Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sử dụng phần mềm dạy học thí nghiệm ảo pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.26 KB, 6 trang )

Sử dụng phần mềm dạy học thí
nghiệm ảo
PMDH là một trong những phương trình ứng dụng được xây dựng
nhằm mục đích hỗ trợ cho quá trình dạy học, bao gồm một tập hợp các câu
lệnh được viết theo một ngôn ngữ lập trình nào đó để yêu cầu Computer
thực hiện các thao tác cần thiết (cập nhật, lưu trữ, xử lý số liệu và kết xuất
thông tin) theo một kịch bản (giải thuật) và yêu cầu đã được định trước bởi
nhà giáo dục.
Phần mềm dạy học thí nghiệm ảo là một loại sản phẩm đa phương tiện
(Multimedia), mô phỏng thí nghiệm về hiện tượng, quá trình vật lý, hoá học,
sinh học… nào đó xảy ra trong tự nhiên hoặc trong phòng thí nghiệm, được
tạo ra bởi sự tích hợp các dữ liệu dạng số trên máy tính, có khả năng tương
tác với người dùng và có giao diện thân thiện với người dùng.
Để hìnhthành tri thứcmới cho HS, cần lựa chọn PMDH lànhững thí nghiệm
ảo và sử dụng chúng với tư cách là mộtphươngtiện dạy họcđơn chiếc. PMDHthí
nghiệmảo, có thí nghiệm để giáo viên trìnhdiễn, có thí nghiệmđể HS “tự làm”
(thaotác trên máy tính)với tư cách là nhữngthí nghiệm nghiên cứu.
Những PMDHthí nghiệm ảo mang tính chất nghiên cứuđược tiến hành theoquy
trìnhnghiên cứu khoahọc, bắt đầu là quátrình tìm tòi, thu thập thông tin củaHS,
tiếp đếnlà xử lý thôngtin thuthập được, từ đó đi đếnnhững kết luận, hình thành
tri thứcmới. KhiHS “làm” thí nghiệm, họ sẽ đóng vai trò của mộtnhà nghiên cứu,
tích cực suy nghĩ mộtcách độc lập, tìm kiếm con đường, cách thức để chiếm lĩnhtri
thức khoahọcmới: Chủ động tạora các hiện tượng, thayđổi các dữ kiện,tạo ra
khả năng đi sâu hơn vào bản chất củasự vật, hiện tượng vàmối quan hệ nhân quả
giữachúng.
Dù làGV trình diễn hay hướng dẫn HS “tự làm” các thí nghiệm ảo theohướng tích
cực hóa quátrình nhậnthứccủa HS thì người GVphải thực hiện 3 công việc sau:
Thứ nhất, phải xác định được vị trí của thí nghiệm ảo trong tiến trình bài học,tình
huốngxuất hiện thí nghiệm ảo trong khuôn khổ phương phápdạy họcmà GV lựa
chọn sử dụng.
Thứ hai, xâydựng hệ thống câu hỏi vớitư cách là nhữnglệnh điều khiển hoạt động


nhậnthức củaHS. Có 3 loại câu hỏi chính,đó là: Câu hỏiđịnh hướng HSquan sát;
Câu hỏi định hướng HS tư duy, phát hiện,phán đoánqua hình thức thảoluận
nhóm; Câu hỏi định hướng HSxử lý thông tin,tổng kết, rút ra kếtluận.
Thứ ba, sử dụng phối hợp PMDH với các phương tiệndạy học khác khi cần thiết.
Một tiếthọc thuộc loại hình thành trithức mới,với việcsử dụng PMDH thí nghiệm
ảo, được thực hiện theotrình tự:Thôngbáo vấn đề cần nghiên cứu choHS, định
hướngvà chuẩn bị tâm thế cho HS vào quá trình nghiên cứu côngviệccụ thể. Xây
dựng kế hoạch nghiêncứu. Xác định các bước tiến hành thí nghiệm ảo theo kế
hoạch đã xây dựng. HSđóng vai trò của nhà nghiên cứu khoa họctrực tiếp, hoặc
gián tiếp thông qua GV,tác độngđến các đối tượngnghiên cứu, khám phá cácmối
quan hệ bản chất, nhân quả giữa cácsự vật, hiện tượng, từ đó rút ra kếtluận.
Thôngbáo kếtquả và kết luận. Trong trườnghợp GVkhông trình diễn thí nghiệm
ảo mà để HStự làm thí nghiệm thì sau khikết thúc thí nghiệm, HSthôngbáo kết
quả thí nghiệm, kiểmđịnh giả thuyếtđã nêu, phát biểu kết luận. GVkiểmtra, đánh
giá kếtquả nghiên cứu của HS, khẳngđịnh tính đúng đắn củakết luận.
Kỹ thuật lựa chọn kiến thức cơ bản cho
bài dạy học vật lý
Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa vật lý phổ
thông được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học vật lý, sắp xếp
theo lôgíc khoa học và lôgic sư phạm, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn,
tính giáo dục, tính phổ thông của chương trình.
1. Quan niệm về kiến thức cơ bản
Những nội dungđưa vào chương trình và sách giáo khoavật lý phổ thông
được chọn lọctừ khốilượng tri thứcđồ sộ của khoa họcvật lý, sắp xếp theo lôgíc
khoa họcvàlôgic sư phạm, đảmbảo tính khoahọc, tínhthựctiễn, tính giáo dục,
tính phổ thông của chương trình. Những nội dungđó dùng để dạy họcở vật lý phổ
thông. Tuynhiên trongthực tế quá trìnhdạy học, đã có nhiều mâu thuẫn xuất hiện
giữa:
- Khối lượng tri thức phong phú và thời gian tiết lên lớp cóhạn (45 phút) với
nhiều nhiệm vụ đa dạng.

- Yêu cầu đảm bảo tính khoa học và đảm bảo tính vừasức đối với học sinh.
- Yêu cầu đảm bảo sự lĩnh hộikiến thức vững chắc với sự phát triểntoàn
diện nhữngnăng lựcnhận thức của học sinh
Nhiều giáo viên vật lý đã rơi vào hai cựccủa việc dạy học: một số thamlam,
ôm đồm kiếnthức, làm cho tiếthọc nặng nề đối với học sinh; ngược lại một số
khác rơi vàocực kia - quá “tóm lược”sách giáo khoa, không bảo đảmtruyền thụ
đầy đủ cho họcsinh các kiến thứccầnthiết. N.N.Babanxki đã có lý khi nói rằng:"
Biết lựa chọncái chính,cái căn bản là kỹ năngđầu tiên cần phải cóở mọi người
phổ biến các kiến thứcvật lý, trong số đó có cả ngườigiáo viên vật lý ở nhà
trường”
Kiến thức cơ bản là nhữngkiến thức vạch ra được bản chất của sự vật hiện
tượng. Trong vật lý phổ thông, đó lànhững khái niệm,các quiluật vật lý, các
thuyết vật lý
2. Căn cứ để chọn kiến thức cơ bản
Chọn đúng cáckiến thức cơ bản của một bài dạy học làcông việckhó,phức
tạp. Để chọn đúngkiến thức cơ bảncủa một bài dạy học, cầnphải quantâm đến
các điểm sau:
a) Nắm vững đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của bộ môn. Dotính tổng
hợp caocủa khoahọcvật lý mà nội dungtri thứcvậtlý liên quanđếnhàng loạt
ngành khoahọc khác. Tuynhiên,sử dụng chúng đến mứcđộ nào để vừa đủ sáng rõ
kiếnthức vật lý mà không vi phạm nội dung vật lý chính do đối tượng của khoahọc
vật lý quiđịnhvà phụ thuộc vào tay nghề vững của giáo viên.
b) Bámsát vào chương trìnhdạy học và sách giáo khoavật lý. Đây là điều bắt
buộctất yếu vì sách giáo khoalà tài liệugiảng dạy và học tập chủ yếu; chương
trìnhlà pháp lệnh cầnphải tuân theo.Căn cứ vào đó để lựachọnkiến thức cơ bản
là nhằmđảm bảo tínhthống nhất của nội dung dạy học trong toàn quốc. Mặt khác,
các kiến thức trong sách giáo khoađã được quiđịnh để dạy chohọc sinh, dựa vào
đó để xác định chuẩn kiếnthứccho học sinh. Do đó, chọnkiến thức cơ bản là chọn
kiếnthức ở trong sách giáo khoachứ không phải ở tài liệu nàokhác.
Nắm vữngchương trìnhvà sách giáo khoa, ngoài nắm vững nội dungtừng

