Ký sinh trùng sốt rét thứ năm gây bệnh ở người
Cox-Sigh và cộng sự đã phát hiện ca sốt rét nhiễm P.knowlesi đầu tiên ở khỉ
Macaque đuôi dài (tên khoa học là: Macaca fascicularis) khi nhập khẩu từ
Singapore đến Ấn Độ vào năm 1931. Một năm sau đó (1932), Knowles và Das
Gupta đã thành công trong việc gây nhiễm thực nghiệm truyền P.knowlesi từ khỉ
sang người. Ca bệnh nhiễm P.knowlesi ở người được mô tả đầu tiên vào năm 1965
tại Mỹ trên một người lính trở về từ Malaysia.
Phân loại P.knowlesi
Giới (Kingdom):Protista
Ngành(Phylum):Apicomplexa
Lớp(Class):Aconoidasida
Bộ(Order):Haemosporida
Họ(Family):Plasmodiidae
Giống(Genus):Plasmodium
Loài(Species):P.knowlesi
Vào năm 1960, Eyles đã thành công trong việc truyền tác nhân gây bệnh sốt rét ở
khỉ là P.cynomolgi cho người trên thực nghiệm.Năm 1966 bằng cách cho muỗi đốt
máu có nhiễm ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) rồi cho đốt người, tác giả Granharm
cũng đã chứng minh rằng các loài KSTSR ở khỉ như P.iuni,, P.knowlesi đều có
khả năng truyền bệnh cho người.
Mãi đến năm 1971 chỉ có 2 trường hợpnhiễm P.knowlesi ở người được báo cáo
(Chin, 1965 và Yap, 1971), tất cả đều sống ở Peninsular - Malaysia. Sau đó Cox-
Sigh và công sự đã tiến hành một nghiên cứu kéo dài từ tháng 3/2000 đến tháng
11/2002 tại Malayssia, Kết quả cho thấy rằngtrong số 208 ca bệnh được chẩn đoán
ban đầu là nhiễm P.malariae thì có đến 120 ca được xác địnhlà P.knowlesi bằng
kỹ thuật PCR (Nested PCR assay). Nhiều trường hợp nhiễm P.knowlesi sau đó
cũng được phát hiện tại Kanip, Sarawak, Malaysia năm 2004 (Singh và cs). Vào
năm này một ca bệnh do loài KSTSR này gây nên cũng được phát hiện trên một
bệnh nhân làm việc trong rừng ở biên giới giữa Thái và Myanmar (Jongwutiwes).
Một nghiên cứu khác cũng cho hay người bệnh nhiễm P.knowlesi cũng được phát
hiện tại Philippine.
Hình thể P.knowlesi và thuốc điều trị
Hình thể của P.knowlesi trên tiêu bản khi soi dưới kính hiển vi tương tự như
P.malariae. Đây là một trong những yếu tố gây nhầm lẫn P.knowlesi và
P.malariae khi chẩn đoán dựa trên phương pháp nhuộm Giêmsa truyền thống.
Theo TS. Janet thuộc Đại học Sarawar, Malaysia từ năm 2001 đến năm 2006,
trong tổng số 960 lam máu của các bệnh nhân sốt rét nhập viện thì có đến 228 lam
được chẩn đoán nhầm là P.malariae trong 266 ca được xác định là P.knowlesi
bằng DNA sau đó. Do đó, để phân biệt chính xác 2 loài ký sinh trùng này nhất
thiết phải sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử hoặc DNA.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng P.knowlesi vẫn đáp ứng tốt với Chloroquine và
Primaquine.
Hình thể P.knowlesi trên tiêu bản
nhuộmgiêmsa giọt mỏng (trái) và giọt dày (phải)
Trung gian truyền bệnh P.knowlesi
Phân loại An.latens
Sallum & Peyton (Zulueta 1956, White 1983, Wilkerson 2005)
Giới (Kingdom):Animalia
Ngành(Phylum):Arthropoda
Ngànhphụ(Subphylum):Hexapoda
Lớp (Class):Insecta
Lớpphụ(Subclass:Pterygota
Bộ (Order):Diptera
Bộphụ(Suborder):Nematocera
Họ (Family):Culicidae
Giống (Genus):Anopheles
Loài (Species):An. latens
Nghiên cứu ban đầu của Wharton và Eyles (1961) cho rằng trung gian truyền bệnh
P.knowlesi từ khỉ cho người là An.hackeri (thuộc nhóm Luecosphyrus), nhưng sau
đó người ta khám phá ra rằng An.hackeri không có ái tính với người và chủ yếu
truyền bệnh sốt rét cho khỉ mà thôi (Reid và Weitz, 1961). Một nghiên cứu tiếp đó
của Wharton (1962) cho thấy rằng An.latens (nhóm Leucosphyrus) chính là vector
truyền bệnh chính P.inui cho khỉ và P.knowlesi cho cả khỉ và người. An.latens có
tập tính đốt mồi từ khi trời tối cho đến gần sáng và đỉnh cao là lúc nữa đêm. Loài
muỗi này hoạt động chủ yếu trong rừng và bìa rừng nhưng có xu hướng vào nơi ở
của người sống bìa rừng và trong rừng để tìm mồi đốt máu (I.Vithylingam, 2005).
Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy rằng tỷ lệ nhiễm thoa trùng của An.latens là
0.7% ở bìa rừng và 1.4% trong rừng và chỉ số EIR (Entomological inoculation
rate) là 11.98 ở bìa rừng và 14.10 ở trong rừng.
Phân bố của P.knowlesi
Dựa trên những nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ của P,knowlesi và sự phân bố của
nhóm Anopheles Luecosphyrus. Cho đến nay P.knowlesi, được xem là loài ký sinh
sinh trùng thứ năm truyền bệnh ở người, chỉ lan turyền tại khu vực Đông Nam Á.
Sự phân bố của nhóm Anopheles leucosphyrus
Loài Anopheles nào là trung gian truyền bệnh Plasmodium knowlesi ở Việt
Nam?
Theo tác giả Peter Van de Edel và cộng sự ở Việt Nam, trong số 95 ca sốt rét do
P.malariae (PCR) thì có 3 trường hợp được xác định là P.knowlesi (cloning &
sequence) tại tỉnh Ninh Thuận (2 trẻ em 2-3 tuổi và một thanh niên 27 tuổi).
Những bệnh nhân này đều không có triệu chứng lâm sàng của bệnh sốt rét và họ
sống, làm việc liên quan đến rừng.
Như vậy phải chăng An.dirus hay một loài muỗi nào khác thuộc nhóm Anopheles
luecosphyrus có mặt ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên có khả năng truyền
P.knowlesi từ khỉ sang người ở Việt Nam?
Tài liệu tham khảo:
1. Chin W, Contacos PG, Coatney RG, Kimbal HR. (1965). "A naturally acquired
quotidian-type malaria in man transferable to monkeys". Science 149: 865.
2. Yap FL, Cadigan FC, Coatney GR. (1971). "A presumptive case of naturally
occurring Plasmodium knowlesimalaria in man in Malaysia". Trans R Soc Trop
Med Hyg 65 (6): 839–40.
3. Singh B, Lee KS, Matusop A, Radhakrishnan A, Shamsul SSG, Cox-Singh J,
Thomas A, Conway DJ (2004). "A large focus of naturally acquired Plasmodium
knowlesi infections in human beings". Lancet 363: 1017–24.
4. Jongwutiwes S, Putaporntip C, Iwasaki T, Sata T, Kanbara H. (2004).
"Naturally acquired Plasmodium knowlesi malaria in human, Thailand". Emerg
Infect Dis 10 (12): 2211–3.
5. Vythilingam I, Tan CH, Asmad M, Chan ST, Lee KS, Singh B. (2006). "Natural
transmission of Plasmodium knowlesi to humans by Anopheles latens in Sarawak,
Malaysia". Trans R Soc Trop Med Hyg 100: 1087–88.
6. Wharton RH, Eyles DE. (1961). "Anopheles hackeri, a vector of Plasmodium
knowlesiin Malaya". Science 134: 279–80.
7. "Plasmodium knowlesi Malaria in Humans Is Widely Distributed and
Potentially Life Threatening". Clinical Infectious Diseases (University of Chicago
Press/Infectious Diseases Society of America) 46: 165—171.
8. Plasmodium knowlesi: The Fifth Human Malaria Parasite – N.J.White, Center
for Vaccinologyand Tropical Medicine, Oxford, UK (Editorial Commentary).
9. Is a monkey malaria from Borneo an emerging human disease? Thomas F
McCutChan. National Allergy and Infectious Diseases, USA (Editorial).
10. First report o*n human P.knowlesi infections in Vietnam Peter Van de Eede1,
Hong Nguyen Van, Chantal Van Overmeir, Indra Vythilingam, Thang Ngo Duc,
Hung Le Xuan, Hung Nguyen Manh, Umberto D'alseeandro, Annette Erhart.
Ngày 14/02/2009
Hồ Đắc Thoàn
Cử nhân y tế công cộng, DMM.
