Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Theo dõi các biến chứng trong chăm sóc bệnh nhân gây mê phẫu thuật pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.04 KB, 8 trang )

Theo dõi các biến chứng trong chăm sóc
bệnh nhân gây mê phẫu thuật

Gây mê là phương pháp vô cảm nhằm mục đích làm mất tạm thời ý thức cảm giác,
các phản xạ, bằng các thuốc mê tác động trên thần kinh trung ương.
Hoặc nói một cách khác là:
Gây mê là một sự nhiễm độc có định lượng, có kiểm soát, một sự nhiễm độc dần
dần thuốc mê dẫn đến mất cảm giác tạm thời, mất ý thức và giãn cơ, hồi phục
được và không để lại di chứng.
1.1. Tai biến về tim mạch :
Bên cạnh một số tai biến ít nhiều gây khó chịu như: rối loạn nhịp tim, một vài
dạng ngoại tâm thu, nhịp nhanh xoang hoặc nhịp nhanh thất, cần phải chú ý đến
một số loại tai biến làm ngừng tim đột ngột cụ thể là:
+ Ngừng tim nguyên phát ngay khi khởi mê sau vài nhịp thở: mạch tăng rất nhanh,
sau đó ngừng đột ngột, đồng tử giãn và chết tức khắc mà các phương pháp điều trị
hầu như không có kết quả.
+ Ngừng tim thứ phát: là tai biến của việc dùng quá liều thuốc mê, với các biểu
hiện trước khi ngừng tim như rối loạn nhịp tim, mạch yếu dần, đồng tử giãn
nhanh, giảm và suy thở, thậm chí ngừng thở kéo dài. Trong trường hợp này cần
phải ngừng ngay thuốc mê thể khí, cho bệnh nhân thở oxy, tiến hành ngay các kỹ
thuật hồi sức về tim mạch như ép tim ngoài lồng ngực hoặc bóp tim trực tiếp trong
lồng ngực (đối với các phẫu thuật mở lồng ngực).
Ngất thứ phát hoặc do thiếu oxy cơ tim mà nguyên nhân chủ yếu là do tim hoặc do
phổi, hoặc do dùng quá liều thuốc thuộc họ halogone (chlorophorme, chlorure -
etyle, cyclopropane).
- Có 4 trạng thái thường gặp khi ngừng tim:
+ Mềm nhẽo.
+ Giảm.
+ Co cứng.
+ Rung cơ tim.
Các cách điều trị ngừng tim là khác nhau. Điều cần lưu ý không chỉ đơn thuần là


ngừng tim mà thời gian ngừng tim. Não sẽ không thể phục hồi khi thiếu oxy quá 3
đến 5 phút.
- Khi phát hiện ngừng tim cần phải tiến hành điều trị cấp cứu nhanh và có hiệu
quả:
. Ngừng gây mê ngay lập tức.
. Cho bệnh nhân thở oxy 100%.
. Thực hiện hồi sức tim.
+ Bên cạnh tự trụy tim, trụy mạch cũng là hiện tượng thường gặp. Những nguyên
nhân chính dẫn đến trụy mạch là:
- Quá liều thuốc mê, dẫn đến tụt huyết áp.
- Thiếu oxy kéo dài.
- Không bù đủ khối lượng máu tuần hoàn trong các phẫu thuật mất nhiều máu.
- Tăng CO2 máu ở giai đoạn cuối.
- Các phản xạ đả kích quá mức do gây mê nông, nhất là trong các phẫu thuật gây
đau.
- Truyền nhầm nhóm máu.
Sự trụy mạch là dấu hiệu thường thấy khi:
. Sử dụng hỗn hợp các thuốc ức chế thần kinh.
. Sử dụng các thuốc liệt hạch.
+ Tăng huyết áp liên quan tới:
- Giai đoạn đầu của tăng CO2 máu.
- Truyền quá nhiều máu hoặc dịch.
+ Sự suy tim mẫn cảm tiến triển bởi các thuốc gây mê là ngoại lệ và chỉ thấy trên
các bệnh nhân có bệnh tim mạch từ trước.
1.2. Tai biến về hô hấp:
Các tai biến liên quan tới:
+ Tình trạng phổi trước phẫu thuật:
Các bệnh lý về phổi có từ trước nhanh chóng dẫn đến các rối loạn trong việc điều
tiết hấp thu oxy và đào thải CO2. Hiện tượng thiếu oxy đến một mức nào đó sẽ
làm suy giảm chức năng não, thận, tim và gan.

Thiếu oxy máu với biểu hiện lâm sàng là suy thở nhanh và nông, mạch chậm và
mạnh, sau đó mạch nhanh kèm theo rối loạn về nhịp và có xu hướng trụy mạch.
Nếu tiếp tục bị thiếu oxy máu bệnh nhân sẽ dẫn đến các tai biến nặng hơn, không
thể cứu chữa.
+ Một số thuốc sử dụng:
- Những thuốc họ barbiturric và morphin hay fentanyl có thể gây ra các rối loạn
trầm trọng về hô hấp ngay cả khi dùng với liều thấp.
Điều quan trọng là đối với các trường hợp suy thở cần phải biết điều trị tạm thời
bằng các phương pháp, phương tiện thông khí kịp thời và thuốc đối kháng ở cuối
cuộc gây mê.
Những thuốc đối kháng thường dùng là:
. Bemegrit, nikethamide đối kháng với họ barbuturic.
. Nalorphine đối kháng với các thuốc họ morphin.
. Liệu pháp oxy đối kháng với các thuốc thuộc 2 họ trên.
- Những thuốc làm giảm trương lực cơ do thuốc giãn cơ, thuốc làm mềm cơ cũng
gây ra khả năng thiếu oxy chuyển hoá. Dịch tiết phế quản do các khí gây mê nhất
là ether và các thuốc thuộc họ morphin cũng dẫn đến làm hẹp phế quản.
Tất cả các phẫu thuật trên các cơ tham gia hô hấp (phẫu thuật ngực, bụng) đều làm
nặng thêm tình trạng suy hô hấp.
+ Tình trạng cấp cứu:
Các phẫu thuật cấp cứu có thể mang đến 2 loại tai biến trực tiếp hoặc không trực
tiếp đối với chức năng hô hấp: trào ngược và nôn. Chúng sẽ làm cản trở đường
thở, viêm phế nang do hít phải dịch axit và phù thanh khí quản. Tất cả những tai
biến này nhanh chóng dẫn đến thiếu oxy hoặc tăng CO2 máu mà việc điều trị là
hút và liệu pháp oxy, kháng sinh.
+ Các máy hô hấp (máy gây mê):
Sức cản và khoảng chết của các máy hô hấp có thể dẫn đến một số biến chứng cực
kỳ nguy hiểm.
Những biến chứng thường gặp là:
- Tăng khoảng chết, dẫn tới ứ đọng quá mức CO2 mà hậu quả là tăng CO2 máu.

- Tăng sức cản dẫn tới suy giảm thở do thiếu oxy, thường gặp trong bệnh nhân trẻ.
- Cản trở của máy thở dẫn đến thiếu oxy.
- Sai lầm khi dùng quá liều thuốc hoặc điều chỉnh khí dẫn tới thiếu oxy hoặc ngộ
độc thuốc nhanh.
- Các van của máy thở, máy gây mê không hoạt động.
Ngoài ra còn có các tai biến nghẽn đường thở do dị vật, tụt lưỡi, rơi răng. Khi xảy
ra cần giải quyết bằng các kỹ thuật chính xác.
1.3. Các tai biến về thần kinh:
Không có tai biến thoái hoá não do thiếu O2.
Những cơn động kinh ở giai đoạn II chỉ thấy trong gây mê thở khí.
Các tai biến có thể dẫn đến các cơn động kinh lâm sàng (tổn thương do thiếu oxy
kéo dài). Có thể có rối loạn tâm thần, mất định hướng, chứng quên, chứng loạn
đọc, khó viết và những biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật ở các mức độ khác
nhau.
Cần chú ý khi gây mê bằng ether biểu hiện tím tái thể hiện sự tăng nhiệt độ ác tính
ở trẻ sơ sinh, không xuất hiện ở trẻ lớn hơn.
+ Các tai biến do chèn ép chi thể do phẫu thuật kéo dài (rối loạn chức năng thần
kinh do chèn ép).
+ Những dây thần kinh thường bị tổn thương là đám rối thần kinh cánh tay, thần
kinh quay, thần kinh mũi, thần kinh chày trước và thần kinh hông khoeo ngoài.
Dấu hiệu tổn thương thường thấy là liệt một phần hoặc hoàn toàn.
1.4. Tai biến về gan:
Tai biến về gan là do ngộ độc gan bởi các thuốc mê nhất là thuốc mê bốc hơi
fluothane, thiếu oxy kéo dài, tụt huyết áp động mạch kéo dài. Biểu hiện lâm sàng
là vàng da và có thể dẫn đến tử vong. Nói chung gặp ở bệnh nhân sử dụng các dẫn
xuất halogen.
1.5. Tai biến về thận:
Các tai biến về thận thường có biểu hiện albumine dương tính tạm thời không liên
quan tới các bệnh viêm thận có từ trước, nhưng nặng lên khi bệnh nhân có bệnh
viêm thận kết hợp.

1.6. Tai biến do không chịu thuốc:
Thường gặp khi sử dụng các thuốc gây mê đường tĩnh mạch, với biểu hiện dị ứng
ngoài da hoặc dị ứng tổ chức, viêm mạch máu ở dạng xơ cứng tĩnh mạch, động
mạch và hoại tử mạch ngoại vi nghiêm trọng trong những trường hợp tiêm nhầm
vào động mạch hoặc dưới da.
Các phiền nạn khác như ho, nấc gây khó chịu cho bệnh nhân và thầy thuốc không
phải là các biến chứng của gây mê.
1.7. Tai biến cháy nổ: Trừ protoxyt azose và chloroforme là không gây cháy nổ.
Do vậy khi gây mê bằng thuốc mê bốc hơi đặc biệt là ether cần tránh lửa. Khi đốt
điện trong phẫu thuật phổi cần chú ý và cắt thuốc mê.

×