Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

“Nghiên cứu sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân thích ứng với công nghiệp hóa tại xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.98 KB, 137 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa
luận này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan, thời gian thực tập được thực hiện đúng với quy định
của nhà trường và khoa chuyên môn.
Hà Nội, ngày 3 tháng 6 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Bạch Thông
11
LỜI CẢM ƠN
Với lòng chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo
trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, các thầy cô giáo khoa Kinh tế và PTNT
đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho tôi cả về kiến thức chuyên môn và đạo
đức con người suốt 4 năm học qua.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Ths. Nguyễn Thị
Thiêm, Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách đã trực tiếp hướng dẫn,
chỉ bảo và giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình thực tập để tôi có thể hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bác, các chú lãnh đạo
của UBND xã Đông Tiến, các hộ gia đình trong xã đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và thu số liệu tại xã.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người
thân, bạn bè – những người đã luôn ở bên, động viên tôi trong suốt quá trình
học tập cũng như nghiên cứu và hoàn thành báo cáo này.
Do trình độ và thời gian có hạn nên khóa luận không thể tránh khỏi
những thiếu xót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý của các
thầy, cô giáo và các độc giả để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 3 tháng 6 năm 2014


Sinh viên
Nguyễn Thị Bạch Thông
22
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH)
đất nước với mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Thực hiện mục tiêu đó, việc phát triển các các
khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), các khu đô thị mới là tất
yếu. Tuy nhiên, việc thu hồi đất sản xuất để phát triển KCN đã khiến đời sống
của người dân bị xáo trộn gây ra không ít khó khăn khi người dân phải tìm
công việc mới để mưu sinh. Đây là vấn đề cấp bách, do đó cần phải nghiên
cứu sự thay đổi sinh kế tìm ra biện pháp để đảm bảo sinh kế hộ nông dân thích
ứng với CNH tốt nhất.
Đông Tiến là một xã nằm ven sông Cầu, nằm sát với Quốc lộ 18. Với vị
trí thuận lợi để hình thành và phát triển các KCN. Tuy nhiên, khi thực hiện
CNH hoạt động sinh kế của hộ nông dân gặp nhiều khó khăn trong việc
chuyển đổi nghề mới. Do trình độ dân trí thấp, thu nhập chính của hộ sản xuất
nông nghiệp, lao động (LĐ) có độ tuổi cao đây chính là những hạn chế, khó
khăn khiến người dân khó tìm được kế mưu sinh phù hợp với nhu cầu. Để
giúp các hộ nông dân mất đất trong cả nước nói chung và hộ nông dân xã
Đông Tiến nói riêng giảm bớt khó khăn, yên tâm sản xuất, Nhà nước đã ban
hành nhiều chính sách qua từng thời kỳ. Nhưng trên thực tế, việc triển khai
còn nhiều bất cập, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Từ đó tôi đã tiến
hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân thích
ứng với CNH tại xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”.
Mục đích của đề tài là nghiên cứu và làm rõ sự thay đổi sinh kế của hộ
nông dân thích ứng với CNH. Chỉ ra những thuận lợi khó khăn của hộ trong
việc tìm và phát triển nghề mới đảm bảo ổn định cuộc sống. Từ đó đề xuất ra
định hướng giải pháp giúp họ cải thiện sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc
sống. Đề tài đã tiếp cận vấn đề theo khung sinh kế bền vững của DFID, sử

