ro trong hoạt động kinh
doanh chứng khoán. Mặt khác việc nhiều công ty chứng khoán trên thế giới đã bắt
đầu thực hiện giao dịch chứng khoán trên mạng Internet đã đặt ra những yêu cầu
mới đối với hệ thống tin học cho hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Vì vậy, các công ty chứng khoán của Việt Nam nên cùng phối hợp thực hiện
chương trình tự động hoá. Điều kiện tương đối thuận lợi là chi phí cho hệ thống tin
học cho hoạt động kinh doanh và quản lý ngày càng có xu hướng giảm. Tuy nhiên,
trong thời gian đầu do thị trường chứng khoán Việt Nam chưa sôi động, quy mô
giao dịch còn nhỏ, các công ty chứng khoán kinh doanh sẽ chưa có lãi nhiều nên để
tiết kiệm có thể chỉ lắp đặt hệ thống tự động có công suất xử lý thông tin vừa phải,
song phải là hệ thống mở để khi cần thiết có thể tăng ngay công suất. Cách làm này
cho phép tiết kiệm chi phí khi thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán mà
vẫn bảo đảm khả năng nâng cấp và phát triển liên tục của hệ thống tin học của công
ty khi thị trường chứng khoán phát triển.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
58
Sau này, khi thị trường chứng khoán đã phát triển và các công ty chứng khoán Việt
Nam đã đủ mạnh, Việt Nam nên chuyển sang phương thức tự xây dựng hệ thống tin
học riêng nhằm bảo đảm sự cạnh tranh cần thiết giữa các công ty và khuyến khích
các công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
Về mô hình hệ thống trong thời gian đầu, hệ thống giao dịch thanh toán của trung
tâm giao dịch kết nối trực tiếp với các trạm làm việc của công ty chứng khoán thông
qua mạng nội bộ.
Phác thảo sơ đồ hệ thống thông tin nội bộ.
Về lâu dài khi thị trường phát triển, hệ thống thông tin và giao dịch của Sở giao dịch
sẽ kết nối với công ty chứng khoán qua mạng diện rộng và các công ty chứng khoán
có thể trực tiếp giao dịch tại trụ sở của mình.
3.3. Các giải pháp nhằm mở rộng và phát triển các công ty chứng khoán.
3.3.1. Giải pháp tạo hành lang pháp lý cho các công ty chứng khoán.
Cơ sở pháp lí trực tiếp điều chỉnh việc thành lập và giám sát hoạt động của các công
ty chứng khoán là:
- Luật Công ty (từ 1/1/2001 áp dụng Luật Doanh nghiệp) qui định các nguyên tắc cơ
bản về việc thành lập, hoạt động và quản lí công ty (Công ty cổ phần, Công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân); Luật Doanh nghiệp Nhà nước qui định các
nguyên tắc cơ bản về việc thành lập, hoạt động và quả lí Doanh nghiệp nhà nước;
Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng qui dịnh các nguyên tắc cơ
bản về việc thành lập, hoạt động và quản lí Ngân hàng thương mại và các tổ chức
tín dụng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
59
- Các luật như Luật dân sự, Luật Thương mại, Luật phá sản, Luật đầu tư nước
ngoài, Luật hợp đồng quy định quyền sở hữu về chứng khoán, phương thức chuyển
giao quyền sở hữu này và vấn đề phá sản công ty chứng khoán.
- Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ban hành ngày 11/7/1998 về chứng khoán và thị
trường chứng khoán, và các văn bản hướng dẫn, qui chế về thành lập và hoạt động
của công ty chứng khoán.
Các văn bản pháp lí nêu trên là nền tảng pháp lí cơ bản điều chỉnh việc phát hành
chứng khoán ra công chúng, việc hình thành và hoạt động của các chủ thể tham gia
thị trường chứng khoán nói chung và công ty chứng khoán nói riêng. Tuy nhiên, ở
chừng mực nhất định, các văn bản pháp lí nêu trên còn thiếu sự đồng bộ và nhất
quán trong việc điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hoạt động chứng khoán nói
chung và hoạt động kinh doanh chứng khoán nói riêng.
Một trong những vấn đề lớn về pháp lí đối với hoạt động kinh doanh của các công
ty chứng khoán là khung pháp lí điều chỉnh các hoạt động kinh doanh, thâu tóm,
mua bán công ty, phá sản, giải thể và thanh lí công ty ở mặt này, khung pháp lí ở
Việt Nam còn nhiều điểm bất đồng. Ví dụ: Luật dân sự không cho phép bán tài sản
khi chưa thuộc quyền sở hữu của người bán, như vậy chúng ta cũng không thể cho
phép công ty chứng khoán, nhà đầu tư thực hiện hoạt động bán khống; Luật doanh
nghiệp không có qui định rõ điều chỉnh việc thâu tóm, mua bán công ty và bảo vệ
lợi ích hợp pháp của cổ đông thiểu số ở các công ty ty cổ phần; trong khi khung
pháp lí về chứng khoán hiện đang ở mức nghị định, như Nghị định 48/1998/NĐ-CP
lại chưa qui định cụ thể và chi tiết về vấn đề này; hay như luật phá sản coi tất cả các
chủ nợ như nhau, không phân biệt, trong khi luật này ở các nước trên thế giới phân
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
60
biệt chủ nợ ra nhiều loại, trong đó các chủ nợ phụ trợ là loại hình rất phổ biến và
ảnh hưởng rất lớn đến việc phá sản của các công ty nói chung và công ty chứng
khoán nói riêng; Bộ Luật hình sự chưa có qui định rõ ràng về các tội danh trong
hoạt động của thị trường chứng khoán
Qua tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán 6 tháng vừa qua, chúng ta thấy
cần thiết phải sớm nghiên cứu và chuẩn bị ban hành Luật về chứng khoán và giao
dịch chứng khoán để hoạt động kinh doanh chứng khoán có khung pháp lí đầy đủ và
hoàn thiện hơn.
