3.2.9. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng góp phần hạn chế rủi ro
Việc hiện đại hoá công nghệ là hết sức cần thiết trong hoạt động thẩm định
bởi nó giúp cho việc thu thập thông tin để thẩm định và giám sát khách hàng hiệu
quả hơn. Hơn nữa, quá trình sắp xếp lại mô hình tổ chức, tăng cường các kỹ năng
quản lý rủi ro…muốn thành công phải có sự hỗ trợ của công nghệ.
Để phục vụ cho công tác thẩm định, Chi nhánh NHCT Đống Đa cần phải
đẩy nhanh tốc độ triển khai dự án Hiện đại hoá ngân hàng của Ngân hàng Công
Thương Việt Nam.
3.2.10 Nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra nội bộ
Để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa rủi ro tín dụng, Chi nhánh NHCT Đống
Đa cần phải nâng cao chất lượng của công tác kiểm soát nội bộ. Công tác kiểm
soát nội bộ giúp cho ngân hàng phát hiện ra các dấu hiệu phát sinh trong từng
nghiệp vụ riêng lẻ. Đồng thời, dự báo những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai,
giúp ban lãnh đạo quản lý tốt các rủi ro trong ngân hàng.
3.2.11. Phân tán rủi ro thông qua thị trường bán nợ và công cụ dãn xuất tín
dụng
Sử dụng thị trường nợ và công cụ dẫn xuất tín dụng như hoán đổi tín dụng,
quyền chọn tín dụng, các chứng chỉ liên quan đến tín dụng…giúp cho Ngân hàng
có thể phân tán được rủi ro trong tương lai.
Hiện nay, ở Việt Nam thị trường này chưa phát triển, thị trường tài chính
của nước ta chưa có uy tín trên thế giới, việc phân tán rủi ro qua thị trường này là
rất khó khăn. Nhưng trong tương lai, khi Hịêp định thương mại Viêt – Mỹ được
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
thực hiện, thì thị trường này có khả năng phát triển., lúc đó khả năng hạn chế rủi
ro tín dụng của ngân hàng sẽ rất cao.
3.3. Một số kiến nghị
Tín dụng là hoạt động có rất nhiều rủi ro. Các tổn thất trong tín dụng
không chỉ gây thiệt hại cho ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến người gửi tiền, đến
sự an toàn của toàn hệ thống ngân hàng và đến sự ổn định của nền kinh tế. Việc
ngăn ngừa và han chế rủi ro tín dụng không phả chỉ là trách nhiệm của ngành ngân
hàng mà còn cần sự phối hợp của Chính phủ các bộ ngành có liên quan.
Một số kiến nghị như sau:
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và bộ ngành có liên quan
- Chính phủ cần tăng cường quản lý các doanh nghiệp Nhà nước cũng như
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đẩy mạnh lại việc tổ chức lại các doanh
nghiệp Nhà nước theo hướng cổ phần hoá, có giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp
yếu kém thoát khỏi khó khăn
- Chính phủ cho xử lý các khoản nợ vay, thanh toán công nợ trong trường
hợp không đủ trường hợp để xử lý nợ tồn đọng theo QĐ 149/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ.
- Có biện pháp tích cực buộc doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh
kế toán
- Nhà nước cần có thể chế và các quy định pháp lý rõ ràng cho hoạt động
giao dịch các công cụ dẫn xuất tín dụng và bán nợ tại thị trường Việt Nam nhằm
giúp các ngân hàng bảo hiểm cho hoạt động cua mình.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Đề nghị Chính phủ quy định rõ danh mục tài sản mà doanh nghiệp Nhà
nước được quyền thế chấp, cầm cố khi vay vốn và các quy định về đấu giá tài sản
xiết nợ. Để tạo điều kiện cho Công ty Khai thác và Quản lý nợ ACM hoạt động có
hiệu quả, đề nghị Chính phủ và Ngân hàng nhà nước tạo điều kiện cho ACM có
thể chủ động phát mại tài sản, đặc biệt là cơ chế việc chuyển quyền sử dụng đất.
