Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

VIÊM TỦY CẤP pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.96 KB, 10 trang )

VIÊM TỦY CẤP
Mục tiêu:
— Nắm được đặc điểm giải phẫu, chức năng của tủy sống.
— Biểu hiện lâm sàng của viêm tuỷ ngang cấp.
— Biết cơ sở chẩn đoán định khu tổn thương viêm tuỷ ngang .
— Chẩn đoán được một số thể bệnh viêm tuỷ thường gặp.
— Nắm được nguyên tắc điều trị viêm tuỷ ngang cấp.
1. Đại cương
1.1. Thuật ngữ
Viêm tuỷ cấp bao gồm nhữngtổn thương cấptính ở tuỷ sống, có thể tổn thương
chất trắng hay chất xám củatuỷ sống hoặc toàn bộ ở một đoạn tuỷ hayvài đoạn kế
cận nhau. Thuật ngữ chuyênbiệt khác được sử dụng để chỉ rachínhxác hơnsự
phân bố của quá trìnhviêm:
— Tổn thương giớihạn ở chất xám làviêm tuỷ xám (poliomyelitis).
— Tổn thương ở chất trắng là viêmtuỷ trắng (leucomyelitis).
— Toàn bộ khuvực cắt ngang của tuỷ đều bị tổn thươngđược gọi là viêm tuỷ
ngang (myelitistransversa).
— Tổn thương ở nhiều nơi và lan rộngquáphạm vichiều dài của tủylà viêm tuỷ
rải rác(difuse hoặc disseminated).
— Thuật ngữ Meningomyelitis là sự phối hợpcủa viêm màngtuỷ và tuỷ sống.
— Tổn thương phối hợpviêm tuỷ sống với viêm dây thần kinhthị giác, gọi làviêm
tuỷ thị thần kinh(Opticomyelitis).
— Các dạng bệnh lý viêm tuỷ cấp còn có thể phối hợp một số ổ viêm đồng thời có ở
tuỷ sống và ở trong não, gọilà viêm não tuỷ cấp tính (Encephalomyelitisacute).
— Cóthể phốihợp viêm tuỷ với viêmdây thầnkinh tuỷ sống (Myeloradiculiis).
— Một dạng viêm tuỷ đặc biệtkhác như viêmtuỷ leo (liệt leo Landry).
1.2. Nguyên nhân
Viêm tuỷ cấp bao gồm nhữngtổn thương cấptính ở tuỷ sống, có thể là tiên phát
hoặc thứ phát,do virushoặc vikhuẩngây nên.
— Nhiễm khuẩn:
+ Tiênphát: virusdại, poliovirus,ARBO-virus.


+ Thứ phát: do virus(bạch hầu, cúm,sởi), vi khuẩn (lị, phế cầu,tụ cầu, liêncầu),
hoặc do các bệnhnhiễm trùng phứctạp khác như trực khuẩngiang mai, thương
hàn, lỵ và cácloại nhiễmkhuẩn huyết khác gây nên.
— Nhiễm độc: arsen, chì, thuỷ ngânvà các kimloại nặngkhác. (còngặp viêmtuỷ
do biến chứngcủa Lupus banđỏ hệ thống,chiếm khoảng 3,2%,hay gặp đoạntuỷ
cổ-50%, tỉ lệ KTKN + thấp hơn -40%).
1.3. Một số đặc điểm chính về giải phẫu chức năng của tủy sống
Xét về phương diệnchức năng, tủy sống vừa là một cơ quancó chức năngriêng
biệt, vừa là một đường dẫntruyền. Nhờ bộ máy khoang đoạn tủy sống(chất xám,
rễ sau cảm giác đi vào sừng sau,rễ trước vận động từ sừngtrước ra) vànhờ có các
bó liênhợp (chất trắng) mà tủy sống có thể hoạtđộng độc lập không có sự can
thiệp của não bộ, đồng thời thiết lập được mối liênhệ giữa các tầngtủy sống với
nhau.
— Sự chi phốivận động theo khoanhđoạn tủy:
+ Khoanhtủy cổ C1 - C4 chi phối vậnđộng các cơ cổ gáy.
+ C5 - C8;D1 -D2 chi phối thầnkinh cơ chi trên (C5- D1: phình tủycổ).
+ D3 - D12chi phối thần kinh hệ cơ thân.
+ L1- L5 và S1 - S2 chi phối thần kinh cơ chi dưới (L1- S2 tươngứng với phình
thắt lưng).
+ S3 - S5chi phốithần kinh cơ đái chậu (trungkhu Budge).
— Mỏm gai củathânđốt sốnglà mốcduy nhất ở bên ngoài để xác địnhmối liên
quan giữa đốtsống vànơi đi ra của rễ thầnkinh. Định luật Chipault cho phép xác
định mối liênquan giữa mỏm gai vớirễ thần kinh.
+ Mỏm gai cổ tương ứng với rễ cổ cộng thêm1.
+ Mỏm gai D1 - D6tươngứngvới các rễ thần kinh lưng cộng2.
+ Mỏm gai D7 - D10tươngứng vớicác rễ thần kinh lưng cộng 3.
+ Mỏm gai D12 tươngứng với các rễ thầnkinhthắt lưng2,3, 4, 5.
+ Mỏm gai D12 -L1 tương ứng với cácrễ thần kinhcùng vàthần kinhcụt.
1.4. Đặc điểm tổn thương
Hình ảnhtổn thương bệnh lý theoquá trìnhtiến triển bệnh gồm3 giai đoạn:

— Nhũntủy đỏ: là giai đoạn bắt đầu của viêm, biểu hiện sunghuyết phù nề tủy,
giãn mạch, xuất huyếtnhỏ, những tế bào thần kinh bị tổn thươngtan nhân tạo
khôngbào, vỡ tế bào, các sợi trục bị hủy myelin. Về mặt điều trị chỉ có thể làm tủy
hồi phục ở giaiđoạn nhũn tủyđỏ.
— Nhũntủy trắng: các tế bào và tổ chức thầnkinh bị hoại tử, tế bào thần kinh bị
phá vỡ hàng loạt, sợi trục bị phá hủy.
— Xơ hoá: tổ chức thần kinhbị hoại tử đượcthay bằng tổ chức xơ, xenkẽ các tế
bào thần kinh đệm.Đây là sự sẹo hóa chỗ tủy bị tổn thương.
2. Viêm tủy ngang cấp
Viêm tủyngang cấp (VTNC) làthể lâm sàngthường gặp nhất của viêm tủy cấp.
Trong thực tế lâmsàng thườnghaygặpviêmtủyngangở đoạn tủyphình thắt lưng,
đoạn tủy ngực, rất ítkhi gặp ở đoạn tủy cổ.
Nguyên nhânchủ yếu tiên phátdo virushoặc thứ phát sau cúm, sởi
2.1. Lâm sàng
2.1.1. Hội chứng nhiễm khuẩn
Bệnhthường khởi phát cấp tính bằng hộichứng nhiễm khuẩn, sốt ở mức độ khác
nhau tuy nhiên cũng cótrường hợp khôngsốt rõ; kèm theo đau cácdây thầnkinh
ở khu vực bị viêm, đau lan trong khoanhđoạn da docác khoanhtủyđó chi phối.;
sau mộtvài ngàyxuất hiện triệu chứngthần kinh khutrú.
Cũng cótrườnghợp khởiphát bằnghội chứng nhiễm khuẩn ở các cơ quankhác
như viêm phổi không điển hình, hay xuất hiện ở bệnh nhân đang mắccác bệnh
truyền nhiễm khác (viêm gan, quai bị, sởi), hoặccác bệnh khác như luputbanđỏ
hệ thống.
Bệnhcó thể tiến triển vài giờ hoặc xuất hiện sau mộttuần.
2.1.2. Hội chứng thần kinh khu trú
Tổn thương cắt ngang tủy sốngdo những nguyên nhân cấp tính như viêm tủy cấp
có hai giaiđoạn tiến triển. Tuỳ theo khu vực tủy bị tổn thươngmàcó những triệu
chứng thần kinhtương ứng,dấu hiệu lâm sàngđiển hình của một tổnthương cắt
ngang tủy sống như sau:
— Giai đoạn choáng tủy xảy rangay tức khắc, biểu hiện mấtchứcnăng của các

