Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 77 Biện Văn Tranh
CHƯƠNG 5 : HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRÊN THẾ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
Dân số thế giới ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu cho cuộc sống cũng ngày
càng tăng. Và để đáp ứng được nhu cầu này thì nền kinh tế phải phát triển mạnh
mẽ về công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải … Sự phát triển này một mặt
làm cho thế giới thêm phát triển nhưng mặt khác cũng đồng thời phát sinh ra các
chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí.
Ngày nay, hiện trạng môi trường không khí ở Việt Nam cũng như trên toàn
thế giới đang ở mức báo động rất cần sự quan tâm lo lắng của nhiều cấp lãnh đạo
cũng như của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới.
5.1 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRÊN THẾ GIỚI :
Trong các vấn đề về khí tượng, điều đáng được quan tâm là hiện tượng toàn
cầu ấm lên. Đây có lẽ là điều chúng ta có ít hiểu biết nhất, là vấn đề khó giải
quyết nhất và có tiềm năng trở thành vấn đề gây xáo trộn nhiều nhất trong số các
vấn đề về khí hậu môi trường.
Dự báo đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất sẽ tăng
thêm từ 2 đến 6
0
C và mực nước biển sẽ dâng cao 0,5 đến 1,5 m. Những thay đổi
đó sẽ gây ra hàng loạt hậu quả như tăng tần số xuất hiện và mức độ phá hoại của
các cơn bão, những vụ hạn hán kéo dài, những đợt nóng kéo dài hơn và nóng hơn,
các mùa mưa lớn hơn và cũng kéo dài hơn.
Các giống loài và quần thể sinh vật sẽ bò ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp. Con người cũng sẽ bò ảnh hưởng nặng nề trong lónh vực sản xuất nông – lâm
– ngư nghiệp, đồng thời lại phải đương đầu với sự lan tràn trở lại của các bệnh
truyền nhiễm.
Thí dụ ở Rwanda, khi nhiệt độ tăng 1
0
C đã làm số trường hợp mắc bệnh sôùt rét
tăng 337%.
Mức độ sử dụng năng lượng và tài nguyên tăng lên sẽ dẫn tới tình trạng ô
nhiễm cũng gia tăng.
Ngày nay chúng ta sử dụng năng lượng nhiều gấp 125 lần so với thời tiền
sử. Chỉ tính riêng các ngành công nghiệp, hàng năm cũng làm tăng lượng phát thải
Arsen lên gấp 3 lần, Cadimi 7 lần, thủy ngân 10 lần và chì 25 lần.
Nếu tiếp tục mức phát thải oxyt nitơ như hiện nay thì đến năm 2002 nguy cơ
năng suất cây trồng bò ảnh hưởng sẽ tăng gấp 3 lần.
Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 78 Biện Văn Tranh
5.2 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở VIỆT NAM :
Căn cứ vào kết quả quan trắc môi trường quốc gia năm 1997, có thể đánh
giá chung về hiện trạng môi trường không khí đô thò và khu vực công nghiệp nước
ta như sau : ô nhiễm bụi rất lớn và có tính phổ biến, ô nhiễm các khí độc hại (SO
2
,
NO
2
, CO …) chỉ có tính cục bộ ở một số khu công nghiệp, ô nhiễm không khí ở
một số khu công nghiệp nội thành có biểu hiện giảm, ngược lại ở khu dân cư và
ngoại thành có chiều hướng tăng nhanh.
Nhưng theo các báo cáo hiện trạng môi trường của các tỉnh thành năm 1998
thì hầu hết các tỉnh, thành đều đánh giá mức độ ô nhiễm không khí đô thò và công
nghiệp ngày càng gia tăng, có nơi rất nghiêm trọng.
5.2.1/ Ô nhiễm bụi :
Ở các thành phố đã quan trắc (Hà Nội, Lào Cai, Hạ Long, Vinh, Huế, Đà
Nẵng, Buôn Mê Thuộc, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ,
Long An, …) đều bò ô nhiễm bụi từ 1,5 đến 3 lần trò số tiêu chuẩn cho phép, chỉ ở
các vùng ngoại ô, xa các đường giao thông và khu công nghiệp, nồng độ bụi mới ở
dưới trò số tiêu chuẩn cho phép (trung bình ngày dưới 0,2 mg/m
3
).