3.3.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương
- Uỷ ban nhân dân và sở địa chính Ha Nội sớm xem xét cấp giấy chứng
nhận quyến sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân có vay và thế chấp nhà đất tại
các tổ chức tín dụng, để đảm bảo nguồn thu nợ thứ hai cho ngân hàng.
- Các cơ quan bảo vệ và thi hành pháp luật cần đẩy nhanh tiến độ xét xử các
vụ án có liên quan đến hoạt động ngân hàng, tránh kéo dài gây đọng vốn cho ngân
hàng. Cơ quan thi hành án cần thực hiện nghiêm túc quy định về cưỡng chế buộc
người vay thi hành án
- UBND thành phố Hà Nội nên hình thành Quỹ bảo lành tín dụng cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định chỉ đạo của Chính phủ
- UBND thành phố tiến hành thành lập chi nhánh của cơ quan đăng ký giao
dịch bảo đảm theo nghị định 165/NĐ-CP và nghị định 08/NĐ-CP
3.3.3. Kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số
85/2002/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung Nghị định số 179/1999/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Ngân hàng Nhà nước cần có quy định cụ thểm bện pháp quản lý, thanh
tra, kiểm tra để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh
doanh tiền tệ. Câc NHTM Việt Nam cũng như chi nhánh của ngân hàng nước
ngoài đều phải tuân theo một cơ chế thẩm định thống nhất của Ngân hàng nhà
nước, không được hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để cạnh tranh, giành giật khách
hàng, gây rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng.
- Hệ thống các văn bản pháp quy hiện nay còn chưa hoàn chỉnh, thiếu tính
đồng bộ, chồng chéo m gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại nhà nước.
Ngân hàng nhà nước vần phói hợp với các bộ ngành có liên quan chỉnh sửa, bổ
sung các văn bản cần thiết để các NHTM hoạt động an toàn hơn.
- Ngân hàng nhà nước cần tăng cường hơn nữa việc kiểm soát các NHTM
thông qua hình thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Ngân hàng nhà nước cần
nhận xét, đánh giá hoạt động kiểm toán nội bộ của NHTM đối với các lĩnh vực có
rủi ro cao. Cần ban hành một văn bản trong đó yêu cầu tối thiều khi NHTM thực
hiện hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ để tiện cho việc quản lý của Ngân hàng
nhà nước.
- Ngân hàng nhà nước sớm nghiên cứu sửa đổi quy chế hoạt động của Hội
đồng tín dụng theo quyết định số 10/QĐ-HĐQT phù hợp với tình hình thực tế.
- Ngân hàng nhà nước kiến nghị với Chính phủ cho xử lý các khoản nợ vay
thanh toán công nợ của các Doanh nghiệp Nhà nước trước đây không đủ điều kiện
được xử lý tồn đọng theo 149/QĐ-TTg (không thuộc diện giải thể nhưng vẫn còn
hoạt động).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Ngân hàng nhà nước kiến nghị với Chính phủ có chính sách xử lý đố với
các khoản nợ vay khắc phục thiên tai, đặc biệt các khoản vốn vay ngắn hạn.
- Tổ chức các khoá đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng về thẩm
định dự án, kiến thức thị trường, pháp luật…nhằm đáp ứng với yêu cầu công việc
ngày càng cao.
3.3.4. Kiến nghị với Chi nhánh NHCT Đống Đa
- Chi nhánh NHCT Đống Đa cần tiếp tục chú trọng hơn nữa công tác xử lý
nợ quá hạn trong năm tới nhất là trong năm 2005, để đạt được mục tiêu của Chính
phủ năm 2005 làm trong sạch về cơ bản bảng tổng kết tài sản. Tình thần xử lý nợ
tồn đọng phải được quán triệt tới từng chi nhánh, từng cán bộ làm công tác tín
dụng.