dụng chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, xử lý,
33
phân tích thông tin và sử dụng các chỉ tiêu đo lường kinh tế, xã hội, môi
trường để nghiên cứu. Qua quá trình nghiên cứu đạt được kết quả như sau:
 Về sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân
Sự thay đổi nguồn lực sinh kế đặc biệt là nguồn lực tự nhiên. Cụ thể,
đối với những hộ nông dân bị mất đất. Diện tích đất nông nghiệp bình quân
(BQ) giảm 4,34%/ năm, diện tích đất phi nông nghiệp BQ tăng 6,8%/ năm.
Trình độ văn hóa của hộ còn thấp, không có trình độ chuyên môn để vào làm
ở KCN. Điều này gây cản trở rất lớn cho hộ vì khi thu hồi đất để xây dựng
KCN mà người dân lại không đủ chuyên môn để làm ở các KCN.
Môi trường dễ bị tổn thương của hộ nông dân: nguồn lực đất đai ngày
càng suy giảm. Việc chuyển đổi nghề mới và đảm bảo ổn định nghề mới khó
khăn trong cả vốn và nguồn lực con người.
Về chiến lược sinh kế của hộ nông dân thích ứng với CNH. Chiến lược
của hộ thích ứng trên nhiều khía cạnh khác nhau như thích ứng với việc mất
đất cho KCN, thích ứng với môi trường thay đổi do có KCN, thích ứng với
mật độ dân số tăng nhanh và đông dân ở địa phương hay thích ứng với việc
thay đổi nghề nghiệp phương thức sinh kế. Có khoảng 60% hộ dân bị mất đất
chuyển sang sản xuất ngành nghề, kinh doanh dịch vụ. Một bộ phận khác thì
làm trong các KCN. Có những hộ dân vì mất đất nên quỹ đất sản xuất còn ít,
các hộ bỏ sản xuất nông nghiệp để đi làm thuê, làm công Hơn nữa, nhiều hộ
dân đã thỏa nhiên vi phạm luật đất đai: lấn chiếm, tranh chấp để tạo sinh kế
cho hộ.
Kết quả sinh kế của hộ còn thấp. Với sản xuất nông nghiệp giảm rõ rệt,
phát triển các ngành nghề, dịch vụ. Việc đầu tư để phát triển các ngành nghề
cần rất nhiều vốn. Bên cạnh đó, mức độ ô nhiễm môi trường do chiến lược
sinh kế mới ngày càng cao.
44
 Về định hướng giải pháp và kiến nghị

Từ thực trạng sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân xã và những thuận
lợi khó khăn còn tồn tại, cùng với những vấn đề phát sinh đề tài đã đưa ra
định hướng chuyển đổi sang mô hình sinh tế mới mang tính bền vững: phát
triển đa dạng hóa các ngành nghề ở địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH.
Để cải thiện sinh kế cho hộ, đề tài đã đề ra một số giải pháp. Trong đó
tập trung vào 5 nguồn lực sinh kế và giải pháp cho từng nhóm hộ có mức độ
mất đất khác nhau.
Đề tài đưa ra những kiến nghị đối với cơ quan nhà nước, các doanh
nghiệp, các hộ dân nhằm thúc đẩy tiến trình cải thiện sinh kế trong thời gian tới.
Tóm lại, đề tài đã đưa ra được một số biện pháp tháo gỡ khó khăn cho
hộ nông dân. Tuy nhiên những giải pháp này có hiệu quả hay không còn thùy
thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ bản thân hộ nông dân mà cần phải có sự hỗ
trợ của các cơ quan chức năng.
55
MỤC LỤC
66
77
, HÌNH
88
DANH MỤC HỘP
99
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHYT : Bảo hiểm y tế
BQ : Bình quân
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
CSHT : Cơ sở hạ tầng
HCSN : Hành chính sự nghiệp
HTX : Hợp tác xã
KCN : Khu công nghiệp

