Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tìm hiểu về thị trường chứng khoán anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.64 KB, 21 trang )

DANH S ÁCH NH ÓM 1
1. Ngô Thị Bình
2. Lưu Thị Hạnh
3. Nguyễn Thị Hương
4. Phạm Thị Hồng Mai
5. Trần Thị Ngoan
6. Trần Thị Thanh
7. Đặng Thị Thơi
8. Trần Hà Trung
9. Nguyễn Thị Vân
2
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe của nền
kinh tế. Thị trường chứng khoán xuất hiện thường xuyên, liên tục trong những bản
tin kinh tế hàng ngày. Chúng ta nghe bất cứ lúc nào về các chỉ số của các thị trường
chứng khoán các nước khi nó đạt đến một mức cao hay thấp mới mới, và chúng ta
cũng có nghe về nó hàng ngày trong báo cáo như "Các chỉ số Dow Jones tăng 2
phần trăm ngày hôm nay, chỉ số VN-index vượt ngưỡng 500 điểm " Rõ ràng,
chứng khoán và thị trường chứng khoán là quan trọng, nhưng có thể thấy rằng
chúng ta biết rất ít về chứng khoán và thị trường chứng khoán các nước, đặc biệt là
các thị trường chứng khoán ở châu Âu. Để tìm hiểu rõ hơn về quá trình hình thành,
cách thức tổ chức hoạt động… của thị trường chứng khoán cũng như sở giao dịch
chứng khoán của các nước châu Âu khác hay giống thị trường chứng khoán Mỹ,
Nhật Bản…Nhóm chúng tôi đã chọn đề tài cho bài tiểu luận môn thị trường chứng
khoán là: “Tìm hiểu về Thị trường chứng khoán Anh”
Kết cấu tiểu luận gồm 4 phần:
Phần một: Thị trường tài chính Anh và thị trường chứng khoán Anh
Phần hai: Sở giao dịch chứng khoán LONDON
Phần ba: Các công ty Việt Nam với định hướng đã lên sàn London
Phần 4: Kết luận
Do quy mô bài viết và thời gian làm bài bị hạn chế nên npooij dung bài tiểu luận


chỉ tập trung đề cập vào những nội dung cơ bản của Thị trường chứng khoán Anh.
Kiến thức và thông tin về thị trường chứng khoán rất lớn nên trong bài viết không
thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Nhóm xin nhận được sự góp ý chân thành
của Cô giáo cũng như các bạn để bào tiểu luận của Nhóm được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
3
1. Thị trường tài chính Anh và thị trường chứng khoán Anh
1.1. Thị trường tài chính
Theo chỉ số đánh giá Dịch vụ Tài chính Toàn cầu, London hiện vẫn là Trung
tâm tài chính hàng đầu thế giới.
Đánh giá trên đây của các chuyên gia tài chính chuyên theo dõi chỉ số cạnh
tranh của các trung tâm tài chính toàn cầu do City of London Corporation phát
hành.
Là một bộ phận của hệ thống tài chính thế giới, các thành phố lớn nắm giữ
phần lớn thương mại và tăng trưởng thế giới, sự tăng trưởng đầu tư trong nước và ở
ngoài nước làm cho kinh tế đất nước phát triển và đời sống người dân được cải
thiện.
Với vị trí là một trung tâm cạnh tranh năng động theo hướng đổi mới, các
thành phố lớn xét về góc độ kinh tế sẽ có nhiều lợi thế trên một thị trường có nền
kinh tế tri thức.
Bản báo cáo này cho thấy những nỗ lực của Thị trưởng London, ông Boris
Johnson, người đang tích cực ủng hộ và kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp quốc tế
tăng cường thương mại trên thị trường toàn cầu trong đó London đóng vai trò nền
tảng cho hoạt động kinh doanh quốc tế.
Ông Boris nói rằng: “Tôi mong muốn các nhà doanh nghiệp quốc tế nhìn
London như một địa chỉ hấp dẫn đối với họ và London cửa ngõ tuyệt vời nhất để
các bạn tiếp cận thị trường quốc tế. Mọi điều kiện cơ sở hạ tầng ở đây hoàn toàn
xứng đáng là một địa chỉ đáng tin cậy để các công ty hoạt động kể cả vấn đề nguồn
nhân lực, thành phố luôn sẵn sàng tạo mọi thuận lợi cho những ai muốn làm ăn ở
London.”

Thị trưởng London dự định sẽ hỗ trợ tài chính cho các hoạt động kinh doanh
cải thiện cơ sở hạ tầng như đường sắt, Trung tâm Olimpics, các chương trình nâng
4
cao năng lực và khả năng làm việc của người lao động. Vì vậy, các công ty đầu tư,
kinh doanh ở London có thể dễ dàng tìm được lực lượng lao động tay nghề cao ở
London.
1.2. Thị trường chứng khoán
Là một bộ phận rất quan trọng đối với thị trường tài chính, thị trường chứng
khoán Anh (hay còn gọi là thị trường chứng khoán London) đóng vai trò rất quan
trọng trên thị trường chứng khoán thế giới, những biến động của thị trường này
luôn được cả thế giới quan tâm. Thị trường chứng khoán Anh được đánh giá là thị
trường lớn thứ tư trên thế giới và lớn nhất Châu Âu.
Khác với nhiều nước trên thế giới, các loại chứng khoán trên thị trường
chứng khoán Anh tập trung với duy nhất một Sở giao dịch quản lý thị trường, Sở
giao dịch hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Sở giao dịch chịu sự quản lý
chung của bộ tài chính.
5
2. Sở giao dịch chứng khoán LONDON
2.1. Thông tin chung về Sở giao dịch chứng khoán LonDon
Địa điểm
London , Vương quốc Anh
Năm thành lập
1801
Chủ sở hữu
Tập đoàn chứng khoán Luân Đôn
Chủ tịch
Christopher S. Gibson-Smith
Tiền tệ
GBX
Số công ty niêm yết

2966 (Dec 2010)
Vốn hóa thị trường
3.613 tỷ USD
Chỉ số
FTSE 100 Index
Chỉ số FTSE 250
Chỉ số FTSE 350
Chỉ số FTSE SmallCap
FTSE Tất cả Chia sẻ-Index
Website
londonstockexchange.com
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch chứng khoán LONDON
2.2.1. Quá trình hình thành Sở giao dịch
a. Nguồn gốc của giao dịch cổ phiếu
Thương mại cổ phần ở London bắt đầu từ năm 1688 từ sự cần thiết để tài trợ
cho 2 chuyến đi của Công ty Muscovy với nỗ lực đến Trung quốc qua Biển Trắng
(phía Bắc của Nga), và Công ty Đông Ấn với chuyến đi tới Ấn Độ và phía Đông.
6
Do không thể tài trợ cho các chuyến đi đắt tiền, các công ty tư nhân đã tăng
tiền bằng cách bán cổ phiếu cho các thương nhân, cho họ quyền được một phần của
bất kỳ lợi nhuận cuối cùng nào được thực hiện.
b. Sở giao dịch
Ý tưởng này sau đó đã được phổ biến rộng rãi và đến năm 1695, người ta
ước lượng có đến 140 công ty cổ phần. Giao dịch cổ phiếu vào thời đó thường được
diễn ra tại hai quán cà phê Jonathan's và Garraway's trong khu Exchange Alley
(Hẻm Đổi tiền) của thành phố. Các buổi công bố giá của cổ phiếu và hàng hóa
được gọi là “Các khóa học của Sở giao dịch và những thứ khác” trong hai quán
café.
c. Bong bóng Công ty Nam Hải:
Việc trao đổi chứng khoán phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên, năm 1720 nó đã

phải chịu một cuộc khủng hoảng. Nguyên nhân là do sự phấn khích quá mức của
nhà đầu tư đối với Công ty Nam Hải, phong trào đầu tư được dấy lên bởi các nhà
môi giới, chủ sở hữu công ty John Blunt và Chính phủ. Do công ty hoạt động
không có lợi nhuận trong 9 năm liền, Chính phủ hy vọng sẽ xóa bỏ các khoản nợ
lớn bằng cách bán cổ phiếu ra công chúng.
Cổ phiếu của công ty tăng giá nhanh chóng bắt đầu từ 128 bảng hồi đầu năm,
tăng lên 1050 bảng vào giữa tháng 6 cùng năm. Bong bóng vỡ là điều tất yếu phải
xảy ra, giá cổ phiếu sụt giảm đến 175 bảng và cuối cùng là 124 bảng.
Vụ việc gây ra phản đối kịch liệt, buộc Chính phủ Anh phải thông qua các
điều luật để ngăn chặn một bong bóng khác và phải mất một thời gian dài cho thị
trường chứng khoán phục hồi.
d. Cấp phép cho nhà môi giới
Năm 1697, một điều luật được thông qua để “hạn chế số lượng và các khuyết
tật của người môi giới và hành nghề đầu cơ” sau một số sự cố về giao dịch nội gián
7
và gian lận thị trường. Điều luật này yêu cầu tất cả các nhà môi giới phải được cấp
phép và phải thề sẽ hành động hợp pháp.
e. Thành lập Sở giao dịch
Năm 1801, Sở giao dịch được chính thức thành lập với tiền thân là Phòng
đăng ký giao dịch.
2.2.2. Quá trình phát triển của Sở giao dịch
a. Thành viên nước ngoài đầu tiên
Trước đây, tất cả các thành viên của chứng khoán LonDon đều là người Anh
theo Điều luật số 21. Mãi tới năm 1970, các yêu cầu về quốc tịch mới được dỡ bỏ.
Điều này cho phép người nước ngoài có thể trở thành thành viên của chứng khoán
LonDon và thành viên đầu tiên được phê duyệt là Hoàng tử Ai Cập Abbas Hilmi.
b. Huy hiệu
Sở giao dịch chứng khoán London có Huy hiệu của riêng mình vào năm
1923. Phương châm được ghi trên huy hiệu là châm ngôn Meum pactum :” Lời của
tôi là trái phiếu của tôi” – “My word is my bond”.

Phương châm này được hiểu là tất cả mọi thỏa thuận trong giao dịch, quan
hệ vay mượn đều phải được xác thực và ký kết bằng văn bản.
c. Bị đánh bom
Vào ngày 20/7/1990 một quả bom của IRA (tổ chức ly khai Bắc Ai Len) đã
phát nổ trog nhà vệ sinh gần lối vào thư viện của Sở giao dịch. Khu vực này đã
được sơ tán và không có ai bị thương. Do Sở giao dịch đã chuyển sang giao dịch
điện tử trong một thời gian dài nên đã giảm số lượng Khách tham quan tại Sở giao
dịch. Và sau đó mặc dù thư viện được mở cửa trở lại nhưng nó cũng bị đóng cửa
vĩnh viễn vào năm 1992.
8
2.3. Thương vụ mua bán/sáp nhập Sở giao dịch
2.3.1. Chống lại thương vụ thâu tóm của NASDAQ
Tháng 12/2005, LSE từ chối một lời đề nghị mua lại giá trị 1,6 tỷ Bảng từ
Ngân hàng Macquarie. LSE đã mô tả lời đề nghị này “sự nhạo báng”, các cổ đông
của LSE cũng ủng hộ ý kiến này.
Tuy nhiên, ngay sau khi ngân hàng Macquarie rút lui, LSE bất ngờ nhận
được lời đề nghị từ NASDAQ với giá trị đề nghị là 2,4 tỷ Bảng. Điều này thật khó
từ chối, chưa đầy 2 tuần sau, ngày 11/4/2006, NASDAQ đã ký hợp đồng với cổ
đông lớn nhất của LSE là Quỹ Quản lý tài sản Threadneedle (một doanh nghiệm tài
chính Mỹ) để có được tất cả các cổ phần của LSE bao gồm 35,4 triệu cổ phiếu với
giá trị 11,75 USD/cổ phiếu. NASDAQ cũng mua thêm 2,69 triệu cổ phiếu khác bên
ngoài với những người bán không được tiết lộ. Việc mua cổ phần này được coi là
một nỗ lực để buộc LSE phải thương lượng, cũng như tham gia vào quyết định của
LSE.
Trong khi LSE yêu cầu NASDAQ chờ đợi 1 khoảng thời gian vài tháng để
xem xét, NASDAQ đã tăng cổ phần của mình lên 28,75%. NASDAQ tiếp tục đưa
ra lời đề nghị ở mức giá 12,43 USD/cổ phiếu nhưng đã bị LSE bác bỏ thẳng thừng
và cho rằng nó “dưới giá trị thực” của LSE.
NASDAQ lại tiếp tục thay đổi lời đề nghị (với hướng đi là “trả giá thương
lượng” thay vì “nỗ lực thâu tóm trong thù địch”) vào ngày 12/12/2006, NASDAQ

chỉ ra rằng nó sẽ bằng lòng với mức cổ phần 50% + thêm 1 cổ phiếu, hơn là thâu
tóm 90% như mục đích ban đầu. Nhưng NASDAQ không tăng giá thầu của mình.
Nhiều quỹ đầu tư có vị trí lớn trong LSE, cũng như Furse, chỉ ra rằng giá đưa ra
vẫn không thỏa đáng. NASDAQ tuyên bố mức giá họ đưa ra như là mức giá “cuối
cùng”.
9
Cuối cùng lời đề nghị của NASDAQ bị từ chối bởi các cổ đông của LSE.
Vào thời hạn ngày 10/2/2007, lời đề nghị của NASDAQ hết hiệu lực.
Vào ngày 20/8/2007, NASDAQ tuyên bố sẽ từ bỏ kế hoạch của mình và tìm
cách bán 31% cổ phần của nó tại LSE. Vào tháng 9/2007, NASDAQ đã đồng ý bán
phần lớn cổ phần của mình cho BORSE DUBAI (Sở giao dịch chứng khoán Dubai)
và UAE đã mua được 28% cổ phần.
2.3.2. Đề nghị sáp nhập với tập đoàn TMX
LSE và đối thủ cạnh tranh TMX, Canada đã đi đến đồng thuận về thương vụ
sáp nhập trị giá 4,2 tỷ bảng Anh.
Công bố này được LSE đưa ra hôm 09/02, sau khi đã xác nhận thông tin rằng
doanh nghiệp này đang có kế hoạch hợp tác với chủ ba sàn chứng khoán ở Canada
là Toronto Stock Exchange, Montreal Exchange và TSX Venture Exchange đêm
hôm trước.
Các cổ đông của LSE sẽ sở hữu 55% tổng giá trị cổ phần của công ty mới và
các cổ đông TMX nắm giữ phần còn lại. Các cổ đông TMX sẽ nhận được 2,9963
cổ phiếu LSE cho mỗi cổ phiếu TMX đang nắm giữ. Giá cổ phiếu LSE tăng 10%
lên mức 980 p khi thị trường London mở cửa.
Thương vụ này này sẽ tạo ra sàn chứng khoán lớn nhất thế giới tính theo số
lượng các doanh nghiệp. Tập đoàn liên kết giữa LSE và TMX sẽ có hơn 6.700 công
ty niêm yết với tổng mức vốn hóa thị trường vào khoảng 3.700 tỷ bảng Anh
Thêm vào đó, thương vụ này cũng sẽ đẩy tập đoàn LSE-TMX lên vị trí thứ
tư, vượt sàn Nasdaq về mức doanh thu hàng năm và leo lên vị trí thứ hai thế giới về
lượng cổ phiếu được giao dịch.
Sàn giao dịch mới cũng là sàn giao dịch toàn cầu lớn nhất cho các doanh

nghiệp ngành khai khoáng và năng lượng, yếu tố chủ chốt tạo nên thành công của
sàn TMX.
10
Tập đoàn TMX được định giá 2,97 tỷ đô la Canada. Cổ phiếu doanh nghiệp
này đã bị hoãn giao dịch sau khi tin về cuộc đàm phán này được công bố. Tập đoàn
LSE được định giá 2,4 tỷ bảng Anh theo giá đóng cửa đêm 08/02 là 829p.
Người phát ngôn LSE cho biết ban lãnh đạo của công ty mới sẽ được rút ra
từ cả hai tổ chức và sẽ có hai đồng trụ sở đặt tại London và Toronto. Hai trụ sở này
sẽ do các cơ quan quản lý hiện tại điều hành.
Thương vụ này cũng nhằm thích ứng với áp lực cạnh tranh ngày càng cao
trong ngành chứng khoán vốn đã làm cho LSE bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh
tranh. Nó sẽ tạo ra một sàn giao dịch chứng khoán toàn cầu với tính thanh khoản
được nhân lên gấp bội và làm cho giá chứng khoán rẻ đi. Bằng việc chia sẽ công
nghệ, LSE và TMX cũng sẽ nâng cao được vị thế cạnh tranh trước các đối thủ mới
với công nghệ hiện đại trong môi trường kinh doanh nơi quy mô quyết định thành
công.
2.4. Sản phẩm và dịch vụ
LSE có 4 khu vực hoạt động chính:
2.4.1. Thị trường vốn chủ sở hữu
Cho phép các công ty từ khắp nơi trên thế giới có thể tăng vốn. Có 4 thị
trường chính:
● Thị trường chính: 1441
● Thị trường AIM: Thành lập năm 1955 cho các công ty nhỏ hơn.
● Thị chường chứng khoán chuyên nghiệp: để huy động vốn thông qua các
chứng khoán nợ hoặc chứng khoán lưu ký.
● Thị trường Quỹ chuyên biệt: Được thiết kế hoàn toàn cho nhu cầu đầu tư
của các tổ chức đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao, chuyên nghiệp và rất am hiểu đầu tư
tổ chức.
11
2.4.2. Thương mại dịch vụ

