Một số giải pháp nâng cao khả
năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn cho học sinh
Tóm tắt: Bài này giới thiệu về vai trò của bài tập định tính (BTĐT) và
câu hỏi thực tế (CHTT) và cách sử dụng chúng trong dạy học vật lí ở trường
trung học phổ thông (THPT). BTĐT và CHTT là những phương tiện giúp học
sinh rèn luyện những hànhđộnngg nhận thức vật lý. BTĐT và CHTT là những
công cụ hiệu quả giúp giáo viên thực hiện quá trình tổ chức và kiểm tra hoạt
động nhận thức của học sinh trên lớp.
I.Đặt vấn đề
Trongquá trình dạy họcvật lí, BTĐT và CHTT cóvai trò hết sức quantrọng.
Đối với HS: BTĐT vàCHTT làphương tiện để rèn luyệnngày càng hoàn thiện hơn
những hànhđộng nhậnthức vật lí, cácthao tácphổ biến, cầndùng tronghoạt động
nhậnthức vật lí. Đốivới giáo viên(GV): BTĐT và CHTTlà công cụ hữu hiệu để GV
có thể sử dụng hiệu quả trong tiến trình tổ chức và kiểm tracác hoạt động nhận
thức của HS trên giờ lên lớp.
Thôngqua việc khảo sát, điều traở một số trườngTHPT khuvực Miền
Trung vàTây Nguyên chothấy,do nhiều nguyên nhân khác nhaumà BTĐTvà
CHTT đã bị xemnhẹ, thậm chí dườngnhư đã bị lãng quên trongcác giờ học vật lí,
điều đó dẫn đếnmột thựctrạng đáng buồnlà khả năng vậndụng kiến thức vật lí
vào thực tế cuộc sống củamột bộ phận lớn HS THPThiện naythực sự yếu kém. Để
thực hiện tốt nguyên lí giáo dục,đáp ứng yêu cầu đàotạo con người một cách toàn
diện, thực trạng nêutrên cần được sớmkhắcphục.
Hiện nay,có thể nói việc tăng cường sử dụng BTĐTvà CHTT trong các giờ
học vật lí đanglà bước đi đúng hướng,có cơ sở khoa họcvà đang có những thuận
lợi nhấtđịnh, trong đó việc cải tiến chương trình,nội dung,hình thứccủa sách giáo
khoa vật líđã tạo ra những thuậnlợi bướcđầu; GVđã được trangbị tương đối tốt
cách thức tổ chức dạy họctheo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS
thông qua những đợttập huấn về thaysách giáo khoa,bồi dưỡng về các phương
pháp dạy học hiện đại, nhất là khả năng vận dụngcông nghệ thông tin trong dạy
học vật lí; các tài liệutham khảo về BTĐT và CHTT ngàycàng được phổ biến rộng
rãi trong đội ngũ GV và HS, nhờ đó GV sẽ có nhiều cách lựa chọn và sử dụng để
nâng caochất lượnggiờ học, pháthuy đượctính tích cực hoạt động của HS trong
quá trìnhdạy họcvật lí.
2. Một số biện pháp tăng cường sử dụng BTĐT và CHTT trong dạy học
vật lí
Trongdạy học vật lí, tùy vào mục tiêu và nộidung cụ thể của từng bài học mà
GV có thể chọnnhững phương pháp dạyhọc khác nhau. Ở đây, chúng tôitập trung
vào cách dạyhọc bằng phương phápthực nghiệm, đó là phươngpháp được sử
dụngtương đối phổ biến,phù hợp với điều kiện của nhiều trường THPT hiệnnay.
Dạy học theo phương phápthực nghiệm được tiến hành theotrình tự các
bướcsau: Nêu các sự kiệnmở đầu®Làm bộc lộ quan niệm có sẵn của HS®Xây
dựng mô hình - giả thuyết®Suy luậncác hệ quả lôgic®Đề xuất cácphương ánthí
nghiệmkiểm tra hệ quả lôgic®Tiến hànhthí nghiệm kiểmtra®Phát biểu kết
quả®Dùng mô hình -giả thuyếtgiải thích, ứngdụngthực tế và luyện tập.
Trongtiến trình trên, việc sử dụngcác BTĐT và CHTT mộtcách hợp lí cả về
thời điểm đưa racâu hỏi lẫn mức độ của câu hỏi sẽ có tácdụng rất lớn đến các hoạt
độngnhận thức của HS. Trongmỗi giai đoạn củaquá trìnhthực hiệnbài giảng có
thể áp dụng mộtsố biện pháp cơ bản sau:
2.1. Giai đoạn nêu các sự kiện mở đầu
Sự kiệnmở đầu nên chọn là những sự kiện xảy ra trongthực tế, gần gũi với
đời sốngHS bằngcách sử dụng nội dung củamột số CHTT, nhữngnội dungđó phải
đảm bảo đượccác yếu tố sau:
– Cóliên hệ chặt chẽ với nhauvà với kiến thức muốnđề cậpđến trong tiết
học.