Kết quả quan trắc nồng độ bụi ở các khu dân cư nội thành của 16 thành phố
cho thấy, chỉ có 3/16 (18,7% số đô thò) là không bò ô nhiễm ở khu dân cư, đó là
thành phố Cần Thơ, thò xã Cà Mau và Rạch Giá. Bò ô nhiễm bụi lớn nhất là thò xã
Buôn Mê Thuộc. Khu dân cư nội thành ở các thành phố Hải Phòng, Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Biên Hòa, Lào Cai, Mỹ Tho đều bò ô
nhiễm bụi, cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 2 lần.
Các khu dân cư tại các khu công nghiệp còn bò ô nhiễm bụi nặng hơn, nồng
độ bụi cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 4 lần. Bò ô nhiễm nặng nhất là xung
quanh nhà máy Xi măng Hải Phòng, nhà máy VICASA (Biên Hòa), nhà máy Xi
măng Đà Nẵng, nhà máy Gạch Lào Cai …
5.2.2/ Ô nhiễm khí độc hại (SO
2
, NO
2
, CO) :
Theo số liệu quan trắc môi trường của 16 thành phố thì nồng độ SO
2
, NO
2
và CO ở tất cả các khu dân cư nội thành cũng như ngoại thành đều rất nhỏ và dưới
tiêu chuẩn cho phép. Những nơi có nồng độ SO
2
, NO
2
và CO lớn là các khu công
nghiệp và các nút giao thông lớn.
Số liệu quan trắc ở 17 khu công nghiệp thuộc các thành phố trên cho thấy,
khu nhà máy Xi măng Hải Phòng, khu nhà máy Gạch Lào Cai, các khu công
nghiệp Thượng Đình (Hà Nội), Tân Bình và Phước Long (thành phố Hồ Chí Minh)
có nồng độ khí SO
2
vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần; các khu công
nghiệp còn lại đều dưới tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên trong số đó các khu công
nghiệp Mai Động (Hà Nội), Biên Hòa, Xi măng Long Thọ (Huế), công nghiệp
Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 79 Biện Văn Tranh
quân sự (HàTây) có nồng độ SO
2
tương đối cao.
So sánh với năm 1995, 1996 thì ô nhiễm SO
2
, NO
2
và CO năm 1997 ở các
khu công nghiệp đã quan trắc đều có giá trò thấp đi đôi chút, điều đó thể hiện kết
quả của công tác bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp nước ta trong thời gian
qua được thực hiện khá tốt.
Ngược lại, nồng độ các chất trên ở các khu dân cư nội thành và ngoại thành
năm 1997 tuy còn rất nhỏ nhưng so với năm 1995 và 1996 đang có chiều hướng gia
tăng, đó là hậu quả của quá trình đô thò hóa.
5.2.3/ Ô nhiễm không khí và mưa axit :
Hiện tại chỉ có một trạm quan trắc mưa axit đặt ở thò xã Lào Cai và đã tiến
hành quan trắc từ năm 1995 đến nay. Trong năm 1996 thu được 260 mẫu nước mưa
thì có 11 mẫu (chiếm 42%) có độ pH nhỏ hơn 5,5, đa số các mẫu còn lại có pH dao
động trong khoảng từ 5,5 đến 6,5. Năm 1997 thu được 435 mẫu nước mưa thì có tới
130 mẫu (chiếm 29,9%) có độ pH dưới 5,5, đa số các mẫu còn lại cũng có pH dao
động trong khoảng 5,5 đến 6,5. Như vậy tỷ lệ mẫu nước có pH nhỏ hơn 5,5 (có tính
axit) năm 1997 gấp hơn 7 lần năm 1996. Điều này chứng tỏ hiện tượng nước mưa
có tính axit đã gia tăng nhanh.
Các mẫu nước mưa ở Lào Cai có pH thấp thường xuất hiện vào mùa đông,
khi các dợt gió mùa Đông bắc tràn về. Nói chung, nguồn gốc gây mưa axit ở nước
ta chưa được xác đònh, cần phải mở rộng mạng lùi quan trắc và theo dõi đánh giá
trong thời gian tới.
