Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Mặt Trời chiếu sáng như thế nào doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.62 KB, 12 trang )

Mặt Trời chiếu sáng
như thế nào
Trongtiến trình sáu tháng sau đó hay ngầnấy thời gian, Bethe đã đitới
những quátrình hạtnhân cơ bảnmà qua đó hydrogen bị đốt cháy (hợp nhất)
thành heliumở tronglõi sao. Hydrogenlà thành phần dồi dào nhất củamặt trời và
các sao tương tự, và thật ra làthànhphần dồi dào nhất trongvũ trụ.
Bethe đã mô tả các kết quả tính toán của ông trongmột bài báo tựa đề là “Sự
sản sinh năng lượng trong các sao”,đó là một bài báo đáng sợ khi đọc. Ông đã hống
hách phântích các khả năngkhác nhauchocác phảnứng đốt cháy hạt nhân và
chọn raquantrọng nhất hai quátrình mà ngày naychúng ta tin lànguyên nhân
cho mặt trời tỏa sáng. Mộtquátrình, gọi là chuỗi p-p, tạo ra heliumtừ hydrogen và
là nguồn năng lượngát trộitrong các sao giống như mặt trời và cácsao khối lượng
nhỏ hơn.
Chuỗi phản ứng p-p. Trongcácmô hình lí thuyết
của mặt trời, chuỗi phản ứng hạtnhânp-p minh họa ở
đây là nguồn gốc át trội của sự sản sinhnăng lượng. Mỗi
phản ứng được đặt tên theo consố ở góc trên bên trái
khung chứa nó.Trongphản ứng 1, haihạt nhân
hydrogen(
1
H, proton) hợp nhất, tạora một hạt nhân
hydrogennặng(
2
H, deuteron). Đây là cách đốt cháy hạt
nhân bình thườngbắtđầutrong mặt trời. Trong những
tình huống hiếm,quátrình bắt đầu bằng phản ứng 2.
Các deuteron tạo ra trongphản ứng 1 và 2 hợpnhất với
proton tạo ra một nguyên tố nhẹ thuộc helium (
3
He).


Tại chỗ này, chuỗi p-p chia làm banhánh, có tần suất
tương đối đươcchỉ rõ tronghình. Kết quả tổng hợp của
chuỗi này là sự hợp nhấtcủa bốn protonthànhmột hạt
nhân heliumbình thường (
4
He) vớinăng lượnggiải
phóngtrong ngôi sao tuân theo công thức Einstein.Các
hạt gọi là neutrino(n)được phát ra trong những quá
trình hợp nhân này. Nănglượngcủa chúng được chỉ ra
trong hìnhtheođơn vị triệu electron-volt(MeV). Các
phản ứng 2 và4 khôngđược Hans Bethe bàn tới.
Chu trìnhCNO, quá trình thứ hai cũng đượcxem xétbởi von Weizsäcker, là
quan trọng nhất trongnhững ngôi saonặng hơnmặt trời. Bethe đã sử dụng kết
quả của ông ước tính nhiệt độ tại tâm củamặt trời vàthuđược mộtgiá trị trong
phạm vi20% cái hiệnnay chúngtatin là giá trị chính xác (16 triệu Kelvin).Hơn
nữa, ông chỉ ra rằngcách tính của ông manglại một mối quanhệ giữa khối lượng
sao và độ sángsao phù hợpthỏa đáng với cácquansát thiên văn sẵn có.
Tronghai thập kỉ đầu sau khi kết thúcThế chiến thứ hai, nhiều chi tiết quan
trọng đã đượcbổ sung vào lí thuyết đốt cháy hạt nhân trongcác sao của Bethe.Các
nhà vật lí và thiên văn vật lí nổi tiếng, nhất là A.G.W. Cameron, W.A. Fowler,F.
Hoyle, E.E.Salpeter,M. Schwarzschild, và cácđồng sự thực nghiệm của họ, hăm hở
quay trở lại với câuhỏi các ngôi sao giốngnhư mặt trời phát ra năng lượngnhư
thế nào. Từ nghiên cứu của Bethe, câu trả lời đã rõ về nguyên tắc: mặt trời tạo ra
năng lượngmà nó phát ra bằngsự đốt cháy hydrogen.Theolí thuyết này, bên
trong mặt trời là mộtloại bom nhiệt hạch điều khiểnđược ở quy mô khổng lồ.Lí
thuyết đó đưađến sự tính toán thành công độ sáng quansát thấy ở các ngôi sao
tương tự như mặt trời và manglại cơ sở cho sự hiểu biết hiện naycủa chúngta về
cách thức các ngôi sao tỏa sáng và tiếnhóa theo thời gian. Ý tưởngsự hợp nhất hạt
nhâncấp nguồn cho các ngôi saolà một trong nhữngcột trụ của thiên vănhọc hiện
đại và được các nhà khoahọc sử dụngđều đặntrong giải thích các quan sát saovà

