Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Một gekiga tuyệt vời về Richard Feynman ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.61 KB, 12 trang )

Một gekiga tuyệt vời về Richard
Feynman
Nhân hai cuốn sách rất hay về Feynman – một trong số ít các nhà vật lý
lỗi lạc nhất thế kỷ XX, vừa mới xuất bản ở Mỹ, Freeman Dyson – một nhà vật
lý nổi tiếng ở tuổi 87, người đã từng nhiều năm quen biết và cộng tác với R.
Feynman – đã viết một bài giới thiệu tuyệt vời đăng trên tạp chí điểm sách
The New York Review of Books.
Trongkhoảng trăm năm trở lại đây,từ khi phátthanh vàtruyền hình đã tạo
ra mộtnền công nghiệp giải trí đại chúng rộng khắp toàn thế giới hiện đại, đã có
hai siêu saokhoahọc, đó là AlbertEinsteinvà StephenHawking. Những ngôi sao
khôngđược sáng bằngnhư Carl Sagan,Neil Tysonvà Richard Dawkin[1]cũng đã
có mộtcôngchúng lớn hâm mộ, nhưng họ không đượcxếp trong cùng một thứ
hạng vớiEinsteinvà Hawking.Sagan, Tysonvà Dawkin có nhữngfan hiểu được
những thông điệp của họ và rấthâm mộ khoa học của họ. Nhưng Einsteinvà
Hawkingthì lại có những fanhầu như không hiểu gì về khoahọc nhưnglại vô cùng
hâm mộ về nhâncáchcủa họ.
Xét trên tổng thể thì công chúngrất có “gu” trong việc lựa chọn nhữngthần tượng
của mình. Einstein vàHawking có đượcđịa vị của các siêu sao không chỉ bởi những
phátminh khoahọc của họ mà còn bởinhững phẩm chất nhân văn của họ. Cả hai
người đều dễ dàng thíchhợpvới vai trò của mộtthầntượng, đáp ứngđược sự
ngưỡng mộ của công chúngbởi sự khiêm tốn,óc hài hước và những phát biểu đầy
tính khiêu khích đã đượctính toán để thu hút sự chúý. Cả hai người đều hiếndâng
cả cuộc đời mình cho cuộc chiến đấu không khoannhượng để thâmnhập vào
những bímậtsâu kínnhất của tự nhiên, và cả hai họ đều dành thời gianquan tâm
về những mối lo lắngrất thựctiễn của những con người bìnhthường. Công chúng
đã đánh giá mộtcách côngtâm họ là những người anh hùng, là những người bạn
của nhânloại cũng như là những bậcthầy về khoa học.
Hai cuốn về Feynmanvừa mới xuất bản đã đặtra câu hỏi liệu ôngcó được xếp vào
hạng những siêu sao haykhông.Hai cuốn sách rất khác nhauvề phong cách và
chất liệu.Cuốn sách Người lượngtử:cuộc đời khoa học củaRichard Feynmancủa
Lawrence Krausskể về cuộc đời của Feynmanvới tư cách mộtnhà khoahọc, nó


hơi coinhẹ những chuyện phiêulưu cá nhân của ông vốn thườngđượcnhấn mạnh
trong các cuốn tiểu sử trước đó. Krauss đã thànhcôngtrong việc giải thích bằng
một thứ ngôn ngữ phi chuyênmôn cái cốt lõi căn bản trong tư duy của Feynman.
Không giống như bất cứ nhà viết tiểu sử nào khác củaFeynman,ông đã đưabạn
đọc vào trongđầu củaFeynmanvà dựnglại hìnhảnh của tự nhiên mà Feynmanđã
nhìn thấy. Đâylà loại lịch sử khoa họckiểu mới và Krausschính làngười có đầy đủ
phẩm chất để viết nó: ông vốn làmộtchuyên gia vật lý và là mộtnhà văn tài năng
chuyên viết sách khoa học đai chúng. Người lượngtử cho chúngta thấy cái phíaẩn
khuất trong nhân cách của Feynman thường ít được thấy nhấtđối với những
người ngưỡngmộ ông, một cái máy tính thầm lặngvà kiên nhẫn làm việc căng
thẳngtrong suốt nhiềungày đêm để hình dungcho đượctự nhiên đã vận hành
như thế nào.
