Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.19 KB, 3 trang )
Phòng bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
Cơ chế gây bệnh
Dạ dày tiết ra acid gọi là dịch vị. Cơ thể con người có bốn cơ chế ngăn dịch
vị trào ngược lên thực quản:
Cơ thắt thực quản dưới: đóng vai trò như một cái van, khoá dịch vị không
cho trào lên; co bóp ở dạ dày: sự co bóp giúp đẩy dịch vị xuống tá tràng và
ruột non; niêm mạc lành lặn: làm màn chắn acid; nhu động, nước bọt: nước
bọt có tính kiềm làm trung hoà acid.
Khi các cơ chế này gặp “sự cố” như cơ thắt thực quản hở, giảm nhu động và
tiết nước bọt, giảm co bóp ở dạ dày, tăng áp lực ổ bụng (mang thai)… sẽ gây
ra bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản.
Cần phân biệt bệnh trào ngược dạ dày với hiện tượng sinh lý. Khi ăn quá no
hoặc ăn một loại thức ăn gì đó làm chúng ta ợ thì đây chỉ là hiện tượng sinh
lý bình thường. Tuy nhiên, nếu ợ trên hai lần/ tuần, kèm theo ợ nóng (nóng
rát, xót ở vùng thượng vị), ợ chua, đau ngực (sau xương ức), ho khan kéo
dài, khàn giọng, viêm thanh quản, vướng cổ, hen suyễn… đây là triệu chứng
của bệnh lý.
Triệu chứng báo động: khó nuốt, nuốt đau, sụt cân, ói máu, khó thở về đêm,
khó chịu không ngủ được, tức ở vùng thượng vị, hôi miệng. Nếu không chữa
trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng: dịch acid tiếp xúc lâu trên niêm
mạc thực quản gây viêm loét, chảy máu, hẹp thực quản, làm biến đổi niêm
mạc thực quản và có khả năng chuyển thành ung thư.
Ngoài ra, khi dịch vị trào ngược lên vùng hầu, thanh quản, phế quản sẽ gây
viêm các bộ phận trên hoặc khởi phát các cơn hen phế quản.
Cụ thể, khi nằm xuống, dịch vị trào lên sẽ gây ra các cơn ho khan sặc sụa.
Người bệnh sẽ tưởng do phổi thực ra là do hệ tiêu hoá.
Cách điều trị
Tuy nhiên, để mau khỏi, bệnh nhân cần “hợp tác” với bác sĩ. Cách điều trị
không dùng thuốc là thay đổi lối sống bằng cách: chia nhỏ các bữa ăn, tránh
ăn quá no; tránh nằm ngửa, mặc đồ quá chật sau khi ăn; giảm lượng mỡ, gia
vị trong thức ăn; hạn chế thuốc lá, rượu, nước uống có gas, cà phê đậm, trái