thiên hà.
W.A. Fowler,tức Willynhư tên ôngthường tự gọi, lãnh đạo một đội các đồng
nghiệp tại Phòngthí nghiệm Caltech Kellogg củaôngvà các nhà vậtlí đầy sáng tạo
trên khắp thế giới đã đo hay tính cácchi tiết quantrọng nhất củachuỗi p-pvà chu
trìnhCNO. Cónhiều việc để làm và các thí nghiệm và phép tínhthậtlà khó. Nhưng,
công việc đã được thực hiện vìviệctìm hiểucác chi tiết củasự sản sinh nănglượng
mặttrời quá hấp dẫn. Đa số các cố gắng của Fowlervà các đồng nghiệp củaông (M.
Burbidge, G.R.Burbidge,F. Hoyle và A.G.WCameron)sớm lệch hướng sangbài
toánlàm thế nào các nguyên tố nặng, chúngcần thiết chosự sống, được tạo ra
trong các sao.
Kiểm nghiệm giả thuyết đốt cháy hạt nhân
Các tiến bộ khoa học là kết quả củasự xung đột giữa lí thuyết và thực
nghiệm,giữa sự suy đoán và đo lường.Eddington, cũngtrong bài giảng màtrong
đó lần đầu tiên ông bàn về sự đốt cháy của hạt nhân hydrogentrongcác sao,nhận
xét:
Tôi cho rằng các nhà toán học ứng dụng có lí thuyết chỉ qua một lần kiểm
nghiệm vẫn cần kiểm tra nghiêm ngặt hơn nữa bằng quan sát không thể cảm thấy
hài lòng, chứ đừng nói là chán nản. – Lại hỏng nữa rồi! Lần này tôi hi vọng tìm thấy
một sự mâu thuẫn sẽ soi ánh sáng lên các điểm nơi mô hình của tôi có thể được cải
tiến”.
Liệu có phương pháp nào kiểmtra lí thuyết mặt trờitỏa sángvì ở rất sâu
trong lòng của nó, hydrogenbị đốt cháy thànhhelium? Thoạt nghĩ, thật không thể
nào thực hiện mộtphép kiểm tra trực tiếp giả thuyết đốt cháy hạt nhân. Ánh sáng
mấtkhoảng 10 triệu năm để thoát ratừ tâm mặttrời lên bề mặt vàkhicuốicùng
nó xuất hiện trong vùng ngoàicùng, ánhsáng chủ yếu cho chúngta biết những
điều kiện trongcác vùngngoài đó. Tuy nhiên, có mộtcách “nhìn” vàobên trong
mặttrời với neutrino, các hạt kì lạ được phát hiện trong khingười ta đang cố gắng
tìm hiểu một bí ẩn khác.
Khám phá, xác nhận và bất ngờ
Neutrino là một hạt hạ nguyêntử tương tácyếu với vật chất và truyền đi ở

tốc độ về cơ bản là tốc độ ánh sáng.Neutrinođượctạo ra trong các sao khi hạt
nhânhydrogen đốt cháy thànhhạt nhân helium;neutrinocũng được tạo ra trên
trái đấttrongcác máy gia tốchạt, trong các lò phảnứng hạt nhân, vàtrongsự
phóngxạ tự nhiên. Dựa trên công trình của Hans Bethe và các đồng sự của ông,
chúng ta tin rằngquá trình màcác saogiốngnhư mặt trời sản sinh ranăng lượng
có thể kí hiệu bằng quanhệ sau:
4
1
H →
4
He+ 2e
+
+ 2ν
e
+năng lượng (1)
trong đó bốn hạt nhân hydrogen(
1
H, proton)đốtcháy thành một hạt nhân
helium (
4
He,hạt alpha)cộng với haielectron dương(e
+
) và hai neutrino(ν)cộng
với nănglượng. Quátrình này giải phóng nănglượngcho ngôi sao vì, như Aston
chỉ rõ, bốn nguyên tử hydrogennặnghơnmột nguyên tử helium.Tập hợp các
phản ứng hạt nhân tương tự cung cấp năng lượng củabức xạ mặt trời cũngtạo ra
neutrinocó thể tìmra trong phòng thí nghiệm.
Hình cắt của mặt trời. Các đặcđiểm thườngđược
các nhà thiên văn nghiêncứuvới kínhthiênvăn thông
thường đượckí hiệu ở bên ngoài, ví dụ như vết đen mặt