Quyểnsách thứ hai của nhà văn JimOttaviani và họa sĩ LelandMyrick lại rất khác.
Đây làcuốn tiểu sử theo kiểu truyện tranhvề Feynman, gồm 266trangchứa
những bức tranhvề Feynman vànhữngchuyện phiêulưu đầy tính huyền thoại của
ông. Trongmỗi bức tranh,nhữngchiếc“bong bóng” vốndùng để ghi lời thoại, thìở
đây ghi các “comment”của Feynman, phần lớn được rút ra từ nhữngcâu chuyện
do ông và những ngườikhác kể và đượccôngbố trong các cuốnsách trước.Trước
hết, chúngtathấy Feynmannhư một cậu bé 5 tuổi thích lục vấn,và cậu đã học
được từ cha mình sự hoài nghi trước các uy tínvà thừa nhậnsự ngu dốt. Ở sân
chơi, cậu đã hỏi cha mình: “Tạisao quả bóng lại cứ lăn mãi thế ạ?” Cha ôngtrả lời:
“Nguyênnhân để quả bóng cứ lăn mãi làbởi vì nó có “quán tính”. Ấy là các nhà
khoahọcgọicáinguyênnhânấy lànhư thế nhưng đó cũngmới chỉ làcáitênthôi.
Không aithực sự biết nócó nghĩa là gì.”Cha ông làngười bán hàng lưu động,
khôngđược họchành gì về khoa họccả, nhưngông hiểugiữaviệc cho sự vật một
cái tênvà biếtnó vận hành như thế nào là cả một sự khác biệt. Ông làngười đã
thắplên cho con trai mìnhniềmđammê suốt đời tìm biết cho được mọi thứ đã vận
hành như thế nào.
Sau những cảnhvề người cha, các bứctranh tiếp sau cho thấy Feynman dần dần
thayđổi như thế nào qua các vaitrò mộtgiáo sư trẻ đầy nhiệt huyết, mộtnghệ sĩ

chơi trống trongcác hội hóa trang,một ngườicha chu đáo, mộtngười chồngđáng
yêu, mộtngười thầy khả kính,một nhà cải cáchgiáo dục, cho đến khi ôngkết thúc
cuộc đời mình như một nhà thôngthái già nhănnheotrong trận chiếncầm chắc
phần thuavới căn bệnhung thư. Đối với tôi như một cúsốc khithấy mình dường
như hiện hình trên cáctrang sách đó,nhớ lạihồi còn là một chàngsinhviên trẻ
trung đã cùng Feynman rongruổi bốn ngày dài trên chiếc xehơi của ôngtừ
Clevelandđến Albuquerque,cùng sốngvới ôngtrongmột vàinhà trọ khác thường
và mê mẩn trong những cuộcchuyện trò đángnhớ dường như là bất tận với ông.
Một trong nhữngsự cố trong cuộcđời Feynman đã bộc lộ rõ những phẩmchất
nhânvăn của ông,đó là phản ứng của ông đốivới tin được traogiải thưởngNobel
về vật lý vào năm 1965. Khi nhậnđược cú điện thoạibáo tin từ Stockholmông đã
có nhữnglờiđáp hơi có vẻ kiêucăng vàkhiếmnhã. Ôngnói rằng chắc là ôngsẽ từ
chối, không nhận giải, vì ôngrất ghét những nghilễ hình thứcvà đặc biệt ghét
những trình tự hành lễ phô trương cóliên quanvới cácvị vua vàhoànghậu. Cha
ông đã từng nói với ông hồicòn nhỏ:“Vua thì là cái thá gì đâu! Chẳng qua chỉ là
mấy gã mặc áo hoàng bào mà thôi”. Ôngthàtừ chối nhận giải còn hơn là bị buộc
phải ăn mặcđạo mạo và lại phải bắt tayvới vuaThụy Điển.
Nhưng sauít ngày ông đã thay đổi ý định và chấp nhận tới nhận giải. Vừa tới Thụy
Điển, ông đã làm bạn ngayvới các sinh viên ở đây, những người tới chào đón ông.