đoạn tủy sốngbên dưới mứctổn thương và sự giảiphóngcủacác khoanh tủykhỏi
sự kiểmsoát ở phía trên.Ví dụ tổn thương ở đoạn tủy lưng:
+ Liệtcác chi dưới, thànhbụng, phầndưới của thânmột cách toàn bộ, đồng đềuvà
giảm trương lực cơ.
+ Mấtcác phản xạ gân xương,phảnxạ davàniêm mạc.
+ Mấttất cả các loạicảm giác nông, sâu vànội tạng dưới mức tổnthương. Giới hạn
trên tổnthươngchức năng cảm giác bình thường, đôi khicómột dải tăng cảmngay
trên vùngtổnthương.
+ Liệtvà mất cảm giác cơ vònggây bí đái hoặc đái khôngkìm được.
+ Rối loạn thầnkinh thựcvật biểu hiện bằng rối loạn vận mạch, rối loạn bài tiết mồ
hôi, rối loạn phản xạ dựng lông. Rối loạn quantrọngnhất về dinh dưỡng làteo cơ,
phù và loét nhanh.
Tất cả các triệu chứngtrên chứngtỏ tính chấtcủa một liệt mềm, làhậu quả của giai
đoạn sốctủy nặng nề. Giai đoạn shock tủy biểu hiện sự giải phóngđột ngộttủy
sống khỏi sự kiểm soátở cao theo hướngkìm hãm được duytrì bởicác bó vỏ-gai
và dưới gai. Hết giai đoạn sốc tủy, phản xạ của tủy dướimứctổn thương sẽ hồi
phục.
— Giai đoạn tự động tủybiểu hiện bằng sự trở lại của mộtvài hoạtđộng phản xạ
tự động tủy; các phản xạ này bình thường bị ức chế, sẽ xuất hiện khi bó thápbị tổn
thương;xuất hiện muộntừ tuần thứ 4 - 6 vàcó thể tiếp diễntrong4 - 6 tháng.
+ Sự xuất hiện trở lại của phảnxạ da gan chân: từ tuần thứ 3,khi kích thích gan
bàn chân gây duỗi ngón cái(dấu hiệu Babinski).Ngoàira kích thích da ganchân ở
xa bàn chân hoặc sờ mó cẳngchân hayđùi đôi khi cũnggây dấu hiệunày.
+ Sự trở lại của hoạtđộng vậnđộng tự độngvà phảnxạ: trái ngược với sự mất
hoàn toàn vậnđộng chủ động.Kíchthích mu bàn chân,gấp cácngónchângây ra
hoặc hiện tượng3 co hoặc mộtphản xạ duỗi đối bên nhưngít thấy hơn.Tathấy
vùng sinh phản xạ lan dần từ ngọn chi đếngốc chi.
+ Nhữngphản xạ gân xương trở nên nhậylan tỏa và đa động.
+ Trươnglực cơ thay đổi muộnhơn, ưu thế rõ hơn ở các cơ gấp, vì vậy sự co cứng
có thể cố định các chi ở tư thế 3 co.

+ Cơ vòng rối loạn kiểu trungương.
2.2. Xét nghiệm
— Dịch nãotủy: nhiều trườnghợp khôngthayđổi đáng kể, một số cóbiểuhiện
tăng albumin,bạch cầu.
— Máu:có thể tăng tốc độ máu lắng,thay đổi công thức bạch cầu, cấy dịchnão tủy
và cấy máu ít thấy phân lậpđược vi khuẩn.
— Chẩn đoán huyết thanhđặc hiệu cũngít trường hợp xác định đượcrõ loại virus
gây bệnh.
— Chụpcộnghưởng từ tủy sống(MRI):Chụpcộng hưởng từ tủy sốnglà một
phươngphápchẩn đoán an toàn, chínhxác được nhiều bệnh lýở tủy sống.Qua
thămdò chothấy 70%bệnhnhân viêmtủy ngang cóhình ảnhbấtthường trên
phim chụp cộng hưởngtừ, biểu hiện bằngtăng tín hiệu T2 ở vùngtủy tổn thương
và tăngkhẩu kính của tủy. Nhưng không thấy có sự tương quangiữa triệu chứng
tổn thươngthần kinhvà hìnhảnh biến đổi của tủy sốngtrên phim chụp cộng
hưởngtừ.
2.3. Chẩn đoán
2.3.1. Chẩn đoán xác định
— Chẩn đoán viêm tủy ngangcấpcơ bảndựavào lâm sàng.
— Chẩn đoán định khu căn cứ vào rối loạn vận động vàcảm giác.
— Chẩn đoán xác địnhdựa vào hình ảnh chụp cộnghưởng từ tuỷ sống.
2.3.2. Chẩn đoán phân biệt
Tronggiai đoạnliệt mềm, cầnlưu ý đến chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý liệt
hai chi dưới ngoại vinhư bại liệt, viêmđa rễ dây thầnkinh, viêm đa dây thần kinh.
Triệu chứng quan trọng là trong cácbệnh trên khôngcó rối loạn cơ vòng, teo cơ
sớm và nhanh.
— Rối loạn tuần hoàn tủy:
Có trường hợp viêm tủy cấpkhởi phátđột ngộtbằng liệthai chân, rối loạn cảm
giác và rối loạncơ vòng kiểu viêmtủy đột qụy, vì vậy cần chẩnđoán phânbiệt với
tắc động mạch tủy sống.
+ Rối loạn tuần hoàntủy không cósốt, khởi phát đột ngột bằng cáctriệuchứng

thần kinh tươngứng vớiđoạntủy màđộng mạch đó nuôi dưỡng.
+ Bệnhthường xảy raở người huyết áp cao,vữa xơ động mạch, chấnthương,chụp
độngmạch …
+ Bệnhcảnhlâm sàng điển hình là khởi phát cấp tínhvớibiểu hiện liệt, mất phản
xạ,giai đoạn sốctủy sẽ hết sau một vài ngày và tiếntriển thành liệtkèm theo phản
xạ gânxươngnhậy,phản xạ daganchân đảo ngược.Rối loạncảm giác kiểu phânly:
mấtcảm giác đau và nhiệt nhưng còn cảm giác sâu và cảmgiác tư thế (vì cột sau
được nuôi dưỡng bởi động mạch tủy sốngsau).
— U tủy:
+ Thể viêm tủy giả u, triệu chứng thần kinh tiến triển nặng dần lên, nhưng trongu
tủy tiến triển chậm hơn.
+ Đau làbệnhcảnh nổi bật, bệnh khởi phát bất thường ở nhiều bệnh nhân vớicác
triệuchứng của một tổn thương ngoại tủy như đaurễ, đaukhutrú ở lưng hoặc đau
lan tỏaở mộtchi với đặc tínhđau tăng lên khiho hoặc kéocăng rễ.
+ Rối loạn vận động có thể xảy ra, liệtcứng sớm,loét muộnhơn và nhẹ hơn.
+ Có nghẽn tắclưu thôngdịch não tủy,xét nghiệm dịch nãotủy có phân ly albumin
- tế bào.
+ Chụptủy cản quang thấy vị trí tủybị chèn ép.
— Giang mai tủy sống:
+ Tổn thương chủ yếu ở cộtsau tủy sống(haygặp là tổn thương bóGoll) và các rễ
sau vùng tủythắt lưng- cùng.
+ Triệuchứng lâm sàng:
. Rối loạn cảm giác chủ quan:đau làtriệu chứng điển hình củabệnh, tính chất của
đau rấtđặcbiệt (bệnhnhânđau ở một vùng như kimnhọn châm chíchhoặc như
điện giật), cơnđau xuất hiện tự nhiên hay do kích thích.
. Rối loạn cảm giác khách quan chủ yếu ở hai chi dưới, mất cảm giác sâu, khikhông
có ánh sáng bệnh nhânkhôngthể đi lại được.
. Giảmtrươnglực cơ và mất phản xạ gân xương (do tổn thương rễ sau của cung
phản xạ khoanhtủy), rối loạn thần kinhthực vật.
. Thay đổi dịchnão tủy: tế bào tăng, proteintăng (chủ yếu là globulin).

— Xơ não - tủy rải rác:
+ Thuộcbệnhthoái hóamyelin, tổn thương biểu hiệnrải rácở tủysống, ở tiểu não,
các dây thầnkinh sọ não, bệnhtiến triển từngđợt.
+ Bảng lâm sàng rất đa dạng,thường phối hợp các hội chứng: hội chứng tháp, hội
chứng tiểu não, rối loạn cảm giác, rối loạn mắt và tiền đình.
+ Cầnphân biệt là các trường hợp tổn thươngbệnh lý khu trú ở tủy sống. Bệnh
thường xuất hiện ở tuổi thanhniênvà trungniên, diễn biếncó tínhchất tuần tiến,
có thể cả trong quá trìnhbệnhchỉ có triệu chứng liệthai chi dưới.
— Ngoài ra còn phân biệt với:
+ Chấn thươngtủy sống.
+ Các bệnh lý của cộtsống gây chèn ép tủy.
2.4. Tiến triển và tiên lượng
— Đa số các bệnh nhân viêm tủy đều được hồi phụcmột phần chức năng thần kinh
bị tổn thương,quá trình hồi phục cóthể kéo dài từ 6 tháng tới 1 năm.Khoảng1/3
số bệnh nhânđể lạidi chứng ở các mức độ khác nhau: từ rối loạn chứcnăng mức
độ nhẹ, vừa như khó khăn khi vận động,đại tiểu tiện không chủ động; mức độ
nặng khibệnh nhânphải di chuyểntrên xe lăn và sinhhoạt hàng ngày phải phụ
thuộcvào người giúpđỡ.
— Nếu điềutrị sớm,chăm sóc hộ lý tốt, bệnh sẽ hồi phục. Sự hồi phụcđầu tiên là
vận động (làmthuyên giảm độ liệt), rồi đến chức năng cơ vòng, cuốicùng là cảm
giác.
— Cónhiều yếu tố chi phối đếntiên lượngcủa bệnh nhânviêm tủy cấp, nhưng
thường là mộtbệnhnhân códấu hiệu và triệu chứng khởi phát nhanhthìtiên
lượng xấu hơnbệnhnhân khởi phátchậm.
2.5. Điều trị
— Mục đích của điều trị là phục hồi lại nhữngrối loạn chức năng thần kinhtrong
viêm tủycấp, làm thuyên giảm các triệuchứng vàcó chiến lược dự phòng các biến
chứng.
— Corticosteroidđường tiêm được dùng ngay từ khicó triệu chứng khởi phát
hoặc được chẩn đoán. Các thuốcthườngđượcdùng như methylprednisolone hoặc

dexamethasone:có thể dùngliều cao, đường tĩnh mạch trong 3 -5 ngày đầu,sau
đó tùy thuộc vào mức độ tổn thươngtrên phimchụp cộng hưởng từ tủy sống mà
điều chỉnh liều.
— Phục hồi tổn thương thầnkinh bằng cácthuốc tăng cường tái tạobaomyelin
như nucleoCMP, tăng cường dẫn truyền thần kinh bằng các hoạt chất galantamin
như nivalin, paralysvà vitamin nhóm Btổng hợp liềucao.
— Các phương phápđiều trị hỗ trợ cho từng nhóm triệu chứngnhư suy hôhấp, rối
loạnchức năngcơ vòng bàngquang trựctràngvà đau.
+ Suy hô hấpthường xảy ra ở một số bệnh nhân viêm tủy cổ, có thể phải can thiệp
bằngphươngpháp hỗ trợ hô hấp như đặt ống nội khí quản hoặc có sự can thiệp
của hồisức tíchcực tùy theo mức độ suy hô hấp.
+ Rối loạn chứcnăng bàng quang,trực tràng(có thể là tiểu dầm hoặcbí đại tiểu
tiện hayrối loạn hỗn hợp):mỗi loại có mộtcách chăm sóc riệng biệt.
+ Điều trị triệu chứngđau: thời gianđau kéo dài phụ thuộcvào mứcđộ tổn thương
và các biếnchứng, có thể đau cấp tínhhoặc mạn tính.
. Đau cấp sử dụng các thuốc giảm đauNSAID như aspirin, ibuprofen, naproxen
. Một số ít bệnh nhân phải chịu đựng nhữngcơn đauquá sức chịu đựng doco thắt
cơ và thườnglà đaumạn tính,phải sử dụng đến những thuốc chống co giậtnhư
gabapentin(neurontin),pregabalin(lyrica),carbamazepin (tegretol)hoặc thuốc
chống trầm cảm.
— Phòng, chống biếnchứng viêm tắc tĩnhmạch sâu bằng tập vậnđộng, thayđổi tư
thế và dùng thuốc chống đôngliều nhỏ.
— Bệnhnhâncó thể bị sốc khibiết mình bị viêm tủy, vì vậy trong một số trường
hợp phải sử dụng các thuốc chống trầmcảm.
3. Viêm tủy leo cấp (Hội chứng Landry)
Viêm tủyleo cấp cóđặc điểm lâm sàng là khởi phát giốngviêm tủy ngangcấp,
nhưng tiến triển nhanhchóng(hàng ngày, hàng giờ) lan dần từ thấp lên cao và có
thể tổn thương lênhành não, gây tử vong nhanhdosuy hô hấp và trụy tim mạch,
tiên lượng dèdặt, tỷ lệ tử vongcao.
3.1. Lâm sàng

— Khởiphátthường tổn thương ở tủy lưng, với biểu hiện liệt mềmhai chi dưới,
trong vòngmộtvài ngày liệtlên hai chitrên. Bệnh nhân trở thành liệt mềm tứ chi,
có thể thấy phảnxạ bệnh lý bó tháp ở hai chi dưới.
+ Mứcđộ mất cảm giáccũng landần từ chân lên bụng, ngực, lên chi trênvà lên cổ.
+ Rối loạn cơ vòng kiểu trungương, lúcđầuthường là bí đại,tiểutiện sau đái dầm
ngắt quãng.
+ Khi tổn thươnghai bên tủy không đồng đều, bên này nặnghơnbên kiahoặc sớm
hơnbên kia, sẽ tạo nên hội chứng kiểu Brown-Sequard.
— Sauđó bệnh tiếp tụctiến triển, bệnh nhân đau ở cổ, gáy rồiliệt cáccơ ở cổ, tổn
thương dâythần kinhhoành (biểu hiện: khó thở), tổn thương nhân dây thần kinh
IX, X, XII(biểu hiện:nói khó,nghẹn, sặc, mấtphản xạ họng -hầu, liệt vận động
lưỡi), cuối cùngrối loạn nhịptim vàbệnh nhân tử vong do trụy timmạch.
+ Mứcđộ liệt và rối loạn cảm giác lúcđầu càng nặng thì tiến triển càng nhanh,tiên
lượng càng xấu, bệnh nhân có thể chết trongvài ngày. Nhữngtrườnghợp nhẹ, mức
độ tổn thương khôngnặng, được cứu chữa kịp thời,bệnh nhân khôngtử vong, sau
10 - 15 ngày bắt đầu triệu chứng hồi phục mộtphần.
+ Đa số để lại di chứng,thườngđể lại di chứng bại hoặcliệt cứng hai chi dưới, chi
trên có thể phục hồi tốt hơn, có thể còn di chứngliệthai chi dưới kiểu trungương
kết hợp bại hai chi trên hoặc một chi trên kiểu ngoại vi dotổn thươngở phình cổ
(biểu hiện liệt mềm,teo cơ, mất phản xạ gân xương), hiếmgặp liệt ngoại viở hai
chi dưới(tổn thương phình thắt lưng).
+ Rối loạn cơ vòng cóthể được phụchồi, bệnhnhân đại,tiểu tiện chủ động được.
Rất hiếm trường hợp hồi phục hoàn toànkhông để lại di chứng gì.
3.2. Điều trị
Điều trị như viêm tủy ngang cấp, chú ý cần phát hiện sớmthể bệnhnày. Khi có khó
thở thì phải hỗ trợ hô hấp kịp thời, hồi sứctích cực cho bệnhnhân.
4. Viêm tủy thị thần kinh (Hội chứng Devic)
— Làmột thể đặc biệtcủa viêm tủyngang cấp, biểuhiện của viêmkết hợpdây
thần kinh thị giác với viêm tủy ngang. Thể bệnh nàyvề lâm sàng, phát triển và điều
trị tương tự như viêmtủy ngangcấp.

— Tổn thương đặc hiệu là thoái hóa bao myelincủa sợi thần kinh,gặp ở dây thần
kinh thị giác mà chủ yếu ở giao thoathị giác.
— Tổn thương bấtcứ nơi nào của tủy sống, phổ biến nhấtlà tủy sốngngực.
4.1. Lâm sàng
Khởi phát tương đối độtngột,triệuchứng giảm thị lực và liệt hai chi dưới có thể
cùng xuất hiện, hoặc triệu chứng thị giác xuất hiện trước chừng vàingày hayvài
tuần.
Rối loạn thị giác được biểu hiện bằng tự nhiên giảm thị lực ở một haycả hai mắt,
thường có ám điểm trungtâm và thuhẹp thị trường, gai thị có hiện tượngphù
viêm, giảm thị lực từ nhẹ tới mù hẳn với tốc độ tương đối nhanh.
Sau một đếnhai ngàyhoặc mộttuầncó triệuchứng cắt ngangtủy sống,có triệu
chứng rối loạn vậnđộng và rối loạncảm giác kiểuđường dẫntruyền, rối loạncơ
vòng.
Có thể có triệu chứng về não: đau đầu, rối loạn ý thức nhẹ, cóthể có co giật kiểu
độngkinh, có khilà động kinh tủy sống (co cứng haichi dưới, đauđớn).
4.2. Xét nghiệm
Dịch não tủy: đasố là trong giới hạn bình thường, số ít có tăngalbuminnhẹ.
4.3. Tiến triển
Kết quả điều trị tương đối khả quan, sự phục hồi trước tiên là dây thần kinhthị
giác dưới tácdụng củacorticoid. Mộtsố để lại dichứnggiảm thị lực, teo gai thị.
5. Một số thể viêm tủy cấp khác
5.1. Viêm tuỷ cấp một phần
— Tổn thương khôngcắt nganghoàn toàn tủy sống, dovậytriệu chứnglâmsàng
biểuhiện mất một phần đường dẫn truyềncủa tủy sống.
— Nếu tổnthương ngang1/2 tủy sốngsẽ gây hội chứng Brown- Sequard. Tổn
thương mépxám trước ở vùng phìnhcổ sẽ cóbiểuhiện phân ly cảm giác (mất cảm
giác đauvà cảm giác nóng — lạnh, còn xúc giác và cảm giác sâu), khutrú ở hai tay
và nửa trênngực hìnhcánh bướm.
5.2. Viêm sừng trước tuỷ cấp tính
Virusxâm nhập chủ yếu vào đầu sừng trước tuỷ sống làm huỷ hoại các tế bào vận

độngcủa sừng trước. Viêm sừng trướctuỷ sống cấp tính do virusbạiliệt ở trẻ em
là một thể bệnh điển hình(lâmsàngđiển hìnhvới liệt mềm,trương lựccơ giảm và
teo cơ nhanh).
Tóm lại, viêmtủy cấp haycóthể gọi là bệnh tủy cấptính do nhiều nguyênnhân gây
nên, cónhững thể lâm sàng khác nhau. Cầnchú ý khám kỹ về thần kinh để chẩn
đoán định khu và chẩnđoán xác định bệnh. Việc điều trị cần chú ý khâu sănsóc hộ
lý phục vụ bệnh nhân.
Câu hỏi ôn tập:
1. Đặc điểm lâm sàngcủa viêm tuỷ ngang giai đoạncấp?
2. Những căn cứ để chẩn đoánđịnh khutổn thương trongviêmtuỷ ngang cấp?
3. Triệuchứng lâm sàng và thái độ sử trí của viêm tuỷ leo?
4. Nêu nguyên tắc điều trị viêm tuỷ ngang cấp?

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×