trời vàtai lửa. Neutrinochophép chúngta nhìn sâu vào
bên trong mặttrời, vào nhânmặt trời nơi xảyra sự đốt
cháyhạt nhân.
Vì tương tác yếu của chúng, nên neutrinokhó bị phát hiện. Khólà khónhư
thế nào ? Mộtneutrinomặttrời đi quatoàn bộ trái đất có chưa tới mộttrong một
nghìn tỉ cơ hội bị vật chất địa cầu làm dừng lại. Theo lí thuyếtchuẩn,khoảng 100tỉ
neutrinomặt trời cơ thể bạn mỗi giây và bạn không chúýtới chúng. Neutrinocó
thể truyền khôngbị ảnh hưởng quasắt xa bằng với ánh sángcó thể truyền đi 100
năm trongkhông gian trống rỗng.
Vào năm1964,RaymondDavisJr.và tôi đã đề xuấtmột thínghiệmvới
100.000galon chất lỏngsạch (perchloroethylene,chủ yếu chứachlorine) cóthể
mang lạimộtphép kiểm tra quan trọng của ýtưởng rằngcác phảnứng nhiệt hạch
hạt nhân là nguồn gốc tối hậucủa bứcxạ mặt trời.Chúng tôi biện hộ rằng,nếu như
sự hiểu biết củachúng ta về các quá trìnhhạt nhân ở bên trong mặt trờilà đúng,
thì neutrino mặt trời có thể bị bắt ở tốc độ mà Davis cóthể đo vớimột bể lớn chứa
đầy một chất lỏng sạch. Khi neutrinotương tác với chlorine, chúngthỉnh thoảng
tạo ra một đồngvị phóngxạ của argon.Davis đã vạch ra trướcđó rằng ông có thể
trích ra nhữnglượng nhỏ xíu của argondo neutrinotạo ra từ những lượnglớn
perchloroethylene.Để tiến hànhthí nghiệm neutrinomặt trời, ông phải thậthết
sức khéo léo vì theo tính toán riêng của tôi, sẽ có một vài nguyên tử đượctạora
trong một tuần trong mộtcái hồ khổng lồ kích thước Olympic chứa chất lỏng sạch.
Động cơ chính của chúng tôi biện hộ cho thí nghiệm này là sử dụng neutrino
để:
cho phép chúng ta nhìn vào bên trong của một ngôi sao và từ đó xác nhận trực
tiếp giả thuyết sản sinh năng lượng hạt nhân trong các sao.
Như chúngta sẽ thấy, Davis vàtôi đã khônglườngtrước một số trong những
khía cạnhhấp dẫn nhất của đề xuất này.
Davisđã tiến hành thí nghiệm vàvào năm 1968côngbố những kết quả đầu
tiên. Ông đo được ít neutrinohơn tôi dự đoán. Như thí nghiệm và lí thuyết xác
nhận, sự không ăn khớpcó vẻ càng rõ ràng hơn.Các nhàkhoahọc hoanhỉ rằng

neutrinođã được phát hiện nhưng lo lắng không biết tại saolại cóít neutrinohơn
dự đoán.
Cái gì đã sai ? Có phải kiến thức củachúng ta về cách thức mặttrời tỏa sáng
là không đúng? Hay tôi đã phạm saisót khi tính toán tốc độ neutrino mặt trời bị
bắt trong bể của Davis? Có phải thí nghiệm đó sai ? Hay,có điều gì đã xảy ra với
neutrinosau khichúng đượctạo ra trong mặt trời?
Tronghai mươi năm sau đó,nhiều khả năng khác nhauđã được xácđịnh bởi
hàng trăm, và có lẽ hàng nghìn, nhà vật lí, nhà hóa họcvà nhà thiên văn học. Cả thí
nghiệmlẫn tínhtoán lí thuyếtdường như đều đúng.
Lại mộtlầnnữa thí nghiệmđã giải thoát cho tư duy thuầntúy. Vào năm 1986,
các nhà vật lí Nhật Bản,đứngđầu làMasatoshi Koshibavà YojiTotsuka,cùng với
các đồngnghiệp người Mĩ của họ, EugeneBeiervàAlfred Mann, đã xây dựng lại
một bể khổng lồ chứa nước đượcthiết kế để đo sự ổnđịnhcủa vật chất. Các nhà
thí nghiệm đã làm tăng độ nhạy của máy dòhạt của họ đến mức nó có thể đóngvai
trò làmột đài quan sátneutrinomặt trời lớn dưới lòng đất. Mục tiêu củahọ là
khảo sát nguyên nhângây rasự không ăn khớp số lượng giữa tốc độ tiên đoán và
tốc độ đo đượctrongthí nghiệm chlorine.
Thí nghiệmmới (gọi là Kamiokande)ở Nhật cũngphát hiện raneutrinomặt
trời. Hơn nữa, thínghiệm Kamiokande xác nhận rằng tốc độ neutrino kémhơn tiên
đoán bởi nền vật lí chuẩnvàcác môhình chuẩn của mặt trời và xác nhận rằng các
neutrinophát hiện đượclà đến từ mặt trời. Sau đó, các thí nghiệm ở Nga (gọi là
SAGE, doV.Gavrin chỉ đạo), ở Italy(GALLEXvà sau này là GNO, tươngứng do T.
Kirstenvà E.Bolottichỉ đạo), mỗi thí nghiệmcó đặctrưng khác nhau, đều quan sát
thấyneutrino đến từ bên trongmặttrời. Trongmỗimáy dò hạt, số lượng neutrino
quan sát thấythấp hơn một chút sovới lí thuyết chuẩn tiên đoán.
Tất cả những kết quả thí nghiệm này có ý nghĩagì?
Neutrino tạo ra trong tâm của mặt trời đã được phát hiện ra trongnămthí
nghiệm.Việc phát hiện của chúngcho thấy trực tiếp rằng nguồn gốc củanăng
lượng mà mặttrời phát ra là sự hợpnhất củacáchạt nhân hydrogenở bên trong
mặttrời. Cuộc tranh luận thế kỉ 19 giữa cácnhà vật lí lí thuyết, các nhà địa chất, và

các nhà sinh vật học đã đượcdàn xếp theo kinhnghiệm.
Từ một bối cảnhthiên văn học, sự ăn khớpgiữa quansátneutrinovà lí
thuyết làtốt. Năng lượng quansát thấy của neutrinomặt trời phùhợp với giá trị
do lí thuyết tiên đoán.Tốc độ neutrino bị phát hiện kémhơn tiên đoán nhưng
khôngnhiều lắm. Tốc độ neutrinođến ở tráiđất như tiên đoán khoảngchừng phụ
thuộcvào lũythừa 25của nhiệt độ tại tâm của mặttrời,T x T x T x …. T (25thừasố
nhiệt độ T). Sự ăn khớpthuđược (phù hợp trong hệ số ba) chothấychúngta đã đo
theo lốikinh nghiệm nhiệt độ tại tâm của mặttrời vớiđộ chính xác vài phầntrăm.
Nhânthể, nếuai đó nói với tôi vào năm 1964rằng số lượngneutrinoquan sát thấy
đến từ mặt trời sẽ ở trong vòng hệ số ba của giátrị tiên đoán, tôi sẽ thậtngạc nhiên
và rấtthích thú.
Thật ra, sự phù hợp giữa các quansát thiên văn bình thường(sử dụng ánh
sáng chứ không phải neutrino)và cáctính toán lí thuyết của các đặc điểm mặt trời
thì chínhxác hơn nhiều. Việc nghiên cứu cấu trúcbêntrongcủa mặt trời sử dụng
đối tượngtương đương mặt trời của địa chấn học địacầu (tứclà quansát các dao
độngmặt trời) cho thấycác tiên đoán của môhình mặt trờichuẩn chonhiệt độ của
vùng tâm mặt trời phù hợp với đến độ chính xác ít nhất là 0,1%.Trongmô hình
chuẩn này, tuổi hiện naycủa mặt trời lànăm tỉ năm, phù hợp với ướctính tối thiểu
tuổi của mặt trời do cácnhàđịa chất và sinh vật học thế kỉ 19 thựchiện (một vài
trămtriệu năm).
Cho rằngmô hìnhlí thuyết củamặt trời mô tả các quansát thiên văn là chính
xác, vậy có thể giải thích ra sao sự khôngănkhớp bởi hệ số haihoặc ba giữa tốc độ
neutrinomặt trời đo được và tiên đoán ?
Nền vật lí mới
Các nhà vật lí và các nhàthiênvăn họcmột lần nữabuộc phải xemxét lại các
lí thuyết củahọ. Lần này, sự bất đồngkhôngphải giữa những ước tính khác nhau
về tuổi của mặt trời, mà là giữa các tiên đoán dựa trênmộtlí thuyết được chấp
nhậnrộng rãi và các phép đotrực tiếp về các hạt tạo ra bởi sự đốt cháy hạt nhân ở
bên trong mặt trời. Tìnhhuống nàythỉnh thoảng đượcgọi là Bí ẩnNeutrinocòn
thiếuhay, trong ngôn ngữ nghe có vẻ khoahọchơn, Bài toán NeutrinoMặt trời.