Trong thời gian trước mắt việc quy định các loại hình pháp nhân và thể nhân tham
gia kinh doanh chứng khoán là hết sức cần thiết. Nó phải dựa trên một số nguyên
tắc sau:
* Công ty hoạt động kinh doanh chứng khoán phải là công ty cổ phần, công ty
TNHH do các pháp nhân và thể nhân hợp pháp thành lập.
* Các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân
hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, các công ty tài chính, công ty bảo
hiểm trong nước hoặc các Tổng công ty tham gia kinh doanh chứng khoán phải
thành lập ( hoặc liên doanh thành lập) công ty chứng khoán trực thuộc, hạch toán
độc lập.
* Các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài muốn tham gia kinh doanh
chứng khoán tại Việt Nam phải thành lập công ty chứng khoán liên doanh với công
ty chứng khoán trong nước theo qui định của Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng
khoán và thị trường chứng khoán. Tỷ lệ phần vốn góp tối đa của bên nước ngoài
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
61
trong liên doanh sẽ được qui định phù hợp với điều kiện và khả năng cũng như yêu
cầu phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sau này, tuỳ thuộc vào sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam,
UBCKNN có thể qui định bổ sung các loại hình doanh nghiệp khác tham gia kinh
doanh chứng khoán phù hợp với sự phát triển của từng thời kì.
3.3.2. Giải pháp tăng cường việc quản lý, thanh tra, giám sát các công ty chứng
khoán.
Để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán được thực hiện một cách công
bằng, trung thực, công khai, bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư và công chúng tham
gia đầu tư, các chủ thể kinh doanh chứng khoán phải chấp hành các quy định về đạo
đức kinh doanh, quy định và hạn mức áp dụng đối với kinh doanh về sử dụng vốn,
chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất, chế độ kế toán và kiểm toán do UBCKNN và
sở giao dịch quy định.
3.3.2.1. Tăng cường công tác giám sát tài chính và quản lí rủi ro đối với công ty
chứng khoán.
Các thị trường chứng khoán có nhiều cách xử lý khác nhau. Ví dụ Hàn Quốc đã sử
dụng nhiều cách để thực hiện giám sát tài chính như:
- Quy định về vốn (tài sản) thuần tối thiểu phải đạt mức nhất định (áp dụng từ năm
1962). Theo quy định này, vốn thuần tối thiểu (VTTT) được xác định theo công
thức sau:
VTTT =Tổng tài sản - Tổng nợ - Tài sản không thuộc tài sản lưu động
Nếu công ty chứng khoán không thoả mãn yêu cầu của quy định này thì công ty có
thể bị buộc ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi giâý phép hoạt động. Điểm yếu của
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
62
quy định này là không phản ánh được giá trị thị trường của các tài sản thuộc công
ty, do vậy không dự báo và quản lí được rủi ro đối với các tài sản thuộc công ty. Vì
vậy, năm 1991 Hàn Quốc đã bỏ không áp dụng mô hình này.
- Qui định về chỉ số nợ áp dụng từ 1968 đến 1977. Theo qui định này, chỉ số nợ
(dept ratio) không được vượt quá mức nhất định và được tính như sau:
Chỉ số nợ = Tổng nợ/ (Vốn cổ phần + Vốn dự trữ cho hoạt động kinh
doanh ).
Nhược điểm của mô hình này là chỉ số nợ không phản ánh hết được tình hình tài
chính của công ty, đồng thời việc khống chế tỷ lệ nợ có thể ảnh hưởng tới hoạt động
của công ty, do chính sách huy động vốn của các công ty khác nhau.
Từ năm 1998, Hàn Quốc áp dụng qui định về tỉ lệ vốn thuần bao gồm chỉ số vốn
thuần nhằm đánh giá thực trạng tài chính và rủi ro kinh doanh mà công ty chứng
khoán đang gặp phải và hệ thống cảnh báo và giải pháp khắc phục. Theo qui định
này, chỉ số vốn thuần là:
Chỉ số vốn thuần = Vốn thuần / Tổng rủi ro.
Trong đó:
Vốn thuần = Tổng tài sản - Tổng nợ - Tài sản không thuộc tài sản lưu động.