Ngoài ra ở một số khu công nghiệp thải nhiều khí SO
2
, NO
2
đã gây ra hiện
tượng lắng đọng axít cục bộ, làm môi trường đất xung quanh bò axit hóa, gây thiệt
hại đối với sản xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng. Chất thải axit và khí SO
2
của công ty Supe photphat Lâm Thao (Phú Thọ) đã làm cho vùng đất xung quanh
bò axit hóa (pH = 1,9 – 3,5).
5.2.4/ Ô nhiễm môi trường lao động công nghiệp :
Theo số liệu điều tra nhiều năm của Viện bảo hộ lao động (Tổng công
đoàn) và Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (Bộ Y tế) thì nồng độ bụi và
khí độc hại trong rất nhiều nhà máy đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, đặc
biệt là trong các nhà máy sàng tuyển quặng, công nghiệp vật liệu xây dựng (xi
măng lò đứng), công nghiệp luyện kim …
Tuy vậy theo số liệu điều tra năm 1997 ở Hà Nội, môi trường lao động công
nghiệp ngày càng được cải thiện, tỷ lệ số phân xưởng bò ô nhiễm môi trường lao
động so sánh qua các năm 1995, 1996, 1997 thấy ngày càng giảm và được thể hiện
qua bảng 5.1.
Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 80 Biện Văn Tranh
Bảng 5.1 Diễn biến tỷ lệ (%) số phân xưởng các ngành sản xuất bò ô nhiễm môi
trường lao động ở Hà Nội qua các năm 1995, 1996, 1997.
Năm khảo sát
Số phân xưởng
được khảo sát
Số phân xưởng bò
ô nhiễm
Tỷ lệ (%) số phân
xưởng bò ô nhiễm
1995 133 51 38,3
1996 187 59 31,6
1997 186 43 23,1
Ô nhiễm không khí ở các vùng mỏ rất nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm
bụi. Nồng độ bụi trong các khu khai thác than và sản xuất vật liệu xây dựng
thường dao động từ 20 đến 200 mg/m
3
. Nồng độ bụi trên các tuyến giao thông
đường bộ rất lớn, khi đường được tưới nước cũng gấp hàng chục lần, khi không
được tưới nước gấp hàng trăm lần trò số tiêu chuẩn cho phép. Khi nổ mìn, môi
trường không khí vùng mỏ còn bò ô nhiễm khí CO
2
, NO
x
và CO.
Khai thác mỏ không những gây ra ô nhiễm môi trường nước mà còn tác
động xấu đến chất lượng thủy văn của khu vực, như bồi lắng lấp đầy dòng sông,
suối. Môi trường nước mặt ở vùng mỏ không những bò ô nhiễm các chất rắn lơ
lửng mà còn bò ô nhiễm kim loại nặng, thủy ngân và các hóa chất độc hại.
Nhìn chung, môi trường các vùng khai thác mỏ ở nước ta hiện nay bò ô
nhiễm rất trầm trọng, đã tới mức báo động.
5.2.5/ Ô nhiễm tiếng ồn đô thò :
Kết quả quan trắc trong 3 năm gần đây (1995, 1996, 1997) về mức ồn giao
thông ở 23 đoạn đường quốc lộ và đường liên tỉnh đi qua thành phố, thò xã và 21
đường phố nội thò cho thấy : mức ồn tương đương trung bình ngày ở cạnh hầu hết
các đường quốc lộ liên tỉnh đi qua thành phố, thò xã cũng như ở các đường phố
chính của thành phố nước ta đều vượt quá 70 dB. Nói chung, mức ồn ở các đường
phố chính Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đều cao hơn 90
dB, cá biệt có nơi đạt tới 99,9 dB.
Theo số liệu quan trắc (đếm xe) thực tế thì lưu lượng xe, đặc biệt là lưu
lượng xe cộ ở nước ta còn rất nhỏ so với các nước, nhưng mức ồn giao thông ở
nước ta không thua kém các nước khác. Nguyên nhân chính có thể là do tỷ lệ xe
cũ ở nước ta lớn, phân luồng xe đạp, xe máy, xe ô tô chưa tốt, nên xe ô tô phải
thay đổi tốc độ liên tục, lái xe phải thường xuyên bóp còi.