(Tin từ Bangkok)
Plasmodium knowlesi tại Viêt Nam
Một báo cáo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Malaria Journal tháng
10/2009 đã xác nhận sự có mặt của Plasmodium knowlesi tại Việt Nam. Trong một
nghiên cứu về hiệu quả của võng tẩm hóa chất có tác dụng kéo dài tiến hành tại
một vùng đồi và rừng rậm của tinh Ninh Thuận từ năm 2004 đến 2006, các đối
tượng có sốt được điều tra cắt ngang và phát hiện thụ động tại trạm y tế xã. Trong
số 210 trường hợp P.malariae, nhiễm đơn thuần hay phối hợp, phát hiện qua kỹ
thuật PCR đặc hiệu với loài, các đợt điều tra cắt ngang vào tháng 12/2004 với
khỏang hơn 4.000 đối tượng được chọn ngẫu nhiên, có 95 ca được chọn ngẫu
nhiên để sàng lọc tìm P.knowlesi. Trong 95 trường hợp, có 41 ca P.malariae đơn
thuần, 15 ca phối hợp với P.falciparum, 15 ca phối hợp với P.vivax, 5 ca phối hợp
với P.ovale, 10 ca phối hợp với vừa P.falciparum và P.vivax, 8 ca phối hợp với
vừa P.vivax vừa P.ovale và 1 ca có cả 4 loài ký sinh trùng. Qua kỹ thuật PCR thực
hiện lần đầu có 5 trường hợp dương tính với P.knowlesi . Lặp lại PCR lần thứ hai
thì chỉ còn 3 ca P.knowlesi . Các ca này sau đó đã được xác nhận qua xác định
trình tự. Một trong 3 ca P.knowlesi này lại được xác định dương tính một năm sau
(điều tra năm 2005). Các trình tự (có kích thước 153 cặp bazơ) thu thập được từ
người Việt Nam tương đồng với chủng Malaysia đến 97-99%
Bệnh nhân nhiếm P.knowlesi gồm có một bé trai 2 tuổi, một bé gái 3 tuổi và một
thanh niên nam 27 tuổi. Qua soi kính hiển vi, bé gái có lam máu dương tính với
P.falciparum và P.vivax, người thanh niên dương tính với P.vivax và bé trai thì
không phát hiện thấy ký sinh trùng sốt rét. Trong kỹ thuật PCR đặc hiệu với loài
thì bé gái 3 tuổi nhiễm phối hợp P.falciparum, P.vivax và P.malariae, bé trai 2
tuổi nhiễm phối hợp P.malariae và P.ovale, còn người thanh niên nam thì nhiễm
phối hợp P.vivax và P.malariae. Cả 3 bệnh nhân đều thuộc cộng đồng dân tộc
thiểu số Ra-glây, sống gần rừng và đều không có triệu chứng lâm sàng của bệnh
sốt rét khi được điều tra.
Trong khu vực nghiên cứu có mặt các véc tơ sốt rét Anopheles dirus sensu stricto,
Anopheles minimus, Anopheles maculatus và Anopheles jeyporiensis. Véc tơ
Anopheles dirus ss thuộc nhóm Anopheles leucophyrus. Gần đầy một nghiên cứu
khác đã phát hiện P.knowlesi trong một cá thể Anopheles dirus tại tỉnh Khánh Hòa
giáp tỉnh Ninh Thuận, chứng tỏ P.knowlesi có thể được truyền bởi Anopheles dirus
Nghiên cứu này lần đầu tiên chứng minh trường hợp nhiễm tự nhiên P.knowlesi ở
người tại vùng rừng đồi của một tỉnh miền Trung Việt Nam, có phối hợp với
nhiễm P.malariae. Ngòai đóng góp trên, nghiên cứu này còn chứng minh tỷ lệ
nhiễm P.malariae không thấp, các trường hợp nhiễm phối hợp cũng không ít như
qua soi lam máu, một lần nữa xác nhận lại sự hiện diện của P.ovale tại Việt Nam,
mà biện pháp soi trên kính hiển vi lam máu nhuộm Giemsa chưa phát hiện được
Plasmodium knowlesi hiện nay được xem là loài ký sinh trùng sốt rét thứ năm gây
bệnh cho người, ngoài Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax,
Plasmodiummalariae, Plasmodium ovale. Trường hợp nhiễm Plasmodium
knowlesi đầu tiên được ghi nhận vào năm 1965 ờ một nhân viên quân đội Hoa Kỳ
trở về nước sau khi công tác tại Đông Nam Á. Những năm sau đó ngày càng có
nhiều báo cáo trường hợp nhiễm Plasmodium knowlesi xảy ra tại Malaysia,
Myanmar, Philippin và Singapore.