Tại bữatiệc chiêu đãi saukhiông chính thức nhận giải, ôngđã có bài diễn từ ngẫu
hứng,trong đó ông cólời xin lỗivề sự khiếm nhã trướcđó của mình và cámơn
nhândân Thụy Điển đã rộng lòng tha thứ vẫn trao cho ông giải thưởng.
Feynmanđã rất mongmỏi sẽ được gặp Sin-Itiro Tomonaga, mộtnhàvật lý Nhật
Bản cùngđượctrao giải thưởngvới ông.Năm năm trước, một cách hoàn toàn độc
lập,Tomanaga đã có một số phát minhgiống như của Feynman,tại một nướcNhật
cô lập còn đang chìmtrong khói lửa chiến tranh.Ông đã từng chia sẻ với Feynman
khôngchỉ những ý tưởngvề vật lý mà cả những trải nghiệm bi kịch cánhân. Vào
mùa xuân năm1945,trong khiFeyman đang chăm sócArline, người vợ đầu yêu
quý đang đau ốm,trong suốtnhững tuần cuối cùng của cuộc đời bà cho tới khi
chứng kiến sự ra đi vĩnh viễn của bàvì bệnh lao phổi,thì cũngmùa xuân ấy,

Tomanagaphải ra taycứu giúpmộtnhóm các sinhviêncủa ôngsống sót trong
đốngtro tàn của thanhphố Tokyotrongmột trậndội bom tàn phá thànhphố và đã
giết chếtmột số người còn lớn hơn các nạn nhân của quả bom nguyên tử ném
xuống Hiroshimabốntháng sau.Feynman vàTomonagacùng có ba phẩm chất
xuấtchúng: đó là sự cứng rắn về tình cảm, sự toàn vẹn về trí tuệ và óc hài hước
mạnhmẽ.
Thật không maycho Feynmanlà Tomonaga lại khôngcó mặtở Stockholm. Hai tác
giả Ottaviani và Myrick của cuốnsách đã để cho Tomonaga giải thích duyên dotại
sao:
Mặcdù tôi đã viết thư báo rằng tôi sẽ “vui lòngđến dự”, nhưngtôi vẫn do dự vì
nghĩ rằng lễ trao giải tổ chứcvào tháng12 hẳnsẽ rất lạnhvà lại còn phải làm
những thủ tục phiềnhà bắt buộc khác nên chắc sẽ rất mệt mỏi. Sau khitôi được
thông báo là người đoạt giải Nobel, nhiều người đã tới thăm mang đếntặng nhiều
thùng rượu. Mộthôm, chú tôi –ngườirất thíchuống whisky–đã tình cờ ghé thăm
tôi và cả hai chúcháutôi đã vui vẻ nângcốc chúctụng nhau. Nhưngchúng tôiđã
uống hơi quá đà và sauđó, lợi dụng cơ hội vợ tôi đi ra ngoài shopping,tôi bèn đi
tắm.Ở phòngtắm khôngmay tôiđã bị trượt ngã, gãy mất 6 cái xươngsườn Nhờ
trời vẫn còn một chút may mắn trongcái sự cố khôngmay đó.
Sau khi Tomonaga bình phục,ông đượcmờitới LuânĐôn để nhận một vinh dự cao
khác cũng đòi hỏi phải có một cuộc gặp gỡ chính thức với Hoànggia. Lần này ông
khôngbị trượt ngã trong phòng tắm nữa, nhưngông bắt buộc phải xuất hiện ở
điện Buckinghamđể bắt tay Nữ HoàngAnh. Nữ Hoàng không hề biết ông đã không
đến được Stockholm,nên bà thực thàhỏi ôngcó cảm thấy vui khigặpđức Vua
Thụy Điển haykhông. Tomonagarất lúngtúng.Ông không thể thú nhậnmình đã
say rượuvà bị gãy tới sáu rẻ xương sườnđược.Ông bèn đáp lạirằng ôngrấtvui đã
được nói chuyện với đức VuaThụy Điển. Sau này ông tâm sự rằng suốtđoạn đời
còn lại của mìnhông sẽ phải vác hai cái tội nặngtrên vai, đó là đã say rượu vànói
dối Nữ Hoàng Anh.
Hai mươinăm sau, khi Feynman đã đaunặng vì căn bệnh ungthư, ôngvẫn tham
gia một ủy bancủa NASA điều tra vụ tai nạnnăm 1986của tàucon thoi Challenger.

Ông miễn cưỡngnhậnnhiệmvụ này, vì biết rằng nó sẽ ngốn mất phần lớnthời
gian vàsức lực còn lại của ông. Nhưng ông vẫn nhậnvì cảm thấy có trách nhiệm
phải tìm cho ranhững căn nguyên gốcrễ của tai nạn vàsẽ nói công khaicho dân
chúng biết những phát hiện của mình. Ôngđi tới Washington và phát hiện ra rằng
cái mà ông chờ đợi nằmở ngaytrung tâm của bi kịch: hệ thống thứ bậc quan liêu
với hai nhóm người, nhóm kỹ thuật vànhóm quản lý,sống tronghai thế giới tách
biệt nhau,không hề có liên lạc với nhau. Cáckỹ sư thì sống trongthế giới của
những thực tế kỹ thuật, còn những người quản lý thì sốngtrong thế giới của những
giáo điều chính trị.
Feynmanđã đề nghị các thành viên củacả hai nhóm nói cho ôngbiết nhữngđánh
giá của họ về mức độ rủi ro dẫnđến tai họa củamỗi chuyến bay của tàu vũ trụ con
thoi. Các kỹ sư thì đánh giá rằng rủi roở đây cỡ một tai nạn trong khoảng 100
chuyến bay.Còn các nhà quản lý thì ướctính rằng con số nàylà 1 rủi rogây tai nạn
trong số 100 ngàn chuyến bay.Sự khácbiệt tới 1000 lần này của hai đánh giáchưa
từng bao giờ được dung hòa hoặc đưa ra thảo luận mộtcáchcông khai. Nhưng
những người quản lý lại chịutrách nhiệm điều hành và raquyết địnhbay hay
khôngbay dựatrên nhữngđánhgiá riêng củahọ vào mức độ rủi ro. Nhưng những
sự thật về kỹ thuật màFeynmanpháthiện ra đã chứng tỏ rằng những người quản
lý đã sai và cáckỹ sư đã đúng.
Feynmanđã có hai cơ hội để giải thích cho côngchúng rõnhững nguyênnhâncủa
tai nạn.Cơ hội thứ nhất có liên quan tới những thựctế về kỹ thuật. Mộtcuộc họp
công khai củaủy banđã đượctổ chức, với sự tham dự của giới truyềnthông.
Feynmanđã chuẩn bị trướcmột cốc nước đá và mangtheo một cái vànhđệm kín
bằngcao su đượclấytừ tên lửađẩy dùng nhiên liệu rắncủa tàu con thoi.Ông
nhúng mẩu cao sunàyvào cốcnước đá một lưc rồi lấy ravà chỉ cho mọi người
thấyvòng đệm cao suđã trở nên cứngđơ. Nghĩa là chiếc vànhđệm cao sunày
khôngcòn có thể hoạt động như mộtvành đệm bịt kín khí để giữ cho khí nóng
trong tên lửa thoát được ra ngoài. Vì tàu con thoi Challengerđược phóngvào ngày
28 tháng giêng trong mộtthời tiết cực kỳ giá lạnh, nêncái thí nghiệmchứng minh
nhỏ của Feynmanđã chỉ ra sự trở nên cứng đơ của cái vòng đệm bịt kín rất cóthể

là nguyên nhân gay ratai họa của con tàu này.
Cơ hội thứ hai để giải thích chocông chúng có liên quan đến vănhóa của NASA.
Feynmanđã viết mộtbáo cáovề tình hìnhvăn hóacủa cơ quannày như ông đã
thấy,đó là sự phân chia cực kỳ nguyhiểm của cơ quan nàythànhhai vănhóa
khôngcó liên lạc giaolưu gì với nhau, đó là văn hóa củanhómkỹ sư và văn hóa của
nhóm quản lý. Nhữnggiáo điềuchínhtrị của nhóm quả lý, nhữngkẻ tuyên bố rằng
sự rủi ro nhỏ hơn cả một ngàn lần sovới những gì mà thực tế kỹ thuật đã chỉ ra,
chínhlà nguyênnhân về văn hóa của tai họa. Những giáo điều chính trị đã xuất
hiện từ lịch sử lâu dàicủa những phátbiểu công khaicủa giớilãnh đạo chính trị
cho rằngtàu con thoi là an toàn và đủ tin cậy. Feynman đã kếtthúcbản báocáo
của mình với tuyên bố đã trở thành nổi tiếng: “Để cho một công nghệ thành công
thì thựctế cần phải đượcưu tiên hơnlà những lời P.R,ngườita không bao giờ có
thể lừa dối được tự nhiên”.
Feynmannhậngiải Nobelnăm 1965
Feynmanđã chiến đấu quyết liệt để những phátbiểukết luận của ôngđược đưa
vào báo cáo chính thức của ủy ban điều tra. Chủ tịch ủy ban, ôngWilliamRogers,là
một nhà chínhtrị chuyên nghiệpđã từngcó kinhnghiệm thâm niên trong những
chuyện có liênquan vớichính phủ. Rogers muốn công chúng tinrằng tại nạn
Challengerchỉ là một taihọarất khôngmaymà thôi, chứ NASA thì hoàntoànvôtội.
Ông ta đã đấu tranh kịch liệtđể loạibỏ phát biểucủa Feynman ra khỏi báo cáo
chínhthức. Cuối cùnghai bên đã đạt được mộtthỏa thuận dunghòa. Phát biểu của
Feynmankhôngđược đưa vào báo cáo chính thức nhưng được thêm vào cuối báo
cáo như là một phụ lục với ghichú nói rằng đây là phát biểu của cá nhân Feynman
và khôngđượcsự nhất trí của ủyban. Thật ra,sự nhân nhượngnày lạimang đến
cho Feynman mộtưu thế. Như ông đã nhận xét vào thời đó, phụ lục này do đặt ở
cuối nên đã thu hút được nhiều sự chú ý của côngchúnghơn là nếu như nó làmột
phần củabáo cáo chínhthức.
Sự phơi bày một cách đầy kịch tính sự kém nănglực của NASAvà những minh
chứng củaôngvề cái vòngđệmkín đã biến ôngthành mộtngười anhhùngcủa
công chúng. Đâylà sự kiện mở đầu chosự đăng quanglà siêusao của ông.Trước

hoạt động của ông trongủy ban Challenger, ông chỉ nổi tiếng rộngrãi trong giới có
học thức với tư cách là một nhà khoa họcvàmột con người có nhiều cátính đặc
sắc. Nhưngsau đấy, ông đã trở nên nổi tiếng trongmột công chúngrộngrãi hơn
rất nhiều với tư cách là một chiến sĩ thập tự chinh chiến đấu chodanhdự và tiếng
nói củadân chúngtrongchính phủ. Bất kỳ ai chiến đấuchống lại sự che giấu thiếu
minh bạch và tham nhũng trongbất cứ bộ phận nào củachính phủ đều có thể nhìn
về Feynman như một ngườithủ lĩnh.
Trongcảnh cuối cùngcủa cuốn truyệntranhnày, Feynman đi dạo trênmột con
đườngmòn trong núi với một người bạn tên là DannyHilis. Hilischợtnói: “Mình
rất buồnlà cậu không còn sống đượcbao lâu nữa”. Feynman đáp: “Đúng thế, điều
đó đôi khi cũngkhiến mình rấtphiềnmuộn. Nhưng không nhiều như cậu nghĩ đâu.
Rồi cậu sẽ thấy, khi giànhư mình, cậu sẽ bắtđầu nhận ra rằng cậu đã nói biết bao
điều hayho màcậu biết cho những người khác.Mà này, mình đánh cuộc với cậu là
mình cóthể chỉ cho cậu một cáchvề nhà tốt hơnđấy.”Và thế là Hilis bị bỏ lại một
mình trongnúi. Với một sự nhạy cảmđặc biệt, nhữnghình ảnhnày đã bắt đượccái
căn cốttrong tính cách của Feynman.Và bằngcách nào đó không biết,bức tranh
này đã trở nên sinh động và cấtlên đượccái giọng nóiđích thựccủa Feynman.
