Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Uống sữa phải biết cách pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.1 KB, 4 trang )

Uống sữa phải biết cách

Để có được hiệu quả tốt nhất từ việc uống sữa, bạn cần biết lựa chọn loại sữa phù hợp với mình.
Đôi khi bạn phải đọc rất kỹ thành phần dinh dưỡng, năng lượng sữa cung cấp, hướng dẫn sử
dụng của các sản phẩm sữa… rồi hãy quyết định có sử dụng hay không.
Các loại sữa hiện có trên thị trường
* Sữa tươi: là loại sữa được lấy trực tiếp từ bò, dê… xử lý pha loãng và tiệt trùng bằng nấu sôi,
tia cực tím. Sữa tươi thuộc nhóm sữa béo.
* Sữa bột (nguyên kem, sữa béo) là loại sữa dạng bột, khi uống thì pha với nước ấm. Trong sữa
bột thường được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như chất béo, đạm, đường, vitamin, khoáng
chất, sắt, canxi, taurin, DHA, RA, probiotic, chất xơ…
* Sữa công thức 1 (Infant formula): Dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, có thành phần và tỉ lệ các
chất dinh dưỡng tương tự sữa mẹ.
* Sữa công thức 2 (Follow on): Dành cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi, có tỷ lệ đạm và béo cao hơn sữa
công thức 1 (tương tự sữa bò) phù hợp với sự cung cấp năng lượng cao hơn ở độ tuổi này.
* Sữa công thức 3 (Growing up): Dành cho trẻ trên 1 tuổi và người lớn, năng lượng cao hơn hai
loại trên.
* Sữa dành cho trẻ sinh non (premature formula).
* Sữa dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
* Sữa không có lactose dành cho người không dung nạp lactose.
* Sữa đậu nành dành cho người dị ứng sữa bò (dị ứng protein sữa bò).
* Sữa chống ói, táo bón: Do thêm chất xơ vào sữa làm tăng khối lượng phân giảm táo bón và
làm sữa đặc hơn nên chống ói.
* Sữa không béo (sữa gầy, sữa tách bơ) là loại sữa nguyên kem được lấy đi một phần hay toàn bộ
chất béo để làm giảm năng lượng nhưng vẫn còn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng khác,
thường được bổ sung thêm canxi và không có cholesterol. Sữa gầy chỉ nên dùng cho trẻ trên 3
tuổi mắc chứng béo phì và người lớn, người béo phì muốn giảm cân và người bị rối loạn mỡ
trong máu, bệnh tiểu đường
* Ngoài ra còn có sữa đậu nành nước, sữa đậu nành nấu thủ công. Riêng sữa đặc có đường chỉ
nên dùng để pha cà phê, chứ không nên dùng để cho trẻ uống vì có hàm lượng đường quá
cao.Còn sữa cao năng lượng thì được bổ sung thêm nhiều đường và chất béo để tăng năng lượng


(1ml sữa cung cấp 1 kilo calo), thường sử dụng cho trẻ suy dinh dưỡng, dùng trong giai đoạn
kém ăn của trẻ em hay người lớn, người già…
Uống sữa phải biết cách
Chắc chắn nhiều người sẽ lúng túng khi chọn mua sữa cho gia đình. Thế nên bạn cần đọc kỹ
nhãn hiệu bao bì, để xem thành phần dinh dưỡng, năng lượng sữa cung cấp, hướng dẫn sử
dụng… thì mới phân nhóm được loại sữa và quyết định sử dụng hay không.
Đặc biệt, bạn phải chú ý độ tuổi người dùng sữa. Tức mỗi độ tuổi khác nhau thì nên dùng loại
sữa phù hợp. Ở trẻ dưới 1 tuổi, sữa mẹ là loại sữa tốt nhất. Nếu vì một lý do nào đó không có sữa
mẹ thì chọn loại sữa bột phù hợp với độ tuổi dưới 6 tháng (công thức 1) hay trên 6 tháng (công
thức 2), trẻ sinh thiếu tháng (premature).Trẻ trên 1 tuổi và người lớn có thể dùng đa dạng hơn:
sữa tươi, sữa bột công thức 3, sữa đậu nành…
Mặt khác phải xem xét tình trạng dinh dưỡng của người sử dụng. Người gầy thì uống sữa béo và
ngược lại.
Người không muốn tăng cân nhưng vẫn cần sữa để cung cấp đủ các dưỡng chất khác cho cơ thể
có thể dùng sữa ít béo hay sữa không béo hằng ngày.
Ngoài ra, cần chú ý bệnh lý hay vấn đề cá nhân của người dùng sữa. Cụ thể như: người dị ứng
sữa bò phải dùng sữa đậu nành, trẻ không dung nạp lactose phải dùng sữa không có lactose, trẻ
có vấn đề trong tiêu hóa hấp thụ chất béo phải dùng sữa có chất béo chuỗi trung bình MCT
(Medium Chain Triglyceride). Trong khi đó, người lớn thiếu men lactase do lâu ngày không
dùng sữa phải tập ăn sữa chua để cấy men dần dần. Còn trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, nôn
ói nhiều có thể dùng sữa thêm chất xơ.

Theo BS.Đào Thị Yến Thủy
TT Dinh dưỡng TP.HCM
Thanh niên

×