Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Đề tài giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lý THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.38 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
Nội dung .
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
1. Lí do chọn đề tài 01
2.Mục đích nghiên cứu 01
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu 03
4. Giả thuyết khoa học 03
5. Phương pháp nghiên cứu 04
6. Cơ sở, phạm vi, thời gian nghiên cứu 04
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 06
1.1 Sơ lược về lịch sử của trường học thân thiện HS tích cực 06
1.2.Cở lí luận của trường học thân thiện HS tích cực 07
Chương 2: Thực trạng của giáo dục môi trường trong dạy học vật lí THPT 09
2.1. Thực trạng của nhà trường 09
2.2. Thực trạng của địa phương đang sinh sống 12
2.3 Tác hại của các loại rác 13
Chương 3: Biện pháp chủ yếu để thực hiện đề tài 15
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 15
3.2 Giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn vật lí 10 16
3.3 Các giải pháp giáo dục BVMT trong môn vật lí THPT 18
3.4 Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm trong môn học vật lý 26
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Những bài học kinh nghiệm 28
2. Ý nghĩa 28
3. Khả năng ứng dụng và triển khai …………………………………………29
4. Kiến nghị 29
PHẦN PHỤ LỤC…… ……………………………………………… 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38


KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
STT Ký hiệu viết tắt Nội dung được viết tắt
01 BVMT Bảo vệ môi trường
02 CNTT Công nghệ thông tin
03 GDMT Giáo dục môi trường
04 GV Giáo viên
05 HS Học sinh
06 TB Trung bình
07 THPT Trung học phổ thông
08 SGK Sách giáo khoa
09 SL Số lượng
10 TL Tỉ lệ

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề vô cùng cấp bách không chỉ của riêng
một vùng nào, từ thành thị, nông thôn cho tới cả các tỉnh miền núi, đe dọa tới
các nguồn nước và không khí, tàn phá đa dạng sinh học, gây biến đổi khí hậu
và nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người. Trong số
những biện pháp mà Liên hợp quốc đề ra trong chiến lược bảo vệ môi trường
thì việc giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.
Hơn nữa kết luận hội nghị lần thứ tám ban chấp hành trung Ương khóa XI có
nêu “Chủ động chuẩn bị các phương án, nâng cao khả năng phòng tránh, giảm
nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Để giải quyết tận gốc vấn đề môi trường trước hết phải bắt đầu từ nhận
thức mà hiện nay chưa có một giáo trình hay môn học nào ở trung học phổ
thông giáo dục môi trường cho HS vì vậy việc giáo dục môi trường chủ yếu
được lồng ghép, tích hợp vào một số môn học, trong đó môn Vật lí có nhiều
thuận lợi để giáo dục môi trường cho HS .
Với lí do trên tôi chọn đề tài: "Giáo dục môi trường trong dạy học Vật

lí trường THPT” muốn gửi đến các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm nhằm
mục đích nâng cao giáo dục toàn diện cho HS, giáo dục cho HS ý thức bảo vệ
môi trường là một giải pháp bảo vệ môi trường cho tương lai.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Giáo dục môi trường giúp cho người học hiểu biết về bản chất của các vấn
đề môi trường: tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn
của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường; quan hệ chặt
1
chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường địa phương, Vùng, quốc
gia với môi trường khu vực và toàn cầu.
Giáo dục môi trường giúp cho người học nhận thức được ý nghĩa, tầm quan
trọng của vấn đề môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và
phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ,
ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường, xây dựng đúng về ý thức trách
nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và
phát triển sự đánh giá thẩm mỹ.
Có tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cáo năng lực lựa
chọn phong cách sống, thích hợp với việc sự dụng hợp lí và khôn ngoan các
nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng
ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường củ thể nơi sinh sống và làm việc.
Giáo dục môi trường phải đi đôi với giáo dục kỹ năng sống cho HS .
Chúng ta muốn hiệu quả giáo dục môi trường luôn bền vững thì cần phải giáo
dục cho các em những thói quen tốt, những kỹ năng sống liên quan đến bảo vệ
môi trường.
Vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi
trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng
bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản
lượng và tránh những thảm hoạ môi trường, xoá nghèo đói, tận dụng các cơ
hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa,
nó bao hàm cả việc đạt được những kỹ năng, có những động lực và cam kết

hành động, dù với tư cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi
trường hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh.
2
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Tìm hiểu về môi trường trên địa bàn bảy xã vùng tuyển của nhà
trường và môi trường xung quanh nhà trường; hoạt động giảng dạy môn vật lý
ở 5 lớp 10 trong trường trung học phổ thông Mường Chiềng.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục môi trường trong dạy học Vật lí trường THPT.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nhà trường năm trên địa bàn bảy xã (Mường Chiềng, Tân Pheo, Giáp
Đắt, Đồng Chum, Mường Tuổng, Suối Nánh, Đồng Nghê) vùng đặc biệt khó
khăn của huyện Đà Bắc trình độ dân trí thấp nên ý thức của người dân và HS
về bảo vệ môi trường chưa cao nên còn bị ô nhiễm môi trườn năng nề, do
người dân vứt rác bừa bãi ra môi trường xung quanh; tình trạng phá rừng làm
nương rẫy và khai thác gỗ bừa bãi trên địa bàn làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường sống của con người, Hơn nữa trên địa bàn nhà trường tuyển
sinh phần lớn các hộ gia đình dân cư không có nhà vệ sinh nên làm ô nhiễm
môi trường.
HS trung học phổ thông năm trong lứa tuổi 18 trở xuống chuẩn bị
bước vào làm công dân nên việc giáo dục môi trường cho các em là rất cần
thiết giúp các em có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước và
không khí, biết giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động và biết
phê phán các hành vi gây hải cho môi trường; có hành vi ứng xử tích cực với
các vấn đề môi trường nảy sinh, có hành động cụ thể để bảo vệ môi trường và
3
biết tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường và
cộng đồng.
Nếu được giáo dục bảo vệ môi trường trong môn vật lí bậc trung học

phổ thông thì các em sẽ nhận thức được rằng vứt rác tùy tiện là không nên,
tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy, khái thác gỗ một cách hợp lý hơn, biết
tuyên truyền vận động gia đình, nhà trường, cộng đồng tham gia vào bảo vệ
môi trường.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực thi đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu (phân tích, tổng hợp tài liệu Internet, tập san,
sách báo có liên quan đến đề tài).
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin.
6. CƠ SỞ, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
6.1 Cơ sở nghiên cứu
Bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính
toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm
sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của bộ chính trị
về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng
10 năm 2001 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án : “Đưa các nội
dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định số
256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của thủ tướng chính phủ về
việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020; Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 Hà Nội,
4
ngày 29 tháng 11 năm 2005 của quốc hội; chỉ thị tăng cường công tác giáo dục
bảo vệ môi trường Số: 02/2005/CT-BGD&ĐT ngày 31 tháng 01 năm 2005
của bộ giáo dục và đào tạo đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho tôi thực hiện đề
tài.
6.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng được nghiên cức là HS lớp 10 trường trung học phông

thông.
Thông qua giảng dạy môn vật lý lớp 10 để giáo dục BVMT cho HS ở
trường trung học phổ thông Mường Chiềng, huyện Đà bắc, tỉnh Hòa Bình.
6.3 Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu đề tài bắt đầu từ năm học 2013-2014.
5
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Giáo dục môi trường trong dạy học vật lý trường trung học phổ thông.
Đã có không ít những tác giả đã đưa ra vấn đề này ở nhiều tác phẩm với
nhiều góc độ khác nhau:
- Bộ giáo dục và đào tạo trong cuốn “Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn
vật lý trung học phổ thông” Nhà xuất bản Hà Nội – 2012.
- Lê Thông, Nguyễn Hữu Dũng trong cuốn “ Dân số môi trường và tài
nguyên “, Nhà xuất bản giáo dục – 2000.
- Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Phi Hạnh, Đặng Văn Đức trong
cuốn “ Giáo dục môi trường qua môn Vật lí ở trường phổ thông”, Nhà
xuất bản Hà Nội – 2003.
- Tác giả Nguyễn Đình Khoa trong cuốn “ Môi trường sống và con người “,
Nhà xuất bản Hà Nội – 1987.
Kết quả nghiên cứu của các tác giả là hết sức to lớn. Song những vấn đề đó
được đề cập ở phạm vi rộng lớn và mang tính bao quát.
Thông qua các hoạt động giảng dạy ở trường trong môn vật lý ở trung
học phổ thông Mường Chiềng, tôi thấy rất cần thiết phải trang bị những kiến
thức cơ bản về: yếu tố môi trường, vai trò của môi trường đối với con người
và tác động ngược lại con người đối với môi trường, phát triển kỹ năng bảo vệ
6
và gìn giữ môi trường nơi học sinh đang học tập và sinh sống tại gia đình

cũng như trong cộng đồng.
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
- Môi trường :
+ Theo định nghĩa về môi trường của Chương trình môi trường Liên Hiệp
quốc (United Nation Enviroment Program (UNEP)): "Môi trường là tập hợp
các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên từng cá thể
hay cả cộng đồng".
+Môi trường của loài người chính là không gian bao quanh Trái Đất, có
quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
+Môi trường sống của con người là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người,
có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người, đến chất lượng cuộc
sống của con người.
- Giáo dục môi trường.
Giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kĩ năng,
hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối
hợp nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề môi trường hiện tại và tương lai.
-Dạy học là :
Quá trình mà dưới sự tổ chức, lãnh đạo có mục đích các loại hình
hoạt động phong phú, các mối quan hệ nhiều mặt của người được
giáo dục đối với người khác, với thế giới xung quanh, các dạng giao
lưu đa dạng giữa họ với nhau và giữa họ vói người lớn tuổi khác
nhằm hình thành cho người được giáo dục quan điểm, niềm tin, định
7
hướng giá trị, lý tưởng, động cơ, thái độ, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen
đối xử trong các quan hệ chính trị, đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ, lao
động, vệ sinh và các hành vi ứng xử khác thuộc các lĩnh vực của đời
sống xã hội.
-Vật Lý
Một ngành của triết học tự nhiên và khoa học tự nhiên nghiên cứu vật
chất và chuyển động trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm

liên hệ như năng lượng và lực. Một cách rộng hơn, nó phân tích tổng quát
về tự nhiên, với mục đích hiểu được vũ trụ hoạt động như thế nào.
8
Chương 2: CỞ SỞ THỰC TIẾN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. THỰC TRẠNG CỦA NHÀ TRƯỜNG
Vị trí nhà trường: Trường nằm trên quốc lộ 433, gần nhà dân, gần chợ,
trên địa bàn xã Mường Chiềng, nằm cách trung tâm huyện 60 km và cách tỉnh
Hòa Bình là 75km, số lượng cây xanh nhiều đảm bảo cho bóng mát và môi
trường trong lành.
Số lượng HS của nhà trường trong năm học 2013 - 2014 là : 516 em chia
ra trong đó nữ là 273em, dân tộc 505 em nữ dân tộc 270 em. Số lớp: 13 lớp .
HS có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường và cảnh quan thiên nhiên tương
đối sạch sẽ. Tuy nhiên vẫn còn chưa sạch lắm và còn một bộ phân HS chưa
có ý thức BVMT.
Kết quả xếp loại hạnh kiệm của nhà trường năm học 2013 - 2014
LỚP
Tổng
số
Lớp
Tổng
số
HS
Hạnh kiệm
Tốt Khá TB Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
10 5 197 117 59.391 62 31.47 18 9.1371 0 0
11 4 155 90 58.065 48 30.97 17 10.968 0 0
12 4 164 122 74.39 40 24.39 2 1.2195 0 0
13 516 329 63.76 150 29.07 37 7.1705 0 0
Kết quả xếp loại học lực của nhà trường năm học 2013 – 2014

Lớp
Tổng
số lớp
Tổng
số
HS
Học lực
Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
10 5 197
0 30 15.23 99 50.25 63
31.9
8
5 2.5381
11 4 155
0 31 20 77
49.6
8
39 25.16 8 5.1613
12 4 164
2 1.22 58
35.3
7
102 62.2 2 1.22 0
9
13 516
2
0.38
8
119

23.0
6
27
8
53.88 104
20.1
6
13 2.5194
Kết quả xếp loại môn vật lí của nhà trường năm học 2013 – 2014
Môn học Tổng số
Chia ra
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Vật lý
516 197 155 164
Chia ra: - Giỏi
6 4 2
- Khá
82 40 6 36
- Trung bình
247 78 60 109
- Yếu
171 73 81 17
- Kém
10 2 8
*Thuận lợi:
-Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và toàn xã hội về vấn đề môi
trường trong trường học.
-Thường xuyên tổ chức cho các em lao động quét rọn, nhặt rác sân
trường.
-Các em thường xuyên được tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường

thông qua các tiết học của các môn lồng ghép môi trường, sinh hoạt chủ
nhiệm, sinh hoạt dưới cờ, tuyên truyền ….
-Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện HS tích cực” cũng
được áp dụng vào và xem đây là tiêu chí thi đua của trường và của các lớp như
: trồng cây xanh trong phòng học, sân trường,…….
Ngoài việc khai thác các nội dung trong các môn học như : Sinh học; Địa
lý; Giáo dục công dân… Do các giáo viên trên lớp thực hiện, bên cạnh đó nhà
trường có nhà vệ sinh cho HS và giáo viên, nhà trường luôn giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường bằng các công việc hằng ngày như trồng cây, chăm sóc
cây, trồng chậu cây cảnh, vệ sinh trường lớp.Những nội dung đó đã được nhà
10
trường đưa vào danh mục thi đua của từng lớp, từng tuần, từng tháng cho mỗi
lớp.
*Khó khăn:
Bên cạnh thuận lợi thì còn gặp phải những khó khăn:
-Có đa số HS là người dân tộc thiểu số, nên ý thức bảo vệ môi trường
chưa cao.
-HS là con gia đình có hoàn cảnh kinh tế còn thiếu thốn và khó khăn.
-Diện tích quy hoạch sân chơi trong trường chưa có khu vực chuyên biệt
và hình thức phong phú, trồng cây xanh chỉ mang tính tạo cảnh quan.
-Đồ dùng dạy học của môn lồng ghép bảo vệ môi trường hầu như không
có, việc dạy chủ yếu là dạy chay, học chay.
-Ngoài việc cơ sở vật chất còn thiếu thốn ra hiện nay công tác giáo dục
môi trường của chúng ta gặp nhiều khó khăn.
-Hạn chế nữa mà chúng ta không thể bỏ qua đó là: Thông tin về giáo dục
môi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến được nhiều với HS , khi có vi
phạm về môi trường chưa có biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả. Hình
thức tuyên truyền còn mang tính hình thức, cho xong việc, nên HS chưa có ý
thức bảo vệ môi trường và chưa thấy được tác hại của những chất thải độc
hại .

-Gia đình các em cũng chưa giáo dục cho các em về ý thức bảo vệ môi
trường, xem đây là chuyện của nhà nước, của người khác.
-Nhà trường chưa có nơi đổ rác hợp lý, thùng rác không đủ cho nhà
trường sử dụng, cho các em lao động chưa đạt kết quả tốt .
11
-Nhà trường chưa có xe thu gom rác thải .
-Hiện tại sân trường còn rất nhiều rác và những chai nhựa chưa được xử
lý : bọc nilon, giấy, chai nhựa mũ , lá cây ……
2.2. THỰC TRẠNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG CÁC EM SINH SỐNG
*Thuận lợi :
-Có một số gia đình có sử dụng thùng đựng rác sinh hoạt .
-Một số gia đình có ý thức giữ gìn vệ sinh chung .
-HS có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chung .
-Chính quyền địa phương cũng thường xuyên tổ chức nhiều buổi tuyên
truyền, mít tinh về môi trường .
*Khó khăn:
Qua quá trình đi thực tế ở địa phương các em HS tôi có kết luận chung
đại đa số gia đình các em HS đều không có sọt rác gia đình , tất cả rác sinh
hoạt hằng ngày đều vứt bỏ đại, và vứt đại xuống sông nào là bọc , giấy , lá cây
, xác chết động vật , rau cải hư , chai nhựa , thủy tinh , ……chính những việc
làm như thế sẽ làm cho môi trường ô nhiễm, gây ra cho nguồn nước ô nhiễm
và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho người dân nhất là bệnh về đường ruột
cho người dân ,….
Xung quanh nơi các em sinh sống có rất nhiều hố rác.
Ý thức của người dân chưa cao , không biết là những việc làm như trên sẽ
gây ra biết ba nhiêu nguy hiểm cho mọi người. Và với quan niệm “ ai bệnh gì
12
thì bị , miễn là mình không bệnh thì thôi ” với tư tưởng ích kỹ, hẹp hòi như thế
sẽ làm cho môi trường thêm ô nhiễm nặng hơn .
Ở gia đình các em có cách sinh hoạt và vứt rác bừa bãi như thế thì làm sao

các em có ý thức bảo vệ môi trường được, và tất cả những gì các em được
thầy cô ở nhà trường tuyên truyền giáo dục đều không có tác dụng.Vì cha mẹ
các em là tấm gương cho các em nôi theo, nếu cha mẹ các em có những việc
làm tốt góp phần bảo vệ môi trường , thì các em sẽ có ý thức bảo vệ môi
trường , nếu cha mẹ các em có những việc làm không tốt ảnh hưởng bảo vệ
môi trường , thì các em sẽ không có ý thức bảo vệ môi trường .
Cần phải có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất.
2.3. TÁC HẠI CỦA CÁC LOẠI RÁC ( bọc nilon, giấy , đồ hợp, chai nhựa ,
chai thuốc sâu , lọ sành sứ , lá cây , đồ mũ hư,,…….)
*Bọc nilon : đây là loại rác có thời gian phân hủy rất lâu và chúng ta xem
như bình thường và gần gũi với mọi người , với mọi gia đình , hầu như nhà
nào cũng có sử dụng bọc nilon vì nó có rất nhiều lợi ích ( đựng đồ , giữ gìn
sạch sẽ cho đồ vật….).Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích của nó , nó cũng tiềm
ẩn những mối nguy hiểm cho người sử dụng nếu chúng ta không biết cách để
sử dụng chúng và nguy hiểm đến môi trường, và làm mất đi vẽ đẹp cho nhà
trường nói riêng và toàn đất nước ta nói chung nhất là ở các khu đô thị
… Đây cũng là vấn đề mà hiện nay được nhiều người quan tâm.
Trong bọc nilon chứa rất nhiều chất nguy hiểm cho con người như, khi
chúng ta đem đi đốt chúng thì mùi hôi của chúng cũng gây ra căn bệnh cho
chúng ta nhất là về mũi , và khi ta dùng để đựng những thức ăn nóng thì độ
13
nóng của thức ăn sẽ làm cho bọc nilon sinh ra những chất rất nguy hiểm, vì
mắt thường ta không thể nào nhìn thấy được những hóa chất ấy.
Bọc nilon ảnh hưởng đến môi trường : làm cho môi trường ô nhiễm nặng
nề , mất vẽ mỹ quan, ảnh hưởng đến các sinh vật như cá , vì chúng tưởng bọc
nilon là thức ăn mà ăn vào thì sẽ chết . Chúng ta đốt bọc nilon thì hơi của nó
bay vào bầu khí quyển gây ô nhiễm môi trường không khí .
*Giấy, đồ hộp : Đây cũng là những vật rất gần gũi với chúng ta bên cạnh
những lợi ích do nó đem lại , nó cũng có những tác hại cho mội trường làm ô

nhiễm môi trường, mất vẽ đẹp .
* Chai nhựa, chai thuốc sâu, lọ sành sứ : nhìn chung đây là những vật rất có
ích cho chúng ta và nó cũng rất gần gũi với chúng ta trong cuộc sống, tuy
nhiên nó cũng là những vật làm cho môi trường chúng ta ô nhiễm và gây nguy
hiểm cho chúng ta .
14
CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP, BIỂN PHÁP THỰC HIỆN
3.1 NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
-Giáo dục BVMT là một lĩnh vực liên ngành, tích hợp vào các môn học và
các hoạt động. Giáo dục BVMT không phải là ghép thêm vào trương trình
giáo dục như một bộ môn riêng biệt hay một môn chủ đề nghiên cứu mà nó là
một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục BVMT là cách tiếp cận
xuyên bộ môn.
-Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải phù
hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học, góp phần vào mục tiêu đào tạo các cấp
học.
- Giáo dục BVMT phải trang bị cho HS một hệ thống kiến thức tương đối
đầy đủ về môi trường và kĩ năng BVMT, phù hợp với tâm lí lứa tuổi Hệ
thống kiến thức kĩ năng được triển khai qua các môn học và các hoạt động
theo hướng tích hợp nội dung của các môn học, thông qua chương trình dạy
học chính khóa, đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương trình Hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp.
-Nội dung giáo dục BVMT phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi
trường của địa phương.
-Nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải chú trọng thực hành, hình
thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để HS tham gia một cách
có hiệu quả và các hoạt động BVMT của địa phương và phù hợp với độ tuổi.
15
-Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục BVMT là : Giáo dục về môi trường,
trong môi trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì môi trường. Coi đó

là thước đo cơ bản hiệu quả của giáo dục BVMT.
-Phương pháp giáo dục BVMT nhằm tạo cho người học chủ động tham gia
vào quá trình học tập, Tạo cơ hội cho HS phát hiện các vấn đề môi trường và
tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV.
-Tận dụng các cơ hội để giáo dục BVMT nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ
bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức
và tăng thời gian của bài học.
3.2 GIẢI PHÁP GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN VẬT LÍ 10
-Giáo dục BVMT là một lĩnh vực liên nghành, vì vậy, được triển khai theo
phương thức tích hợp. Nội dung giáo dục BVMT trong môn vật lí được tích
hợp thông qua chương trình bài học cụ thể.
Chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn vật lý 10 ở bậc
trung học phổ thông :
TT Tên bài Địa chỉ
Nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường
Ghi chú
1
Bài 26: Thế năng 2. Thế năng
trọng trường
-Bảo vệ môi trường nước,
sự dụng năng lượng tái tạo.
SGK Vật lí 10
cơ bản
2
Bài 33 Các nguyên
lí của nhiệt động
lực học.
Động cơ nhiệt và
máy lạnh

Tiết kiệm năng lượng khi
sử dụng tụ lạnh máy lạnh.
Bảo vệ tầng ôzôn.
SGK
Vật lí 10 cơ
bản
3 Bài 37 các hiện
tượng bề mặt của
Hiện tượng mao
dẫn
-Giáo dục bảo vệ rừng và
hướng dẫn trồng rừng và
SGK Vật lí 10
cơ bản
16
chất lỏng bảo vệ môi trường nước.
4
Bài 38: Sự chuyển
thể của các chất
Sự bay hơi, hơi
khô và hơi báo
hòa. Độ ẩm của
không khí
Giáo dục bảo vệ nguồn
nước sinh hoạt, Tiết kiệm
năng lượng và sử dụng một
cách hợp lí.
SGK
Vật lí 10 cơ
bản

5
Bài tổng kết
chương VII : Chất
rắn và chất lỏng.
Sự chuyển thể
Liên kết các nội
dung đã học
Sử dụng năng lượng tiết
kiệm trong đun nấu.
Bảo vệ môi trường nước,
rừng.
SGK
Vật lí 10 cơ
bản
+Mức độ bộ phận : chỉ một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục
BVMT.
+Mức độ liên hệ : có điều kiện liên hệ một các logic.
-Cách hoạt động giáo dục BVMT môn vật lí 10 ngoài lớp học :
+Câu lạc bộ môi trường : sinh hoạt theo các chủ đề bảo vệ rừng, bảo vệ
động vật hoang dã, sự dụng năng lượng sạch,….
+Hoạt động ngoại khóa môn : thăm quan khu bảo tồn, công viên, nhà máy
thủy điện, nhà máy xử lí rác.
+Điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình môi trường địa phương, thảo luận
phương án xử lí.
+Hoạt động trồng cây, xanh hóa trường học: Tổ chức tết trồng cây, ngày
môi trường thế giới ngày 05 tháng 6 hàng năm.
17
3.3 CÁC GIẢI PHÁP GIÁO DỤC BVMT TRONG MÔN VẬT LÍ THPT
Giáo dục BVMT sử dụng nhiều phương pháp dạy học của bộ môn chịu sự
chi phối các phương pháp đặc trưng cho môn vật lí, nó cũng có phương pháp

đặc thù nên soạn giáo án cho một tiết dạy giáo dục BVMT một cách hợp lí
dưới đây tôi xin đề xuất hai phương án dạy học giáo dục BVMT thông qua
môn vật lí như sau :
3.3.1 Phương án 1 : thông qua dạy học các bộ môn ở phổ thông:
ở đây có 2 dạng bài học có thể khai thác cho GDMT:
Dạng 1: nội dung chủ yếu của bài học, hoặc có nội dung môn học trùng
hợp với nội dung môi trường ( hình thức lồng ghép).
Dạng 2: một số nội dung của bài học có liên quan với nội dung GDMT song
không nêu rõ trong sách giáo khoa (hình thức liên hệ).
Khi khai thác cơ hội GDMT dù theo hình thức nào cũng cần tuân theo 3
nguyên tắc sau:
1. Không làm mất tính đặc trưng của môn học. Không biến bài học
bộ môn thành bài học môi trường;
2. Khai thác nội dung chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tùy tiện;
3. Phát huy tích cưc nhận thức của HS, khai thác kinh nghiệm thực tế của
HS, tận dụng cơ hội để HS tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
Có thể nêu lên một số cách thức tổ chức hoạt động GDMT qua dạy học bộ
môn như sau:
Phân tích vấn đề môi trường liên quan nội dung môn học;
18
Khai thác thực trạng môi trường làm nội dung GDMT;
Xây dựng bài tập môn học từ thực tế môi trường địa phương;
Sử dụng phương tiện dạy học hỗ trợ GDMT;
Sử dụng tài liệu tham khảo (tranh, ảnh, sách, báo );
Thực hiện bài học tại thực địa.
- Các hoạt động của GV khi xác định nội dung GDMT và xây dựng
giáo án khai thác GDMT
Các hoạt động của GV khi định hướng tổ chức quá trình dạy học tích hợp
GDMT, theo chúng tôi sẽ bao gồm:
Hoạt động 1: Nghiên cứu chương trình, SGK để xây dựng mục tiêu dạy

học, trong đó có các mục tiêu GDMT. Việc nghiên cứu chương trình, nội dung
sách giáo khoa cho phép GV xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp cho toàn bộ
chương trình bộ môn, cho từng phần của môn học, từng chương cũng như
từng bài học. Nhờ việc phân tích chương trình, sách giáo khoa giáo viên có
được cái nhìn tổng thể về các đơn vị kiến thức, kĩ năng, thấy được mối liên hệ
giữa chúng và dễ phát hiện các cơ hội tích hợp nội dung GDMT vào từng đơn
vị kiến thức một cách hợp lí, từ đó lập kế hoạch khai thác các nội dung GDMT
trong suốt quá trình dạy học mà không sa vào tình huống ngẫu nhiên, tuỳ tiện
làm quá tảI bài học, hoặc trùng lặp, hoặc không đưa ra được các tình huống
GDMT thực sự có ý nghĩa thuyết phục. Kết thúc quá trình này GV có thể đưa
ra một sơ đồ lôgic xây dựng kiến thức một cách phù hợp. Việc làm này sẽ cho
cái nhìn trực quan về mối liên hệ giữa các kiến thức, cho phép xác định hợp lí
các tình huống sử dụng phương pháp và phương tiện dạy học thích hợp. Nó
19
cũng cho phép xác định hợp lí các cơ hội tích hợp nội dung GDMT vào bài
học.
Hoạt động 2: Xác định các nội dung GDMT cần tích hợp:
Căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thức bộ môn và nội dung GDMT, GV
cần làm rõ sẽ tích hợp nội dung GDMT nào là hợp lí, thời lượng dành cho nó
là bao nhiêu.
Theo các nguyên tắc chung về GDMT thì các nội dung môi trường càng
gần với kinh nghiệm sống của HS thì càng tốt, đặc biệt có ý nghĩa là các nội
dung đề cập tới vấn đề môi trường sinh thái của địa phương. Vì vậy, với cùng
một nội dung tri thức vật lí trong SGK , song khi dạy cho HS ở các vùng miền
khác nhau, GV cần có cách khai thác nội dung GDMT khác nhau. Nói một
cách khác, căn cứ vào đối tượng HS khác nhau, GV sẽ xây dựng các tình
huống tích hợp nội dung GDMT khác nhau.
Hoạt động 5: Lựa chọn và vận dụng các phương pháp và phương tiện dạy
học phù hợp: ở đây, trứơc hết phải vận dụng các phương pháp dạy học tích cực .
Hoạt động 4: Xây dựng tiến trình dạy học dạy học cụ thể: ở hoạt động này

GV thiết kế cụ thể các yêu cầu đối với HS, các hoạt động trợ giúp của GV đối
với HS và phối hợp các hoạt động đó để đạt được mục đích dạy học.
Cấu trúc một giáo án khai thác GDMT có thể như sau :
Trường ………
Tên bài học
Ngày tháng năm
Lớp: … Tiết thứ
20
I Mục tiêu:
- Kiến thức:
- Kỹ năng
- Thái độ
( trong đó có mục tiêu GDMTđã được tích hợp ).
II. - Kiến thức trọng tâm:
( trong đó có chỉ rõ các nội dung GDMT đá được tích hợp vào ).
III. Phương pháp / phương tiện dạy học
IV. Hoạt động dạy học :
1. Hoạt động 1 (…phút). ổn định lớp và kiệm tra bài cũ .
Hoạt động của HS Sự trợ giúp của giáo viên
- (Nêu các hoạt động cụ thể của HS ) - (Nêu cụ thể các hành động trợ giúp
của giáo viên)
2. Hoạt động 2 (…phút): …(Nêu tên của đơn vị kiến thức cần nắm vững)
Hoạt động của HS Sự trợ giúp của giáo viên
- (Nêu các hoạt động cụ thể của HS ) - (Nêu cụ thể các hành động trợ giúp
của giáo viên)
Hoạt động … (…phút): …(Nêu tên của đơn vị kiến thức cần nắm vững)
21
Hoạt động của HS Sự trợ giúp của giáo viên
- (Nêu các hoạt động cụ thể của HS ) - (Nêu cụ thể các hành động trợ giúp
của giáo viên)

Hoạt động … (…phút): ….Vận dụng, củng cố bài / đánh giá
Hoạt động của HS Sự trợ giúp của giáo viên
- (Nêu các hoạt động cụ thể của HS ) - (Nêu cụ thể các hành động trợ giúp
của giáo viên)
Hoạt động tiếp nối ( Bài tập , câu hỏi tự học ) .
V. Phụ lục: ( Các tư liệu về môi trường và GDMT ).
3.3.2 Phương án 2: GDMT được triển khai như một hoạt động độc lập:
Các hoạt động độc lập này hoàn toàn phù hợp với các hình thức tổ chức
dạy học bộ môn, như: tham quan, ngoại khóa, tuần lễ môi trường Nội dung
của các hoạt động này chủ yếu là nội dung môn học, các nội dung GDMT sẽ
được tích hợp vào các hoạt động cung. Tuy nhiên, vì đây là các hoạt động
ngoài giờ lên lớp, gắn với thực tế môi trường sống, môi trường lao động sản
suất nên có nhiều điều kiện tích hợp sâu sắc các nội dung GDMT. Song do
thực tế kế hoạch dạy học hiện nay là rất chặt chẽ, nên GV phải nghiên cứu lựa
chọn chủ đề phù hợp và có kế hoạch sớm để nhà trường tạo điều kiện. Dưới
đây là một gợi ý cho việc xây dựng một kế hoạch hoạt động.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục môi trường ngoài giờ lên lớp :
• Chọn chủ đề môi trường : ( ô nhiễm nước )
22
• Hình thức của hoạt động : ( Tham quan, câu lạc bộ , dã ngoại , bài
tập khảo sát môi trường, thi tái chế, thi tìm hiểu môi trường gắn với
môn học, các trò chơi và sự mô phỏng; )
• Thiết kế hoạt động :
+ Chương trình , kế hoạch chi tiết các bước .
+ Cách thức thực hiện .
+ Nhân sự ( nhóm công tác , phân công )
+ Chuẩn bị CSVC / tài chính ( nếu có ) .
+ Thời gian . Địa điểm .Sự cho phép .
• Thực hiện hoạt động :
( Giám xát , giúp đỡ , điều chỉnh , đánh giá )

• Kết thúc hoạt động :
3.3.3 Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu địa
phương :
-Tổ chức cho HS tham quan học tập ở khu bảo tồn thiên nhiên, nhà
máy thủy điện, các nhà máy xử lí rác.
-Lập nhóm tìm hiểu, nghiên cứu tình hình môi trường ở khu vực các em
sinh sống hoặc ở nhà trường các nhóm nhiệm vụ như sau :
+ Điều tra, tìm hiểu, nghiên cứu tình tình hình môi trường ở khu vực em
khảo sát.
+ Báo cáo kết quả, nêu phương án cải thiện môi trường.
23

×