Ngay từ năm 1969,hai nhà khoahọc làm việc ở Nga,Bruno Pontecorvovà
VladimirGribov, đã đề xuất rằng sự bất đồng giữa lí thuyết chuẩn và thí nghiệm
neutrinomặt trời đầutiên có thể do sự không tương xứng trong mô tả sách vở của
nền vậtlí hạt,chứ không phải trong mô hìnhmặt trời chuẩn. (Nhân thể,
Pontecorvo là người đầu tiên đề xướng sử dụng máy dòhạt chlorine để nghiên cứu
neutrino)GribovvàPontecorvocho rằng neutrino thoát ra từ một sự lộnxộn đa
tính cách, rằng chúngdao động tới lui giữa các trạngthái, hayloại, khác nhau.
Theo đề xuất của Gribov và Pontecorvo,neutrinotạora trong mặt trời ở
dạng hỗnhợp của các trạngthái khácnhau, một loại phân chia tính cách. Từng
trạngthái cókhối lượngnhỏ,khác nhau, chứ không phảicó khốilượng bằng không
như lí thuyết hạt chuẩn gán chochúng. Khi chúngtruyền từ mặttrời tới trái đất,
các neutrino daođộnggiữa trạng thái neutrinodễ phát hiệnvà trạng thái neutrino
khóphát hiện.Thí nghiệm chlorine chỉ phát hiện các neutrinoở trạngthái dễ phát
hiện. Nếu như nhiều neutrinođến trái đất ở trạng thái khó quansát,thì chúng
khôngđược đếm. Cứ như thể một số hay nhiều neutrinođã biến mất, nó cóthể giải
thích bí ẩn nhìn thấy của neutrinocònthiếu.
Xây dựng trêný tưởng này, LincolnWolfenstein vào năm 1978và Stanislav
MikheyevvàAlexei Smirnovvào năm1985đã chỉ ra rằngảnh hưởngcủa vật chất
lên neutrino chuyển độngquamặt trờicó thể làm tăng xác suất dao động của
neutrinonếunhư Tự nhiên chọn cho chúngkhối lượngtrong một ngưỡng nhất
định.
Neutrino cũng được tạo rabởi va chạm của các hạt tiavũ trụ với các hạt
khác trong bầu khí quyển trái đất. Vào năm 1998, đội các nhà thực nghiệm Super-
Kamiokandeloan báo rằng họ đã quan sátthấy các dao động trong số các neutrino
khí quyển. Kếtquả này manglại sự ủng hộ gián tiếp cho đề xuất lí thuyếtrằng
neutrinomặt trời daođộng giữa cáctrạng thái khácnhau. Nhiềunhà khoahọc làm
việc trong lĩnh vực neutrinomặt trờitin rằng,nhìn ngược lại phía sau,chúngta đã
có bằngchứngcho các dao độngneutrinomặt trời kể từ năm 1968.
Nhưng, cho đến nay chúng ta không biết nguyên nhângì đã gây ra sự lộn xộn
đa tính cách của các neutrino mặt trời. Câu trả lời cho câuhỏinày cóthể mang lại