– Cóthể mô tả được một cách ngắngọn, xúctích sao cho HS dễ dàng và
nhanhchóng nhận ra sự mâu thuẫn giữa sự kiện vớinhữnghiểu biếtsẵn có.
– Trongđiều kiệncho phép,nên tìm cách sử dụng các ảnh chụpthực tế, các
đoạn phimvideoclip ngắn về những sự kiện liên quanđể tăng tính trực quan.
2.2. Giai đoạn làm bộc lộ quan niệm có sẵn của HS
HS khibắt đầuhọc vật lí cũng đã có một số hiểu biết,một số quan niệmnhất
định về các hiện tượng, sự vật đó chính là những “tài sản riêng” mà họcsinh mang
đến trường.Do các quanniệm banđầu của HSđược hình thành một cách tự
phát, nên đa số nhữngquan niệm đều sailệch sovới những cái mà HScần phải
học.
Trongcác giờ học vật lí, biện pháp hữu hiệu nhất để phát hiện quan niệm của
HS đối với những sự vật, hiện tượng đangkhảo sát là thôngqua trao đổi, thảo luận,
thămdò ý kiến của HS.GV nên đặt ra vấn đề bằng cách sử dụng những hìnhảnh sát
với thực tế đời sống, vận dụngnhững CHTTmột cách khéoléo, dẫn dắt HSsao cho
các emmạnh dạn lí giải theo “kinh nghiệm” của mình, đồngthời luôn tỏ rõ sự quan
tâm,khuyến khích HS ngaycả khi nhữnglí giải đó là sai với kiến thứcvật lí.
2.3. Giai đoạn xây dựng mô hình – giả thuyết
Việc sử dụng BTĐT vàCHTT có tínhchất hỗ trợ banđầu vì việc xây dựngmô
hình – giả thuyếtcần đếncả những dự đoán địnhlượng.
Từ nhữnghiện tượngthực tế phức tạp, GVsử dụng các câu hỏi gợiý cho HS
dự đoán về nhữngnguyênnhân chính,những mối quanhệ chínhchi phối hiện
tượng. Các BTĐT và CHTT dùng trong trườnghợp này cầnđảm bảo các yêu cầu
sau:
– Nộidung phải là mộtphần hay mộtmắt xích quantrọng của hiệntượng đã
nêu ratrong sự kiện mở đầu.
– Các câu hỏi đặt ra phải cólôgíc theo trình tự diễn biến củahiện tượng đã
nêu ratrong sự kiện mở đầu.
– Các câu hỏi phải có nội dung ngắn,số lượng câu hỏi không quánhiều
(khoảng3 đến 4 câu hỏi là thích hợp nhất), tránh trường hợp do phải trả lời nhiều
câu hỏimà sau khitrả lời xong từngcâu hỏi,HS khôngnhớ hết và không tự tổng
hợp các câu trả lời để đưa ra những dự đoán địnhtính được.
Trongmột số trường hợp,những dự đoán đòi hỏi một sự quan sát tỉ mỉ,
chínhxác, một sự tổng hợpnhiều sự kiện thựcnghiệm vuợtquá khả năng của HS,
GV nên thaythế các câu hỏibằng các chuyện kể lịch sử để giới thiệu cácgiả thuyết
mà cácnhà báchọc đã đưa ra.
2.4. Giai đoạn hỗ trợ cho học sinh suy ra hệ quả lôgic
Một trong nhữngyêu cầu cơ bản là hệ quả suyra phải đơn giản, có thể quan
sát hayđo lườngđược trong thựctế. Tuynhiên trong nhiều trường hợp,hệ quả
lôgic không thể “nhìn thấy” được trực tiếp mà phải tính toán gián tiếp qua việcđo
các đại lượngkhác hoặchệ quả lôgic suyra trong điều kiện lí tưởng, theo đó, hệ
quả suyratừ giả thuyết chỉ là gần đúng. Chẳnghạn như trường hợp địnhluật bảo
toànnănglượng, ta khôngthể thực hiện đượchệ cô lập như đã nêu trong giả
thuyết… Trong nhữngtrường hợp như vậy, việcsử dụng cácCHTT có ýnghĩaquan
trọng, nội dung củacác câu hỏi có tác dụng địnhhướngtư duy trongcáchsuy luận
của HS.Các câu hỏisử dụng trongtrường hợp nàynên là:
– Câu hỏi có tính chất phủ định theokiểu “Nếu không có … thì sao?”.
– Câu hỏi gợi ýsuy luận định tínhtheo kiểu “Nếu …càngtăng (hay càng
giảm)…thì sao?”.
– Câu hỏi gợi ýtư duysáng tạo kiểu“Hiện tượngsẽ thế nào …nếu …?” hay
“Hiện tượng cóxảy ra không …nếu …?”.
2.5. Giai đoạn xây dựng các phương án thí nghiệm kiểm tra hệ quả lôgic
Thựctế cho thấy, thí nghiệm kiểm tra không phải lúc nào cũnglà nhữngthí
nghiệmcó sẵn trong phòng thínghiệm, mà HS có thể vận dụng những thí nghiệm
bằngnhững vật dụng đơn giản, thườngdùng trong thựctế đời sống, đôi khinhững
thí nghiệm này mang lại hiệu quả rất cao vì chúng không phức tạp, dễ thực hiệnvà
có tính trực quan.
Để định hướngchoHS tự lựcxây dựngnhữngphươngán thínghiệm loại này,
GV nên sử dụng các phép suyluận lôgic từ những BTĐTvà CHTT sáng tạo.Đây
thực chất là cách biếnBTĐT thành loại bài tập thí nghiệm. Các câu hỏi dùng trong
trường hợp này thườngtheokiểu: “Bằng cách nào …?”, “Làmthế nào để … ?”.
2.6. Giai đoạn củng cố và vận dụng tri thức
Tronggiai đoạncủng cố, vận dụng kiến thức, việc sử dụng các BTĐT và
CHTT là biện pháp manglại hiệu quả cao nhất. Các dạng bài tập vàcâu hỏi nêntập
trung vào ba dạng:Giải thích hiện tượng,dự đoán hiện tượngvà nêuphươngán
chế tạo thiết bị đápứng một yêu cầu củađời sống và sản xuất.
Tùy theođối tượngHS, cácBTĐTvà CHTT có thể vận dụngở các mức độ sau:
– Mức độ 1:Dùng nhữngBTĐT đơngiản,thuần túy suy luận kiến thức mà
chưa nhắm đến ýnghĩacủa nó trongđời sống và sản xuất hàng ngày.
– Mức độ 2:Dùng nhữngbài tập và câu hỏi ứng dụng, trong đó HS chỉ cần vận
dụngđịnhluật vật lí để làmsáng tỏ nguyên nhân củahiện tượng.
– Mức độ 3:Dùng nhữngbài tập và câu hỏi ứng dụng kĩ thuật đã được đơn
giản hoá, trong đó HS cóthể phải áp dụng mộtvài địnhluật vật lí để làm sángtỏ
nguyêntắc kĩ thuật củaứng dụng.
– Mức độ 4:Dùng nhữngbài tập và câu hỏi ứng dụng kĩ thuật, trong đó HS
khôngchỉ ápdụng các định luật vậtlí mà còn phải vận dụngnhững hiểu biết,
những kinhnghiệm về nhiều lĩnh vực khác của vật lí.
Cũng cầnchú ý rằng, trong cácbài học vật lí không nên quá đi sâu vào cácchi
tiết kĩ thuật màchỉ yêu cầuHS suy nghĩ về những vấn đề có tính chất nguyên tắc,
GV thông báo cho HSmột số chitiết kĩ thuật để họ cóthể nhận dạng được những
thiết bị kĩ thuật tương ứng trongđời sốngthực tế.
3. Một số nhận xét
Trêncơ sở nghiên cứu về quá trình dạyhọc theo quanđiểmhiện đại; xem
xét cácđặc điểm,vai trò củaloại BTĐT và CHTT trong việc tổ chức hoạt động nhận
thức cho HS; kết hợpvới các phân tích về nhữngthuận lợi của việc sử dụng loại bài
tập nàytrong tổ chức hoạt động nhậnthức cho HS,chúng tôi nhậnthấy:
– Việcsử dụng BTĐT và CHTT trong quá trìnhdạy học vậtlí chắc chắn sẽ
pháthuy được tính tích cực, chủ động trong hoạt độngnhận thức,nâng cao khả
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS, góp phầnnâng caochất lượngdạy
học vật lí ở trường THPT. Đó là việc làm cócơ sở khoahọc và là hết sức cần thiết.
– Trongđiều kiệnhiện nay,nếu các trường THPTcó những đầu tư nhấtđịnh
về cơ sở vật chất, tăng cườngcác trangthiết thiết bị dạy học và tạo nhữngđiều
kiệntốt cả về vật chấtlẫn tinh thần để GV dồn hết tâm huyếtcủa mìnhvào công tác
dạy học, thì chắc chắn việc đổi mới phương phápdạy học sẽ có nhữngchuyển biến
mạnhmẽ và sẽ đạt được nhữngthànhcông trong tương lai không xa.