Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Phim 3D được chiếu như thế nào docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.17 KB, 3 trang )

Phim 3D được chiếu như thế nào
Kính xem hiện gồm hai màu đỏ và lục-lam (cyan) để khi kết hợp lại có thể có đủ cả
3 màu cơ bản, cho người xem tiếp nhận màu sắc của hình ảnh 3 chiều thật hơn.
Trước đây, khi xem phim 3 chiều, bạn phải đeo một cặp kính mắt màu đỏ, mắt màu lục.
Ảnh: Wired.
Với sự ra mắt đình đám của bộ phim 3D Avatar, tạp chí Wired.com đã đến tận trụ sở của
Dolby Laboratories tìm hiểu về lịch sử công nghệ chiếu phim 3D từ xưa cho tới thời điểm
hiện tại.
Trước đây thông thường, để xem phim 3D, người ta thường phải mang một cặp kính với
một mắt màu đỏ và một mắt màu lục. Phương pháp này vốn dựa trên một công nghệ hình
nổi 3D cổ điển có từ những năm 1950. Ở hệ thống này, hình ảnh trên màn hình được
chiếu bằng hai lớp màu khác nhau nhưng được chiếu sao cho hình ảnh chồng khít lên
nhau. Khi người xem đeo kính vào, mỗi mắt sẽ nhìn thấy một hình ảnh riêng biệt, hình
màu đỏ sẽ tới một mắt và hình màu lục sẽ tới mắt kia. Vỏ não phụ trách hình ảnh sẽ kết
hợp hai khung nhìn này lại và tái hiện lại đối tượng thành 3 chiều.
Dù tạo được tiếng vang không nhỏ thời bấy giờ, cách tạo hình nổi này vẫn còn khá nhiều
nhược điểm, như màu sắc trên phim rất hạn chế và lại rất khó nhận biết chi tiết trong các
cảnh 3D. Thêm vào đó, hiện tượng bóng ma xảy ra do có những hình ảnh đáng lẽ phải
xuất hiện ở mắt trái lại hiển thị sang mắt phải.
Kể cả màn hình cũng có vấn đề. Các rạp trình chiếu phim 3D bằng công nghệ hình nổi
phải lắp đặt một màn bạc (silver screen) để đạt được khung cảnh lý tưởng bởi lẽ các màn
có tính phản xạ sẽ giúp cho hai tín hiệu ánh sáng khác nhau tách biệt tốt hơn.
Nhưng rồi công nghệ phim 3D đã tiến được những bước dài. Hình ảnh nổi 3 chiều giờ đã
được cải thiện: kính xem hiện tại thường gồm hai màu đỏ và lục-lam (cyan) sao cho khi
kết hợp lại có thể có đủ cả 3 màu cơ bản, làm cho người xem tiếp nhận màu sắc của hình
ảnh 3 chiều được thật hơn.
Bộ lọc sẽ chuyển ánh sáng phân cự tuyến tính thành phân cực tròn. Ảnh: Wired.
Các rạp theo công nghệ RealD, vốn là hệ thống chiếu phim 3D thông dụng nhất hiện giờ,
sử dụng một bộ lọc phía trước máy chiếu để tạo ánh sáng phân cực tròn (circular
polarization light) khi chiếu lên màn bạc. Về cơ bản, bộ lọc này sẽ lọc các ánh sáng phân
cực tuyến tính thành ánh sáng phân cực tròn bằng quy trình làm chậm lại một thành phần


(component) của điện trường. Khi các phần phương thẳng đứng và phương ngang của
hình ảnh được chiếu lên màn bạc, bộ lọc sẽ làm chậm lại thành phần thẳng đứng khoảng
một phần tư nhịp. Do bị chậm pha so với phương ngang nên hiệu ứng này sẽ tạo nên ánh
sáng phân cực xoay tròn. Công nghệ này giúp não người tái hiện những hình ảnh 3D
được tự nhiên và thật hơn. Ánh sáng phân cực tròn cũng loại bỏ được việc phải dùng tới
hai máy chiếu để chiếu hai hình ảnh màu sắc tách biệt như công nghệ truyền thống. Màn
bạc lúc này giữ vai trò duy trì sự phân cực của hình ảnh.
Hệ thống 3D của Dolby được sử dụng để chiếu phim Avatar lại khác biệt đôi chút. Hệ
thống này sử dụng một bánh xe kính lọc đặt bên trong máy chiếu với một bóng có công
suất cỡ 6,5 kW ở phía sau. Bánh xe gồm hai phần, mỗi phần sẽ lọc ánh sáng (cả ba màu
đỏ, lục và lam) từ máy chiếu thành các bước sóng khác nhau. Để hình ảnh không bị hiệu
ứng ngừng hình, bánh xe này quay với tốc độ khá nhanh, khoảng 3 vòng mỗi khung hình.
Một kính chuyên dụng dùng để xem sẽ có các thấu kính thụ động, chỉ cho phép các sóng
ánh sáng đi theo một hướng nhất định nào đó đi qua, từ đó tách riêng được các bước sóng
đỏ, lục, lam cho mỗi mắt.
Công nghệ 3D sử dụng trong phim Avatar có thể chuyển từ cách thức chiếu 3D xuống
2D.
Ảnh: Wired.
Lợi thế của hệ thống 3D Dolby nằm ở chỗ, công nghệ này không còn cần tới một màn
bạc nữa do bánh xe tích hợp đã đủ khả năng tách màu và bóng đèn đủ cung cấp độ sáng
cần thiết cho hình ảnh. Cơ chế này còn cho phép điều chỉnh máy chiếu để chuyển đổi
cách thức chiếu phim từ 2D thông thường sang phim 3D và ngược lại dễ dàng hơn nhiều.
Duy chỉ có nhược điểm của phương pháp này là vẫn còn khá đắt đỏ. Một hệ thống chiếu
phim 3D chuẩn Dolby sẽ mất tổng cộng khoảng 26.500 USD chưa bao gồm kính mắt.
Còn riêng các cặp kính dùng để xem cũng có giá tới khoảng 27 USD một chiếc

×