LĐ : Lao động
TBXH : Thương binh xã hội
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TM- DV : Thương mại – dịch vụ
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
UBND : Ủy ban nhân dân
1010
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình CNH – HĐH đất nước, với mục tiêu đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thực hiện
mục tiêu đó, việc phát triển các KCN, cụm công nghiệp, các khu đô thị mới,
các trung tâm văn hóa - kinh tế - xã hội là tất yếu và đó là xu thế tích cực tạo
nên động lực mới cho nền kinh tế. Việc thay đổi này kéo theo cấu trúc kinh tế,
đất đai, LĐ thay đổi tác động mạnh mẽ tới đời sống của người dân.
Quá trình phát triển KCN đã mang lại nhiều kết quả tốt, giúp nhiều địa
phương có điều kiện phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, cùng với đó
các hộ bị thu hồi đất phần lớn là những hộ sản xuất nông nghiệp. Sau khi bị
thu hồi đất, có nhiều hộ đã được tạo điều kiện chuyển đổi sang các ngành
nghề khác, nhưng cũng có rất nhiều hộ phải đối mặt với mất việc làm, tác
động đến đời sống của hàng ngàn hộ gia đình.
Theo khảo sát mới đây, cứ mỗi ha đất bị lấy đi sẽ có 10 LĐ bị mất việc
làm. Hàng năm có khoảng 50 – 60 nghìn ha đất nông nghiệp được chuyển
sang mục đích phi nông nghiệp, tương ứng với khoảng 1,5 LĐ/hộ bị mất việc
làm. Việc thu hồi đất không chỉ làm các hộ nông dân mất đi tài sản sinh kế
đặc biệt quan trọng là đất đai mà còn làm mất đi các cơ hội, nguồn thực phẩm,
thu nhập của hộ gia đình và cộng đồng, gây ra sự xáo trộn xã hội. Không còn
hoặc còn rất ít đất sản xuất nông nghiệp, nông dân phải tìm cách kiếm sống
mới. Với trình độ dân trí có hạn, quen lao động chân tay, người nông dân đã

xoay xở như thế nào để thích ứng với CNH? Có nhiều người phải đổ ra thành
thị để kiếm việc làm và đối mặt với rủi ro của cuộc sống nơi đô thị, một số ít
lao động trẻ được tuyển dụng vào làm việc trong KCN, một số LĐ tìm kiếm
việc làm tại các địa phương khác hoặc mở các dịch vụ (mở quán nước, xây
dựng nhà ở cho thuê ). Bên cạnh đó, những nông dân không bị thu hồi đất
1111
cũng bị tác động đến sản xuất của mình, một phần LĐ trong gia đình chuyển
sang làm việc trong nhà máy hoặc dịch vụ trong KCN. Đảng và Nhà nước ta
cũng đã có nhiều biện pháp tác động nhằm ổn định đời sống cho người dân
sau khi bị thu hồi đất như: chính sách định cư, chính sách hỗ trợ đào tạo
nghề, chuyển đổi nghề… Mặc dù vậy vấn đề sinh kế của người dân mất đất
sản xuất nông nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn.
Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài viết
đi sâu phân tích về hoạt động sinh kế của người dân, đặc biệt chú ý đến đời
sống của cư dân nghèo khổ. Ý tưởng nghiên cứu về sinh kế xuất hiện nhiều
trong các công trình nghiên cứu của các tác giả như: Doward, F.Eliss,
Morrison Các tác giả đều cho rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân cũng như từng hộ gia đình. Hiện nay, các
đề tài liên quan đến hoạt động sinh kế và bàn về cách thức để xây dựng mô
hình sinh kế bền vững cũng vô cùng phong phú. Những câu hỏi tại sao, phải
làm như thế nào vẫn đang tìm câu trả lời. Làm thế nào để lựa chọn một sinh
kế bền vững, hay nguyên nhân dẫn đến nghèo đói là gì? vv.
Nghiên cứu sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân sống gần KCN là rất
cần thiết trong việc chỉ ra những thuận lợi và khó khăn, từ đó làm căn cứ đề ra
các giải pháp cơ bản, ổn định và lâu dài trong hoạt động sinh kế của người
dân nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và nâng cao
thu nhập của người dân.
Đông Tiến là một xã nằm ven sông Cầu, phía Đông giáp với xã Yên
Trung, phía Tây giáp với xã Tam Giang, phía Nam giáp với thị trấn Chờ, nằm
sát Quốc lộ 18 nối Hà Nội, Bắc Ninh và Quảng Ninh, rất thuận tiện đi đến

