Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kinh nghiệm châm cứu điều trị liệt mặt ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.53 KB, 7 trang )

Kinh nghiệm châm cứu điều trị liệt mặt


Liệt dây thần kinh số VII ngoại vi, gọi tắt là liệt mặt ngoại vi (facial paralysis), là
một bệnh rất thường gặp Trong Đông y, cǎn bệnh này thuộc phạm vi các chứng
"khẩu nhãn oa tà", "khẩu tịch", "điếu tuyến phong" với đặc điểm bệnh lý là mạch
lạc không hư, phong hàn phong nhiệt xâm nhập, khí huyết trở trệ, cân mạch thất
dưỡng biểu hiện bằng các dấu hiệu miệng méo, mắt nhắm không kín, nếp nhǎn
tự nhiên mờ hoặc mất, không thổi sáo, thổi lửa được ǎn vãi, chảy nước mắt, giảm
vị giác
Các biện pháp điều trị chứng bệnh này của y học cổ truyền cũng hết sức phong
phú và thường đem lại kết quả khả quan, trong đó không thể không đề cập đến
việc sử dụng các thủ thuật châm cứu. Tuy nhiên, không hiếm trường hợp mặc dù
xoay sở đủ cách nhưng tình trạng liệt chỉ đỡ rất ít hoặc không đỡ, thậm chí còn để
lại các di chứng như co giật các cơ ở mặt, đau tê kéo dài Bởi thế, cho đến nay
các nhà châm cứu vẫn phải tiếp tục dày công nghiên cứu để tìm ra các công thức
huyệt vị và kỹ thuật châm cứu hữu hiệu nhất cho việc điều trị liệt mặt.
ở Trung Quốc, trong vài chục nǎm gần đây, chỉ tính riêng việc sử dụng các kỹ
thuật châm và cứu để giải quyết cǎn bệnh này đã có đến hơn 100 công trình nghiên
cứu khác nhau. Dưới đây xin được giới thiệu một số kinh nghiệm đặc sắc của các
nhà châm cứu nước bạn, chủ yếu là các kỹ thuật thể châm, để độc giả có thể tham
khảo và vận dụng trong nghiên cứu và điều trị.
1 . Viên Thanh Thuận (1 987) đã thực hiện phương pháp lấy huyệt kết hợp cục bộ
và toàn thân. Các huyệt cục bộ gồm : giáp xa, địa phương (hai bên), cự khuyết,
thừa khấp, ngư yêu, tứ bạch (bên bệnh). Các huyệt toàn thân gồm thái xung, hợp
cốc. Thủ pháp châm : huyệt cục bộ châm xuyên huyệt, ngược chiều với hướng
lệch của miệng ; giáp xa xuyên địa phương (bên lành), châm bổ, địa phương xuyên
giáp xa, cự khuyết xuyên thừa khấp, ngư yếu xuyên dương bạch (bên bệnh), châm
tả ; châm bình bổ bình tả thái xung và hợp cốc. Hiệu quả trị liệu đạt 96%, trong đó
khỏi hoàn toàn 84%.
2. Mục Thục Khôn (1989) châm dương bạch xuyên ngư yêu, dương bạch xuyên