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ :
1) Quy hoạch mặt bằng đô thò và bố trí khu công nghiệp trong vùng đô thò
có ý nghóa rất quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường. Đối với bất kỳ nhà máy
nào, khi làm luận chứng kinh tế – kỹ thuật để quyết đònh đầu tư xây dựng, đều
Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 81 Biện Văn Tranh
phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Cần phải tiến hành tính toán dự báo
tác động của công trình đó đối với môi trường, phải đảm bảo trong tương lai khi
đưa nhà máy vào hoạt động thì nồng độ chất thải của nhà máy đó thải ra cộng với
nồng độ “nền” ô nhiễm khu vực không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Để giảm bớt vùng ảnh hưởng của các chất độc hại do nhà máy thải ra, đòa
điểm xây dựng nhà máy cần đặt cuối hướng gió, cuối nguồn nước so với khu dân
cư. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường như ống khói của các phân xưởng thải chất
độc hại … cần tập trung để dễ dàng xử lý.
Trước đây, ở nước ta khi lựa chọn đòa điểm để xây dựng các nhà máy cũng
như quy hoạch xây dựng khu công nghiệp thường không chú ý đến việc bảo vệ
môi trường cho nên gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở các khu dân
cư lân cận.
Việc lựa chọn và xác đònh đòa điểm xây dựng các nhà máy cũng như quy
hoạch khu công nghiệp, quy hoạch đô thò ở nước ta đã mắc nhiều sai lầm về bảo
vệ môi trường. Những sai lầm này đã gây ra tác hại rất lớn và rất khó khắc phục.
Để đạt được các yêu cầu nêu trên, khi thiết kế mặt bằng chung của khu
công nghiệp và nhà máy, cần phải tuân theo các nguyên tắc sau đây :
- Hợp khối trong thiết lập mặt bằng chung.
- Phân khu theo các giai đoạn phát triển của nhà máy một cách hợp lý.
- Bố trí tập trung các hệ thống đường ống công nghệ.
- Bố trí tập trung các nguồn thải và hệ thống xử lý ô nhiễm.
- Bảo đảm đủ diện tích cây xanh, mặt nước và thông thoáng trong khu nhà
máy.
Phân khu sử dụng trong nhà máy cần phải được duy trì trong suốt quá trình
phát triển nhà máy. Xếp đặt, bố trí các thiết bò công nghệ cũng như các bộ phận
phụ trợ của nhà máy dựa trên công năng sử dụng của chúng. Cần phải phân thành
khu hành chính, khu sản xuất, khu phụ trợ sản xuất và khu kho tàng. Trên mặt
bằng chung các dòng công nghệ nên đặt song song.
2) Quy hoạch không gian xanh :
Người ta thường nói rừng là lá phổi của quốc gia, công viên, cây xanh
đường phố là lá phổi của thành phố:
¾ Cây xanh có tác dụng làm giảm bức xạ mặt trời, giảm nhiệt độ không
khí, giảm tốc độ gió, tăng độ ẩm và tăng lượng O
2
trong không khí.
¾ Cây xanh lọc bụi, hấp thu các chất độc hại, làm sạch môi trường và giảm
tiếng ồn.
¾ Mặt khác, cây xanh còn làm tăng vẻ đẹp cảnh quan đô thò, tạo cảm giác
thoải mái dễ chòu cho con người.
- Vành đai cây xanh ngoại vi thành phố : tham gia điều hòa khí hậu đô thò
Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 82 Biện Văn Tranh
- Vành đai cây xanh cách ly vệ sinh (phòng hộ) xung quanh các khu công
nghiệp và các đường giao thông chính : giúp giảm tiếng ồn, hấp thụ khí ô nhiễm
và cải thiện vi khí hậu vùng.
- Các dải cây xanh dọc theo sông ngòi thành phố
- Hêï thống công viên nội thành : vừa cải thiện môi trường vừa đáp ứng
nhu cầu vui chơi, giải trí, thư giản của người dân
- Hệ thống vườn cây trong tiểu khu nhà ở
- Hệ thống vườn cây trong hàng rào công trình : vừa thẫm mỹ vừa cải
thiện vi khí hậu.
3) Quy hoạch giao thông đô thò :
- Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
- Tăng cường đầu tư phát triển mạng lưới giao thông công cộng trong
tương lai.