thành phố Bắc Ninh (cách thành phố Bắc Ninh khoảng 12 km), sân bay Nội
Bài và các khu vực lân cận khác.
1212
Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm gần đây xã
Đông Tiến đã phát huy những lợi thế của vùng, chú trọng xây dựng KCN Yên
Phong I; tập trung giải phóng mặt bằng, tăng cường thu hút đầu tư mới.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu sự thay đổi sinh
kế của hộ nông dân thích ứng với công nghiệp hóa tại xã Đông Tiến,
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân khi hình thành KCN
Yên Phong I, đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu đảm bảo sinh kế bền
vững cho hộ nông dân xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự thay đổi sinh kế của
hộ dân thích ứng với CNH;
 Đánh giá sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân khi hình thành KCN tại xã
Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh;
 Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo sinh kế
bền vững cho hộ dân gần KCN ở xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc
Ninh.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu và trả lời
các câu hỏi sau:
1) Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân thích ứng
với CNH ở nông thôn như thế nào?
2) Thực trạng sinh kế của hộ nông dân gần KCN Yên Phong I ở xã Đông Tiến
thay đổi như thế nào thích ứng với việc hình thành KCN?
3) Định hướng và giải pháp đảm bảo cho sinh kế bền vững của hộ dân gần KCN

như thế nào?
1313
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự thay đổi sinh kế của các hộ nông
dân, nguồn lực sinh kế, các hoạt động tạo thu nhập, chiến lược sinh kế và kết
quả sinh kế sau khi phát triển KCN, so sánh sự thay đổi trước và sau khi có KCN.
Về chủ thể nghiên cứu:
- Chủ thể chính: sinh kế hộ nông dân trên địa bàn xã Đông Tiến.
- Chủ thể liên quan: chính quyền và các cơ quan chức năng, tổ chức đoàn
thể, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, liên hiệp có liên quan đến hoạt động sinh
kế của người dân trên địa bàn xã.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi về nội dung: CNH trong nghiên cứu này chỉ tập trung giới hạn là sự
phát triển của các KCN. Vì vậy, đề tài tập trung nghiên cứu sinh kế, sự thay
đổi sinh kế thích ứng với CNH cụ thể là xây dựng KCN; các yếu tố ảnh
hưởng đến sinh kế từ đó đề xuất định hướng và giải pháp đảm bảo sinh kế
theo hướng bền vững cho hộ nông dân.
 Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại xã Đông Tiến, huyện
Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
 Phạm vi về thời gian:
Thời gian đánh giá thực trạng tình hình trong phạm vi 3 năm, từ năm
2011 đến năm 2013.
Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 23/1/2014 đến ngày 4/6/2014.
1414
PHẦN II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ
THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN THÍCH ỨNG CNH
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Lý luận về sự thay đổi sinh kế của hộ nông dân
2.1.1.1 Lý luận về sinh kế

Ý tưởng sinh kế được đề cập trong các tác phẩm nghiên cứu của Robert
Chamber những năm 1980. Về sau khái niệm này xuất hiện nhiều hơn trong
các nghiên cứu của F. Ellis, Barrett và Reardon, Morrison, Dorward Có
nhiều cách tiếp cận khác nhau và định nghĩa khác nhau về sinh kế, tuy nhiên
có sự nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến
hoạt động sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình. Về căn bản, các hoạt động
sinh kế là do mỗi cá nhân hay nông hộ tự quyết định dựa vào năng lực và khả
năng của họ, đồng thời chịu tác động của các thể chế chính sách và những
quan hệ xã hội mà cá nhân hoặc hộ gia đình đã thiết lập trong cộng đồng.
Theo từ điển, danh từ sinh kế có thể hiểu là cách làm ăn để mưu sự
sống. Trong nhiều nghiên cứu của các tác giả, tổ chức đã đưa ra các khái niệm
khác nhau và được chấp nhận. Một số như:
Theo Chambers and Conway (1991): “Sinh kế bao gồm năng lực, tài
sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp cận) và các hoạt động cần có để bảo
đảm phương tiện sinh sống; sinh kế chỉ bền vững khi có thể đương đầu với và
phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp
các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp; và đóng góp lợi ích ròng
cho các sinh kế khác ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và
dài hạn.”
Tác giả F. Ellis (2000) cho rằng: “Sinh kế bao gồm các nguồn lực (tự
nhiên, vật chất, tài chính, con người, xã hội), các hoạt động và sự tiếp cận các
nguồn lực trên (hỗ trợ bởi thiết chế và quan hệ xã hội) để cùng đạt một mức
sống cho cá nhân và hộ gia đình”.
1515
Theo British Departmen for International Development (DFID) (1999):
“Sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực (gồm các nguồn lực vật chất xã hội)
cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống cho con người”.
Nghiên cứu Bùi Đình Toái (2004), khái niệm sinh kế của hộ hay một
cộng đồng là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết
hợp với những quyết định và hoạt động mà họ sẽ thực hiện không những để

kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế
của một hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai hay
phương tiện kiếm sống của gia đình hay cộng đồng đó.
Khái niệm về sinh kế có thể miêu tả như là một tập hợp các nguồn lực
và khả năng của con người có thể kết hợp được với những quyết định và
những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà đạt đến
mục tiêu và ước nguyện của họ.
Tóm lại, ta có thể hiểu một cách đơn giản sinh kế của một hộ gia đình
hay một cộng đồng là kế sinh nhai hay phương tiện kiếm sống của hộ gia đình
hay cộng đồng đó. Sinh kế được tạo nên bởi sự tương tác giữa những hoạt
động của cộng đồng, các quyền lợi, những công cụ đương đầu với tính dễ bị
tổn thương và những biện pháp thích hợp chống lại khủng hoảng dựa trên
nguồn lực của cộng đồng.
Phương pháp tiếp cận sinh kế có mục đích giúp người dân đạt được
thành quả lâu dài trong sinh kế mà những kết quả đó được đo bằng các chỉ số
do bản thân họ tự xác lập và vì thế họ sẽ không bị đặt ra bên ngoài. Điều đó
thể hiện tính chất lấy người dân làm trung tâm. Phương pháp này thừa nhận
người dân có những quyền nhất định, cũng như trách nhiệm giữa họ với nhau
và xã hội nói chung.
Phương pháp tiếp cận sinh kế được sử dụng để xác định, thiết kế và
đánh giá các chương trình, dự án mới, sử dụng cho đánh giá lại các hoạt động
hiện có, sử dụng để cung cấp thông tin cho việc hoạch định chiến lược và sử
1616
dụng cho nghiên cứu. Một trong những điểm nổi trội của tiếp cận sinh kế là
khả năng linh hoạt và khả năng áp dụng của chúng đối với nhiều tình huống.
2.1.1.2 Khung sinh kế bền vững
Khung sinh kế bền vững bao gồm những nhân tố chính ảnh hưởng đến
sinh kế của con người, và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng. Khung sinh
kế có thể sử dụng để lên kế hoạch cho những hoạt động phát triển mới và
đánh giá sự đóng góp vào sự bền vững sinh kế của những hoạt động hiện tại.

Một sinh kế được coi là bền vững khi con người với khả năng của mình
có thể đối phó với những yếu tố dễ bị tổn thương, đồng thời có thể duy trì
hoặc thậm chí nâng cao khả năng nguồn lực sinh kế. Hay nói cách khác sinh
kế bền vững là không được khai thác quá mức gây bất lợi cho môi trường
hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai. Ngược lại, chúng ta phải
góp phần thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại điều tốt đẹp cho mai sau.
Theo Chambers và Conway (1991), sinh kế được coi là bền vững khi
có thể đương đầu vượt qua những áp lực sống và duy trì hoặc nâng cao khả
năng cũng như tài sản ở cả hiện tại và tương lai, nhưng không gây ảnh hưởng
xấu đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên.
Koos Neefjs (2003), quan niệm về sự bền vững sinh kế của một người
hay một gia đình khi họ đương đầu và phục hồi được các căng thẳng và chấn
động để tồn tại hoặc nâng cao thêm tổn hại đến các nguồn lực môi trường.
Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sinh kế
bền vững và được tiến hành ở nhiều tổ chức khác nhau, mỗi tổ chức đưa ra
quan điểm riêng về sinh kế bền vững theo cách nhìn của họ. Tuy nhiên, họ
đều dựa trên việc xây dựng khung sinh kế bền vững để làm rõ quan điểm của
mình. Có ba quan điểm tương ứng với ba khung sinh kế được đưa ra đó là
khung sinh kế bền vững của UNDP, khung sinh kế bền vững của CARE và
khung sinh kế của DFID.
 Khung sinh kế bền vững của UNDP
UNDP đã sử dụng cách tiếp cận sinh kế bền vững để xây dựng khung
sinh kế bền vững của mình như sau:
1717
Sinh kế bền vững
Các chiến lược thích ứng, nguồn vốn, tri thức, công nghệ.
Các chính sách vĩ mô, nhà nước, địa phương
Công nghệ và các hoạt động đầu tư
Kết quả
Các lựa chọn