toàn trúc, giáp xa xuyên địa phương, thái dương xuyên ty trúc không, tứ bạch
xuyên nghênh hương, cự khuyết xuyên thừa khấp, ế phong và hợp cốc. Gia giảm,
đau đầu châm đầu duy, phong trì, bách hội ; mắt nhắm không kín châm tình minh,
đồng tử liêu. Hiệu quả điều trị đạt 98,7%, trong đó khỏi hoàn toàn 93,2%.
3. Giang Sơn (1989) đã sử dụng một huyệt kinh nghiệm làm chủ huyệt, vị trí : ở
điểm nối giữa 1/3 trong và 2/3 ngoài đường nối hai huyệt địa phương và giáp xa.
Các huyệt phối hợp tùy theo bệnh tình cụ thể mà lựa chọn từ 1 - 2 huyệt : nếu bệnh
khởi phát trong vòng 1 tuần chọn phong trì, thái dương, ế phong, hợp cốc, túc tam
lý ; nếu bệnh khởi phát trong vòng 2 tuần đến 1 tháng chọn ế phong (hoặc khiên
chính), đầu duy xuyên huyền ly, ngoại quan, hợp cốc thái xung, túc tam lý ; nếu
bệnh khởi phát trên 1 tháng chọn tình minh, nghênh hương, thiên dung, liệt
khuyết, chiếu hai, thái xung, túc tam lý.
Thao tác kỹ thuật : dùng kim hào châm dài 2 thốn châm nghiêng 15o Xuyên tới
huyệt hạ quan, vừa tiến kim vừa vê nhẹ nhàng sao cho cảm giác tê tức lan ra má,
mắt, miệng, mũi và sau tai là đạt, lưu kim 15 - 30 phút các huyệt phối hợp châm tả
nếu do phong nhiệt, châm bổ nếu do phong hàn. Trị liệu 713 ca đạt hiệu quả
100%, 75% khỏi hoàn toàn.
4. Kim Bá Hoa (1986) dùng ế phong làm chủ huyệt phối hợp với giáp xa, địa
thương, nhân trung, thừa tương, toàn trúc. tứ bạch, hợp cốc và túc tam lý. Thao tác
: châm ế phong hướng mũi kim về phía chóp mũi, tiến kim từ từ sâu khoảng 1 ,5
thốn sao cho có cảm giác tê tức, chướng nóng lan ra mặt là đạt (tả pháp); các huyệt
khác châm bình bổ bình tả. Mỗi ngày châm 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình. Đạt hiệu
quả 100%.
5. Tân Tuyên Anh (1982) sử dụng 2 nhóm huyệt, nhóm 1 : dương bạch xuyên ngư
yêu, địa thương xuyên giáp xa, ế phong, nghênh hương, hợp cốc ; nhóm 2 : toàn
trúc, tình minh, cự khuyết xuyên thừa khấp, phong trì, dương lǎng tuyền. Thao tác
: châm 2 nhóm thay thế nhau, lưu kim 15 phút, mỗi ngày 1 lần, 7 lần là 1 liệu
trình, giữa 2 liệu trình nghỉ 3 ngày. Trị liệu 413 ca, đạt hiệu quả 99,7%, khỏe hoàn
toàn 97,3%.
6. Quan Nhàn Thanh (1 990) dùng phương pháp "bốn kim tám huyệt" gồm

dương bạch xuyên ngư yêu, tứ bạch xuyên nghênh hương, nghênh hương xuyên
tình minh, địa thương xuyên giáp xa, phối hợp thêm hợp cốc. Gia giảm : đau và ù
tai gia ế phong, đau mỏi cổ gia phong trì, đau nửa đầu gia thái dương.
Chọn dùng kim hào châm số 28 dài 2 thốn ; bệnh nặng, mắc lâu ngày, thể trạng
suy nhược "dĩ hư giả bổ chi"; bệnh nhẹ, mới mắc, thể trạng tốt "dĩ thực giả tả chi".
Trị liệu 1 170 ca đạt hiệu quả 99,8%, khỏi hoàn toàn 80,9%.
7. Đỗ Thiếu Hoa (1991) châm bình bổ bình tả hữu thái dương, phong trì, ế phong,
khiên chính, liệt mặt thượng (ở ngoài huyệt thái dương 5 phân), liệt mặt hạ (trung
điềm đường nối địa thương và giáp xa), dương bạch xuyên ngư yêu, địa phương
xuyên giáp xa, nghênh hương, tả hợp cốc, lưu kim 30 phút, mỗi ngày châm 1 lần,
10 lần là 1 liệu trình.
8. Mã Thụy Lâm (1981) chọn dùng các huyệt tại chỗ và lân cận gồm dương bạch,
đồng tử liệu, phong trì, tứ bạch, giáp xa, địa thương, hạ quan, nghênh hương,
quyền liêu, ngư yêu, nhân trung, thừa tương, hòa liêu (chọn châm mỗi lần 3 - 4
huyệt) và các huyệt ở xa gồm hợp cốc, chi câu, túc tam lý. Các huyệt cục bộ dùng
bổ pháp, các huyệt ở xa dùng tả pháp. Trị liệu 1 195 ca đạt hiệu quả 99,4%. khỏi
hoàn toàn 80,7%.
9. Vương Minh Minh (1992) dùng các huyệt khuyết bền, ế phong, giáp xa, địa
phương, hạ quan, tứ bạch. Khuyết bồn châm thẳng hoặc chếch sâu 0,3 - 0 5 thốn,
các huyệt khác châm bình bổ bình tả. Trị liệu 80 ca, khỏi 72 ca, đạt hiệu quả
97,5%. Châm cách nhiệt, 7 lần là 1 liệu trình.
10. Vương Dân Tập (1993) chọn dùng các chủ huyệt : dương bạch, toàn trúc, tự
trúc không, tứ bạch, hạ quan, địa phương, giáp xa, hợp cốc và các phối huyệt : ế
phong và hoàn cốt khi có đau và ù tai, phong trì khi đau cứng cổ gáy, trung chữ
khi đau đầu và chóng mặt, túc tam lý khi bệnh lâu thể trạng suy nhược. Thủ pháp :
châm địa phương và giáp xa bên liệt hướng xuyên lẫn nhau, châm dương bạch,
toàn trúc và ty trúc không xuyên tới ngư yêu, châm tứ bạch nghiêng kim 15o
Xuyên tới địa thương ; châm tả, lưu kim 30 phút, vê kim 2 lần, bệnh mới châm
hàng này, 10 ngày là 1 liệu trình, bệnh cũ châm bổ cách nhật. Hiệu quả trị liệu đạt
98,6%, khỏi hoàn toàn 80,1%.

11 . Hoàng Trí Hoa (1995) chọn ế phong làm chủ huyệt phối hợp với hạ quan, địa
thương, thừa tương, nhân trung, giáp xa, hợp cốc và túc tam lý. Thao tác: trước hết
day xoa ế phong cho nóng lên rồi châm, nếu bị liệt bên trái thì hướng mũi kim về
phía huyệt khiên chính bên phải và ngược lại. Trị liệu 36 ca đạt hiệu quả 100%,
khỏi hoàn toàn 72,2%.
12. Vương Hiếu Lợi (1 991) chỉ châm huyệt phong long. Thao tác: người bệnh
nằm, dùng kim hào châm dài 3,5 thốn châm nhanh qua da tiến sâu 3 thốn, khi đắc
khí thì vê nhẹ, lưu kim 30 phút. Trị liệu 102 ca đạt hiệu quả 98%, khỏi hoàn toàn
75,5%.
13. Ngải Hồng Thọ (1989) sử dụng địa thương và khiên chính làm chủ huyệt phối
hợp với hợp cốc, lao cung. Thao tác: châm kim từ địa thương xuyên tới khiên
chính, vê nhanh và lắc kim để đạt đắc khí, không lưu kim. Sau đó, châm tiếp hợp
cốc xuyên lao cung, kích thích mạnh, không lưu kim. Trị liệu 100 ca, trong đó có
76 ca mới bị chỉ châm 1 lần đã khỏi 53 ca, đỡ nhiều 18 ca, đỡ ít 5 ca, 24 ca bị bệnh
kéo dài 3 - 7 tháng sau khi châm 1 lần khỏi 3 ca, đỡ nhiều 12 ca, đỡ ít 7 ca, không
đỡ 2 ca.
14. Lữ Cǎn Vinh (1986) chọn dùng các huyệt địa thương, giáp xa, quyền liêu,
phong trì, dương bạch, hợp cốc, túc tam lý. Thao tác: châm địa thương xuyên giáp
xa, quyền liêu xuyên địa thương, thái dương xuyên giáp xa, dương bạch xuyên
ngư yêu. Các huyệt khác đều châm thẳng, lưu kim 30 phút, vê kim 3 - 5 lần. Hiệu
quả trị liệu 100%.
Như vậy có thể thấy, chỉ riêng về phương diện sừ dụng thể châm điều trị liệt mặt,
kinh nghiệm của các tác giả Trung Quốc đã hết sức phong phú. Đó là chưa kể đến
các phương pháp khác như cứu, thủy châm, điện châm, laser châm, từ châm, dán
thuốc trên huyệt hoặc phối hợp giữa các phương pháp

Hoàng Khánh Toàn

×