Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

quan hệ kinh tế quốc tế pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.31 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TI U LU NỂ Ậ
MÔN: Quan hệ kinh tế quốc tế
Đề tài: “So sánh thuế nhập khẩu của Việt Nam với một số nước điển
hình trong khu vực Asean và nêu nhận xét”
Lớp : K49A – Hệ chính quy
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Trung Hòa 1001025046
Nguyễn Thị Châu Ly 1001025089
Cao Diệu Ái Ngọc 1001025109
Vũ Thế Quang 1001025138
Hồ Nguyễn Thảo Trang 1001025175
Lê Minh Triết 1001025180
Phan Ái Cẩm Tú 1001025190
Nguyễn Đình Sơn 1001025524
PHẨN MỞ ĐẦU
Trải qua hai lần cải cách, thuế nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam thật sự phát huy được
vai trò tích cực của mình trong việc bảo hộ được sản xuất trong nước. Đồng thời đem lại
nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, góp phần phát triển sản xuất trong nước, hướng
tới xuất khẩu,tăng trưởng kinh tế tiến tới hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
1 | P a g e
Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hóa và khu vực hóa đã và đang là một đặc điểm nổi
bật, một xu hướng tất yếu của kinh tế thế giới mà không một quốc gia nào có thể đứng
ngoài quá trình hội nhập nếu không muốn bị gạt ra ngoài sự phát triển kinh tế và tụt hậu.
Phù hợp với xu thế này, Việt Nam đã tham gia tích cực và có hiệu quả vào Hiệp hội các
nước Đông Nam Á (ASEAN) trên tất cả các lĩnh vực, trong đó hợp tác kinh tế là lĩnh vực
quan trọng nhất. Để phù hợp hơn với tiến trình phát triển kinh tế trong nước và thế giới,
thuế nhập khẩu Việt Nam đã có nhiều biến động về giá tính thuế, mức thuế suất theo
hướng phù hợp với sản xuất trong nước và đảm bảo thực hiện đúng các cam kết về thuế


quan mà Việt Nam đã ký kết với các nước ASEAN và khối các nước sau khi gia nhập
WTO. Những thay đổi này có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít những khó khăn
trong quá trình nghiên cứu thực hiện. Đặc biệt trong bối cảnh hàng hóa trở lên đa dạng,
phong phú . Mặc dù hiện nay việc việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đã
trở thành xu thế tất yếu nhưng việc dỡ bỏ hoàn toàn là điều không thể. Do vậy cần nghiên
cứu và so sánh thuế nhập khẩu của Việt Nam so với các nước ASEAN để tìm ra các giải
pháp về thuế quan sao cho phù hợp với tình hình tự do hóa thương mại ngày nay là việc
làm cần thiết của tất cả các cấp, các bộ ngành và cả các doanh nghiệp đang hoạt động
trong nền kinh tế và cũng là mối quan tâm rất lớn của tất cả các quốc gia trong tiến trình
gia nhập kinh tế thế giới. Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn chủ đề “So sánh thuế
nhập khẩu của Việt Nam với một số nước điển hình trong khu vực Asean và nêu
nhận xét”
NỘI DUNG TRANG
Phần mở đầu 2
Mục lục 3
I. KHÁI QUÁT VỀ THUẾ NHẬP KHẨU
Định nghĩa 4
Mục đích 4
Phân loại thuế nhập khẩu 4
Thực trạng thuế nhập khẩu hiện nay 6
2 | P a g e
II. PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THUẾ NHẬP KHẨU CỦA VIỆT
NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC ĐIỂN HÌNH ASEAN:
So sánh chung chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam với
một số nước ASEAN:
7
So sánh thuế nhập khẩu theo từng ngành: 9
Nông nghiệp: 9
Thuế nhập khẩu gạo 9
Thuế nhập khẩu cà phê 11

Công nghiệp: 14
Thuế nhập khẩu ô tô 14
Thuế nhập khẩu thép 15
Thuế nhập khẩu xăng 16
III. NHẬN XÉT CHUNG VÀ NÊU PHƯƠNG HƯỚNG VỀ THUẾ
NHẬP KHẨU VIỆT NAM.
Nhận xét chung về thuế nhập khẩu của Việt Nam 18
Phương hướng về thuế nhập khẩu của Việt Nam 18
Phần kết luận 20
Danh mục tài liệu tham khảo 21
MỤC LỤC
I. KHÁI QUÁT VỀ THUẾ NHẬP KHẨU:
1. Định nghĩa:
Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng
hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Về mặt nguyên tắc, thuế
nhập khẩu phải được nộp trước khi thông quan để nhà nhập khẩu có thể đưa mặt hàng
nhập khẩu vào lưu thông trong nội địa, trừ khi có các chính sách ân hạn thuế hay có
bảo lãnh nộp thuế, nên đây có thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi
phí để thu thuế nhập khẩu là khá nhỏ.
2. Mục đích:
Thuế nhập khẩu theo truyền thống được đưa ra chủ yếu để tăng thu cho ngân sách, tuy
nhiên nó cũng có thể để:
3 | P a g e
• Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng
thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại.
• Chống lại các hành viphá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá
giá lên tới mức giá chung của thị trường.
• Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối
với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại.
• Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các

chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông
nghiệp chung của họ.
• Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể
cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.
• Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi là xa xỉ phẩm hay đi
ngược lại các truyền thống văn hóa dân tộc v.v
3. Phân loại thuế nhập khẩu:
Theo phương thức tính thuế, có các kiểu thuế nhập khẩu như sau:
• Thuế quan theo đơn giá hàng ( ad valorem tariff ): Là một tỷ lệ phần trăm nào đó
của mặt hàng, chẳng hạn 10% trên giá CIF của hàng nhập khẩu, được gọi là thuế suất
thuế nhập khẩu.
• Thuế quan theo trọng lượng ( specific tariff ): Được tính theo trọng lượng của mặt
hàng, chẳng hạn $5 trên 1 tấn. Kiểu tính thuế nhập khẩu này có thể là khó khăn hơn
trong việc quyết định số lượng tiền thuế phải nộp, do nó cần sự cập nhật thường xuyên
vì các thay đổi trên thị trường hay vì lạm phát.
Hiện nay, nói chung hải quan thực hiện tính thuế nhập khẩu theo kiểu thuế theo đơn
giá hàng là chủ yếu.
Theo mục đích đánh thuế, có các kiểu thuế quan sau:
• Thuế quan tăng thu ngân sách: Là một tập hợp các mức thuế suất được đưa ra mà
mục đích chính là làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, còn mục đích bảo hộ
cho sản xuất trong nước chỉ là thứ yếu. Chẳng hạn thuế quan mà một quốc gia không
trồng cũng như không chế biến cà phê đánh vào cà phê nhập khẩu có mục đích chủ
yếu là tăng thu cho ngân sách.
• Thuế quan bảo hộ: Được đưa ra với mục đích làm tăng giá một cách nhân tạo đối
với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ
nước ngoài. Nói chung thuế quan bảo hộ được tính toán và đưa ra khi người ta cho
rằng ở mức thuế suất thấp hơn thì sản xuất trong nước sẽ gặp phải sự cạnh tranh rất
quyết liệt từ hàng nhập khẩu và thị phần về cơ bản sẽ nằm trong tay các nhà nhập
khẩu.
4 | P a g e

• Thuế quan cấm đoán : Là thuế quan đưa ra với thuế suất rất cao, gần như không
còn nhà nhập khẩu nào dám nhập mặt hàng đó nữa.
Ranh giới giữa thuế quan tăng thu ngân sách và thuế quan bảo hộ là khá mỏng manh
và nhiều khi không thể phân biệt được. Thuế quan tăng thu ngân sách thuần túy chỉ có
thể có khi quốc gia đó không có bất kỳ cơ sở sản xuất, gia công, chế biến nào có liên
quan đến mặt hàng nhập khẩu đó. Ngoài trường hợp này ra thì các loại thuế quan tăng
thu ngân sách không nhiều thì ít đều có tính chất bảo hộ cho sản xuất trong nước,
ngoài chức năng tăng thu cho ngân sách, nhưng tính chất bảo hộ không rõ nét như ở
thuế quan bảo hộ.
Theo mức thuế suất đối với cùng một mặt hàng, có thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi
đặc biệt và thuế suất thông thường:
• Thuế suất ưu đãi: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm
nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương
mại với quốc gia đó. Thuế suất ưu đãi thông thường được quy định cụ thể cho từng
mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do cơ quan chức năng ban hành.
• Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ
nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với
quốc gia đó theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo
thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.
• Thuế suất thông thường: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước,
nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện quy chế tối huệ quốc cũng như không
thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với quốc gia đó. Thuế suất thông thường
luôn luôn cao hơn so với thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt của cùng mặt
hàng đó.
4. Thực trạng thuế nhập khẩu hiện nay:
Vấn đề áp dụng pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Từ 1/1/2006, khi thực hiện Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật hải quan, thủ tục kê khai thuế, nộp thuế đã được cải tiến, chuyển
từ việc ấn định số thuế phải nộp theo thông báo thuế sang cơ chế đối tượng nộp thuế tự
kê khai, tự nộp thuế vào ngân sách nhà nước, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm thực

hiện chế độ kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế.
Các thủ tục về thuế nhập khẩu đã từng bước được đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho
cơ sở kinh doanh, ý thức tuân thủ pháp luật thuế nói chung và thuế nhập khẩu nói
riêng ngày càng được nâng cao. Năm 2006, với tổng số 1.315 cuộc đối thoại về thuế
với doanh nghiệp, 4.499 lượt bài viết về thuế đăng tải trên các báo, tạp chí, 30.484
buổi phát thanh, 3.744 buổi truyền hình, 823.628 ấn phẩm tuyên truyền, 92.092 lượt tố
chức, cá nhân được tập huấn về chính sách thuế, v.v… đã góp phần nâng cao ý thức và
5 | P a g e
trách nhiệm của cán bộ thuế, của đối tượng nộp thuế, tạo điều kiện để họ thực hiện
nghĩa vụ của mình.
Ngay từ khi bắt đầu chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường
(1986), thực hiện mở cửa hội nhập và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cùng với
việc cải cách chính sách thuế Việt Nam nói chung (1990) đến nay, chính sách thuế
nhập khẩu luôn được quan tâm xây dựng và hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu phát
triển kinh tế đất nước từng thời kỳ. Chính vì thế, thuế nhập khẩu đã góp phần to lớn
trong việc đảm bảo nguồn thu ngân sách, bảo hộ và tạo điệu kiện cần thiết cho một số
ngành công nghiệp non trẻ như: Sắt thép, xi măng, điện tử, hoá chất, v.v…. có cơ hội
đứng vững và từng bước chiếm lĩnh thị trường trước hàng nhập khẩu.
Theo thống kê của cơ quan hải quan, bình quân có khoảng 70% kim ngạch nhập khẩu
áp dụng thuế suất ưu đãi, 27% áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt và 3% áp dụng thuế
suất thông thường. Các nội dung về quản lý thuế nhập khẩu đã được quy định trong
các văn bản pháp luật thuế nhập khẩu tạo có sở pháp lý cho việc thực thi pháp luật
trong thực tiễn. Điều này được thể hiện:
- Thủ tục hành chính thuế nhập khẩu đã từng bước được cải tiến. Các thủ tục về thuế
nhập khẩu đã đơn giản hơn, thời gian giải quyết các công việc nhanh chóng hơn. Các
cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện ưu đãi, mức thuế suất ưu đãi, điều kiện
miễn giảm thuế mà theo quy định của các văn bản pháp luật và thông báo cho cơ quan
thuế biết mà không cần làm thủ tục xin miễn giảm thuế nhập khẩu.
- Cơ chế quản lý thuế nhập khẩu ngày càng được hoàn thiện phù hợp với sự phát triển
của nền kinh tế, phù hợp với trình độ quản lý của cơ quan thuế và hải quan, của cán bộ

thuế và hải quan. Đó là cơ chế người nộp thuế tự tính, tự kê khai, và tự nộp thuế theo
thông báo. Việc kiểm tra hàng hoá nhập khẩu được phân loại theo mức độ tín nhiệm,
có trường hợp không cần phải kiểm tra, có trường hợp phái kiểm tra mẫu, có trường
hợp phải kiểm tra 100%.
- Xây dựng các quy trình quản lý thuế nhập khẩu: Đó là quy trình thủ tục hải quan đối
với hàng nhập khẩu theo Quyết định số 928/QĐ-TCHQ của Tổng cục hải quan-Bộ Tài
chính; Quy trình kiểm tra xác định giá tính thuế nhập khẩu theo Quyết định số
640/QĐ-TCHQ của Tổng trưởng Tổng cục hải quan ban hành và Công văn số
2417/TCHQ-KTTT của Tổng cục hải quan-Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm của
quy trình kiểm tra giá tính thuế.
II. PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THUẾ NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM VỚI
MỘT SỐ NƯỚC ĐIỂN HÌNH ASEAN:
1. So sánh chung chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam với một số nước
ASEAN:
6 | P a g e
Vietnam Singapore Thailand Malaysia
Chính
sách
thuế và
thuế
suất
nhập
khẩu
_Thuế suất thông
thường áp dụng
cho hàng hóa
nhập khẩu có xuất
xứ từ nước không
có thỏa thuận đối
xử tối huệ quốc

trong quan hệ
thương mại với
Việt Nam. Thuế
suất thông thường
được quy định
cao hơn không
quá 70% so với
thuế suất ưu đãi
của từng mặt
hàng tương ứng
do Chính phủ quy
định
_Thuế suất ưu đãi
áp dụng cho hàng
hóa nhập khẩu có
xuất xứ từ nước
có thỏa thuận đối
xử tối huệ quốc
trong quan hệ
thương mại với
Việt Nam.
_Thuế suất ưu đãi
đặc biệt áp dụng
cho hàng hóa
nhập khẩu có xuất
xứ từ nước mà
Việt Nam và nước
đó đã có thỏa
thuận ưu đãi đặc
biệt về thuế nhập

khẩu.
_Tất cả hàng nhập
khẩu đều phải chịu
thuế GST trừ khi
hàng hoá được coi
là ưu tiên đặc biệt
của Cơ quan Thuế
và Hải quan
Singapore.

_Nếu hàng hoá
được giữ tại các
khu mậu dịch tự do
(FTZ) thì không bị
coi là hàng nhập
khẩu nên không áp
dụng GST.
_ Các nhà nhập
khẩu có giấy chứng
nhận xuất xứ hàng
hóa (CO) sẽ được
hưởng ưu đãi về
thuế quan
_Chính phủ Thái
Lan đang dần làm
cho các quy định
của mình phù hợp
với các thỏa thuận
giảm thuế của
WTO và đã xóa

bỏ nhiều hàng rào
đối với một nhóm
nhỏ.
_ Bên cạnh thuế
cao, các chính
sách khác của
Thái Lan tiếp tục
đưa ra các hàng
rào quản lý chặt
chẽ việc nhập
khẩu các mặt
hàng.
_Thuế là công cụ
chính được sử
dụng để điều
hành nhập khẩu ở
Malaysia. Thông
tin về việc cấp
giấy phép và thuế
do Cơ quan Hải
quan Malaysia
cung cấp.
Malaysia tuân
theo Hệ thống
Thuế Hài hòa
(HTS) để phân
loại hàng hóa.
Mức thuế MFN
được áp dụng
trung bình là

9,29%.
7 | P a g e
Các
loại
hàng
nhập
khẩu bị
đánh
thuế
cao
_Đóng thuế nhập
khẩu rất cao cho
mặt hàng rượu
(thuế suất 100 ~
150% giá trị)
_Thuế nhập khẩu
50 ~ 75% thuế
nhập khẩu cho
những mặt hàng
điện tử giá trị cao.
_Thuế quan đối
với nhiều mặt
hàng thực phẩm
tươi sống và đã
qua chế biến khá
cao. Mặc dù thuế
suất đã giảm 33%
xuống còn 50%
theo WTO, nhưng
hầu hết các mặt

hàng thực phẩm
đã qua chế biến
vẫn giữ ở mức
thuế suất từ 30%
đến 40%.
_ Trong nhiều
năm, Malaysia áp
dụng thuế nhập
khẩu cao cùng
với hệ thống hạn
nghạch và cấp
phép nhằm bảo
hộ nghành công
nghiệp sản xuất ô
tô trong nước.
Thuế nhập khẩu
thuốc lá, các sản
phẩm thuốc lá, đô
uống có cồn và
một số thực phẩm
chế biến có giá trị
cao vẫn cao
_ Thuế suất nhập
khẩu từ 0-300%,
( Trích trong văn bản hướng dẫn hệ thống thuế nhập khẩu)
2. So sánh thuế nhập khẩu theo từng ngành:
2.1. Nông nghiệp:
2.1.1. Thuế nhập khẩu gạo:
Gạo là một trong những cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới và cũng là cuộc
sống của gần 70% dân cư châu Á – nơi hơn 90% các nhà sản xuất và tiêu thụ gạo lớn

nhất thế giới.
Việt Nam là nơi sản xuất và tiêu thụ gạo lớn thứ năm trên thế giới. Sau khi thông qua đổi
mới vào cuối năm 1986, nền kinh tế lúa của Việt Nam phục hồi và phát triển nhanh chóng
giữa những năm 1990, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Tuy
nhiên,Việt Nam lại là nước xuất khẩu gạo chất lượng thấp là chủ yếu. Vì vậy, cải cách
thuế quan nhập khẩu gạo sẽ có lợi cho Việt Nam. Sau đây là bảng thuế nhập khẩu của
Việt Nam trong năm 2008:
Loại gạo Việt Nam Singapore Campuchia Malaysia
Lứt (màu nâu):
Gạo Thái Hom Mali
40 0 7 40
8 | P a g e
Khác: 40 0 7 40
Bán xay hoặc gạo xay xát toàn
bộ, đã hoặc chưa đánh bóng hạt:
Gạo Thái Hom Mali 40 0 7 40
Gạo nếp 40 0 7 40
Cám:
Cho động vật 40 0 7 15
Khác 40 0 7 40
So với 3 nước ASEAN, Việt Nam là nước có thuế nhập khẩu đánh cao nhất ngang với
Malaysia với mức thuế suất là 40% cho mỗi loại mặt hàng gạo. Đứng ở vị trí thứ hai là
Campuchia với mức thuế là 7% và cuối cùng là Singapore với 0%. Riêng Malaysia, mặt
hàng cám dánh cho động vật chỉ đánh thuế là 15%. Việt Nam cũng như Malaysia đánh
thuế cao gấp hơn 5.7 lần so với mức thuế ở Campuchia.
Dựa vào số liệu liệu trên, 3 vấn đề được đặt ra:
1. Tại sao Singapore lại miễn thuế nhập khẩu cho tất cả các mặt hàng gạo?
Theo chính sách của Singapore, 98% hàng hoá xuất nhập khẩu không phải nộp thuế, trừ
xe máy, nước hoa, rượu, xăng dầu và thuốc lá là bị đánh thuế nặng. Vì sao Singapore lại
miễn thuế cho phần lớn các mặt hàng nhập khẩu? Singapore vốn là một cảng tự do và là

thành viên chính thức của WTO. Singapore đã thực hiện tự do hóa thương mại bằng cách
gỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Việc làm này đã đẩy Singapore trở thành
nước có nền kinh tế phát triển mạnh nhất Đông Nam Á, mức sống và trình độ dân trí của
người dân nơi đây cao hơn. Việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan, cụ thể ở đây là thuế xuất
nhập khẩu giúp Singapore trở thành một nơi hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư cũng như
những nước xuất khẩu hàng hóa vào đây, điều này giúp Singapore tạo ra nhiều của cải
hơn, nâng cao được sức khỏe người dân, tỷ lệ giáo dục và biết chữ cao hơn càng làm thu
hút các nhà đầu tư vào thị trường Singapore.
2. Tại sao một nước nhập khẩu gạo lớn thứ 9 thế giới như Malaysia lại đánh thuế
nhập khẩu gạo cao như vậy?
Bán đảo Malaysia có khoảng 30% lúa được nhập khẩu và 70% là tự sản xuất, tuy nhiên
tình hình ở Đông Malaysia là khác nhau. Mặc dù có sẵn đất nông nghiệp từ lâu nhưng
Sabah là vùng nhập khẩu gạo 70% và sản xuất chỉ có ít hơn 30%. Nhiều ruộng lúa còn lại
cằn cỗi nên người dân thực hiện trồng cọ dầu - dự án phát triển trong đó cung cấp thu
nhập tốt hơn cho người nông dân. Đặc biệt trong năm 2008, do cuộc khủng hoảng lương
thực thế giới, Malaysia cảm thấy mình không đủ cung cấp cấp gạo cho toàn dân nên nó
phải nhập khẩu gạo từ các nước bên ngoài. Tuy nhiên, do năng suất sản xuất lúa của
Malaysia thấp, so với Việt Nam thấp hơn 4.7, Indonesia (4.6) và Philippines (3.5), nhưng
cao hơn so với Ấn Độ (3,1) và Thái Lan (2,8) nên Malaysia vẫn giữ thuế nhập khẩu ớ
9 | P a g e
mức rất cao nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước, giảm sức cạnh tranh từ các mặt hàng
gạo nhập khẩu và tiến tới kế hoạch 100% tự cung tự cấp lúa gạo trong năm 2015 theo
định hướng của chính phủ.
3. Tại sao Campuchia lại đánh thuế nhập khẩu thấp hơn Việt Nam?
Như chúng ta đã biết Campuchia là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế
giới với vị trí thứ tám. Gạo là phần chính của nông nghiệp cũng như kinh tế Cam-pu-chia
nói chung. Câu hỏi đặt ra rằng nếu Cam-pu-chia có thể sản xuất lúa gạo, tại sao đất nước
này lại có nhu cầu nhập khẩu gạo từ các nước khác? Câu trả lời rất dễ dàng vì đất nước
này không thể ăn nếu nó có yêu cầu. Nguyên nhân do thiên tai - Các thảm họa tự nhiên ở
Cam-pu-chia thường là hạn hán và lũ lụt, cơ sở hạ tầng nông thôn nghèo, mức độ sử dụng

phân bón hữu cơ thấp, thị trường thương mại tự do. Chính vì thế, thuế nhập khẩu gạo ở
Campuchia đánh ở mức thấp. Gạo nhập vào Campuchia chủ yếu mang tính cứu trợ, một
phần do việc xuất khẩu gạo Campuchia thường bất hợp pháp, điều này đã gây thiệt hại
cho người nông dân. Nguyên nhân tiếp theo do, Campuchia đang trên đà tự do hóa
thương mại sau khi gia nhập WTO, việc đánh thuế nhập khẩu gạo ở mức thấp nhằm thu
hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như các nhà xuất khẩu gạo vào Campuchia, mang nhiều
thành tựu khoa học kỹ thuật vể trồng trọt giúp cải thiện cuộc sống người dân cũng như
làm phong phú thị trường gạo của đất nước.
2.1.2. Thuế nhập khẩu cà phê:
Cà phê là 1 trong những mặt hàng có thuế suất thuế nhập khẩu vào Việt nam khá chênh
lệch so với thuế suất nhập khẩu của 1 số nước trong khu vực ASEAN. Dưới đây là biểu
thuế nhập khẩu ưu đãi cà phê của 1 số nước ASEAN:
Mặt hàng Thuế suất (%)
Việt Nam Thái Lan Malaysia Indonesia
Cà phê chưa
rang chưa khử
café-in:
Arabica WIB
hoặc Robusta
OIB
18 40 0 5
Loại khác 18 40 0 0
Cà phê chưa
rang đã khử
café-in :
Arabica WIB
hoặc Robusta
20 40 0 5
10 | P a g e
OIB

Loại khác 20 40 0 0
Cà phê đã rang
(chưa khử hoặc
đã khử café-in)
37 40 0 5
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng cà phê của 1 số nước ASEEN
(nguồn:ttnn.com.vn)
So với 4 nước ASEAN trên, thuế suất nhập khẩu các loại cà phê của VN có sự chênh lệch
khá lớn với các nước khác:
Đối với cà phê Arabica WIB hoặc Robusta OIB chưa rang và chưa khử café-in, mức thuế
của VN là 18%, thấp hơn gần 1 nửa so với Thái Lan (40%), cao gấp hơn 3 lần so với
Indonesia(5%), trong khi Malaysia áp dụng thuế suất là 0 cho tất cả các loại của mặt hàng
này.
Với các loại cà phê chưa rang và chưa khử café-in khác, VN và Thái Lan vẫn giữ nguyên
mức thuế 18% và 40%, còn 0 là mức thuế của Indonesia. Thuế áp dụng cho mặt hàng cà
phê chưa rang và đã khử café-in của VN là 20% cho tất cả các loại, bằng 1 nửa so với
Thái Lan (40%) và cao gấp 4 lần thuế nhập khẩu cà phê Arabica WIB hoặc Robusta OIB
của Indonesia (5%)
Đặc biệt với mặt hàng cà phê đã rang( chưa hay đã khử café-in), VN áp dụng mức thuế
37%, gấp gần 8 lần so với mức thuế của Indonesia.
Từ phân tích những số liệu có thể rút ra 1 vài nhận xét :
Thứ nhất, VN và Indonesia cùng là những nước có thế mạnh đặc biệt về cà phê, cùng là
những nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, nhưng 2 nước lại có sự khác biệt lớn trong
chính sách thuế quan nhập khẩu đối với cà phê, biểu hiện ở mức thuế nhập khẩu được áp
dụng cho mặt hàng này.
Thứ hai, thuế suất nhập khẩu cà phê của VN tương đối cao so với 1 số nước, nhưng so
sánh riêng với Thái Lan thì mức thuế cho các loại cà phê chưa rang là khá thấp(18-20%).
Thái Lan là nước có sản lượng cà phê không nhiều so với VN, cà phê nhân ở Thái Lan
chủ yếu phục vụ các nhà máy trong nước. Việc áp thuế nhập khẩu 40% làm giảm cạnh
tranh trong nước và giá cà phê nhân của Thái Lan luôn ở mức cao so với thế giới. Ở VN,

dù mức thuế nhập khẩu thấp nhưng không có sự cạnh tranh mạnh giữa cà phê chưa thành
11 | P a g e
phẩm trong nước và cà phê nhập khẩu, lợi thế cà phê VN vẫn được đảm bảo, tuy nhiên,
những năm trước 2011, giá cà phê nhân VN lại thấp hơn giá cà phê nhân Thái Lan, cho
đến đầu năm 2011, giá cà phê nhân VN mới bắt đầu tăng mạnh.
Thứ ba, VN và Thái Lan cùng có mức thuế nhập khẩu khá cao so với các nước khác,
nhưng trong khi Thái Lan chỉ áp dụng 1 mức thuế cho các loại cà phê thì VN lại áp dụng
nhiều mức thuế khác nhau. Điều này có thể được giải thích như sau: VN là nước có thế
mạnh về trồng và sản xuất cà phê, mặt hàng này cùng với gạo là những mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của VN, tuy nhiên VN sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân và cà phê tươi là
chủ yếu, còn các loại cà phê bột, cà phê hòa tan được sản xuất, tiêu thụ trong nước là
chính. Loại cà phê này đang phải cạnh tranh với 1 số loại cà phê ngoại nhập. Việc áp
dụng mức thuế nhập khẩu cao, đặc biệt với loại cà phê đã thành phẩm giúp bảo vệ nền
sản xuất cà phê trong nước.
Với các loại cà phê chưa thành phẩm, thuế suất thuế nhập khẩu có thấp hơn nhưng vẫn
duy trì ở mức cao tương đối để bảo vệ thế mạnh của việc canh tác cây cà phê. Tuy nhiên,
việc áp dụng mức thuế cao cho cà phê thành phẩm ngoài làm giảm cạnh tranh trong nước
thì đồng thời cũng đẩy giá cà phê thành phẩm mà chủ yếu là cà phê bột, cà phê hòa tan
lên cao, gây bất lợi cho người tiêu dùng.
Hiện tại, số lượng cà phê nhập khẩu vào nước ta chỉ ở con số nhỏ nhưng lại đang có xu
hướng tăng mạnh. Theo VICOFA và Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu niên vụ
2010/2011, VN đã nhập khẩu 7.5 triệu tấn cà phê tươi, tăng 286% so với cùng kì năm
ngoái. Bên cạnh đó VN cũng nhập khẩu 1 lượng nhỏ cà phê rang và cà phê uống liền với
tổng trị giá 10.358.000 USD. Vì vậy, có thể VN nên duy trì thuế nhập khẩu cà phê ở mức
cao hoặc cao hơn cho các loại cà phê.
I.2. Công nghiệp:
2.2.1. Thuế nhập khẩu ô tô:
Tại Việt Nam,danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của VN để
thực hiện Hiệp định CEPT/AFTA giai đoạn 2008-2013 vừa được Bộ Tài chính ban hành,
các mặt hàng ôtô, xe máy đồng loạt được điều chỉnh thuế suất, theo đó, các loại xe thiết

kế đặc biệt để đi trên tuyết, xe hạng golf, kể cả xe chở người có khoang chứa hành lý và
ôtô đua đều được áp dụng thuế suất 5%, thay cho mức 10% hiện hành. Các dòng xe du
lịch loại dưới 9 chỗ ngồi có dung tích xi-lanh từ 1,0 trở lên vẫn áp dụng thuế suất cũ 83%
như đối với các nước nằm ngoài khối ASEAN. Thuế suất này được giữ nguyên trong 3
năm 2008, 2009 và 2010. Đến năm 2011-2012 thuế được giảm xuống còn 70% và đến
năm 2013 chỉ còn 60%. Tương lai, thuế suất nhập khẩu ôtô của Việt Nam sẽ giảm xuống
còn 0%.
12 | P a g e
Ở Lào, các dòng xe du lịch loại dưới 9 chỗ ngồi có dung tích xi-lanh từ 1,0 trở lên thì
dung mức thuế suất 40% từ năm 2008-2009, nhưng đến năm 2010 thì giảm xuống còn
30%. Trong tương lai, Lào dự kiến sẽ giảm thuế suất nhập khẩu xuống còn 20% ở năm
2012 và xuống 10% ở các năm tiếp theo, cho đến năm 2015 thì chính thức giảm xuống
còn 0%. Các loại xe thiết kế đặc biệt để đi trên tuyết, xe hạng golf, kể cả xe chở người có
khoang chứa hành lý và ôtô đua đều được áp dụng thuế suất 1% từ năm 2008 đến năm
2011, dự tính sẽ giảm xuống 0% ở những năm về sau.’
Từ ngày 1/1/2010, đa số các mặt hàng xuất nhập khẩu trong phạm vi 6 nước ASEAN
(ASEAN-6) gồm Thái Lan, Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei có thể
được áp dụng mức thuế bằng không. Do vậy, tại Thái Lan, năm 2010 các dòng xe du lịch
loại dưới 9 chỗ ngồi có dung tích xi-lanh từ 1,0 trở lên thì được áp dụng mức thuế suất
0%, giảm 5% so với cá năm trước đó. Các loại xe thiết kế đặc biệt để đi trên tuyết, xe
hạng golf, kể cả xe chở người có khoang chứa hành lý và ôtô đua đều được áp dụng thuế
suất 0% kể từ năm 2007.
Nhìn chung, Việt Nam có xu hướng giảm thuế nhập khẩu ôtô chậm nhất, tới năm 2013, ở
dòng xe du lịch loại dưới 9 chỗ ngồi có dung tích xi-lanh từ 1,0 trở lên vẫn còn 60%,
trong khi ở Lào thì 10%, còn Thái Lan thì 0%, còn các loại xe thiết kế đặc biệt để đi trên
tuyết, xe hạng golf, kể cả xe chở người có khoang chứa hành lý và ôtô đua thì ở Việt Nam
vẫn còn 5%, trong khi ở Lào và Thái Lan đều là 0%.
Giải thích: Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung để xây dựng Khu vực mậu
dịch tự do ASEAN có hiệu lực từ tháng 1/1992 với mục tiêu xóa bỏ rào cản thương mại
giữa các nước ASEAN. Qua đó tạo lập một cơ sở sản xuất chung, một thị trường khu vực

thống nhất với hơn 500 triệu người tiêu dùng. Mặt hàng ô tô trong cam kết với các nước
ASEAN (CEPT/AFTA) có tốc độ giảm thuế nhanh hơn. Theo đó, đến năm 2018, thuế
suất đối với dòng xe con nguyên chiếc nhập khẩu là 0%. Thuế suất đối với toàn bộ các
sản phẩm sẽ tiếp tục được xóa bỏ vào năm 2015 đối với 6 nước sáng lập và 2018 đối với
4 nước thành viên gồm Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia .Cùng với việc cắt giảm
thuế, ASEAN cũng đang tiến hành đơn giản hóa các thủ tục hải quan về kiểm tra hàng
hóa, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan, tăng cường các biện pháp bảo hộ đầu tư, thiết lập cơ
chế giải quyết tranh chấp và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả hơn, cũng như loại bỏ
mọi yếu tố gây trở ngại đến sự phát triển của đội ngũ lao động chuyên nghiệp và có trình
độ tay nghề cao.
2.2.2. Thuế nhập khẩu thép:
Tại Việt Nam, Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư số 58/2009 về việc điều chỉnh mức
thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng sắt thép trong Biểu thuế nhập
13 | P a g e
khẩu ưu đãi. Theo đó, sắt, thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm có hàm lượng
carbon dưới 0,25% tính theo trọng lượng, mặt cắt ngang hình chữ nhật (kể cả hình
vuông), có chiều rộng nhỏ hơn hai lần chiều dày thuế suất mới là 8% thay cho mức cũ là
5%.Các sản phẩm sắt, thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở
lên, cán nguội, chưa dát phủ, mạ hoặc tráng, ở dạng cuộn, không được gia công quá mức
cán nguội, có chiều dày từ 0,5mm mức thuế nhập khẩu là 8% so với mức cũ là 7%. Sắt,
thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác lên 15%, (mức thuế cũ là 12%), trừ thép
cơ khí chế tạo là 5%. Các sản phẩm sắt, thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều
rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng, có chiều dày từ 0,5 mm trở lên, có hàm
lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng có mức thuế nhập khẩu là 7%.
Ở Lào, thuế nhập khẩu thép ở các mặt hàng nêu trên đều bằng 0%.
Trong khi ở Thái Lan, sắt, thép không hợp kim ở dạng bán thành phẩm có hàm lượng
carbon dưới 0,25% tính theo trọng lượng, mặt cắt ngang hình chữ nhật (kể cả hình
vuông), có chiều rộng nhỏ hơn hai lần chiều dày với các sản phẩm sắt, thép không hợp
kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng, có chiều
dày từ 0,5 mm trở lên, có hàm lượng carbon từ 0,6% trở lên tính theo trọng lượng đều có

mức thuế suất là 0% kể từ năm 2007, còn các sản phẩm sắt, thép không hợp kim được
cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội, chưa dát phủ, mạ hoặc tráng, ở
dạng cuộn, không được gia công quá mức cán nguội, có chiều dày từ 0,5mm và thép
không hợp kim ở dạng thanh và que khác lên 15%, trừ thép cơ khí chế tạo có mức thuế
suất là 5% từ năm 2007, nhưng đến năm 2010 thì giảm xuống 0%.
Nhìn chung, thuế suất nhập khẩu thép của Việt Nam cao hơn hẳn so với Lào và Thái Lan.
Giải thích: do Việt Nam cần đối phó với thép giá rẻ nước ngoài đang nhập khẩu, các
doanh nghiệp thép trong nước do cạnh tranh không lại với thép ngoại nhập. Việc tăng
thuế sẽ ít ảnh hưởng tới giá thép trong nướcvì hiện lượng thép còn tồn của doanh nghiệp
trong nước còn rất nhiều, đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng. Bên cạnh đó, kiến nghị nâng
thuế nhập khẩu chỉ tập trung vào mặt hàng thép nhập khẩu mà doanh nghiệp nhập về từ
các nước có nguy cơ bán phá giá. Còn mức thuế đối với thép nhập khẩu từ các nước
ASEAN vẫn được áp dụng là 5% theo cam kết giữa các nước trong khu vực.
2.2.3. Thuế nhập khẩu xăng:
Thực trạng : Sở dĩ giá xăng dầu ở các nước như Campuchia, Singapore cao hơn Việt Nam
là do thuế nhập khẩu của các nước đánh vào mặt hàng này hiện cao gấp từ 5 đến 7 lần so
với Việt Nam .Việt Nam chỉ vừa mới tăng thuế nhập khẩu xăng lên 5% sau một thời gian
dài áp thuế suất 0% đây là mức thuế rất thấp , nhưng ở Campuchia, mức thuế suất này
vào thời điểm thấp nhất cũng là 20% và hiện tại là 35%. Tương tự, ở Singapore, thuế
nhập khẩu xăng hiện đang ở mức 31%, đó là chưa kể nước này còn đánh thuế tiêu thụ đặc
biệt với mặt hàng này cũng ở mức rất cao để bảo vệ môi trường. Như vậy, nếu Việt Nam
14 | P a g e
cũng áp mức thuế nhập khẩu cao như ở Campuchia hay Singapore thì giá xăng trong
nước sẽ phải cao hơn hiện nay tới gần chục nghìn đồng mỗi lít.
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cung cấp sản phẩm
cho cho 9/11 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu
tại Việt Nam
Giải thích : Thực trạng khó khăn doanh nghiệp Việt Nam gặp phải :
Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện còn rất hạn chế. đa số
các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ và ít vốn.

