Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 1- Phần II docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.46 KB, 9 trang )

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 1
Phần II


CÁC NGUYÊN NHÂN

Phản Ứng Tự Miễn Dịch
Bệnh tiểu đường loại 1 thường là một dạng bệnh tự miễn dịch tăng dần mức
nghiêm trọng, trong đó các tế bào beta sản sinh insulin bị phá hủy từ từ bởi hệ
thống miễn dịch của chính cơ thể đó. Vẫn chưa rõ căn nguyên điều gì làm khởi
động một loại những sự kiện miễn dịch này, nhưng có chứng cứ cho rằng có liên
quan đến cả hai vấn đề về tố chất di truyền và yếu tố môi trường, chẳng hạn như
nhiễm virut.
[Nội dung ẩn, đăng nhập để xem]
Blood vessel: Mạch máu
Acinus: Chùm nang
Islets of Langerhans containing Beta cells: Cụm tế bào nội tiết tuyến tụy (đảo tụy
Langerhans) chứa các tế bào Beta.
Cụm các tế bào nội tiết (Đảo tụy Langerhans - Islets of Langerhans) chứa các tế
bào beta và được cư trú bên trong tuyến tụy. Các tế bào beta sản sinh insulin mà
chất này cần thiết cho quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.
Một số yếu tố được xem là quan trọng trong quá trình này:
• Các tế bào máu trắng được gọi là lympho bào T sản sinh những chất miễn dịch
gọi là cytokines mà chất này tấn công và dần dần phá hủy các tế bào beta của
tuyến tụy. Những chất cytokines quan trọng là interleukin-1beta, tumor necrosis
factor-alpha, vàinterferon-gamma.
• Những protein đặc trưng cũng quan trọng đối với quá trình này. Chúng bao gồm
glutamic acid decarboxylase (GAD), insulin, và các kháng nguyên tế bào đảo.
Những protein này có tác dụng như các chất tự kháng nguyên (autoantigen). Đó là,
chúng kích thích quá trình tự tấn công của các chất tự kháng thể (autoantibody) lên
các tế bào beta của chính cơ thể đó.


Sự tiến triển từ giai đoạn đầu tiên, được biết đến là tình trạng viêm đảo tụy
(insulitis – sự tấn công đảo tụy Langerhans của các tế bào lympho mà chúng tạo
ra phản ứng viêm hoặc tự miễn dịch và dẫn đến sự phá hủy của các tế bào beta
của tuyến tụy), đến bệnh tiểu đường phát triển toàn diện mất khoảng 7 năm hoặc
lâu hơn. Một cách đáng tiếc rằng, vào thời điểm bệnh nhân phát hiện có điều
không ổn và đến khám bác sĩ với các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 1, thì
khoảng 80 – 90% các tế bào beta đã bị phá hủy.
Hơn một nửa số bệnh nhân bị viêm đảo tụy sẽ không phát triển bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu đang quan tâm đặc biệt đến việc khám phá ra bất kỳ yếu tố
nào mà có thể ngăn ngừa chứng bệnh này.

Những Bất Thường Về Di Truyền
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy ít nhất 18 vị trí gen, được đánh dấu là IDDM1 -
IDDM18, những vị trí này có liên quan đến bệnh tiểu đường loại 1. Vị trí IDDM1
chứa gen HLA mà gen này mã hóa các protein được gọi là nhóm tương hợp mô
chính (major histocompatibility complex). Những gen ở vị trí này ảnh hưởng đến
phản ứng miễn dịch. Các tiến bộ mới đây trong lĩnh vực nghiên cứu về di truyền
đang xác định những thành phần di truyền của bệnh tiểu đường loại 1. Các nhiễm
sắc thể và các loại gen khác tiếp tục được nhận diện.
Tuy nhiên, tỉ lệ bị di truyền căn bệnh này chỉ vào khoảng 10% nếu một thành viên
trong gia đình (cha, mẹ, anh, chị, em, con cái) mắc bệnh tiểu đường, và ngay cả
đối với anh chị em sinh đôi, một trong hai anh chị em sinh đôi này chỉ có tỉ lệ 33%
mắc bệnh tiểu đường loại 1 nếu người kia bị mắc phải bệnh này. Trẻ em có nhiều
khả năng bị di truyền chứng bệnh này từ người cha bị bệnh tiểu đường loại 1 hơn
là từ người mẹ bị mắc phải bệnh này.
Các yếu tố di truyền không thể hoàn toàn giải thích được sự phát triển của bệnh
tiểu đường. Trong hơn 30 năm qua, một sự gia tăng quan trọng về tỉ lệ mắc phải
bệnh tiểu đường loại 1 đã được báo cáo ở một số nước Châu Âu, và tỉ lệ này hầu
như tăng gấp 3 lần ở những vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. Nếu những yếu tố di truyền
là nguyên nhân duy nhất gây ra bệnh tiểu đường loại 1, thì phải cần đến 400 năm

để các trường hợp bệnh gia tăng số lượng.

Các Loại Virut
Một số nhà nghiên cứu tin rằng một hoặc nhiều loại nhiễm trùng có thể kích thích
gây ra chứng bệnh này ở những cá nhân dễ mắc bệnh do di truyền. Các nhà nghiên
cứu đưa ra trường hợp sau đây:
• Một sự nhiễm trùng đưa vào cơ thể một loại protein của virut mà protein này
tương tự một loại protein của tế bào beta.
• Các tế bào T và các kháng thể bị đánh lừa do sự giống nhau này nên sẽ tấn công
protein của tế bào beta cũng như tấn công virut.
Trong số những virut đang được điều tra là những virut trong ruột (enteric
viruses), mà những virut này tấn công đường ruột. Coxsackieviruses thuộc gia
đình của những virut trong ruột đang được quan tâm. Những trận dịch bộc phát
virut Coxsackie, cũng như quai bị và bệnh sởi Đức (rubella) bẩm sinh, có liên
quan đến những trường hợp mắc bệnh tiểu đường loại 1.

CÁC YẾU TỐ GÂY NGUY CƠ

Khoảng 1 triệu người Hoa Kỳ mắc phải bệnh tiểu đường loại 1, với khoảng 30
ngàn các trường hợp bệnh mới được chẩn đoán mỗi năm. Tuy nhiên, bệnh tiểu
đường loại 1 ít phổ biến hơn bệnh tiểu đường loại 2, bao gồm chỉ có 5 – 10% trong
số tất cả các trường hợp bệnh tiểu đường. Thế nhưng, giống như bệnh tiểu đường
loại 2, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ em và trẻ vị thành niên đang trên đà
gia tăng trong vài thập niên qua. Các chuyên gia ước tính rằng khoảng 1 trong số
400 – 600 trẻ em và trẻ vị thành niên có bệnh tiểu đường loại 1. Mặc dù bệnh tiểu
đường loại 2 đang trên đà gia tăng ở những trẻ vị thành niên Hoa Kỳ gốc Phi Châu
và gốc Nam Mỹ, nhưng tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 1 cao nhất lại được tìm thấy
ở những thanh niên da trắng.

Các Yếu Tố Gây Nguy Cơ ở Trẻ Em

Bệnh tiểu đường loại 1 có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường xuất hiện
giữa độ tuổi trẻ sơ sinh và cuối 30, thường thấy nhất là ở trẻ em và trẻ vị thành
niên. Trẻ nam và trẻ nữ đều có khả năng mắc bệnh như nhau. Các nghiên cứu báo
cáo những điều sau đây có thể là những yếu tố gây nguy cơ phát triển bệnh tiểu
đường loại 1:
• Bị bệnh vào lúc sơ sinh.
• Những thực phẩm lúc sơ sinh. Có một số nghiên cứu đã báo cáo rằng sự tiếp xúc
sớm với sữa bò ở tuổi sơ sinh và không bú sữa mẹ sẽ làm gia tăng nguy cơ bị bệnh
tiểu đường loại 1. Tiếp xúc sớm với ngũ cốc (cereal), không phải sữa bò, cũng
được xem là đóng một vai trò trong việc tạo ra nguy cơ. Bất cứ nguy cơ nào từ
những yếu tố về chế độ ăn uống lúc sơ sinh vẫn còn ở tỉ lệ rất thấp và có khả năng
gây ảnh hưởng đến những trẻ em mà đã có sự suy yếu do di truyền về phản ứng
miễn dịch đối với các protein trong chế độ dinh dưỡng. Sữa mẹ có chứa những yếu
tố mà có thể giúp điều tiết phản ứng miễn dịch và giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường
cho những trẻ em này. Những khác biệt giữa các nước về nguy cơ mắc bệnh cũng
cho thấy rằng không phải tất cả các loại sữa bò đều giống nhau, và một vài protein
có thể tạo ra nhiều nguy cơ hơn những loại protein khác. Nói chung, vai trò của
các hợp chất được tìm thấy trong các loại thực phẩm này vẫn còn trong vòng tranh
cãi.
• Có cha hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường loại 1
• Có mẹ lớn tuổi.
• Có mẹ bị chứng tiền sản giật (preeclampsia – đặc trưng bởi tăng huyết áp đột
ngột, tăng cân quá mức, bị phù, nước tiểu có protein, đau đầu nghiêm trọng, rối
loạn thị giác) trong thời gian mang thai.
• Chứng béo phì ở những trẻ em mà từ lâu có liên quan đến nguy cơ cao mắc phải
bệnh tiểu đường loại 2. Yếu tố gây nguy cơ phổ biến có thể là một sự gia tăng
trong việc sản sinh insulin, mà nó xảy ra với chứng béo phì. Điều này theo lý
thuyết có thể tạo áp lực quá mức lên các tế bào beta do đó các tế bào này trở nên
dễ bị tổn thương bởi những yếu tố miễn dịch quá hoạt tính (đặc biệt là cytokines),
và cuối cùng bị phá hủy ở những trẻ em do di truyền dễ bị mắc phải bệnh tiểu

đường loại 1.
Cho đến gần đây, bệnh tiểu đường ở trẻ em hầu như luôn luôn là bệnh tiểu đường
loại 1. Tuy nhiên, mối quan tâm chính đó là những số lượng ước đoán rằng 8 –
45% các trường hợp bệnh tiểu đường mới ở trẻ em hiện nay là loại 2, phần lớn là
do sự gia tăng tình trạng béo phì ở trẻ em.

Có Những Bất Thường Khác Về Miễn Dịch
Tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 1 hiện cao hơn mức trung bình trong số những
người có những chứng bệnh về tự miễn dịch khác, bao gồm bệnh Grave (một dạng
phổ biến của chứng tăng năng tuyến giáp đặc trưng bởi bướu cổ và bị lồi mắt nhẹ
– cũng được gọi là bệnh Basedow, bướu cổ lồi mắt), viêm tuyến giáp Hashimoto
(một dạng của chứng giảm năng tuyến giáp), bệnh Addison (ảnh hưởng đến tuyến
thượng thận; gây ra một sự thiếu hụt của những kích thích tố tuyến thượng thận,
mà có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị), bệnh đa sơ cứng
(multiple sclerosis – một chứng bệnh làm phá hủy chất myeline đặc trưng bởi
những mảng lớn các mô bị xơ cứng ở não hoặc tủy sống và có liên quan đặc biệt
đến bệnh bại liệt toàn phần hay bán phần và chứng rung cơ co giật), bệnh thiếu
máu ác tính (pernicious anemia). Có nghiên cứu đã nâng cao khả năng là tất cả các
chứng bệnh tự miễn dịch chia sẻ một yếu tố di truyền cơ bản chung. Ví dụ, một
nghiên cứu năm 2001 đã tìm thấy rằng những yếu tố miễn dịch tế bào T ở bệnh
tiểu đường loại 1 nhắm vào cùng các loại tự kháng nguyên như trong bệnh đa xơ
cứng. Cả hai chứng bệnh này đều có liên quan đến protein của sữa bò. Tuy nhiên,
có nhiều câu hỏi vẫn không được trả lời. Vẫn chưa biết căn nguyên tại sao chứng
bệnh này lại phát triển ở những vị trí khác nhau và gây ra những rối loạn riêng biệt
hoặc tại sao một số diễn biến tự miễn dịch xảy ra ở mọi người, nhưng không phải
mọi người đều phát triển bệnh tự miễn dịch.

Sắc Dân
Có một mức độ thay đổi theo diện rộng về tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 1 trong
các nhóm cộng đồng dân cư. Bệnh tiểu đường loại 1 xem ra phổ biến nhất ở những

người có nguồn gốc bắc Âu và ở những nhóm người Địa Trung Hải đặc biệt
(chẳng hạn như người Sardinian). Chứng bệnh này ít phổ biến trong cộng đồng
người Châu Á và người Hoa Kỳ gốc Phi Châu. Tuy nhiên, những người Hoa Kỳ
gốc Phi Châu bị bệnh tiểu đường loại 1 có 50% khả năng tử vong nhiều hơn so với
người da trắng, phần lớn là do chất lượng kém trong việc chăm sóc sức khỏe.

×