Thị trường giao dịch rất nhiều loại chứng khoán khác nhau của Vương quốc
Anh và các chứng khoán quốc tế khác, bao gồm: cổ phần, nợ, tài sản đảm bảo, giao
dịch mua bán trao đổi quỹ (ETFS), giao dịch hàng hóa (ETCs), Reits, cố định lãi
suất, hợp đồng cho sự khác biệt CFDs (ví dụ: Hợp đồng tương lai, Quyền chọn )
và biên lai lưu ký.
2.4.3. Dịch vụ thông tin
LSE cung cấp thông tin giá cả theo thời gian thực, tin tức và các thông tin tài
chính khác.
Ngoài ra LSE còn sở hữu các Dịch vụ tin tức pháp lý là việc công bố các
thông tin bắt buộc hoặc không bắt buộc của các công ty và tổ chức tham gia thị
trường. Nguồn thông tin này chiếm tới 90% lượng thông tin chứng khoán của
Vương quốc Anh và gần 40% thông tin tại Mỹ (về các công ty ty trong FTSE 100).
Với hàng trăm bản thông báo và báo cáo mỗi ngày.
2.4.4. Các dẫn xuất
EDX London Ltd là một sự trao đổi chất dẫn xuất được quản lý bởi LSE. Thị
trường được thành lập vào năm 2003 để kết hợp tính thanh khoản và chuyên môn
của LSE với công nghệ tiên tiến được cung cấp bởi các dẫn xuất OMX AB. Các
thành viên của EDX có thể giao dịch thương mại, hoặc tiêu chuẩn hóa hoặc linh
hoạt và tùy chọn trên các chỉ số hoặc cổ phiếu duy nhất. Giao dịch diễn ra trên ba
giao lưu quốc tế liên kết, các Thị trường chứng khoán Stockholm, Sở giao dịch
Copenhagen, Và Oslo.
Sự hợp tác giữa EDX London và NasdaqOMX đã được chấm dứt vào tháng
Mười năm 2009.
12
Giao dịch diễn ra trên Sola sàn giao dịch. Ngành nghề giải quyết bằng cách
sử dụng CC&G Clearing công nghệ và được thông qua LCH.Clearnet. Hiện có
khoảng 150 hợp đồng có sẵn để giao dịch trên EDX London.
2.5. Công nghệ sử dụng của LSE
Sàn giao dịch hiện tại của LSE, trên Microsoft Net frammeword, được phát
triển bởi Microsoft và Accenture. Theo Microsoft tuyên bố phần mềm của LSE là

một ví dụ về sự vượt trội của Window so với Linux. Đối với Microsoft, phần mềm
LSE là một sự kết hợp tốt trong việc hiển thị giá tốc độ cao và không có vấn đề lớn
nào phát sinh.
Tuy nhiên, sau thời gian gặp khó khăn do không thể mở rộng và không đáng
tin cậy, LSE đã công bố kế hoạch thay đổi hệ thống phần mềm của Microsoft bằng
hệ thống phần mềm chạy trên nền của Linux.
Tháng 10/2010, LSE đã thông báo Linux mới dựa trên hệ thống giao dịch có
tên là Thiên niên kỷ Exchange, đã phá vỡ kỷ lục thế giới về tốc độ thương mại, với
126 lần giao dịch/micro giây. Hệ thống được phát triển bởi cong ty IT Thiên niên
kỷ, một công ty IT mà LSE đã mua trong năm 2009.
Trong tháng 2/2011, LSE đã hoàn thành việc chuyển đổi sang Linux. Giám
đốc điều hành LSE Xavier Rolet nhấn mạnh rằng việc trao đổi, một khi độc quyền,
sẽ cung cấp tốc độ kỷ lục, kinh doanh ổn định để chống lại sự suy giảm về thị
trường, chiếm ưu thế của mình bằng điện tử so với các đối thủ mạnh khác.
2.6. Giờ hoạt động
Bình thường các phiên giao dịch là 8:00 – 16:30 mỗi ngày trong tuần, trừ thứ
Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ tuyên bố của Sở giao dịch. Lịch trình chi tiết như sau:
Báo cáo thương mại 7:15 – 7:50
Phiên mở cửa 7:50 – 8:00
13
Giao dịch liên tục 8:00 – 16:20
VWAP 16:20 – 16:30
Phiên đóng cửa 16:30 – 16:35
Bảo trì trật tự: 16:35 – 17:00
Báo cáo thương mại 17:00 – 17:15
Ngày nghỉ lễ bao gồm các ngày: New Year’s Day, Phục Sinh, Ngày nghỉ
xuân, Ngày Ngân hàng và Giáng Sinh.
Lưu ý thời gian của Anh là giờ GMT:0.
2.7. Điều kiện niêm yết trên LSE
2.7.1. Thị trường niêm yết chính thức

a. Điều kiện về ghi chép sổ sách
- Ít nhất 75% giao dịch kinh doanh trong 3 năm gần nhất của tổ chức xin
niêm yết phải được chứng thực bằng ghi chép doanh thu. Cơ quan Cấp phép Niêm
yết Vương quốc Anh (UKLA) sẽ xem xét rút ngắn thời gian ghi chép sổ sách trong
từng trường hợp cụ thể.
- Phải tường trình những thương vụ mua lại (acquisition) đáng chý ý trong
3 năm gần nhất.
- Hầu hết các công ty, kể cả các công ty có lĩnh vực và quy mô hoạt động
đa dạng, đều có thể niêm yết tại London nếu thỏa mãn những điều kiện niêm yết.
b. M ức vốn hóa và tỉ lệ cổ phần do công chúng nắm giữ
- Cổ phần tại thời điểm niêm yết có trị giá ít nhất 700.000.000 bảng Anh.
- Tỉ lệ cổ phần do công chúng nắm giữ ít nhất là 25%.
14
c. Tiềm năng tương lai
- Chứng minh được công ty có đủ vốn lưu động để đáp ứng nhu cầu ngắn
hạn và nhu cầu 12 tháng tiếp sau.
- Chứng minh khả năng hoạt động kinh doanh độc lập và giữ liên hệ
thường xuyên với các cổ đông quan tâm tới việc kiểm soát công ty.
- Chuẩn bị bản miêu tả chung các kế hoạch và triển vọng tương lai.
- Nếu công ty nêu rõ bằng văn bản dự định cung cấp, hoặc đã cung cấp,
một khoản lợi nhuận tùy chọn, nhà tài trợ và kế toán cần phải chuẩn bị báo cáo về
kế hoạch này.
d. Thông tin tài chính quá khứ đã được kiểm toán
- Báo cáo tài chính kiểm toán trong vòng 3 năm gần nhất và báo cáo giữa
kỳ đã công bố trong năm xin niêm yết.
- Nếu báo cáo tài chính kiểm toán năm tài khóa gần nhất được chuẩn bị 6
tháng trước thời điểm xin niêm yết, thì cần phải nộp báo cáo tài chính kiểm toán
giữa kỳ gần nhất.
e. Quản lý doanh nghiệp
- Mặc dù những quy tắc quản lý doanh nghiệp Vương quốc Anh không

được áp dụng với các công ty không thuộc Anh, song các nhà đầu tư luôn kỳ vọng
công ty niêm yết quản lý theo một tiêu chuẩn tương tự, và giải trình nếu có điểm
khác biệt. Những công ty thuộc Vương quốc Anh cần:
- Tách biệt vai trò của Chủ tịch HĐQT và TGĐ
- Trừ những công ty nhỏ (theo tiêu chuẩn FTSE 350), thì ít nhất 1/2 thành
viên HĐQT, ngoại trừ Chủ tịch, cần kiêm nhiệm vai trò giám đốc độc lập, không
tham gia điều hành. Những công ty nhỏ cần có ít nhất hai giám đốc độc lập, không
tham gia điều hành.
15
Có một ủy ban kiểm toán độc lập, một ủy ban khen thưởng và một ủy ban bổ
nhiệm.
Cung cấp bằng chứng về hệ thống kiểm soát tài chính và kế toán chuẩn hóa cao.
f. Tổ chức và các chuẩn mực kế toán
- Công ty phải được tổ chức hợp lý.
- Những chuẩn mực kế toán được chấp nhận là IFRS và các chuẩn mực
tương đương.
a.7. Những điều kiện khác
Nhà tài trợ/người chịu trách nhiệm thường xuyên khuyến nghị rằng các cổ
đông hiện tại bị cấm bán cổ phần trong một khoảng thời gian xác định kể từ thời
điểm niêm yết chính thức.
Nhà tài trợ cần phải chắc chắn, bằng những báo cáo đánh giá kỹ lưỡng, về
việc công ty xin niêm yết đã ban hành những thủ tục tuân theo những quy tắc niêm
yết và quy tắc công bố, cũng nhý ðã có sẵn những thủ tục làm cơ sở hợp lý để công
ty xin niêm yết có thể đánh giá liên tục về tình hình tài chính hiện tại cũng như
triển vọng tương lai.
2.7.2. Thị trường đầu tư thay thế (AIM)
Thị trường đầu tư thay thế là một thị trường được thiết kế đặc trưng cho các
công ty mới và đang phát triển trên toàn thế giới. Không có điều kiện về thời gian
tối thiểu cho việc ghi chép sổ sách và không có yêu cầu về tỉ lệ tối thiểu do công
chúng nắm giữ. Mấu chốt cho phép niêm yết trên AIM là việc bổ nhiệm một

chuyên gia tư vấn. Chuyên gia này sẽ hỗ trợ công ty xin niêm yết trong quá trình
nộp đơn, công bố tài liệu và liên tục tuân thủ các điều kiện niêm yết. Trên thực tế,
quy trình này tương tự với (mặc dù mềm dẻo hơn) quy trình niêm yết "thứ cấp" trên
thị trường chính.
16
TTCK London đã giới thiệu một quy trình cấp phép nhanh cho những công
ty đã được niêm yết trên một thị trường nước ngoài cụ thể và muốn niêm yết trên
AIM.
2.8. Các Chỉ số của thị trường
- Chỉ số FT-30: là chỉ số giá của 30 cổ phiếu công nghiệp hàng đầu của thị
trường chứng khoán London. Chỉ số này được công bố từng giờ một kể từ 10 giờ
sáng đến 3 giờ chiều và vào lúc đóng cửa sở giao dịch chứng khoán London. Thời
gian gốc là năm 1935 với trị giá gốc là 100.
- Chỉ số FT-100: là chỉ số giá của 100 cổ phiếu hàng đầu tại Sở giao dịch
chứng khoán London. Ngày gốc là 3/1/1984 với trị giá gốc là 1.000.
2.9. Các doanh nghiệp nổi bật trên sàn chứng khoán London
Sau đây là 9 đơn vị có vốn hóa thị trường hàng đầu của Thị trường chứng
khoán London.
Thứ tự
Công ty
Loại hình doanh nghiệp
Giá trị vốn hóa
(triệu Bảng)
(from stock exchange listing)
1
Royal Dutch Shell
Năng lượng (Oil/Gas)
133,994
2
HSBC

Tài chính (bank)
123,198
3
BP
Năng lượng (Oil/Gas)
93,479
4
Vodafone Group
Viễn thông (mobile)
91,359
5
GlaxoSmithKline
Dược phẩm (inc. research)
60,069
6
BHP Billiton
[3]
Khai thác mỏ
52,549
7
Rio Tinto Group [ 4 ]
Khai thác mỏ
48,705
8
British American
Tobacco
Thuốc lá
45,577
9
AstraZeneca

Dược phẩm (inc. research)
41,664
17
3. Các công ty Việt Nam với định hướng đã lên sàn London
3.1. Hoàng Anh Gia Lai với định hướng niêm yết trên TTCK Anh
Vào ngày 22/11/2010, Hoàng Anh Gia Lai công bố kế hoạch dự kiến niêm
yết trên sàn giao dịch chứng khoán London.
Trong kế hoạch niêm yết tại London, Hoàng Anh Gia Lai dự kiến phát hành
19 triệu cổ phiếu mới, với mức giá 72.000 đồng/cổ phiếu. Đợt phát hành này sẽ
đem về cho công ty số tiền khoảng 70 triệu USD, áp dụng tỷ giá USD liên ngân
hàng hiện tại.
Hoàng Anh Gia Lai đã chọn một ngân hàng đầu tư quy mô nhỏ của Ấn Độ
có tên Elara Capital để thực hiện việc niêm yết chứng chỉ lưu ký toàn cầu (GDR).
Giá đóng cửa của cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai vào ngày thứ Sáu tuần trước là
77.000 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị vốn hóa thị trường 1,2 tỷ USD.
Trao đổi với phóng viên của Financial Times, ông Võ Trường Sơn, Phó tổng
giám đốc của Hoàng Anh Gia Lai, cho biết, kế hoạch niêm yết tại London của
Công ty đã được cơ quan chức năng Việt Nam đồng ý và các thủ tục đã được hoàn
tất.
Nguồn tin thân cận tiết lộ với Financial Times, kế hoạch niêm yết của Hoàng
Anh Gia Lai đã nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư tổ chức của Anh và
Mỹ. Tuy nhiên, nguồn tin này cũng cho rằng, đợt phát hành trên có thể bị trì hoãn
tới đầu năm 2011 nếu các thủ tục không được hoàn thành sớm.
Financial Times nhận định, việc doanh nghiệp Việt Nam niêm yết ở thị
trường nước ngoài có thể sẽ đem đến động lực mới cho thị trường chứng khoán
Việt Nam. Nhiều công ty niêm yết lớn của Việt Nam như Vinamilk hay
PetroVietnam cũng có kế hoạch niêm yết ở thị trường Singapore nhưng vẫn chưa
thực hiện được.
18
3.2. Vina Capital đã chính thức niêm yết trên LSE

Ngày 08/07/2007, Tập đoàn VinaCapital thông báo, Quỹ Vietnam
Infrastructure Limited (Quỹ Cơ sở Hạ tầng Việt Nam) đã chính thức giao dịch tại
thị trường chứng khoán London, với mã giao dịch VNI.
Vietnam Infrastructure Limited là một dạng quỹ đóng, vốn đầu tư ban đầu
402 triệu USD (tương đương 402 triệu cổ phần). Đây là quỹ công chúng đầu tiên có
hoạt động đầu tư chuyên sâu về các dự án cơ sở hạ tầng thuộc các ngành kinh tế
chiến lược như năng lượng, giao thông, nước và viễn thông, những lĩnh vực hiện
đang phát triển rất nhanh chóng tại Việt Nam.
Công ty VinaCapital Investment Management Ltd. - đơn vị trực thuộc Tập
đoàn VinaCapital sẽ trực tiếp quản lý VNI.
Ông Don Lam, Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital cho biết: “Sự quan
tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư đối với Quỹ VNI (lượng đăng ký mua gấp 4 lần
kế hoạch ban đầu - PV) đã nói lên nhu cầu đầu tư mạnh mẽ vào các dự án cơ sở hạ
tầng và sự tin tưởng vào các thành tích nổi bật của các quỹ đang đầu tư vào Việt
Nam do VinaCapital quản lý”.
Ông William Lean - Giám đốc Điều hành Công ty VinaCapital Investment
Management Ltd., cho biết: “Từ nay đến năm 2020, để phát triển cơ sở hạ tầng một
cách đồng bộ và hiện đại, Việt Nam sẽ cần ít nhất 140 tỷ đô la Mỹ. Với việc thành
lập VNI, VinaCapital sẽ chú trọng vào các dự án hàng đầu trong lĩnh vực này”.
Hiện tại VinaCapital đang nghiên cứu nhiều dự án liên quan đến đường cao tốc,
cầu, sân bay, nhà máy điện, viễn thông
19
KẾT LUẬN
Bài tiểu luận trên chỉ rà những nét sơ lược nhất về thị trường chứng khoán
London, thực sự đây là đây là thị trường hoạt động được điều hành rất bài bản với
hệ thống giao dịch điện tử hiện đại, các quy định về niêm yết và công bố thông tin
chặt chẽ và rõ ràng.
Trái với thị trường Mỹ, thị trường chứng khoán London dường như kém sôi
động hơn do thị trường chứng London không khuyến khích các nhà đầu cơ mà là
nơi tập trung của các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

So với thị trường Mỹ, mỗi thị trường có ưu và khuyết điểm riêng, tuy nhiên
nếu Việt Nam đặt trọng tâm vào việc ổn định thị trường thì Phương thức hoạt động
của Thị trường chứng khoán London rất đáng học tập.
20
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Thị trường tài chính Anh và thị trường chứng khoán Anh 2
1.1. Thị trường tài chính 2
1.2. Thị trường chứng khoán 3
2.Sở giao dịch chứng khoán LONDON 4
2.1.Thông tin chung về Sở giao dịch chứng khoán LonDon 4
2.2.Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch chứng khoán LONDON 4
2.2.1. Quá trình hình thành Sở giao dịch 4
2.2.2. Quá trình phát triển của Sở giao dịch 6
2.3.Thương vụ mua bán/sáp nhập Sở giao dịch 7
2.3.1. Chống lại thương vụ thâu tóm của NASDAQ 7
2.3.2. Đề nghị sáp nhập với tập đoàn TMX 8
2.4.Sản phẩm và dịch vụ 9
2.4.1.Thị trường vốn chủ sở hữu 9
2.4.2.Thương mại dịch vụ 10
2.4.3.Dịch vụ thông tin 10
2.4.4.Các dẫn xuất 10
2.5.Công nghệ sử dụng của LSE 11
2.6.Giờ hoạt động 11
2.7.Điều kiện niêm yết trên LSE 12
2.7.1. Thị trường niêm yết chính thức 12
2.7.2. Thị trường đầu tư thay thế (AIM) 14
2.8.Các Chỉ số của thị trường 15
2.9.Các doanh nghiệp nổi bật trên sàn chứng khoán London 15

21
3.Các công ty Việt Nam với định hướng đã lên sàn London 16
3.1.Hoàng Anh Gia Lai với định hướng niêm yết trên TTCK Anh 16
3.2.Vina Capital đã chính thức niêm yết trên LSE 17
KẾT LUẬN 18

×