4) Kiện toàn các cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường :
Hoạt động bảo vệ môi trường cần được coi là một ngành kinh tế quốc dân
riêng biệt, để từ đó có các nguồn lực độc lập dành cho hoạt động này. Nguồn kinh
phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường trong thời gian qua tuy có được quan
tâm và ưu tiên nhưng còn tản mạn, chắp vá và quá nhỏ so với yêu cầu.
Mở rộng quy mô và phạm vi năng lực của hệ thống tổ chức quản lý Nhà
nước trong lónh vực bảo vệ môi trường
Đào tạo thêm nhân lực, mở rộng thêm nguồn vật lực và tài lực cho bảo vệ
môi trường. Tại các đòa phương, cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
đang trong tình trạng quá tải, không đảm đương được nhiệm vụ ngày một nặng nề
vì thiếu nhân lực, vật lực và tài lực.
Cải tổ lại tổ chức hiện có, kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về môi
trường từ Trung Ương tới đòa phương. Tổ chức hiện nay không còn phù hợp và
không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững của đất nước. Trong thời gian qua , Bộ khoa học, công nghệ và môi
trường cùng Ban tổ chức cán bộ của Chính phủ và các cơ quan chức năng đã
nghiên cứu kiện toàn bộ máy nhà nước bằng cách : nâng cấp Cục môi trường
thành Tổng cục môi trường loại 1 trực thuộc Bộ khoa học, công nghệ và môi
trường, riêng ở các đòa phương sẽ từng bước hình thành các Chi cục môi trường.
Bên cạnh đó, tiến hành thành lập Ủy ban quốc gia (hoặc Hội đồng quốc
gia) về môi trường và phát triển bền vững. Tổ chức này thực hiện chức năng điều
phối các hoạt động về môi trường mang tính chất liên ngành, tư vấn cho Nhà nước
về các chính sách , chiến lược, luật pháp về môi trường và phát triển bền vững.
Thiết lập cơ quan kiểm soát môi trường để xác đònh chính xác nguồn gây ô
nhiễm , từ đó có biện pháp đúng đắn để xử lý.
Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 83 Biện Văn Tranh
5) Xây dựng và hoàn thiện các chính sách, chiến lược, các văn bản pháp
quy về bảo vệ môi trường.
Chúng ta chưa thực sự có được một chiến lược bảo vệ môi trường có cơ sở
khoa học đầy đủ và có mối quan hệ hữu cơ với chiến lược phát triển kinh tế – xã
hội của đất nước. Nhiều chính sách lại thiếu các chế tài cần thiết nên hiệu quả
thực hiện bò hạn chế. Các chiến lược tổng thể và dài hạn còn chưa đầy đủ, đúng
mức, chưa thực sự gắn bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế – xã hội theo quan
điểm phát triển bền vững.
Với 97 tiêu chuẩn hiện có về môi trường thì mới chỉ đề cập đến nhưng vấn
đề, những ngành chung chung, chưa đi vào các ngành công nghiệp đặc biệt. Do đó
việc áp dụng tiêu chuẩn trong thực tế gặp nhiều khó khăn nhất là tiêu chuẩn thải
công nghiệp. Cần phải nghiên cứu bổ sung thêm tiêu chuẩn.
Nên nghiên cứu và chuẩn bò những điều kiện cần thiết để từng bước áp
dụng tiêu chuẩn ISO 14000 ở Việt Nam, góp phần hòa nhập vào lónh vực môi
trường của thế giới.
6) Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và
các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh chấp hành luật bảo
vệ môi trường.
7) Chủ động phòng chống ô nhiễm và sự cố môi trường, khắc phục tình
trạng suy thoái môi trường.
8) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo cán bộ, chuyên
gia về lónh vực môi trường.
9) Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, xây dựng mạng lưới quan
trắc môi trường quốc gia gắn với hệ thống toàn cầu và khu vực.
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH :
¾ Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường không khí ở thành phố Hồ Chí Minh :
Ç Ô nhiễm do khí thải của quá trình sản xuất công nghiệp :
y Khí thải từ các nhà máy nhiệt điện : với sản lượng điện cung cấp khoảng
1.751.078.000 Kwh, hàng năm ước tính môi trường không khí vùng trọng điểm
phía Nam phải tiếp nhận khoảng 646 tấn bụi, 54.633 tấn SO
2
, 1.996 tấn CO, 8.773
tấn NO
2
, 727 tấn hydrocacbon.
y Khí thải từ các hoạt động của lò hơi và lò nung sử dụng trong công
nghiệp, lượng dầu FO dùng cho các ngành công nghiệp là khoảng 210.000
tấn/năm. Các nguồn đốt công nghiệp này hàng năm thải ra 578 tấn bụi, 78 tấn
SO
2
, 84 tấn CO, 52 tấn hydrocacbon và 25 tấn aldehyte.
y Khí thải từ công nghiệp luyện cán thép : với tổng sản lượng toàn
vùng 259.000 tấn.năm sẽ thải vào môi trường không khí 1.787 tấn bụi, 466 tấn SO
2
Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 84 Biện Văn Tranh
18.907 tấn CO, …
y Khí thải từ công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nếu tính bao gồm
các ngành sản xuất xi măng, gạch, ngói, gỗ xẻ … mỗi năm thải ra 12.793 tấn bụi,
624 tấn SO
2
, 153 tấn CO, 1.336 tấn NO
2
, 40 tấn hydrocacbon.
y Khí thải từ 17 khu công nghiệp với 298 nhà máy đang hoạt động ước tính
hàng ngày thải ra 15 tấn bụi, 150 tấn SO
2
, 10 tấn NO
x
, 2 tấn VOC …
Kết quả đo đạc trong năm 1997 trên tổng số 110 điểm quan trắc chất lượng
môi trường không khí tại 50 nhà máy cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm tại nhiều
cơ sở sản xuất cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
Ç Ô nhiễm do khí thải giao thông :
y Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm xe cộ tiêu thụ khoảng 110.000 tấn
xăng, 100.000 tấn dầu diesel như vậy đã thải vào không khí 577 tấn bụi, 14 tấn
chì, 2.200 tấn SO
2
, 1.370 tấn CO, 630.000 tấn CO
2
, 6.900 tấn C
x
H
y
và 84 tấn
aldehyte.
y Tại thành phố Biên Hòa, tải lượng ô nhiễm bụi do khí thải giao thông
ước tính 26 tấn/năm. Mức độ gây ô nhiễm do giao thông còn tăng lên do chất
lượng đường xá, do xe cũ, …
Hiện có 50% xe hơi sử dụng trên 10 năm, 5.000 xe đã sử dụng trên 40 năm.
Những trường hợp xe xả khói đen kòt vào dòng người lưu thông là rất phổ biến,
không chỉ bụi mòn từ khí thải, từ lòng đường khi xe ô tô chạy qua, nhiều xe còn xả
nước nóng từ két nước tung tóe vào người đi đường.
Ç Ô nhiễm do khí thải sinh hoạt :
Hoạt động sinh hoạt của nhân dân cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường
không khí. Các hoạt động đun nấu bằng dầu, than, củi, trấu, gas, các hành động xả
phân, rác bừa bãi, lấn chiếm bờ kênh rạch, lấn chiếm đường thoát nước gây tù úng
nước thải sinh hoạt sinh ra mùi hôi thối khó chòu.
¾ Hiện trạng chất lượng môi trường không khí ở thành phố Hồ Chí Minh :
Ç Chất lượng không khí tại các đô thò :
y Bụi : nồng độ bụi đạt mức ô nhiễm nặng tại nhiều nơi trên đòa bàn khu
dân cư, trong các đợt giám sát lưu động trên đòa bàn năm 1996 mức đo nồng độ bụi
thấp nhất là 0,1 mg/m
3
, cao nhất là 3,4 mg/m
3
. Tại 100% điểm đo có nồng độ bụi
vượt tiêu chuẩn, trong đó có nơi vượt tiêu chuẩn 10 lần. Kết quả quan trắc trung
tâm thành phố Hồ Chí Minh (gần rạp Rex) nồng độ bụi dao động từ 0,36 đến 1
mg/m
3
, trung bình là 0,57 mg/m
3
.
y Các chất ô nhiễm dạng khí : nồng độ SO
2
dao động với mức thấp nhất là
0,01 mg/m
3
và cao nhất là 0,6 mg/m
3
, đạt mức từ chớm ô nhiễm đến ô nhiễm. Các
chất ô nhiễm khác NO
2
, CO, chì … thì nhìn chung có nồng độ ở mức đạt tiêu chuẩn,
tuy nhiên tại các nơi có mật độ giao thông cao, các vùng dân cư gần khu công
Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 85 Biện Văn Tranh
nghiệp, các khu dân cư có nhiều nhà máy xen kẽ, nồng độ của các chất này
thường cao gấp 5 – 7 lần.
