Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.11 KB, 5 trang )
Khung chậu về phương diện sản khoa
1. Đại cương:
Khung xương chậu nữ có vai trò quan trọng trong sản khoa, vì ngôi thai muốn
sanh được phải lọt qua được lòng khung chậu (tiểu khung). Vì vậy ta phải đánh giá
được khung chậu trong cuộc đẻ có ý nghĩa tiên lượng cuộc đẻ ngả âm đạo.
2. Cấu tạo:
Đại khung: gồm 4 xương.
- Phía trước và 2 bên là xương chậu.
- Phía sau có xương cùng ở trên và xương cụt ở dưới.
- 4 xương được khớp với nhau: phía trước là khớp vệ, hai bên là khớp cùng - chậu,
phía sau là khớp cùng cụt.
Đo khung chậu: ta đo kích thước của khung chậu ngoài và hình trám Michaelis
bằng compa sản khoa (compa baudelocque):
+ Đường kính trước-sau: đo từ bờ trên khớp vệ đến L5: trung bình = 17,5cm.
+ Đường kính lưỡng gai: là khoảng cách giữa 2 gai chậu trước trên: 22,5cm.
+ Đường kính lưỡng mào: khoảng cách xa nhất của 2 mào chậu: 25,5cm.
+ Đường kính lưỡng mấu chuyển (lưỡng ụ đùi): hai mấu chuyển lớn xương đùi:
27,5cm.
+ Hình trám Michaelis: nối 4 điểm L5; 2 gai chậu sau trên; đỉnh rãnh liên mông.
3. Tiểu khung (khung chậu nhỏ):
Đây là phần quan trọng nhất của khung chậu vì ngôi thai muốn lọt được ra ngoài
phải qua tiểu khung.
Có 3 phần: eo trên, eo giữa, eo dưới.
3.1. Eo trên:
- Phía sau là mỏm nhô của xương cùng.
- Hai bên là 2 gờ vô danh.
- Phía trước là bờ trên khớp vệ.
Các đường kính (d):
+ Nhô - thượng vệ: 11,0cm.