Công cụ

Nguồn: UNDP, 2001
Sơ đồ 2.1: Khung sinh kế bền vững của UNDP
Dựa vào khung sinh kế bền vững ở trên ta có thể thấy, để đạt được sinh
kế bền vững con người cần lựa chọn các chiến lược sinh kế sao cho phù hợp
với khả năng của mình dựa trên các tài sản, kiến thức mình có, kết hợp với
đầu tư công nghệ, hạ tầng kinh tế xã hội cùng những chính sách cũng như cơ
chế quản lý của nhà nước. Khung sinh kế là một chu trình khép kín phản ảnh
mối quan hệ tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố trong đó
nhấn mạnh vào các chiến lược sinh kế có khả năng chống chịu và đối phó với
1818
những thay đổi trong môi trường bên ngoài mà con người không thể kiểm
soát được.
Điểm nổi bật trong khung phân tích của UNDP là đã nhấn mạnh vào
khuyến khích, thúc đẩy người dân sử dụng và quản lý nguồn vốn của mình
một cách hiệu quả và bền vững. Trong đó các nguồn vốn được định nghĩa như sau:
Nguồn vốn tự nhiên (đất, nước, tài nguyên động thực vật ), nguồn vốn
xã hội (cộng đồng, gia đình, mối quan hệ xã hội ), nguồn vốn chính trị (mức
độ tham gia, quyền lợi chính trị ), nguồn vốn con người (lao động, giáo dục,
sức khỏe, dinh dưỡng ), nguồn vốn vật chất (đường giao thông, trạm y tế,
trường học ), nguồn vốn kinh tế (nghề nghiệp, tín dụng, tiết kiệm ).
Theo đó, tính bền vững của một sinh kế thể hiện ở cách thức mà con
người sử dụng các tài sản của mình ở cả hiện tại và tương lai. Sinh kế bền
vững là sinh kế đảm bảo được các yếu tố sau đây:
Một là, có khả năng đương đầu và phục hồi sau những cú sốc thông qua
những chiến lược đối phó và thích nghi, trong đó các chiến lược sinh kế đối
phó được áp dụng trong ngắn hạn, còn các chiến lược thích nghi được áp
dụng trong dài hạn.
Hai là, hiệu quả về mặt kinh tế tức là phải mang lại thu nhập cho con người.

Ba là, bền vững về mặt sinh thái tức là không làm suy giảm các nguồn
tài nguyên thiên nhiên trong hệ sinh thái.
Bốn là, đảm bảo công bằng xã hội nghĩa là phát triển sinh kế cho một
nhóm người này sẽ không ảnh hưởng đến sinh kế của nhóm người khác ở cả
hiện tại và tương lai.
Như vậy, khung phân tích sinh kế của UNDP khá đơn giản nhưng mang
tính tổng quát cao, có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng. Khung phân
tích sinh kế UNDP ra đời tạo tiền đề cho các lý thuyết sinh kế sau này.
 Khung phân tích sinh kế bền vững của CARE
Khung phân tích sinh kế bền vững của CARE được thể hiện trong sơ đồ 2.2:
1919
NGUỒN VỐN
Vốn con người Vốn xã hội Vốn kinh tế
(khả năng (nhu cầu và (nguồn lực và
sinh kế) quyền lợi) dự trữ)
Tài nguyên thiên nhiên
Cơ sở hạ tầng
Kinh tế văn hóa và môi trường chính trị
Những cú sốc và các thay đổi
An ninh về:
-Thực phẩm- Dinh dưỡng
- Sức khỏe
- Nguồn nước- Sự che chở - Giáo dục
- Tham gia cộng đồng
- Đảm bảo cá nhân.
Sản lượng và các hoạt động thu nhập
Các hoạt động tiêu thụ
Các phương thức và hoạt động
HỘ GIA ĐÌNH
2020