Tổng rủi ro = Rủi ro thị trường + Rủi ro đối tác + Rủi ro tín dụng + Rủi ro cơ bản +
Rủi ro bù trừ.
Khi chỉ số vốn thuần của công ty chứng khoán xuống dưới mức qui định thì tuỳ
thuộc vào mức độ cụ thể công ty chứng khoán phải tuân thủ các yêu cầu của Uỷ ban
giám sát Tài chính Hàn Quốc để giảm bớt rủi ro.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
63
Một số thị trường khác thì áp dụng qui định về vốn khả dụng điều chỉnh. Cũng như
yêu cầu về tỷ lệ vốn ròng mà Hàn Quốc áp dụng, qui định về vốn khả dụng điều
chỉnh được áp dụng nhằm yêu cầu các công ty chứng khoán thực hiện các nghiệp vụ
môi giới và tự doanh phải có đủ nguồn tài sản có khả dụng có thể đáp ứng ngay yêu
cầu của khách hàng. Qui định về vốn khả dụng được xem là qui định quan trọng
nhất nhằm bảo đảm khả năng thanh toán và chi trả trong hoạt động của công ty
chứng khoán. Yêu cầu về vốn khả dụng được nhiều nước trên thế giới áp dụng
nhằm bảo đảm an toàn cho công ty chứng khoán. Mãi đến năm 1944, Mỹ mới bắt
đầu áp dụng qui chế này và năm 1976 Uỷ ban Chứng khoán Mỹ ban hành qui chế
về vốn khả dụng áp dụng thống nhất cho các công ty chứng khoán Mỹ. Hiện nay
các công ty chứng khoán Mỹ phải bảo đảm lượng vốn khả dụng điều chỉnh tối thiểu
ở mức 6.666% tổng dư nợ của công ty. Tại Thái Lan, sau khi một loạt các công ty
tài chính - chứng khoán bị phá sản vào năm 1997, Uỷ ban chứng khoán Thái Lan
ban hành qui chế vốn khả dụng điều chỉnh và bắt đầu yêu cầu các công ty chứng
khoán phải bảo đảm lượng vốn khả dụng điều chỉnh tối thiểu ở mức 3% tổng dư nợ
của công ty và sẽ điều chỉnh yêu cầu này lên mức 7% vào năm 2001.
Vốn khả dụng điều chỉnh là tổng mức vốn khả dụng của công ty chứng khoán sau
khi đã điều chỉnh, bổ sung theo qui định của UBCKNN. Vốn khả dụng điều chỉnh
của công ty chứng khoán thực tế là giá trị tài sản có khả dụng (tức là tài sản của
công ty sẵn sàng chuyển đổi được ra tiền mặt trong một thời hạn nhất định, thông
thường trong thời hạn 1 tháng ) trừ đi tổng tài sản nợ của công ty. Khi tính giá trị tài
sản khả dụng phải khấu trừ đi một giá trị nhất định theo qui chế để phòng trưòng
hợp giảm giá trị do biến động của giá chứng khoán trên thị trường.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
64
ở Việt Nam, kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động kinh doanh chứng khoán còn ít,
mặt khác kinh nghiệm của Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Hồng Kông cho thấy việc qui
định tỷ lệ nợ trên vốn mà vẫn bảo đảm hoạt động kinh doanh chứng khoán của
công ty chứng khoán là hết sức khó khăn. Vì vậy, việc áp dụng quy định về vốn khả
dụng điều chỉnh đã được quy định trong Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán
và thị trường chứng khoán là bước đi hợp lí. Tuy nhiên, quy định này yêu cầu công
ty chứng khoán phải thường xuyên duy trì một lượng vốn khả dụng điều chỉnh tối
thiểu ở mức 8% tổng dư nợ của công ty là còn cao gây ảnh hưởng đến lượng vốn
cho hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán. Tỷ lệ này cần được điều
chỉnh lại xuống 6%. Theo Nghị định 48/1998/NĐ-CP, UBCKNN cần nghiên cứu và
hướng dẫn cụ thể cách tính vốn khả dụng điều chỉnh và cách thức xử lí các công ty
chứng khoán vi phạm quy định này.
3.3.2.2. Quy định về việc trích lập quỹ dự phòng vốn điều lệ.
Quy định này yêu cầu công ty chứng khoán trong quá trình hoạt động phải trích 5%
lãi ròng hàng năm để lập quỹ dự phòng, bổ sung vốn điều lệ cho đến mức bằng 10%
vốn điều lệ của công ty. Việc sử dụng quỹ này được thực hiện theo quy định hiện
hành đối với loại hình công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn.
3.3.2.3. Quy định về bảo vệ lợi ích các nhà đầu tư.
Để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, các quốc gia trên thế giới áp dụng nhiều biện
pháp, trong đó biện pháp cơ bản nhất là quy định yêu cầu công ty chứng khoán
phải quản lí tách biệt tài khoản chứng khoán và tiền của khách hàng với chứng
khoán và tiền của công ty. Theo quy định này, công ty chứng khoán không được sử
dụng tiền và chứng khoán của khách hàng vào các mực đích kinh doanh của công
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -