Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Đề tài lịch sử giá dầu và phân tích các yếu tố tác động đến giá dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.03 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Viện Kinh Tế Quản Lý
o0o





BÀI TẬP LỚN KINH TẾ DẦU KHÍ
ĐỀ TÀI
LỊCH SỬ GIÁ DẦU VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ DẦU



Giáo viên hướng dẫn Phạm Cảnh Huy
Bộ môn Kinh tế công nghiệp
Sinh viên thực hiện Hoàng Anh Dũng
Hoàng Thành Quốc
Trần Quỳnh Anh
Nguyễn Thành Trung
Phạm Thị Minh Huế
Nguyễn Thị Thu Hiền

HÀ NỘI - 2012
1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 3
1.1 Các khái niệm cơ bản 3
1.2 Phân loại dầu mỏ 4


1.3 Tầm quan trọng của dầu mỏ 4
CHƯƠNG 2 LỊCH SỬ GIÁ DẦU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ DẦU 6
2.1 Sự kiểm soát giá của các tổ chức xuất khẩu dầu mỏ 9
2.1.1 Giai đoạn trước năm 1973 9
2.1.2 Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC có vai trò quan trọng trong đối với
giá dầu thế giới từ năm 1973 9
2.2 Bất ổn chính trị trong khu vực 15
2.2.1 Chiến tranh Yom Kippur - Lệnh cấm vận dầu 15
2.2.2 Các cuộc khủng hoảng ở Iran và Iraq 15
2.2.3 Nội chiến ở Lybya năm 2011 18
2.2.4 Tình hình bất ổn chính trị trong năm 2012 19
2.3 Các nhân tố tài chính như rủi ro cho các nhà đầu tư, tỷ giá đồng USD đã trở
thành nguyên nhân chính khiến giá dầu tăng cao 21
2.4 Chính sách của các quốc gia 23
2.4.1 Chính sách kiểm soát giá dầu nội địa của Mỹ 23
2.4.2 Chính sách xuất khẩu của Arab Saudi 24
2.5 Một số yếu tố khác tác động đến giá dầu thế giới 26
2.6 Tác động của tăng giá dầu đến nền kinh tế thế giới 28



















2

LỜI MỞ ĐẦU

Dầu hay còn được gọi là vàng đen, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Nó
mang lại nguồn lợi nhuận siêu ngạch khổng lồ cho các quốc gia và các dân tộc trên thế giới
đang sở hữu và trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên quý giá này. Dầu chiếm một một tỷ lệ
lớn trong tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu, dao động trong khoảng thấp nhất là 32% ở châu
Âu và châu Á lên mức cao là 53% ở Trung Đông. Các vùng địa lý khác tiêu thụ năng lượng
còn có: Nam và Trung Mỹ (44%), châu Phi (41%), và Bắc Mỹ (40%). Thế giới tiêu thụ 30 tỷ
thùng (4,8 km3) dầu mỗi năm, trong đó các nước phát triển tiêu thụ nhiều nhất, 24% lượng
dầu sản xuất năm 2004 được tiêu thụ ở Hoa Kỳ. Dầu có vai trò đặc biệt quan trọng không thể
thiếu để có thể thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì hầu hết mọi ngành kinh tế như:
Giao thông vận tải, điện lực, công nghiệp đều cần đến nó. Dầu cung cấp nguồn năng lượng
nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển: ngành thăm dò khai thác dầu phát triển thúc đẩy
các ngành vận chuyển, gang thép, đóng tàu, hóa học, tơ sợi phân bón, bột giặt, chất dẻo,…
phát triển. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu năng lượng nói chung và dầu nói riêng
ngày càng tăng. Dầu giữ vai trò chủ chốt trong quá trình thiết lập những sách lược chính trị
của các quốc gia. Với vai trò to lớn và ngày càng quan trọng của dầu như thế, việc dự đoán
trước được giá của dầu sẽ đem lại những lợi ích vô cùng to lớn, vì thế chúng em chọn đề tài
nghiên cứu “ LỊCH SỬ GIÁ DẦU VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
GIÁ DẦU TRÊN THẾ GIỚI ” để có cái nhìn tổng quát, rút ra các kinh nghiệm để có thể dự
báo tình hình giá dầu biến đổi như thế nào trong tương lai.
