Bối cảnh Chiến lược sinh kế Kết quả sinh kế
Nguồn: IFAD SL workshops, 2010
Sơ đồ 2.2: Khung sinh kế bền vững của CARE
Khung sinh kế bền vững của CARE phát triển trên khung sinh kế của
UNDP. Tuy nhiên, khung phân tích của CARE đã chỉ rõ đối tượng phân tích
là hộ gia đình, lấy hộ gia đình làm trung tâm, cụ thể hơn khung phân tích của
UNDP, CARE cũng đã đưa các nguồn lực vào khung phân tích nhưng chia
các nguồn lực ra làm 2 loại: Một loại thuộc sở hữu của hộ gia đình còn gọi là
tài sản của hộ gia đình, một loại không thuộc sở hữu của gia đình mà là tài sản
chung của cộng đồng, các hộ chỉ được phép khai thác, sử dụng, ví dụ như tài
nguyên thiên nhiên. Theo đó, nguồn lực tự nhiên không được coi là tài sản
của hộ gia đình mà chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sinh kế
của hộ gia đình. Các chiến lược sinh kế của hộ gia đình theo CARE còn chịu
sự tác động của môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, CSHT kỹ thuật cũng
như những cú sốc mà con người không thể kiểm soát được. Theo quan điểm
của CARE, để thấy thực trạng sinh kế của hộ gia đình thì không chỉ dừng lại
ở việc nghiên cứu các chiến lược sinh kế của họ mà cần nghiên cứu sự thay
đổi diễn ra trong sinh kế của hộ gia đình thông qua việc giám sát quá trình
trao đổi và tiêu thụ, đồng thời đánh giá tài sản của các thành viên trong hộ gia
đình. Ngoài ra, khung phân tích của CARE còn nhấn mạnh sự tham gia của
cộng đồng trong việc tăng cường năng lực của họ để chủ động đối phó với
những cú sốc và bảo vệ sinh kế của mình.
2121
Như vậy, khung sinh kế bền vững của CARE đã góp phần tạo nên một
số gợi ý quan trọng cho các tổ chức sau này khi nghiên cứu về sinh kế cũng
như khung sinh kế bền vững cho mình.
 Khung sinh kế bền vững của DFID
Theo DFID, khung sinh kế bền vững được tạo thành từ 5 yếu tố: phạm
vi rủi ro hay bối cảnh dễ bị tổn thương; tài sản sinh kế hay các nguồn lực sinh
kế; cơ cấu và tiến trình thực hiện; các chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế.

Theo khung phân tích này, mỗi hộ gia đình đều có những phương thức
kiếm sống riêng dựa vào nguồn lực có sẵn đặt trong bối cảnh chính sách và
thể chế nhất định, chịu tác động của môi trường dễ bị tổn thương.
Khác với CARE, DFID không đặt con người vào vị trí trung tâm như
CARE, do đó khung phân tích của FDID chưa có điểm nhấn, các yếu tố có vai
trò như nhau trong khung phân tích.
Bối cảnh dễ bị tổn thương
-Các cú sốc
- Các xu hướng
- Tính thời vụ
Kết quả sinh kế:
- Tăng thu nhập
- Tăng sự ổn định
- Giảm sự rủi ro
- Nâng cao ATLT
- Sử dụng bền vững hơn các nguồn lực tự nhiên
TÀI SẢN SINH KẾ
2222
Ảnh hưởng và khả năng tiếp cận
Thể chế và chính sách
Cơ cấu:
- Các cấp chính quyền – Đơn vị tư nhân
Quá trình tiến hành
- Luật lệ chính sách
- Văn hóa thể chế tổ chức
Chiến lược sinh kế
Kí hiệu
H – Nguồn lực con người F – Nguồn lực tài chính
N – Nguồn lực tự nhiên P – Nguồn lực vật chất
S – Nguồn lực xã hội