Ç Chất lượng không khí tại các khu công nghiệp :
y Chất lượng không khí xung quanh vùng các khu công nghiệp tập trung :
kết quả đo nồng độ các chất ô nhiễm không khí tại khu vực này cho thấy 17/20 số
điểm đo có nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép, trong đó có 50% số điểm đo là
ô nhiễm rất nặng, 3/20 điểm có nồng độ NO
2
cao hơn tiêu chuẩn từ 1,1 đến 2,3
lần, 11/20 điểm có nồng độ SO
2
cao hơn tiêu chuẩn 1,1 đến 1,6 lần.
y Chất lượng không khí xung quanh vùng hoạt động của cụm công nghiệp:
Tại khu vực gốm sứ Lái Thiêu, nồng độ bụi dao động trong khoảng 0,8 –
1,74 mg/m
3
,
so với tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (0,3 mg/m
3
) thì
hầu như 100% số điểm đo có nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn từ 2,6 đến 5,8 lần.
Tại khu vực khai thác đá Hòa An, Bình Hòa, thành phố Biên Hòa, ô nhiễm
không khí do khai thác và chế biến đá tại đây đã gây ảnh hưởng đến thành phố
Biên Hòa, đặc biệt là phần bờ phải sông Đồng Nai. Tại nơi giáp ranh giữa mỏ
Bình Hóa và Tân Thạnh hàm lượng bụi đo được đạt đến 2,62 mg/m
3
. Tiếng ồn đều
đạt 80 – 100 dBA. Lượng CO từ 6 – 10 mg/m
3
(có nơi đạt 17,27 mg/m
3
).
y Hiện trạng ô nhiễm không khí tại một số khu công nghiệp tập trung :
vào thời điểm mùa khô, chất lượng không khí bao quanh vùng hoạt động của khu
công nghiệp tập trung, khu chế xuất tương đối tốt, hầu hết các chỉ tiêu ô nhiễm
không khí đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép đối với môi trường không khí bao
quanh và ít có sự biến động lớn giữa buổi sáng và buổi chiều trong ngày.
Đặc biệt chỉ có nồng độ bụi ở khu công nghiệp Biên Hòa I và khu công
nghiệp Sóng Thần vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,27 – 10,37 lần. Một lần nữa cho
thấy điểm nóng về ô nhiễm không khí ở các khu công nghiệp tập trung hiện nay
vẫn là khu công nghiệp cũ (Biên Hòa I).
Tại khu công nghiệp Sóng Thần, nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn cho phép, có
thể còn do ảnh hưởng của các phương tiện giao thông hoạt động trong tình trạng
chất lượng đường nội bộ khu công nghiệp chưa được hoàn thiện.
Ç Ô nhiễm tiếng ồn đô thò :
Mức ồn trung bình ở lề các đường giao thông lớn là 77 – 80 dBA, ở các
đường lớn trung bình là 75 – 79 dBA, ở các ngã tư, ngã bảy là 80 – 90 dBA. Khu
vực chợ búa, nơi có nhiều quán xá, các bến xe, bến phà tiếng ồn 70 – 80 dBA. Tại
nơi có nhiều xe lam, xe ba gác máy, xích lô máy trò số độ ồn lên cao hơn 90 dBA
(92-97 dBA).
Các trạm giám sát ô nhiễm giao thông cho kết quả độ ồn phổ biến tại khu
vực thành phố Hồ Chí Minh là từ 65 – 95 dBA, tại khu vực thành phố Biên Hòa là
từ 66 – 88 dBA, trong lúc tiếng ồn giao thông ban ngày ở các nơi công cộng chỉ
Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 86 Biện Văn Tranh
cho phép đạt tối đa là 75 dBA.
¾ Các biện pháp khống chế ô nhiễm môi trường không khí ở thành phố Hồ
Chí Minh :
Lónh vực áp dụng các biện pháp khống chế ô nhiễm không khí hiện nay còn
rất ít, hầu như chỉ mới dừng ở mức độ xử lý cục bộ ô nhiễm không khí tại các nhà
máy hoặc hoặc chống ồn cho một số buồng máy phát điện.