Hai mươinăm trước, khi tôi thườngđi trên cácchuyếnxe lửaở ngoại ô Tokyo,tôi
đã rất ngạc nhiên nhậnthấy, một tỷ lệ lớn những người Nhậtđi tàu hỏa vé tháng
đều đọcsách trên tàu vàmột tỷ phần rất lớn sách mà họ đọc lại là truyện tranh.
Thể loại văn học truyệntranhnghiêm túcđã phát triển rất mạnhở Nhật Bản rất
lâu trướckhi nó xuấthiện ở PhươngTây. Cuốn sáchcủa Ottaviani –Myrick là một
ví dụ tốt nhất của thể loại này mà tôi đã đượcxem với lời thoại bằng tiếng Anh.
Một số độc giả phương Tây thường dùng từ mangacủa tiếngNhật để chỉ loại văn
học truyện tranhnghiêm túc. Theo một trong số những người bạn Nhậtcủa tôi cho
biết thì cách dùng đó là sai. Thực ra từ mangaở Nhật dùng để chỉ các bộ truyện
tranh tầm thường. Từ đúngđể chỉ loạivăn học truyện tranh nghiêm túclà gekiga,
nghĩa là truyệntranhvẽ dưới dạng kịch. Và cuốn sáchFeynmanchínhlà một ví dụ
tuyệt vời của gekiga chođộc giả PhươngTây.
Đầu đề cuốn sách củaKrauss, Người lượngtử, đã được chọnrất hay. Đề tài trung

tâmtrong các công trìnhcủa Feynman với tư cách mộtnhà khoahọc,đó là sự
khámphá lối tư duy mới và cách làm mới với cơ học lượngtử. Cuốn sách đã thành
công ở chỗ: không dùngtới các thuật ngữ toán học mà giải thích đượcFeynmanđã
tư duy và làm việc như thế nào. Sở dĩ có thể làm đượcđiều này vì Feynmanđã hình
dungra thế giới bằng nhữnghình ảnh chứ khôngphải bằng các phương trình. Các
nhà vật lý khác trong quá khứ cũng như hiện nay, thường mô tả các định luật của
tự nhiên bằng các phương trìnhrồi sauđó giải các phương trìnhấy để tìm xem
những điều gì xảy ra.Feynmanthường bỏ qua các phương trìnhvà viết ra ngaycác
nghiệmmột cách trực tiếp, khisử dụng các hìnhảnh của ông như một sự dẫn dắt.
Sự bỏ qua các phương trìnhlà đónggóplớn nhất của ôngđối với khoa học. Bằng
cách bỏ qua các phương trìnhông đã tạo ra được một ngôn ngữ mà phần lớn các
nhà vật lý hiệnđại đangnói thứ ngôn ngữ đó. Thật tình cờ là thứ ngôn ngữ do
Feynmantạo ra,nhữngngười bình thường,khôngđượcđào tạo về toán học,cũng
có thể hiểu được. Tất nhiên muốn dùng ngôn ngữ này để tính toán mộtcách định
lượng thì bắt buộc phải được đào tạo,nhưng nhữngngười không được đào tạovẫn
có thể dùngnó để mô tả mộtcáchđịnh tínhsự vận hành củatự nhiên.
Bức tranhcủaFeynmanvề thế giới bắt đầu từ ý tưởng cho rằng thế giới có hai lớp
(layer),lớp cổ điển và lớp lượng tử.Cổ điển có nghĩa là tất cả nhữngthứ thông
thường. Cònlượng tử có nghĩa lànhững thứ kỳ quặc. Chúng tasống ở lớp cổ điển.
Tất cả những thứ mà chúng ta có thể nhìn thấy, sờ thấy và đo lường được, như các
viên gạch, conngười và năng lượng,đều làcổ điển. Chúng ta thấy chúng nhờ các
dụngcụ cổ điểnnhư mắt, máy ảnh và chúng ta đochúng nhờ các dụng cụ đo cổ
điển như nhiệt kế, đồnghồ. Những hình ảnh mà Feynmanphátminh rađể mô tả
thế giới cũng lànhữngbức tranh cổ điển của các đối tượng chuyển độngtrong lớp
cổ điển. Nhưng thế giớithực củacác nguyên tử và các hạtsơ cấp lại khôngphảilà
cổ điển. Các nguyên tử và các hạt xuấthiện trongcác bức tranhcủa Feynman như
các đối tượng cổ điển nhưngchúng thựcsự tuân theo các định luật hoàn toànkhác.
Cụ thể là chúngtuân theocác địnhluậtlượng tử màFeynmanbàycho chúngta
biết mô tả như thế nào bằng cáchdùngcác bứctranhcủa ông. Thế giới các nguyên
tử thuộc lớplượng tử mà chúngta không thể trực tiếp sờ mó được.

Sự khácbiệt đầutiên vàcăn bản giữalớp cổ điển và lớplượngtử là lớp cổ điển có
công việc chủ yếu vớicác sự kiện cònlớp lượngtử có công việcvới các xác suất.
Trongnhững tìnhhuống mà cácđịnh luật cổ điển còn hiệu lựcthì ta có thể tiên
đoán tương laibằng cách quan sát quá khứ. Còn trongnhững tìnhhuốngmàcác
định luật lượngtử có hiệu lựcthì chúngta cóthể quan sátquákhứ, nhưng không
thể tiên đoán được tươnglai. Trong lớp lượng tử, cácsự kiện là không thể tiên
đoán được. Các bức tranhcủa Feynman chỉ cho phép chúng ta tính được các xác
suất mà các tương laithay thế nhaucó thể xảy ra.
Lớplượng tử liên hệ với lớpcổ điển theo hai cách. Thứ nhất, trạngthái của lớp
lượng tử là cái được gọi là “tổng theo các lịch sử”, tức là sự tổ hợpcủa mọi lịch sử
khả dĩ thuộc lớp cổ điển dẫn tới trạng thái đó. Mỗi lịchsử cổ điển khả dĩ đượcgán
cho mộtbiên độ lượng tử. Biênđộ lượng tử, haynói khác đi là hàm sóng,làmột
con số xác định sự đóng góp của lịch sử cổ điển tươngứng vào trạng thái lượng tử
đang xét. Thứ hai, biênđộ lượng tử nhận được từ bức tranh của lịch sử cổ điển
tương ứng bằngcách tuân theomộttập hợp đơn giản các quy tắc. Các quy tắcnày
sẽ cho phép dịchcác bức tranhtrực tiếpthành con số. Phầnkhó khăn của tính toán
là cộngcho đúngcái tổng theocác lịch sử này. Thành tựu vĩ đại của Feynmanlà đã
chứng tỏ được quan điểm lấy tổng theo các lịch sử này về thế giới lượngtử đã tái
tạo lại đượctất cả các kết quả đã biết của lýthuyết lượng tử và cho phép mô tả một
cách chính xáccác quá trình lượng tử trong những tìnhhuống mà các phiên bản
trướckia của lý thuyết lượng tử đã thất bại.
Feynmanlà con người rất triệt để trong chuyện thiếu tôn kínhđối với các uytín,
nhưng ônglạikhá bảo thủ trong khoa học của mình.Khi còntrẻ, ông đã hy vọng
mình sẽ bắt đầu mộtcuộc cách mạng trong khoa học, nhưng tự nhiên lại nói không.
Tự nhiên đã nói với ông rằng cánhrừng rậm của những ýtưởng khoahọc hiệncó,
với thế giới cổ điển và thế giới lượng tử được mô tả bởi nhữngquy luật rất khác
nhau, về cơ bản đã là đúng rồi. Feynman đã cố gắng phát hiện những định luật mới
của tư nhiên, nhưng kết quả nhữngnỗ lực của ông, xét cho cùng,chỉ làm củng cố,
làm vữngchắc thêm nhữngđịnhluật hiện cótrong mộtcấu trúcmới mà thôi. Ông
hy vọngsẽ tìmra những điều trái ngược chứngtỏ những lýthuyết cũ là sai, nhưng

tự nhiên vẫn ươngngạnhkhăngkhăngchứng tỏ rằngnhững lý thuyếtấy làđúng.
Tuy nhiên, mặc dù ôngcó thể tỏ rabấtkính đốivới nhữngnhà khoahọc già nổi
tiếng, nhưng không baogiờ là bất kính đối với tự nhiên.
Vào những năm cuối đời,quan điểm bảo thủ của Feynmanvề khoa họclượng tử đã
trở nên lỗi mốt.Các nhà lý thuyết thời thượngbác bỏ bức tranh nhị nguyên luận
của ông về tự nhiên, với thế giớicổ điển và thế giới lượng tự tồn tại songsongbên
cạnh nhau. Họ tin rằng chỉ có thế giới lượng tử là thực,còn thế giới cổ điển phải
được giải thích như là một loại ảo giácxuất hiện từ các quá trình lượngtử. Họ cũng
khôngnhất trí với cáchmà các định luật lượng tử cần được giải thích. Vấnđề cơ
bản của họ là phải giải thích cho đượclà làmthế nàomà thế giới lượng tử của
những xác suấtlại cóthể sinh ra những ảo giác có tính tất định cổ điển mà mỗi
chúng ta đều trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Những giải thíchkhác nhau
của họ về lý thuyết lượng tử đã dẫn đến những tư biện triết học cạnh tranh nhau
về vai trò của người quansáttrong môtả tự nhiên.
Feynmankhôngcó đủ kiên nhẫn lắngnghe những tư biện đó. Ôngkhẳng định tự
nhiênnói với chúng ta rằng cả thế giới lượngtử lẫn thế giới cổ điển đều tồn tại và
đều là thực cả. Chỉ có điều chúng ta còn chưahiểu đượcmột cách chínhxác chúng
đã lắp ghép với nhaunhư thế nào màthôi. Theo Feynmancon đườngtìm hiểu tự
nhiênkhông phải là đi tranhcãi về triết học mà là phải tiếp tụckhám phá những sự
thật về tự nhiên. Trong nhữngnăm gầnđây, mộtthế hệ mới các nhà thực nghiệm
tiến bước theo con đường của Feynmanđã đạt được nhữngthành côngto lớn, khi
họ đi vào những thế giới lượngtử mới – đó là thế giới của tính toán lượng tử và
mậtmã lượngtử.
Krauss đã cho chúng ta thấy bức chândung củamộtnhà khoahọc khôngích kỷ
một cách lạ thường.Sự coinhẹ những vinhdanhvà các giải thưởng của ông làrất
chân thành. Sau khi được bầu làm việnsĩ Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ,
ông đã xin từ bỏ danhhiệu này vì các thành viêncủa Viện Hàn lâmđã mất quá
nhiều thời gian để bàncãi về chuyện aisẽ đáng được chọnvào Viện trongcuộc bầu
cử tới. Ông chorằngcác việnsĩ chỉ lochuyệnvinh danhbản thân mình hơn là phục
vụ công chúng.Ông cămghét mọithứ tôn ty thứ bậc, và ông khôngmuốn có một

sự phâncách dođịa vị cao siêu của một viện sĩ được dựnglên giữa ôngvà những
người bạn trẻ hơn. Ông coi khoa học là một sự nghiệp tập thể trong đó việc giáo
dục những người trẻ cũng quan trọng khôngkém những phátminh củacá nhân.
Những nỗ lực mà ôngdành chogiảngdạy cũngnhiều không kém so với những nỗ
lực ôngdành chotư duy khoa học.
Feynmankhôngbao giờ tỏ ra bực bội mỗi khi tôi côngbố một số các ýtưởng của
ông trướckhiông kịp làm. Ôngnói vớitôi rằngông tránh tranhcãi về quyền đăng
trướctrong khoahọc bởi ôngtheo mộtquy tắc đơn giản: “ Thôi thì xícho những kẻ
xấu xa đó cái danh tiếngmàchúng không xứngđáng.”Bản thân tôi cũng theo quy
tắc đó.Tôi thấy điều đó rất hiệu quả đối với việc tránh cãi cọ và kết bạn. Sự chia sẻ
một cách rộng lượnguy tín và danhtiếng là conđường nhanh nhất để xâydựng
một cộng đồngkhoa học lành mạnh. Xét cho cùng, đóng gópvĩ đại nhấtcủa
Feynmancho khoahọckhôngphải là mộtphátminh cụ thể nào.Đóng góp của ông
là đã tạo ra một cách tư duymới tạo điều kiện chomột số đôngđảo sinh viên và
đồngnghiệp, trong đó có tôi, làm ra những phát minh của riêng mình.

×