chương, từngbài, giáo viên phải có cái nhìn khái quátchung toàn bộ chươngtrình
và mối liên hệ “móc xích” giữa chúngđể thấy tất cả các mối liên quan và sự kế tiếp.
Do đó mới xác định đúngđắnnhững vấn đề, khái niệm cần giảng kỹ, cần đi sâu,
cần bổ sungvào hoặc giảm bớt đi đượcmà không có hại đến toàn bộ hệ thống kiến
thức,trên cơ sở đó chọn lọc cáckiến thứccơ bản.
Tuy nhiên, để xác địnhđược đúng kiếnthức cơ bản mỗi bài thì cần phải đọc
thêmtài liệu,sách báo tham khảo, cácthông tin từ rất nhiềunguồn khác nhauđể
mở rộnghiểubiết về vấn đề cần dạy họcvà tạo khả năng chọn đúng kiếnthức cơ
bản. Đồng thời, “muốnchọn lọc cái khôngnhiều, cái quantrọng thườngcần phải
học tập rất nhiều (hầunhư tất cả mọi thứ) và không phải chỉ học tậpmà cònphải
hiểu biếtkhá sâu sắc nữa”
c) Phải hết sứcquan tâm đếntrình độ học sinh (tức là chú ý đến đối tượng
dạy học). Cầnphải biết học sinhđã nắm vữngcái gì, dựavào kiến thức của các em
để cân nhắc lựachọn kiến thức cơ bản của bài giảng, xemkiếnthứcnào cần bổ
sung, cải tạo hoặc cầnphát triển, đisâu hơn.
3. Phương pháp chọn kiến thức cơ bản
Để lựa chọn kiến thức cơ bản của bài dạy học vật lý phổ thông, có thể sử
dụngmột phương pháp theoqui trình các bước sauđây:
- Xácđịnh mụctiêucủa bài dạy học và của từng phầntrong bài.
- Xácđịnh cácnội dungchủ yếu của bài, của từng phần trongbài (hay còn gọi
là “khoanhvùng” kiến thức cơ bản).
- Chọnlọc trongcác nội dung chủ yếu (trong phạm vi đã “khoanhvùng”)
những khái niệm, định luật, thuyết , các mối liên hệ, các sự vật, hiện tượngvật lý
tiêu biểu.
Điểm cần chú ýlà các kiến thứccơ bản tuy phân bổ vào từngphần, từngmục
cụ thể của bài,nhưng chúng cóquan hệ với nhau trong một thể thống nhất củanội
dungbài. Vì vậy, trong nhiều trường hợp đơnvị kiến thức cơ bản này là hệ quả, sự
tiếp nối haylà tiền đề,cơ sở cho các đơn vị kiến thức cơ bảnkhác.
Trongkiến thức cơ bản của bài dạyhọc, có những nộidung thenchốt,hiểu
được nó thì có thể làm cơ sở để hiểu được các kiến thức khác liên quan, gần gũi. Đó

là những kiến thức trọng tâmcủa bài cần phải xác định. Trọng tâm của bài có thể
nằm trọntrong một, hai mụccủa bài,nhưng cũng có thể nằm xenkẽ ở tất cả các
mục củabài.
Việc chọnlọc kiến thức cơ bảncủa bàidạy học có thể gắn với việc sắpxếp lại
cấu trúccủa bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài,
từ đó rõthêm các trọngtâm, trọng điểmcủa bài. Việc làm này thực sự cần thiết,
tuy nhiên không phải ở bài nào cũng cóthể tiến hành được. Cũngcần chú ý việc
cấu trúclại nội dungbài phải tuân thủ nguyêntắc khônglàm biến đổi tinh thần cơ
bản của bài mà các tácgiả sách giáo khoađã dày côngxây dựng.
Chọn lọckiến thức cơ bản mới là bước đầu tiêncủa việc dạyhọc kiến thức
cơ bản bài vật lý, nằmở khâu chuẩn bị bài của giáo viên và chỉ mới giải quyếtđược
câu hỏi:“dạy cái gì?”. Còn bước tiếp theolà việc vận dụng các phương pháp dạy
học như thế nào để tổ chức, chỉ đạo cho học sinhnhận thức các kiến thức cơ bản,
tức làphải trả lời được “dạy như thế nào?”.
Kinhnghiệm cho hay,khi chọnlựa kiến thức cơ bản, cần thamkhảophần
tốm tắtkiếnthức củatừng chương, từngbài vàhệ thống câu hỏi, bài tập cuối mỗi
bài.

×