Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quy trình biên soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vật lý pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.62 KB, 5 trang )

Quy trình biên soạn đề kiểm tra
trắc nghiệm khách quan vật lý
1. Các bước soạn thảo một đề TNKQ vật lý ở trường phổ thông
Quy trình biên soạn một đề thi có thể bao gồm các giai đoạn sau
1. Xác định mục đích, mục tiêu và nội dung cần đánh giá
1.1. Mục đích của đánh giá là gì?
Kiểm tra, đánh giá để chần đoán hay để xác nhận kết quả học tập, xếp loại
học lực cuối kỳ, cuối năm hay để tuyển chọn học sinh giỏi ?
+ Độ rắn
Độ rắn của tinh thểthạch anhlà 7 trên tỷ lệ độ rắn từ 1 đến 10. Dovậyrắn hơn một
khoáng sản cóđộ rắn 6 như feldspathmà nó có thẻ rạch và ít rắn hơnloại có độ
rắn 8:hoàngngọc có thể làm trầynó. Thử nghiệm độ rắnlà mộtcách để nhận ra
một khoáng sản.
1.2. Mụctiêu đánhgiá là gì?
Chúng takiểm tra, đánhgiá cái gì ở học sinhvề mặt kiếnthức, kỹ năng hay thái độ?
Chúng tachờ đợi ở HS điều gì, họ có thể làm gì, biết gì, nghĩ gì? Các mụctiêu này
cần phải phát biểu một cách rõràng và dướidạng nhữngđiều có thể quan sátđược
và đo được. Xác địnhmục đíchvà mục tiêu là giaiđoạnđầu tiên và quantrọng nhất
của qúatrình kiểm tra đánhgiá. Để xây dựng đề kiểm tra được tốt thì cần liệt kê
chi tiếtcác mụctiêu giảng dạy, thể hiện cáchànhvi hay năng lực cầnphát triển ở
HS như là kết quả giảng dạy.
2. Xác định nội dung
Xác địnhnội dung cụ thể cần kiểm tra về kiến thức kỹ năng,thái độ. Việc xácđịnh
nội dung nàycần phải dựa trên mục tiêu cụ thể của chương trình môn học, đòi hỏi
GV phải nắm chắc cácyêu cầu cụ thể của chươngtrìnhvề từng kiến thứcvàkỹ
năng mục tiêu.
2. Xây dựng matrậnhai chiều của đề kiểmtra
Lập bảngđặc trưngphân bố cáccâu hỏi một cáchchi tiết.Đó là một matrận hai
chiều.Một chiều là nội dungchương trình,mạchkiến thức cầnđánh giá tức chủ đề
kiểmtra; chiều kia là mứcđộ nhận thức (theothang phânloại của B.J.Bloom)hay
các năng lực,hành vi đòi hỏiở học sinh. Trongmỗi ô của ma trận là số câu hỏi và


trọng số điểm dành cho các câu hỏi có trong ôđó. Số lượng câu hỏi tùy thuộcvào
mức độ quantrọngcủa từng nội dungvà mục tiêu, thời gian làmbài vàtrọngsố
điểm quyđịnhcho từng chủ đề, từng mức độ nhận thức.Việc xây dựng matrận
được tiến hành theo các bướcsau:
Xác địnhtrọng số điểm cho từng mạch kiến thức, chủ đề: Căn cứ vào số tiết quy
định trong phân phối chương trình, căn cứ vàomức độ quan trọng của từngchủ đề
kiểmtra màxác định số điểm tươngứng
Xác địnhtrọng số điểm cho từng hìnhthứccâu hỏi: nếu kết hợpcả hai loại TNKQ
và TNTLtrongcùng mộtđề thì cần xác địnhtỷ lệ trọng số điểm cho cácloại cho
phù hợp vídụ 6:4 hay5:5
Xác địnhtrọng số điểm cho từng mức độ nhận thức: Đề bảo đảmchophân phối
điểm thôcủa HScó phân bố chuẩn hoặc tươngđối chuẩnthì cần đảmbảo: mứcđộ
nhậnthứctrung bìnhcó số điểm không ít hơn các mức độ nhậnthức khác
Xác địnhsố lượng các câu (item) sẽ ra trongô matrận: Căn cứ các trọng số điểm
mà địnhsố câu hỏi tươngứng.Lưu ý các câu hỏi TNKQ là có số điểm như nhauvà
thời gian làmbài kiểm tra của mỗi câu TNKQ (mỗi câu HS phảicó trungbìnhtừ 1,5
đến 2 phút để đọc và trả lời).
3. Thiếtkế câu hỏi theoma trận
Căn cứ vào ma trận đã xác định ở bước2 mà thiết kế nội dung hìnhthức, lĩnh vực
kiếnthức và mức độ nhận thức cầnđo ở HS qua từng câu hỏi vàtoàn bộ đề kiểm
tra. Theocác chuyên giaTNKQđể có một đề trắcnghiệm hayvàđạt yêu cầu, khi
soạn thảo, chúngta nên chúý tuân thủ các điểm sau:
- Trướchết, ta lựachọn cácý tưởngquan trọng, viết ra giấy nháp mộtcách rõ ràng
làm căn bản cho việc soạn thảo.
- Chọncác ýtưởng trên, viết câu trắc nghiệm chonó vàcố gắngsao chocó thể tối
đa hóa khả năng phân biệt học sinhgiỏi vàkém.
- Nênsoạn thảo cáccâu hỏi trên giấy nháp,viết câu trả lời đúng nhấttrước và sau
đó mới viết cáccâu nhiễu.
- Saukhi hoàntất phầntrắcnghiệm ta nên sắpxếp các câu từ dễ đến khó, hoặc
theo cáclĩnhvực, các chủ đề.