Thứ hai, sự lạc hậu về khoa học – công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam. máy móc,
thiết bị đang được sử dụng ở các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có 10% hiện đại, 38% trung
bình và 52% là lạc hậu và rất lạc hậu; tỷ lệ sử dụng công nghệ cao mới chỉ có 2% (tỷ lệ
này ở Thái Lan là 31%, Ma-lai-xi-a là 51% và Xin-ga-po là 73%).
Thứ ba, hạn chế về khâu nguyên vật liệu và sự yếu kém về thương hiệu các doanh
nghiệp. tư, chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông và xúc tiến thương mại của các
doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ nên hạn chế tầm hoạt động và
mạng lưới phân phối sản phẩm. Hoạt động xúc tiến thương mại không có hiệu quả thiết
thực. Có rất ít doanh nghiệp xây dựng được chương trình xúc tiến, giới thiệu một cách
bài bản về sản phẩm cho khách hàng. Hầu hết các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng
15 | P a g e
được giá trị và ý nghĩa của xúc tiến thương mại, quảng cáo…Vì vậy, chi phí cho quảng
cáo rất thấp, chỉ dưới 1% doanh thu (tỷ lệ này của các doanh nghiệp nước ngoài chiếm
khoảng 10% đến 20% doanh thu). Rất khó để doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh với
các doanh nghiệp nước ngoài. Chính phủ phải có nhưng biên pháp hổ trợ, Trong khi xăng
dầu là một hàng hoán nhạy cảm nó có thể tác đông đến nhiều lỉnh vực như giá của các
sản phẩm dầu vào, vận tải, tiêu dùng,…Nên việc nhà nước trợ giá giảm thuế nhâp khẩu,
hạ giá xăng dầu là điều tất yếu nên làm. Cụ thể, nhiên liệu diezel dùng cho động cơ tốc
độ cao, các loại diezel và nhiên liệu đốt khác 20%. Riêng đối với kerosene mức 30% ,
nhập khẩu ưu đãi đối với xăng, dầu hỏa, nhiên liệu bay được áp dụng là 30%, đối với dầu
diezel và dầu mazút là 25%.nhập khẩu ưu đãi đối với xăng, dầu hỏa, nhiên liệu bay 30%
đối với dầu diezel và dầu mazút là 20%,Còn khi giá Platt’s dầu thô WTI nhập khẩu của
các mặt hàng trên tương ứng là 20% và15%.
III. NHẬN XÉT CHUNG VÀ NÊU PHƯƠNG HƯỚNG VỀ THUẾ NHẬP
KHẨU VIỆT NAM.
1. Nhận xét chung về thuế nhập khẩu của Việt Nam:
o Nông nghiệp: Do nước ta tập trung phát triển nông nghiệp nhưng năng suất cũng
như kỉ thuật trồng trọt của nước ta vẫn chưa cao. Nhà nước vẫn ta đánh thuế nhập
khẩu cao đối với các mặt hàng nông nghiệp, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực như

gạo, cà phê…Vì chúng ảnh hưởng đến tính ổn định của nền kinh tế nước ta. Tình
hình sản xuất của nước ta còn phụ thuộc vào tình hình mùa màng thu hoạch và phụ
thuộc vào điều kiện khả năng thanh toán của các nước nhập khẩu. Sau khi gia
nhập vào ASEAN thì Việt Nam hạ thấp thuế nhập khẩu đối với mặt hàng nông
nghiệp theo hiệp định thương mại tự do AFTA nhằm thúc đẩy tự do hóa thương
mại trong khu vực ASEAN. Như vậy việc thực hiện bảo hộ nông nghiệp bằng
chính sách thuế nhập khẩu đã giảm đi vai trò trong nền kinh tế hiện nay. Thay vào
đó, Việt Nam cần áp dụng chính sách nhập khẩu thích hợp hơn.
o Công nghiệp: tình hình sản xuất công nghiệp của VN đang rất hạn chế về mọi mặt
nhưng với những mục tiêu khác nhau của chính phủ, đã có những việc đánh thuế
khác nhau đối với các mặt hàng công nghiệp. Ví dụ: như mặt hàng xăng dầu, đánh
mức thuế nhập khẩu 5%; với mặt hàng ô tô với mức thuế nhập khẩu 83% đối với
nguyên chiếc. Tuy nhiên nhìn chung trong giai đoạn tự doa hóa thương mại, VN
tham gia vào các diễn đàn kinh tế quốc tế nên VN buộc phải giảm thuế nhập khẩu
các mặt hàng, gây bất lợi cho nền công nghiệp còn non trẻ.
2. Phương hướng về thuế nhập khẩu Việt Nam:
 Sửa đổi, ban hành những chính sách, chế tài phù hợp hơn về các lĩnh vực: thuế,
hải quan và các vấn đề liên quan khác.
16 | P a g e
 Ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật hiện
hành để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho quản lý, khai thác, chế biến, kinh
doanh các sản phẩm công, nông nghiệp theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước
 Tăng cường phát triển các ngành công nghiệp chế biến nhằm đẩy mạnh sử dụng
nguyên liệu thô trong nước, để nâng cao giá trị các mặt hàng chế biến nội địa và
giảm việc nhập khẩu các mặt hàng này.
 Nâng cao trình độ quản lý của các cơ quan chức năng về thuế nhập khẩu.
 Việt Nam nên cải tiến những kỉ thuật, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
để tăng tính cạnh tranh của các hàng Việt Nam so với hàng nhập khẩu trong nước.
Tránh được những tác động tiêu cực của việc hạ thấp thuế nhập khẩu trong thời kì

tự do hóa thương mại.
 Việt Nam nên tận dụng lợi thế từ các chính sách thuế nhập khẩu của các nước
ASEAN như việc “xả cảng” đối với các mặt hàng nhập khẩu, giúp cho nước ta dễ
mở rộng thị trường.

PHẦN KẾT LUẬN

17 | P a g e
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế (Bùi Thị Lý, nxb Giáo dục 2010)
18 | P a g e
2. Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế (PGS-TS Võ Thanh Thu)
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13. ngoài ra còn có 1 số bài báo trên các trang tuoitre.vn, vietbao.vn,
vneconomy.vn,….
19 | P a g e

×