một manhmối cho nền vật língoàicác môhình chuẩn hiện naycủa các hạt hạ
nguyêntử. Có phảisự thay đổi nhân dạng xảy ra trong khi các neutrinotruyền từ
mặttrời đếntrái đất, như trước đấy Gribovvà Pontecorvo đã đề xuất ? Haycó phải
vật chất đã làm cho neutrinomặt trời bị “giật mình”? Các thí nghiệmđangtriển
khai ở Canada,Italy (bathí nghiệm),NhậtBản (haithí nghiệm), Nga,và Mĩ đang nỗ
lực xácđịnh nguyên nhân củacác dao động của neutrinomặt trời, bằngcách tìm
xem chúng nặngbaonhiêu và chúng chuyểnhóa như thế nào từ dạng này sang
dạng khác. Khối lượng neutrinokháckhông cóthể manglại một manh mối cho
một thế giới đếnnaychưa được khám phá của lí thuyết vật lí.
Tự nhiên: Sự bí ẩn tuyệt vời
Tự nhiên đã viết ra một bí ẩn tuyệtvời. Câu chuyệntiếp tụcbiến đổi và
những manh mối quantrọngnhất đếntừ những nghiên cứudường như chẳng liên
quan gì với nhau. Những sự biến đổi đột ngột và đầy kịch tính này của bối cảnh
khoa họchìnhnhư là cách thức của Tự nhiên hé mở dần sự thống nhất của tất cả
các khoahọc cơ bản.
Bí ẩnbắt đầu vào giữathế kỉ 19 với câu hỏihóc búa: Mặt trời chiếu sángnhư
thế nào ? Hầu như ngay tứcthì, câu chuyện đã chuyển sang câu hỏi về mức độ
nhanhmà sự chọn lọc tự nhiên xảy ravà tốcđộ mà sự hìnhthành địachấtđược
tạo ra. Nền vật lí lí thuyết tốt nhất của thế kỉ 19đã cho câu trả lời saichotất cả
những câu hỏi này. Dấu hiệu đầu tiên của câu trả lời chínhxác đến, vàolúcsắp hết
thế kỉ 19, từ việc khám phá ra sự phóng xạ với những tấmphimbị làm đenbất ngờ.
Hướngnghiên cứu đúng tìm kiếm lời giải chi tiết đã hé mở bởi khámphá
năm 1905củathuyết tươngđối đặc biệt,bởi phép đo năm 1920về khối lượng hạt
nhâncủa hydrogen và helium,và bởi lời giải thíchcơ lượng tử năm1928 rằnglàm
thế nào các hạt tích điện tiến lại rấtgần nhau. Các nghiên cứu quan trọng này
khôngcó liên hệ trực tiếp với các nghiên cứu sao.
Vào giữa thế kỉ 20,các nhà vậtlí hạtnhânvà các nhà thiên văn vậtlí có tính
toántrên lí thuyết tốc độ đốt cháy hạtnhânở bên trongcác ngôi saogiống như
mặttrời. Nhưng, ngaykhi chúng ta nghĩ chúng ta đã hiểu đượcTự nhiên,các thí
nghiệmcho thấy có ít neutrinomặttrời đươcquansát thấy trên tráiđất hơn số

lượng tiên đoán bởi lí thuyếtchuẩn về cách thức các ngôi saotỏa sángvà các hạt
hạ nguyên tử hành xử như thế nào.
Vào đầu thế kỉ 21,chúng ta đã họcđược rằng neutrinomặttrời không chỉ
cho chúng ta biết về bên trongcủa mặt trời,mà còn chobiết đôi điều về bản chất
của neutrino. Không aibiết các thínghiệm neutrinomặt trời mới hiện đang triển
khai hayđang lên kế hoạch sẽ hé mở nhữngđiều bấtngờ gì nữa. Sự phongphúvà
hóm hỉnh mà với nó Tự nhiên đã viết nên bí ẩn của mình,trongmột thứ ngônngữ
quốctế có thể đượcđọc bởi nhữngngười hamhiểu biết thuộc mọiquốc gia,thật
đẹp, thậtđángsợ, vàthậtkhiêm tốn.

×