Sử 10-BÀI 38:QUỐC TẾ THỨ NHẤT VÀ CÔNG XÃ PA-RI
1871
Quang cảnh buổi lễ thành lập Quốc tế thứ nhất
I. QUỐC TẾ THỨ NHẤT.
1. Hoàn cảnh ra đời.
- Giữa thế kỷ XIX đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao.
- Giai cấp tư sản tăng cường áp bức, bóc lột đối với công nhân.
- Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra song trong tình trạng phân tán, , chịu ảnh hưởng
của nhiều khuynh hướng phi vô sản,thiếu thống nhất về mặt tư tưởng, mặt khác đặt ra yêu cầu
cần phải có một tổ chức cách mạng quốc tế lãnh đạo phong trào công nhân các nước.
- Thực tế đấu tranh, công nhân nhận thấy tình trạng biệt lập của phong trào ở mỗi nước kết quả
còn hạn chế, mặt khác đặt ra yêu cầu thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo đoàn kết phong trào
công nhân quốc tế các nước.
Ngày 28 - 9 - 1864 một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Luân Đôn, 2000 người
tham dự gồm đại biểu của các nước Anh, Pháp, Đức và nhiều nước khác trên thế giới. Nhiều
nhà hoạt động cách mạng ở nước ngoài đang sống ở Luân Đôn cũng tham dự. C.Mác được mời
dự buổi mít tinh và tham gia đoàn chủ tịch. Với niềm vui phấn khởi vô cùng song những người
tham dự mít tinh thông qua nghị quyết thành lập Hội liên hiệp lao động quốc tế, tức Quốc tế thứ
nhất.
Hội nghị bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 32 người. Việc soạn thảo tuyên ngôn
và điều lệ được giao cho một tiểu ban trong đó có C.Mác.
- Ngày 28 - 9 - 1864 Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C.Mác.
2. Hoạt động của Quốc tế thứ nhất.
- Hoạt động của quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kỳ đại hội. (từ 9 - 1864 đến 7 -
1876 tiến hành 5 đại hội)Nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội
bộ, thông qua những nghị quyết quan trọng.
- Ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất: Công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào các cuộc
đấu tranh chính trị, các tổ chức công đoàn ra đời.
- Vai trò:
+ Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế.
+ Đoàn kết, thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn vờ chủ nghĩa Mác.
QUỐC TẾ I: (tên đầy đủ: Hội Liên hiệp Lao động Quốc tế), tổ chức cách mạng đầu
tiên của giai cấp vô sản quốc tế, thành lập 28.9.1864 tại Hội nghị công nhân ở Luân Đôn.
Mục đích chung được ghi trong “Tuyên ngôn” thành lập và “Điều lệ” do Mac soạn
thảo là đoàn kết giai cấp công nhân, đấu tranh lật đổ chính quyền tư sản và thiết lập chính
quyền của giai cấp vô sản.
Có vai trò to lớn trong việc tập hợp giai cấp công nhân các nước Châu Âu và Bắc Mĩ,
tiến hành đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa xã hội khoa học, chống lại các học thuyết tiểu tư sản cơ
hội chủ nghĩa, ủng hộ nhiệt thành cuộc đấu tranh anh dũng của các chiến sĩ Công xã Pari 1871.
Sau thất bại của Công xã Pari, đến 1876, QT I đã họp ở Philađenphia (Philadelphia, Hoa
Kì), thông qua nghị quyết tự giải tán để thành lập các chính đảng công nhân ở các nước.
II.CÔNG XÃ PA-RI 1871.
Lược đồ Công xã Pa ri .
1. Cuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871 và sự thành lập Công xã
*Nguyên nhân:
-Mâu thuẫn của xã hội tư bản ngày càng sâu sắc, tạo điều kiện cho công nhân đấu tranh.
-Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ ( 19-7-1870),với sự thất bại của Pháp làm cho nhân dân căm ghét
chế độ thống trị dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 4 - 9 - 1870 lật đổ đế chế II.
-Sự phản động của giai cấp tư sản Pháp cướp đoạt thành quả cách mạng của quần chúng, đầu
hàng Đức để đàn áp quần chúng.
- Dẫn đến cuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871.
*Diễn biến:
-Khi quân Phổ tiến vào Pa-ri, "Chính phủ vệ quốc" đã trở thành chính phủ phản quốc, mở cửa
cho quân Đức tiến vào nước Pháp. Trong khi đó, nhân dân Pa-ri tổ chức thành các đơn vị Quốc
dân quân, tự vũ trang và xây dựng phòng tuyến bảo vệ thủ đô.
-Khoảng 3 giờ sáng ngày 18 - 3 - 1871, Chính phủVệ quốc cho quân đánh chiếm đồi Mông-mác
nơi tập trung đại bác của quân quốc dân. Quần chúng nhân dân đã kịp thời kéo đến hỗ trợ, bao
vây quân chính phủ.
-Ngày 18 - 3 - 1871 Quốc dân quân chiếm các cơ quan chính phủ và công sở, làm chủ thành phố,
thành lập công xã. Lần đầu tiên trên thế giới chính phủ thuộc về giai cấp vô sản.
-Toán quân chính phủ chạy về Véc-xai, chính quyền giai cấp tư sản bị lật đổ
Sơ đồ bô máy Hội
đồng Công xã (tháng 4-1871)
2. Công xã Pa-ri - Nhà nước kiểu mới.
- Ngày 26 - 3 - 1871 công xã được thành lập, cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã được bầu
theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Hội đồng gồm nhiều ủy ban là một ủy viên công xã, chịu
trách nhiệm trước công nhân và có thể bị bãi miễn.
- Những việc làm của công xã:
+ Quân đội cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là các lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Nhà thờ tách khỏi trường học.
+ Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: Công nhân được làm chủ những xí
nghiệp có chủ bỏ trốn, kiểm soát chế độ tiền lương, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt công
nhân, đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc
*Nhận xét:
- Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới do dân và vì dân.
- Công xã dể lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu : về tổ chức lãnh đạo, sự liên minh và đoàn
kết giữa các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh chống áp bức.
3.NỘI CHIẾN Ở PHÁP.Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÔNG XÃ PA RI .
*Nội chiến :
* Chie ký hiệp ước cắt dất( An dát và Lo ren ) và bồi thường chiến phí cho Đức , Đức trả lại
10 vạn tù binh để chống lại Công xã (đầu tháng 5/1871).
* Từ 20 -5 đến 28/5 chiến sự diễn ra ác liệt nhiều người ngã xuống “Tuần lễ đẫm máu”.
*Ý nghĩa:
-Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới lật đổ chính quyền tư sản .
-Lập nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản.
*Nguyên nhân thất bại:
-Do kém chuẩn bị và thiếu kiên quyết trấn áp phản cách mạng.
-Vô sản Pa ri còn yếu
-Chủ nghĩa tư bản Pháp còn mạnh
-Thiếu một chính đảng Mác- xít lãnh đạo.
-Chưa liên minh với nông dân
*Bài học kinh nghiệm:
Muốn thắng lợi cần:
+ Phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo.
+ Phải liên minh với nông dân.
+ Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù
Tham khảo :
V ũ khí của vệ quốc quân trên đồi Mông Mác
Những khẩu đại bác ở đồi Mông Mác
Chướng ngại vật trên đường phố
Phụ nữ Paris lập chiến lũy ở quảng trường Trắng
Chiến sĩ Công xã bị đàn áp
Chiến sĩ Công xã bị dồn vào chân tường nghĩa địa Cha La de
Tượng đài kỉ niệm chiến sĩ Công xã Paris
Hình :Các chiến sĩ công xã bị xử tử
Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và biên tập.