Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.26 KB, 12 trang )
Đại cương và quy tắc chọn huyệt – Phần 1
1) Giới thiệu đại cương
Trong khi áp dụng châm cứu để chữa bệnh, học thuyết kinh lạc cần được tuân thủ.
Phải có quan niệm đúng đắn về sự tuần hành kinh mạch, về sự phân bố huyệt vị,
và những triệu chứng bệnh của mỗi kinh mạch. Khi điều trị một bệnh chứng, trước
hết phải phân tích các triệu chứng và các dấu hiệu một cách thận trọng, xác định
bản chất bệnh, tìm xem bộ phận nào chịu ảnh hưởng và nắm chắc đường kinh nào
bị xâm phạm, trước khi đi đến kết luận. Sau khi đã nhận định kỹ càng, hãy chọn
huyệt và quyết định phương thức điều trị.
Trong những năm gần đây, các cán bộ y tế đã biết kết hợp những kiến thức về sinh
lý và giải phẫu học hiện đại với học thuyết kinh lạc trên thực tiễn lâm sàng; nghĩa
là ngoài việc chọn huyệt theo sự phân bố của các đường kính, còn căn cứ vào sự
phân bố thần kinh, vì vậy đã đạt được những kết quả điều trị đáng kể.
Khi tiến hành điều trị, cần xác định xem nên áp dụng châm hay cứu. Châm và cứu
là hai phương pháp chữa bệnh, mỗi phương pháp đều có những tác dụng riêng biệt
bởi vậy việc chỉ định đối với từng phương pháp cũng khác nhau. Châm được chỉ
định trong những chứng bệnh thuộc hư chứng lẫn thực chứng, còn cứu thì được
chỉ định chủ yếu do những bệnh thuộc hư chứng, có nghĩa là không nên điều trị
các chứng bệnh có sốt bằng phương pháp này.
Về thao tác, các sách kinh điển y học có ghi: “hư chứng thì dùng phép bổ (làm
tăng cường), và thực chứng thì dùng phép tả (giảm nhẹ) “Châm nông đối với
những chứng bệnh ở ngoài da, châm sâu đối với những bệnh thuộc gân cốt”,
“châm nhanh cho các chứng có sốt, châm lưu kim cho các bệnh trạng đau đớn dữ
dội”, “chích tĩnh mạch nếu có tình trạng ứ trệ huyết dịch”,… Đó là những quy tắc
được các danh y tiền bối nêu lên, xuất phát từ kinh nghiệm thực tế, mặc dầu chưa
thật đầy đủ, vẫn có thể được xem như phương châm dắt dẫn cho thực hành lâm
sàng, và có thể dùng làm tư liệu tham khảo.
Phương pháp thao tác là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Để
đưa kỹ thuật đạt đến một trình độ cao hơn, thầy thuốc phải thường xuyên tra cứu,
tập hợp tài liệu, đi đến những kết luận rút ra từ thực tế bản thân, như vậy mới