- Đẩy nhanh tốc độ tăng thu, giảm chi, triệt để tiết kiệm trong toàn hệ thống
để tạo được lợi nhuận dồi dào, tạo điều kiện trích lập dự phòng rủi ro lớn để xử lý
nợ tồn đọng.
- Chi nhánh NHCT Đống Đa cần phát huy hơn nữa tinh thần tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của ngân hàng và từng cán bộ tín dụng để họ có thể linh hoạt chủ
động trong cho vay đồng thời tạo cơ chế tín dụng thông thoáng để thu hút khách
hàng.
- Công tác quản lý rủi ro cần được chú trọng hơn nữa, Chi nhánh NHCT
Đống Đa cần nâng cao chất lượng thông tin theo hướng vừa mang tính sảnh báo
trước, vừa đẩy đủ kịp thời và chính xác. Việc dự báo và đánh giá rủi ro cần được
thực hiện thường xuyên và chú trọng theo từng khu vực…
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Xây dựng mạng lưới chi nhánh cấp II ở cá khu vực kinh tế có tiềm năng
vừa để tăng huy động vốn, vừa để thực hiện quản lý tín dụng tốt hơn.
- Chi nhánh NHCT Đống Đa nên quan tâm hơn nữa tình hình hoạt động của
tổ quản lý rủi ro, để có thể điều chỉnh các khoản nợ vay có vấn đề, không để các
khoản cho vay này trở nên quá hạn.
- Yêu cầu các phòng ban bao gồm phòng kế toán, phòng khách hàng, phòng
thông tin tín dụng… hỗ trợ phòng tín dụng trong việc phát hiện nhu cầu, tiếp thị,
cung cấp thông tin, giám sát các khoản vay…để có thể hạn chế rủi ro được tốt hơn.
- Chi nhánh NHCT Đống Đa có thể ban hành cơ chế, nội quy làm việc,
nghĩa vụ, quyền lợi của đội ngũ cán bộ tín dụng, có chính sách ưu đãi đối với cán
bộ tín dụng về thu nhập, phương tiện đi lại, đảm bảo an toàn. Thường xuyên quan
tâm tới việc nâng cao trình độ, rèn luyện đạo đức, động viên khen thưởng kịp thời
để cán bộ tín dụng làm tốt hơn nữa công việc của mình.
Kết luận
Trên đây là những giải pháp nhắm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín
dụng tại Chi nhánh NHCT Đống Đa. Với nhận thức, hoạt động tín dụng luôn chứa
đựng nhiều rủi ro, ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do
đó việc nghiên cứu cơ chế phát sinh rủi ro và tìm hiểu các biện pháp hạn chế rủi ro
là rất cần thiết và có tính thực tiễn cao. Vì vậy, em đã chọn đề tài: “Giải pháp
phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHCT Đống Đa”. Đề tài đã
giải quyết những vấn đề sau:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương 1, trình bày những vấn đề một cách khái quát về bản chất của hoạt
động tín dụng và rủi ro tín dụng
Chương 2, trình bày thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHCT Đống
Đa và công tác hạn chế rủi ro tại Chi nhánh trong thời gian qua.
Chương 3, trình bày những giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi
nhánh NHCT Đống Đa.
Hiện nay, do công tác quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam vẫn còn
nhiều phức tạp, hơn nữa phạm vi của đề tài này còn rất lớn, nhưng do vẫn còn hạn
chế về trình độ, về thời gian nghiên cứu …nên chuyên đề này chắc chắn không
tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong có sự đóng góp chân thành của các thầy
cô giáo và bạn đọc quan tâm.
Xin chân trọng cảm ơn!
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Lý rhuyết tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính _ Frederic S.Miskin
2. Tạp chí Ngân hàng
3. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ
4. Báo cáo tông kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Đống Đa
năm 2002, 2003, 2004.
5. Quản trị rủi ro _ Học viện Ngân hàng
6. Tín dụng Ngân hàng _ Học viện Ngân hàng
Nhận xét của chi nhánh NHCT Đống đa
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -