Bài thảo luận nhóm 13 Kinh tế học quản lý
Lời cảm ơn
Trong thời gian nghiên cứu về thị trường cầu về mặt hàng trà xanh C2 và các
tài liệu tham khảo cho bài thảo luận, nhờ sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thạc sỹ
Ninh Hoàng Lan - Tổ bộ môn Kinh tế Vĩ mô- Khoa Kinh Tế - Trường Đại học
Thương Mại đã tận tình hướng dẫn chúng em hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên do
thời gian nghiên cứu có hạn và hiểu biết của bản thân về vấn đề nghiên cứu còn có
những hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Vì vậy
nhóm chúng em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng các bạn sinh
viên khác có quan tâm tới vấn đề này. Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn Công
ty URC (Universal Robina Corporation) Việt Nam, thư viện của trường Đại học
Thương Mại cùng rất nhiều các bạn sinh viên cũng như các anh chị đã đi làm đã
giúp đỡ chúng em có những số liệu và thông tin cần thiết để hoàn thành đề tài thảo
luận trên!
Một lần nữa, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo
tận tình của thạc sỹ Ninh Hoàng Lan đã giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này!
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Lớp 1006MIEC0511 1
Bài thảo luận nhóm 13 Kinh tế học quản lý
Mục lục
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu đề tài........................................................................4
1.3.Các mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................5
1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................6
Chương 2. Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về ước lượng và dự đoán cầu......7
2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản.....................................................................7
2.1.1. Lý luận chung về cầu..........................................................................................7
2.1.2. Cầu cá nhân, cầu thị trường.................................................................................7
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hàm cầu..................................................................8
2.2. Một số lý thuyết về ước lượng và dự đoán cầu.......................................................9
2.2.1. Xác định hàm cầu thực nghiệm............................................................................9
2.2.2. Ước lượng cầu của ngành với hãng chấp nhận giá............................................10
2.2.3. Ước lượng cầu với hãng định giá.......................................................................11
2.2.4. Các phương pháp dự đoán cầu...........................................................................11
2.2.5. Một số cảnh báo khi dự đoán.............................................................................13
2.3. Tổng quan tình hình khách thể của các công trình đã nghiên cứu về ước lượng
và dự đoán cầu............................................................................................................13
2.4. Phân tích nội dung của ước lượng cầu và dự đoán cầu của mặt hàng nước giải
khát trà xanh C2 trên thị trường Hà Nội....................................................................14
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng ước lượng
và dự đoán cầu của hãng trà xanh C2..........................................................................16
3.1 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................16
Lớp 1006MIEC0511 2
Bài thảo luận nhóm 13 Kinh tế học quản lý
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................................16
3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu...........................................................................16
3.2. Đánh giá tổng quan tình hình thị trường trà xanh C2 và ảnh hưởng của nhân tố
giá đến thị trường này.................................................................................................17
3.2.1. Giới thiệu chung về công ty URC và mặt hàng trà xanh C2..............................17
3.2.1. Tổng quan thị trường trà xanh và ảnh hưởng nhân tố giá đến thị trường trà xanh
C2.................................................................................................................................18
3.3.1. Ước lượng cầu trà xanh C2................................................................................21
3.3.2. Dự đoán cầu trà xanh C2....................................................................................23
Chương 4: Các kết luận và đề xuất về việc triển khai ước lượng cầu và dự đoán cầu
mặt hàng nước giải khát trà xanh C2...........................................................................28
4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu..........................................................28
4.2. Các đề xuất, kiến nghị..........................................................................................30
4.2.1. Các đề xuất, kiến nghị với doanh nghiệp...........................................................30
4.2.2. Các đề xuất, kiến nghị với nhà nước..................................................................32
4.3. Những hạn chế khi nghiên cứu và đặt vấn đề nếu tiếp tục nghiên cứu..............33
Lớp 1006MIEC0511 3
Bài thảo luận nhóm 13 Kinh tế học quản lý
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu đề tài
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong một nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh cực kỳ khốc liệt hiện nay,
có thể nói, sự nhanh nhạy về thông tin cũng như khả năng dự báo thị trường của các
doanh nghiệp chính là một trong các yếu tố mang tính chất sống còn với mỗi doanh
nghiệp.
Trong một thời đại mà công nghệ thông tin phát triển nhanh đến chóng mặt
như ở Việt Nam hiện nay, việc thu thập thông tin, qua đó đưa ra được các ước
lượng và dự báo cầu của thị trường trở nên một vấn đề vô cùng cấp thiết, đó chính
là yếu tố sẽ tạo lên sự khác biệt cho doanh nghiệp. Những thông tin được dự báo
chính xác sẽ giúp các doanh nghiệp có thể đưa ra được nhiều phương án hơn để tiếp
cận với thị trường, đồng thời tạo nên sự khác biệt và thương hiệu riêng cho các sản
phẩm của mình. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường sẽ trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn, từ đó giúp tăng trưởng và
phát triển doanh nghiệp cực kỳ lớn mạnh. Chính vì vậy, tốc độ và chất lượng của
các ước lượng và dự báo cầu của các doanh nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu
của bất cứ doanh nghiệp nào nếu muốn đứng vững trên một thị trường đã trở nên
chuẩn bị bão hòa như ở Việt Nam hiện nay.
Và đặc biệt, đối với một thị trường cực kỳ rộng lớn và biến đổi không ngừng
như thị trường nước giải khát hiện nay, thì nguồn thông tin và số liệu ước lượng dự
báo cầu lại càng trở nên quan trọng và mang ý nghĩa quyết định hơn bao giờ hết.
Hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp hiểu rằng, mỗi bước đi của mình, mỗi hành động
của mình, từ đó thể hiện bởi kết quả của chính mình thực sự được quyết định bởi
chính những phản hồi từ khách hàng, từ những con số dự báo và ước lượng cầu của
thị trường. Qua đó, có thể thấy được tầm ảnh hưởng lớn lao của chính những con số
Lớp 1006MIEC0511 4
Bài thảo luận nhóm 13 Kinh tế học quản lý
đó. Thực sự, đó là những con số biết nói, nói lên rằng chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp có thực sự đem lại hiệu quả cao hay không, rằng phương hướng hoạt
động của doanh nghiệp trong tương lai nên phải như thế nào… Chính vì vậy việc
nghiên cứu lập kế hoạch triển khai dự đoán và ước lượng cầu của doanh nghiệp là
vô cùng quan trọng và cấp thiết.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề ước lượng và dự báo cầu
Xuất phát từ thực tiễn trên, và qua một quá trình nghiên cứu và tìm hiểu
chiến lược kinh doanh và cơ chế nghiên cứu ước lượng dự báo cầu của mặt hàng trà
xanh C2 thuộc công ty URC, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài : “Lập dự án
triển khai ước lượng cầu và dự đoán cầu mặt hàng nước giải khát trà xanh C2
của công ty URC giai đoạn hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội.” nhằm tìm
hiểu và khai thác, đồng thời đưa ra những đề xuất, kiến nghị đối với dự án triển khai
ước lượng và dự đoán cầu của mặt hàng C2 giai đoạn hiện nay tại Hà Nội.
Chính vì vậy, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng cũng như cách thức
triển khai dự án dự báo và ước lượng cầu và các giải pháp nhằm tăng hiệu suất hoạt
động của công tác dự báo và ước lượng cầu C2 và phát triển doanh số bán cũng như
sản lượng tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu
Với những định hướng như vậy, đề tài sẽ tập trung vào nghiên cứu các mục
tiêu sau:
Về mặt lý luận, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về các lý luận chung về cầu:
cầu thị trường, cầu cá nhân, độ co giãn của cầu theo giá và các yếu tố khác, các
dạng hàm cầu cơ bản, và các nhân tố ảnh hưởng tới hàm cầu. Đồng thời, đưa ra một
số phương pháp ước lượng và dự đoán cầu cùng một số cảnh báo khi dự đoán.
Lớp 1006MIEC0511 5
Bài thảo luận nhóm 13 Kinh tế học quản lý
Trên cơ sơ các lý luận đó, đề tài sẽ đề cập tới một số vấn đề thực tiễn đặt ra
cho việc ước lượng và dự đoán cầu của mặt hàng trà C2 của công ty URC:
• Đưa ra được thực trạng thị trường nước giải khát trà xanh nói chung
và nước giải khát trà xanh C2 nói riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
hiện nay.
• Phân tích thực được đưa ra bên trên, đưa ra những thành công, hạn
chế của các công tác dự báo và ước lượng cầu, đồng thời đưa ra nguyên nhân của
những hạn chế đó.
• Đề xuất giải pháp và đưa ra một số kiến nghị để có thể mở rộng thị
trường và tăng doanh số tiêu thụ mặt hàng trà xanh nói chung và trà xanh C2 nói
riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tất cả người tiêu dùng mặt hàng trà C2 từ mọi tầng
lớp, từ công nhân, viên chức tới sinh viên học sinh.
Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt không gian: Với mục tiêu lập kế hoạch triển khai ước lượng
cầu và dự đoán cầu của mặt hàng nước giải khát trà xanh C2 trên địa bàn Hà Nội, đề
tài sẽ tập trung nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hà Nội.
Về mặt thời gian: Do tính chất cập nhật của đề tài là ước lượng và
dự báo cầu, đề tài sẽ chỉ giới hạn thời gian từ tháng 11 năm 2009 đến hết tháng 10
năm 2010
Lớp 1006MIEC0511 6
Bài thảo luận nhóm 13 Kinh tế học quản lý
Chương 2. Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về ước lượng và dự
đoán cầu
2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
2.1.1. Lý luận chung về cầu
Cầu là nhu cầu cộng với khả năng thanh toán cho nhu cầu đó; là sự cần thiết
của một cá thể về một hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà cá thể sẵn sàng có khả năng
thanh toán cho hàng hóa hay dịch vụ đó. Khi cầu của toàn thể các cá thể đối với một
mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại, ta có cầu thị trường. Khi cầu của toàn thể
các cá thể đối với tất cả các mặt hàng gộp lại, ta có tổng cầu.
2.1.2. Cầu cá nhân, cầu thị trường
+ Cầu cá nhân: chỉ tồn tại nếu cá nhân đó sẵn sang và có khả năng mua,
phụ thuộc 2 yếu tố: giá cả thị trường, lượng tiền mà cá nhân có.
+ Cầu thị trường: là tổng số lượng hàng hóa dịch vụ mà mọi người sẵn
sang và có khả năng mua ở mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.
2.1.3. Độ co giãn của cầu theo giá(E)
+ Phản ánh bằng phần trăm thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi giá của
mặt hàng đó thay đổi 1%.
+ Công thức tính:
E =
%
%
Q
P
∆
∆
+ Do luật cầu nên E luôn âm
+ Các giá trị độ co dãn:
E
> 1
→
Cầu co dãn
Lớp 1006MIEC0511 7
Bài thảo luận nhóm 13 Kinh tế học quản lý
E
< 1
→
Cầu kém co dãn
E
= 1
→
Cầu co dãn đơn vị
- Hàm cầu cơ bản: Hàm cầu tuyến tính
Q = a + bP + cM + dP
r
+ eN
Trong đó:
a: hệ số chặn
b,c,d,e: hệ số liên quan
P: giá của hàng hóa
M: thu nhập
P
r
: giá hàng hóa liên quan
N: số lượng người ( dân số)
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hàm cầu
+ Giá của hàng hóa
Theo luật cầu thì số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cầu trong
khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá hàng hóa hoặc dịch vụ giảm.
+ Thu nhập người tiêu dùng
Thu nhập là một yếu tố để xác định cầu. Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến
khả năng mua của người tiêu dùng. Khi thu nhập tăng thì cầu hàng hóa của người
tiêu dùng cũng tăng và ngược lại, tuy nhiên còn phụ thuộc vào từng loại hàng hóa
cụ thể mà mức độ thay đổi của cầu cũng khác nhau. Những hàng hóa có cầu tăng
khi thu nhập tăng được gọi là hàng hóa thông thường, hàng hóa có cầu giảm khi thu
nhập tăng được gọi là hàng hóa thứ cấp.
Lớp 1006MIEC0511 8
Bài thảo luận nhóm 13 Kinh tế học quản lý
+ Giá cả hàng hóa liên quan: chia làm 2 loại
Hàng hóa thay thế: là hàng hóa có thể sử dụng thay cho hàng hóa
khác khi giá một loại hàng hóa thay đổi thì cầu của hàng hóa kia cũng thay đổi theo.
Ví dụ như trà xanh C2 và trà xanh Không độ…
Hàng hóa bổ sung: là hàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng hóa
khác. Đối với hàng hóa bổ sung, khi giá hàng hóa này tăng lên thì cầu đối với hàng
hóa bổ sung kia giảm đi. Ví dụ như Kem đánh răng và bàn chải đánh răng...
+ Dân số: dân số càng nhiều thì cầu càng tăng.
+ Các kỳ vọng:
Cầu đối với hàng hóa và dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào kỳ
vọng của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng hy vọng giá của hàng hóa
nào đó sẽ giảm xuống trong tương lai, thì cầu hiện tại đối với hàng hóa
của họ sẽ giảm và ngược lại… Các kỳ vọng cũng có thể về thu nhập, thị
hiếu, số lượng người tiêu dùng…
2.2. Một số lý thuyết về ước lượng và dự đoán cầu
2.2.1. Xác định hàm cầu thực nghiệm
Ta có hàm cầu tổng quát: Q = f(P, M, P
r,
N)
Xác định hàm cầu thực nghiệm tuyến tính:
Q = a + bP + cM + dP
r
+ eN
Các giá trị độ co giãn của cầu được ước lượng là:
^ ^
^
P
P
E b
Q
=
;
^ ^
^
M
M
E c
Q
=
;
^ ^
^
R
XR
P
E d
Q
=
Lớp 1006MIEC0511 9
Bài thảo luận nhóm 13 Kinh tế học quản lý
Xác định hàm cầu thực nghiệm phi tuyến:
Q = aP
b
M
c
P
r
d
N
e
- Để ước lượng hàm cầu này ta phải chuyển về loga tự nhiên:
LnQ = lna + blnP + clnM + dlnPr
+ elnN
- Với dạng hàm cầu này, độ co dãn là cố định:
^ ^
P
E b
=
;
^ ^
M
E c
=
;
^ ^
XR
E d
=
2.2.2. Ước lượng cầu của ngành với hãng chấp nhận giá
- Vấn đề đồng thời: Dữ liệu quan sát được về giá và lượng được xác định
một cách đồng thời tại điểm mà đường cung và đường cầu giao nhau.
- Phương pháp 2SLS ( Phương pháp bình phương nhỏ nhất): Xác định các
tham số ước lượng sao cho tổng bình phương các khoảng cách từ đường hồi quy
đến tất cả các điểm dữ liệu là nhỏ nhất.
+ Bước 1: Xác định phương trình cung và cầu của ngành.
Ví dụ: Cầu: Q = a + bP + cM + dP
r
Cung: Q = h + kP + l
l
P
+ Bước 2: Kiểm tra về định dạng cầu của nghành
Hàm cầu được định dạng khi hàm cung có ít nhất một biến ngoại sinh
nằm trong phương trình hàm cầu.
+ Bước 3: Thu thập dữ liệu của các biến trong cung và cầu.
+ Bước 4: Ước lượng cầu của nghành bằng phương pháp 2SLS
Lớp 1006MIEC0511 10
Bài thảo luận nhóm 13 Kinh tế học quản lý
Xác định rõ biến nội sinh và biến ngoại sinh.
2.2.3. Ước lượng cầu với hãng định giá
Đối với hãng định giá, vấn đề đồng thời không tồn tại và đường cầu
của hãng có thể được ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất hai bước
( OLS).
+ Bước 1: Xác định hàm cầu của hãng định giá.
+ Bước 2: Thu thập dữ liệu về các biến có trong hàm cầu của hãng.
+ Bước 3: Ước lượng cầu của hãng định giá bằng phương pháp OLS.
2.2.4. Các phương pháp dự đoán cầu
Dự đoán cầu là một khoa học và nghệ thuật để dự đoán lượng cầu trong
tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được.
Khi tiến hành dự báo cầu của 1 mặt hàng cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý
số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng
trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học (Định lượng). Tuy nhiên dự đoán
cầu cũng có thể là một dự đoán chủ quan hoặc trực giác về tương lai (Định tính) và
để dự báo định tính được chính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủ quan
của người dự báo.
Dự đoán cầu có thể sử dụng phương pháp: dự đoán theo chuỗi thời gian, dự
đoán theo muà vụ- chu kì, sử dụng mô hình kinh tế lượng…
- Dự đoán theo chuỗi thời gian: Mô hình chuỗi thời gian sử dụng
thời gian trong quá khứ của biến quan trọng để dự đoán cầu các giá trị trong tương
lai.
+ Cho rằng biến cần dự đoán tăng hay giảm một cách tuyến tính theo thời
gian
Lớp 1006MIEC0511 11
Bài thảo luận nhóm 13 Kinh tế học quản lý
Q
t
= a + bt
+ Sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng các giá trị của a và b
^
t
Q
=
$
a
+
b
$
t
Nếu b > 0 biến cần dự đoán tăng theo thời gian
Nếu b < 0 biến cần dự đoán giảm theo thời gian
Nếu b = 0 biến cần dự đoán không đổi theo thời gian
- Dự đoán theo mùa vụ - chu kỳ:
+ Sử dụng biến giả để tính sự biến động này. Nếu có N giai đoạn thì có (N-1)
biến giả.
+ Mỗi biến giả được tính cho một giai đoạn mùa vụ
Nhận giá trị bằng 1 nếu quan sát rơi vào giai đoạn đó
Nhận giá trị bằng 0 nếu quan sát rơi vào giai đoạn khác
+ Dạng hàm:
Q
t
= a +bt + c
1
D
1
+…+ c
n-1
D
n-1
- Dự đoán cầu bằng mô hình kinh tế lượng:
+ Bước 1: Ước lượng các phương trình cầu và cung của nghành.
+ Bước 2: Định vị cung và cầu của nghành trong giai đoạn dự đoán.
+ Bước 3: Xác định giá cung và cầu trong tương lai.
Lớp 1006MIEC0511 12
Bài thảo luận nhóm 13 Kinh tế học quản lý
2.2.5. Một số cảnh báo khi dự đoán
- Dự đoán càng xa tương lai thì khoảng biến thiên hay miền không
chắc chắn càng lớn.
- Mô hình dự đoán được xác định sai: thiếu biến quan trọng, sử dụng
hàm không thích hợp…đều giảm độ tin cậy của dự đoán.
- Dự đoán thường thất bại khi xuất hiện những “điểm ngoặt” – sự
thay đổi đột ngột của biến được xem xét.
2.3. Tổng quan tình hình khách thể của các công trình đã nghiên cứu về ước lượng và
dự đoán cầu.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, việc
ước lượng và dự đoán cầu của thị trường mặt hàng mà mình sản xuất là vô cùng cấp
thiết và quan trọng. Ngay cả trong nền kinh tế nhà nước cũng vậy, các chính sách vĩ
mô được đưa ra có chuẩn xác và phù hợp hay không có ảnh hưởng một phần không
nhỏ ở các chính sách ước lượng và dự báo cầu các mặt hàng thiết yếu của nhà nước.
Một số công trình tiêu biểu về ước lượng và dự báo cầu đã được đưa ra, ví dụ như
đề tài : “ Phân tích và dự báo cầu về mặt hàng sữa của công ty TNHH Thương mại
FCM trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010” của Nguyễn Thị Lệ - Khoa Kinh tế -
trường Đại học Thương mại hay bài viết “Ước lượng cầu tiền của Việt Nam giai
đoạn 2000-2006 bằng mô hình véc tơ” của PGS. TS. Trần Thọ Đạt và ThS. Hà
Quỳnh Hoa trên tạp chí: Kinh tế và Phát triển, số đặc san tháng 12/2007. Công trình
đã đề cập tới một phương pháp mới để ước lượng cầu tiền của Việt Nam, đó là
phương pháp mô hình véc tơ. Qua đó đưa ra những dự báo về lượng cầu tiền cũng
như các lĩnh vực tài chính khác của Việt Nam trong thời kỳ sau đó. Đây là một
trong những tiền đề quan trọng trong công tác ước lượng và dự báo cầu tiền của
quốc gia. Rõ ràng, những vấn đề liên quan tới ước lượng và dự đoán cầu luôn giành
được sự quan tâm của rất nhiều các tác giả cũng như các công trình liên quan.
Lớp 1006MIEC0511 13
Bài thảo luận nhóm 13 Kinh tế học quản lý
Tuy nhiên, nếu chỉ xét trên phương diện ước lượng và dự đoán cầu của mặt
hàng nước giải khát nói chung hay về nước trà C2 nói riêng thì vẫn chưa có nhiều
các công trình đề cập tới. Cũng có thể đã có một số các bài viết liên quan tới ước
lượng và dự đoán cầu nhưng đa số đều là những vấn đề mang tính chất tổng quan, ít
đi sâu vào tình hình thực tế. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi đưa ra đề tài này, với
mong muốn góp một phần vào cái nhìn tổng quan thị trường cầu nước giải khát nói
chung và cụ thể là nước giải khát C2 nói riêng.
2.4. Phân tích nội dung của ước lượng cầu và dự đoán cầu của mặt hàng nước giải
khát trà xanh C2 trên thị trường Hà Nội
Trong đề tài nghiên cứu này nhóm sẽ đi sâu vào phân tích và dự báo
cầu về sản phẩm nước giải khát trà C2 của công ty URC trên địa bàn thành phố Hà
Nội đến tháng 10 năm 2010. Đề tài tập trung vào chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng và
phương pháp phân tích, ước lượng và dự báo của mặt hàng nước giải khát trà C2
cho doanh nghiệp.
Đề tài áp dụng nhiều phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số
liệu qua điều tra chọn mẫu và dựa trên một số phương pháp dự báo định lượng để
dự báo về cầu của trà C2 của công ty URC. Bên cạnh đó đề tài cũng đưa ra một
định hướng kinh doanh mặt hàng trà C2 của công ty và các cửa hàng cho đến năm
2010.
Qua việc phân định về nội dung nghiên cứu của đề tài ta thấy đề tài:
“Lập dự án triển khai ước lượng cầu và dự đoán cầu mặt hàng nước giải khát trà
xanh C2 của công ty URC vào giai đoạn hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội”
là một đề tài mang tính mới, có kế thừa và vận dụng những thành tựu từ công trình
nghiên cứu trước, đồng thời cũng có hướng đi riêng, phù hợp với nội dung định
hướng của đề tài và mặt hàng nghiên cứu.
Lớp 1006MIEC0511 14
Bài thảo luận nhóm 13 Kinh tế học quản lý
Lớp 1006MIEC0511 15