Dạng hệ thống xử lý khí thải chiếm tỷ lệ nhiều nhất hiện nay là các hệ
thống xử lý khí thải từ các nguồn đốt nhiện liệu. Hai loại nhiên liệu đang sử dụng
phổ biến hiện nay là dầu FO và vỏ hạt điều, ngoài ra còn có nơi sử dụng bã mía,
trấu, củi hoặc gas dùng làm nhiên liệu đốt. Với nhiên liệu là dầu FO hoặc vỏ hạt
điều, công nghệ xử lý khí thải được áp dụng chủ yếu là hấp thụ trong dung dòch
kiềm loãng, hiệu suất xử lý bụi và các hơi khí độc hại trung bình 75 – 85%.
Ngoài nguồn khí thải do đốt nhiên liệu, một số ngành công nghiệp còn gây
ô nhiễm không khí thông qua các tác nhân ô nhiễm đặc trưng của ngành bên ngoài
ống khói thải khí đốt nhiên liệu, trong số đó đã có một số cơ sở lắp đặt hệ thống
khống chế ô nhiễm không khí. Có thể kể ra một số trường hợp sau đây :
- Công nghiệp luyện kim ( hiện có 7 nhà máy đang họat động trong vùng)
gây ô nhiễm không khí với hai tác nhân ô nhiễm chính là khí CO và bụi kim loại,
5 trong số 7 nhà máy đã đầu tư hệ thống xử lý khí thải theo nguyên lý đốt cháy bổ
sung (khử CO) kết hợp với lọc bụi túi vải đạt hiệu quả xử lý cao.
- Công nghiệp mạ kim loại gây ô nhiễm không khí chủ yếu do hơi acid
(HCl), khí (NH
3
) và bụi sương kim loại. Hiện đã có 4 cơ sở đầu tư hệ thống xử lý
khí thải (tôn tráng kẽm Posvina, Tole Phương Nam, Công ty Vingal, Công ty liên
doanh nhôm Việt – Nhật Viaca) theo công nghệ hấp thụ hai bậc đạt hiệu quả cao.
- Công nghiệp hóa chất : hóa chất Tân Bình, Thủ Đức có hệ thống thu hồi
SO
2
, Super photphat Lâm Thành có hệ thống thu hồi bụi, bột giặt Tico, Daso có hệ
thống thu hồi bụi từ tháp sấy, hoạt động tương đối có hiệu quả.
- Công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng gây ô nhiễm không khí chủ
yếu là bụi. Hiện chỉ có một số ít nhà máy mới thành lập là có đầu tư hệ thống xử
lý bụi (xi măng Sao Mai, các nhà máy gạch men, sứ vệ sinh) theo công nghệ hiện
đại (lọc bụi tónh điện, lọc bụi túi vải với hệ thống giũ bụi khí nén), đạt hiệu quả xử
lý cao.
- Công nghiệp chế biến gỗ gây ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi ở mức
độ nặng nhưng trong số rất ít các cơ sở có thiết bò lọc bụi thì hầu hết đều sử dụng
thiết bò lọc bụi dạng xyclon đơn, hiệu quả xử lý không cao.
- Công nghiệp thuốc lá giải quyết khá tốt tình trạng ô nhiễm bụi bằng các
thiết bò lọc bụi túi vải nhưng vấn đề mùi chưa được giải quyết.
- Công nghiệp thuốc trừ sâu gây ô nhiễm không khí bởi các hơi khí độc và
Bài giảng môn học Quan trắc môi trường không khí
Trang 87 Biện Văn Tranh
bụi với nguồn thải phân tán. Công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn đã cải tiến hệ thống
đóng chai, đồng thời xây dựng các hệ thống hút hơi khí độc và bụi, xử lý chúng
bằng phương pháp lọc bụi trong xyclon chùm kết hợp với hấp thụ trong dung dòch
kiềm đạt hiệu quả cao. Nhà máy thuốc sát trùng Bình Triệu cũng đã lắp đặt hệ
thống xử lý khí thải cho một số công đọan …
- Còn rất nhiều loại hình công nghiệp và vô số nhà máy gây ô nhiễm
không khí ở mức độ nặng chưa có hệ thống khống chế ô nhiễm không khí.