Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

QUỐC TẾ THỨ NHẤT (1864 - 1876)_2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.24 KB, 7 trang )

QUỐC TẾ THỨ NHẤT (1864 - 1876)

Trong hội nghị này, Marx đã đấu tranh chống những người thuộc phái
Prudhon không muốn thảo luận những vấn đề chính trị như yêu cầu độc
lập của Ba Lan. Phái Prudhon đại diện cho những người xã hội Bỉ và
Pháp phủ nhận đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân, phủ nhận việc
xây dựng chính đảng và giành chính quyền của giai cấp vô sản, phủ
nhận cuộc đấu tranh đòi hỏi phải có luật pháp bảo vệ lao động Cuộc
đấu tranh chống chủ nghĩa Prudhon kéo dài trong ba đại hội.

2. Ðại hội Genève (1866).

Lúc này, Marx bận viết bộ tư bản nên không đến dự được nhưng ông đã
chuẩn bị một bản chỉ thị và hướng dẫn tỉ mĩ.

Ðại hội bàn và thông qua một số vấn đề quan trọng trong phong trào
công nhân: đòi ban hành luật lao động, chế độ làm việc 8 giờ/ ngày, đòi
bảo hộ lao động, bàn về những hình thức và phương pháp đấu tranh của
giai cấp công nhân, sự đoàn kết quốc tế; cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân đối với chính sách của giai cấp tư sản. Những người theo
Prudhon đã chống đối lại những vấn đề trên. Cuộc đấu tranh kết thúc
bằng sự thất bại của phái PRUDHON. ÐạI HộI TÁN THÀNH VIệC
ĐÒI PHÁP LUậT THừA NHậN CHế Độ LÀM 8 giờ/ngày, đòi bảo hộ
lao động, kêu gọi các công đoàn ủng hộ các phong trào chính trị và xã
hội tiến bộ: chống việc Nga hoàng đàn áp Ba Lan.

Lúc bấy giờ, cuộc khủng hoảng kinh tế 1866 nổ ra ở các nước, gây ra
một cao trào bãi công của công nhân châu Âu. Quốc tế đã lãnh đạo và
giúp đỡ các cuộc bãi công đi đến thắng lợi. Sự ủng hộ của quốc tế đối
với phong trào công nhân đã làm cho Quốc tế trở thành một trung tâm
lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế.



3. Ðại hội Lausane (1867)

Tại Ðại hội này, đa số đại biểu thuộc phái Prudhon đã lái đại hội thông
qua một số nghị quyết mang tính chất phản cách mạng nhưng những vấn
đề trọng yếu nhất thì những người Mácxít thắng lợi. Ðại hội thông qua
nghị quyết về những nhiệm vụ chính trị của giai cấp công nhân: khẳng
định việc giải phóng công nhân về mặt xã hội sẽ không thực hiện được
nếu không giải phóng về chính trị, vì thế, việc cần thiết bước đầu là phải
thiết lập quyền tự do về chính trị. Ðại hội cũng thông qua một nghị
quyết về việc quốc hữu hóa những phương tiệûn giao thông vận tải,
quyền sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất Tuy nhiên, đối với vấn đề quốc
hữu hóa ruộng đất, Ðại hội đã gặp phải sự phản đối kịch liệt của phái
Prudhon nên phải gác lại. Phái Prudhon đã thao túng đại hội nhưng vẫn
không nắm được quyền lãnh đạo quốc tế. Ban Chấp Hành Trung Ương
được bầu lại như cũ và trụ sở vẫn đặt ở Luân đôn.

4. Ðại hội Bruxelles (1868)

Cuộc đấu tranh gay gắt giữa những người Mác xít và những người
Prudhon lại tiếp diễn, chủ yếu là vấn đề quốc hữu hóa ruộng đất. Ðại hội
thông qua một nghị quyết với đa số phiếu về việc đòi chuyển ruộng đất
rừng, kênh đào, hầm mỏ, đường xe lửa thành sở hữu tập thể. Ðại hội
cũng thông qua một loạt nghị quyết về bãi công, công đoàn, ngày làm 8
giờ; xác nhận lại những nghị quyết của đại hội Genève. Ðại hội còn tán
thành một nghị quyết khuyên công nhân nghiên cứu quyển Tư bản mà
Marx vừa cho xuất bản.

Các nghị quyết của đại hội chứng tỏ rằng phái Prudhon đã bị đánh bại.
Ðại hội đã sửa chữa những sai lầm của những nghị quyết tại đại hội

Lausane. Thất bại của phái Prudhon trong quốc tế làm hình thành một
phái Prudhon cánh tả đi gần với chủ nghĩa cộng sản khoa học trên một
số vấn đề.

Ðại hội Bruxelles họp giữa lúc tình hình châu Âu đang căng thẳng, có
nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh mới. Ðại hội đã thông qua một nghị
quyết có tính chất ảo tưởng coi bãi công là phương pháp hữu hiệu để
ngăn chặn chiến tranh. Marx đã phê bình và lên án nghị quyết đó.

Marx và những người theo Marx còn đấu tranh chống chủ nghĩa công
đoàn ở Anh và chủ nghĩa Lassalle ở Ðức. Những lãnh tụ của phong trào
công đoàn Anh là chỗ dựa cho phái Prudhon hoành hành, vì thế Marx
không ngừng đấu tranh gạt bỏ những khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa
của những lãnh tụ công đoàn. Theo đề nghị của Marx, chức chủ tịch Ban
Chấp Hành Trung Ương do Odger giữ bị bãi bỏ. Ngoài ra, trong vấn đề
Ireland, Marx-Engel đã kêu gọi công nhân Anh ủng hộ phong trào
Fenians của Ireland và vạch rõ những sai lầm trong phong trào này để
việc đấu tranh của nhân dân Ireland được thắng lợi. Những cuộc đấu
tranh chống đường lối thỏa hiệp của các lãnh tụ công đoàn Anh vẫn còn
tiếp diễn trong những năm cuối cùng của Quốc tế và cả sau khi Quốc tế
đã giải tán.

Khi Quốc tế thành lập, Lassalle đã chết, nhưng những người theo
Lassalle vẫn ngoan cố bảo vệ những luận điểm sai lầm. Marx-Engels đã
giúp đỡ giai cấp công nhân Ðức thành lập Ðảng công nhân chủ nghĩa xã
hội dân chủ Ðức: một chính đảng Marx-xít đầu tiên của giai cấp công
nhân Ðức. Thắng lợi này làm cho phái Lassalle bị phân hóa mạnh.

5. Ðại hội Bale. (1869)


Sau đại hội Bruxelles, những phần tử tiểu tư sản trong Quốc tế I không
thể công khai hô hào chủ nghĩa cải lương và bảo vệ chế độ tư hữu. Họ
tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa cộng sản khoa học bằng cách tung ra
những lời lẽ mập mờ về cách mạng và chủ nghĩa xã hội, đó là chủ nghĩa
Bakounine: một kẻ thù nguy hiểm của chủ nghĩa Marx.

Quan điểm chính trị của Bakounine thể hiện tâm trạng phiến loạn của
tầng lớp tiểu tư sản đã mất hết hy vọng thoát khỏi tình trạng vô sản hóa.
Nó được truyền bá rộng rãi ở những nơi mà nền công nghiệp còn lạc
hậu, giai cấp vô sản công nghiệp hình thành rất yếu ớt. Chủ nghĩa vô
chính phủ của Bakounine bác bỏ mọi thứ nhà nước, kể cả nhà nước vô
sản, phản đối việc thành lập chính Ðảng vô sản và vai trò lãnh đạo của
giai cấp vô sản. Bakounine hô hào giai cấp vô sản từ bỏ đấu tranh chính
trị, tuyên truyền khẩu hiệu san bằng giai cấp mà thực chất là hòa hợp
giai cấp giữa tư sản và người lao động. Chủ nghĩa vô chính phủ của
Bakounine gần giống với chủ nghĩa Prudhon nhưng nguy hiểm hơn vì
nó không dùng những lời lẽ cải lương mà lại nấp dưới danh nghĩa của
chủ nghĩa Marx để che đậy bản chất của nó. Nó hoàn toàn xa lạ với chủ
nghĩa Marx.
Cuộc đấu tranh giữa những người Marx-xít và Bakounine bùng nổ
chung quanh vấn đề quyền thừa kế. Bakounine cho rằng xóa bỏ quyền
thừa kế bằng con đường hợp pháp trong khuôn khổ xã hội tư sản là một
biện pháp để chuyển sang chế độ sở hữu tập thể. Marx đã phê phán luận
điểm này và cho rằng cần phải đấu tranh chống chính quyền tư sản để
giành lấy chính quyền, khi đó quyền thừa kế sẽ không còn ý nghĩa gì
nữa.

Sau đại hội Bale, nhóm Prudhon ly khai Quốc tế, công nhân Pháp và Bỉ
tập trung trong phái Prudhon cánh tả; Bakounine thất bại trong đại hội
Bale, chuyển sang hoạt động chia rẽ chi bộ quốc tế ở Thụy sĩ và dùng

báo chí để chống Marx. Cuộc đấu tranh chống Bakounine vẫn còn tiếp
tục cho đến khi Quốc tế ngừng hoạt động.

Quá trình hoạt động và tồn tại của Quốc tế là một quá trình đấu tranh
gay gắt và liên tục của chủ nghĩa Marx đối với những tư tưởng phi vô
sản. Cuộc đấu tranh của Quốc tế I chống lại những người theo tư tưởng
phi Marx xít diễn ra trên các vấn đề: chính trị, kinh tế - xã hội, tổ chức.
Về chính trị: đấu tranh để giành quyền chính trị cho giai cấp vô sản
thông qua nhà nước chuyên chính vô sản (các phái khác phủ nhận đấu
tranh chính trị). Về kinh tế: các phái phản đối xã hội hóa tư liệu sản
xuất, cố ý tách đấu tranh kinh tế ra khỏi đấu tranh chính trị nhưng Marx
cho rằng một cuộc đấu tranh của công nhân về hình thức có vẻ như một
cuộc đấu tranh kinh tế, nhưng thực chất là đấu tranh chính trị. Về tổ
chức: những người mang tư tưởng phi Marx xít đã coi nhẹ việc thành lập
chính Ðảng của giai cấp công nhân.

Trong lịch sử tồn tại của mình, thông qua con đường đấu tranh, Quốc tế
thứ nhất đã giành từng bước thắng lợi trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
xã hội. Cương lĩnh xã hội chủ nghĩa của Quốc tế đã chinh phục được
đông đảo giai cấp vô sản, làm cho sự nghiệp của Quốc tế thứ nhất không
bị phai mờ.

Marx đã tích cực hoạt động trong việc thành lập Quốc tế đồng thời cũng
là người điều hành và lãnh đạo mọi vấn đề của tổ chức này. Ông chính là
ì linh hồn của Quốc tế thứ nhất như Lênin đã nhận định.

×