H


S N
P P F
Nguồn: DFID, 2001
Sơ đồ 2.3 Khung sinh kế bền vững của DFID
 Tình huống dễ bị tổn thương:
Tình huống dễ bị tổn thương đề cập tới phạm vi hộ nông dân bị ảnh
hưởng và bị lâm vào các loại sốc. Một đặc điểm quan trọng trong khả năng
tổn thương là con người không hoặc khó có thể can thiệp và kiểm soát được.
2323
Khả năng tổn thương hay sự bấp bênh trong sinh kế tạo ra từ những yếu tố
này là một thực tế cho nhiều hộ nông dân. Sự chống đỡ của hộ nông dân đối
với các yếu tố này là rất nhỏ bé và khó khăn.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế:
Để duy trì sinh kế, mỗi hộ gia đình thường có các kế sách sinh nhai
khác nhau. Kế sách sinh nhai của hộ hay chiến lược sinh kế của hộ là quá
trình ra quyết định về các vấn đề cấp hộ. Bao gồm những vấn đề như thành
phần của hộ, tính gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất
và chi phí vật chất của hộ.
Chiến lược sinh kế của hộ phải dựa vào năm loại nguồn lực (tài sản) cơ
bản sau:
SINH KẾ
Nguồn nhân lực
Nguồn lực xã hội
Nguồn lực tự nhiên
Nguồn lực vật chất
Nguồn lực tài chính
Sơ đồ 2.4 Các nguồn lực sinh kế

Nguồn nhân lực: bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng LĐ và sức
khoẻ con người. Các yếu tố đó giúp cho con người có thể theo đuổi những
chiến lược tìm kiếm thu nhập khác nhau và đạt những mục tiêu kế sinh nhai
của họ. Ở mức độ gia đình nguồn nhân lực được xem là số lượng và chất
2424
lượng nhân lực có sẵn. Những thay đổi này phụ thuộc vào quy mô hộ, trình độ
kỹ năng, khả năng lãnh đạo và bảo vệ sức khoẻ.
Nguồn nhân lực là một yếu tố cấu thành nên kế sinh nhai. Nó được xem
là nền tảng hay phương tiện để đạt được mục tiêu thu nhập.
Nguồn lực xã hội: là những nguồn lực định tính dựa trên những gì mà
con người vẽ ra để theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ. Chúng bao gồm:
Các tương tác và mạng lưới, cả chiều dọc (người bảo lãnh/khách hàng
quen) và chiều ngang (giữa các cá nhân có cùng mối quan tâm) có tác động
làm tăng cả uy tín và khả năng làm việc của con người, mở rộng tiếp cận với
các thể chế, như các thể chế chính trị và cộng đồng.
Nguồn lực tự nhiên: là cơ sở các tài nguyên thiên nhiên của hộ hay
cộng đồng, được trông cậy vào để sử dụng cho mục đích sinh kế như đất đai,
nguồn nước, cây trồng, vật nuôi, mùa màng Trong thực tế, sinh kế của
người dân thường bị tác động rất lớn bởi những yếu tố biến động của nguồn
lực tự nhiên.
Trong khung sinh kế bền vững. Mối quan hệ giữa nguồn vốn tự nhiên
và các tổn hại có sự gắn kết thực sự.
Nguồn lực vật chất: gồm các CSHT xã hội, tài sản hộ gia đình hỗ trợ
cho sinh kế như: giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống ngăn, tưới tiêu,
cung cấp năng lượng, nhà ở, các phương tiện sản xuất, đi lại, thông tin
Nguồn lực tài chính: là những gì liên quan đến tài chính được con
người sử dụng để hướng tới mục tiêu sinh kế của hộ gia đình gồm: nguồn thu
nhập tiền mặt, tiền tiết kiệm, tín dụng và các nguồn thu khác như: tiền lương,
nguồn hỗ trợ, viện trợ từ bên ngoài
Sự phân chia các nguồn lực của DFID rõ ràng và cụ thể hơn so với

CARE. Sự phân chia này bao quát được toàn bộ tài sản của một hộ gia đình,
bao gồm cả tài sản thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình và các tài sản thuộc sở
hữu chung của cộng đồng nhưng hộ gia đình được quyền sử dụng.
2525

×