- Viếthoàn thành bài trắc nghiệmtrước kiểm tra nhiềungày để có điều kiện suy
nghĩ, sửa chữa và tham khảo ý kiến củađồng nghiệp.
- Nênviết số câu nhiều hơnsố yêu cầu để sau khixem xétcó thể loại bỏ những câu
chưa đạtyêu cầu.
- Duyệt lại, đối chiếuvới mục tiêu đề ra, thamkhảo ý kiếnđóng góp củađồng
nghiệp trước khi loại câu hỏi bằng phương pháp phântích thống kê.
4. Trìnhbày đề kiểmtra
- Nênsắp xếpcác câuhỏi từ dễ đếnkhó hoặc theo từngnội dung,chủ đề.
- Thứ tự phương án đúng không theo một quyluật nào.
-Thayđổi thứ tự câu hỏi và thayđổithứ tự câu đúngở để có nhiều bộ đề kiểm tra
khác nhau nhưng tươngđương(sử dụng phần mềm hỗ trợ)
-Nếucó kết hợp TNKQvà TNTLtrong một đề thì nên táchlàmhai phần riêng biệt.
Quyđịnh thời gianlàm bài cho từng phần và thubài riêng từngphần. Saukhi chấm
xong GVsẽ ghép chúnglại với nhaukhi vàođiểm
- Nênyêu cầuHS trả lời trên phiếulàm bàiriêng đã soạnform sẵn(answersheet)
đối với TNKQ
5. Xây dựng đáp án vàbiểuđiểm
Theo quychế của Bộ GD-ĐT thangđánh giáhiện naylà 11bậc: 0,1,2 10điểm có
thể có điểm lẻ 0,5 ở bài kiểmtra học kỳ và cuối năm. Vớicác hình thức: TNtự luận
và TNKQhoặckết hợp cả hai (cáchthức kết hợp sẽ được xem xét trong mộtđề tài
khác), chúng ta có thể xây dựng biểu điểm chấm như sau: (theo TrầnKiều,Viện
KHGD):
a.Biểuđiểm đối với đề TN TL:Khôngcó gì thayđổi
b. Biểu điểmđối với đề TNKQ: có haicách
Cách 1:Điểm tối đa toàn bàilà 10 chiađềucho tổng số câu hỏi của đề
Cách 2:Điểm tối đa toàn bàibằng số lượng câu hỏimỗicâu trả lời đúng được một
điểm, sai0 điểm. Sauđó quy về thangđiểm 10theo côngthức10X/TSĐ, trong đó X
là số điểm đạtđược của học sinh, TSĐ là tổng điểm tối đa của đề
c. Biểudiểm đối với đề gồm TNTL vàTNKQ
Cách 1:Điểm tối đa toàn bàilà 10. Sự phân phốidiểm chophần TNKQ và TNTL

tuân theo nguyên tắc:
+ Tỷ lệ thuận với thời gian dự kiến HS hoàn thành từngphần (được xâydựngkhi
thiết kế ma trận)
+ Mỗi câu TNKQ nếu trả lời đúng đều có số điểm như nhau
Ví dụ: Nếu ma trận thiết kế dành 70%thời giancho TNKQ,30%cho TNTLthì điểm
cho TNTLlà 3đ cònTNKQ là 7đ. Nếu toàn bộ có 14 câu TNKQ mỗi câusẽ 0,5đ nếu
đúng,sai 0đ (xem vídụ minh họa bên dưới)
Cách 2:Điểm tối đa toàn bàiphụ thuộc vàosố lượng câu hỏi củađề: Sự phânphối
theo nguyên tắc
+ Tỷ lệ thuận với thời gian dự kiến HS hoàn thành từngphần ( được xây dựng khi
thiết kế ma trận)
+ Mỗi câu TNKQ nếu trả lời đúng 1điểm, sai0 điểm
Trongtrường hợp này ta tínhđiểm TNKQtrướcsau đó tính điểm TNTLsau
ĐTNKQ = số câu hỏi TNKQ,
ĐTNTL= ĐTNKQ.TTL/TKQ
Trongđó: ĐTNKQlà điểm tối đa của TNKQ và ĐTNTLlà điểm tối đa của TNTL, TTL
và TKQlà thời gian dành choTNTL và TNKQ
+Quy về thang điểm10 theo công thức10X/ Xmax, trongđó X là số điểm đạtđược
của họcsinh,X max là tổng điểmtối đa của đề
Ví dụ: Nếu ma trận thiết kế dành 70%thời giancho TNKQ,30%cho TNTL.Nếu
toànbộ đề có 14 câu TNKQ mỗi câu sẽ 1đ nếu đúng,sai 0đ, điểm tối đacủa TNKQ
là 14đ,điểm tối đa của TNTLlà 14.3/7=6đ.Gỉa sử một HS đạtcả hai phần 13 điểm
thì quy về thang điểm 10 là13.10/20= 6,5đ (xem ví dụ minh họa ở bên dưới)
Cách 1:có ưu điểm là không chuyển đổi về thang 10 nhưng hạn chế cơ bản là điểm
của từng câutrắc nghiệm thườngphải lấylẻ tới hai chữ số thập phân
Cách 2:có ưu điểm là toànđiểm nguyên (điểm tự luận được làm trònđến phần
nguyên)nhưng hạn chế là phải quy về điểm thang10.
Theo tài liệu "Đổi mớiphươngphápdạy học vật lý ở trường trung học phổ thông" -
Chủ biên: PGSTS Lê Công Triêm - Giám đốctrungtâm nghiên cứugiáo dục và bồi
dưỡnggiáo viên - ĐHSP Huế

×