3

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1 Các khái niệm cơ bản
Dầu mỏ hay dầu thô là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục. Dầu thô tồn tại trong các
lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái Đất. Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng
đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hydrocarbon, thuộc gốc alkane, thành phần rất đa
dạng. Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen và xăng nhiên liệu. Ngoài
ra, dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu
như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường Khoảng 88% dầu thô
dùng để sản xuất nhiên liệu, 12% còn lại dùng cho hóa dầu. Do dầu thô là nguồn năng lượng
không tái tạo nên nhiều người lo ngại về khả năng cạn kiệt dầu trong một tương lai không xa.
Do nhẹ hơn nước nên dầu xuất hiện lộ thiên ở nhiều nơi, vì thế loài người đã tìm thấy dầu
hằng ngàn năm trước Công Nguyên. Thời đó dầu thường được sử dụng trong chiến tranh. Còn
rất nhiều dấu tích của việc khai thác dầu mỏ được tìm thấy ở Trung Quốc khi dân cư bản địa
khai thác dầu mỏ để sử dụng trong việc sản xuất muối ăn như các ống dẫn dầu bằng tre được

tìm thấy có niên đại vào khoảng thế kỷ 4. Khi đó người ta sử dụng dầu mỏ để đốt làm bay hơi
nước biển trong các ruộng muối.
Mãi đến thế kỷ 19 người ta mới bắt đầu khai thác dầu theo mô hình công nghiệp, xuất phát từ
việc tìm kiếm một chất đốt cho đèn vì dầu cá voi quá đắt tiền chỉ những người giàu mới có khả
năng dùng trong khi nến làm bằng mỡ thì lại có mùi khó ngửi. Vì thế giữa thế kỷ thứ 19 một
số nhà khoa học đã phát triển nhiều phương pháp để khai thác dầu một cách thương mại. Năm
1852 một nhà bác sĩ và địa chất người Canada tên là Abraham Gessner đã đăng ký một bằng
sáng chế sản xuất một chất đốt rẻ tiền và đốt tương đối sạch. Năm 1855 nhà hóa học người Mỹ
Benjamin Silliman đề nghị dùng axit sunfuric làm sạch dầu mỏ dùng để làm chất đốt.
Người ta cũng bắt đầu đi tìm những mỏ dầu lớn. Những cuộc khoan dầu đầu tiên được tiến
hành trong thời gian từ 1857 đến 1859. Lần khoan dầu đầu tiên có lẽ diễn ra ở Wietze, Đức,
nhưng cuộc khoan dầu được toàn thế giới biết đến là của Edwin L. Drake vào ngày 27 tháng 8
năm 1859 ở Oil Creek, Pennsylvania. Drake khoan dầu theo lời yêu cầu của nhà công nghiệp
người Mỹ George H. Bissel và đã tìm thấy mỏ dầu lớn đầu tiên chỉ ở độ sâu 21,2 m.
Muốn khai thác dầu, người ta khoan những lỗ khoan gọi là giếng dầu. Khi khoan trúng lớp dầu
lỏng, dầu sẽ tự phun lên do áp suất cao của khí dầu mỏ. Khi lượng dầu giảm thì áp suất khí
cũng giảm, người ta phải dùng bơm hút dầu lên hoặc bơm nước xuống để đẩy dầu lên.
4

1.2 Phân loại dầu mỏ
Ngành công nghiệp dầu mỏ phân chia "dầu thô" theo khu vực mà nó xuất phát (ví dụ "West
Texas Intermediate" (WTI) hay "Brent") thông thường theo tỷ trọng và độ nhớt tương đối của
nó ("nhẹ", "trung bình" hay "nặng"); các nhà hóa dầu còn nói đến chúng như là "ngọt", nếu nó
chứa ít lưu huỳnh, hoặc là "chua", nếu nó chứa đáng kể lưu huỳnh và phải mất nhiều công
đoạn hơn để có thể sản xuất nó theo các thông số hiện hành.
Các thùng (barrel) tiêu chuẩn trên thế giới là:

Hỗn hợp Brent, bao gồm 15 loại dầu mỏ từ các mỏ thuộc hệ thống mỏ Brent và Ninian
trong khu vực lòng chảo Đông Shetland trên biển Bắc. Dầu mỏ được đưa vào bờ thông
qua trạm Sullom Voe ở Shetlands. Dầu mỏ sản xuất ở châu Âu, châu Phi và dầu mỏ

khai thác ở phía tây của khu vực Trung Cận Đông được đánh giá theo giá của dầu này,
nó tạo thành một chuẩn (benchmark) đánh giá dầu.

West Texas Intermediate (WTI) cho dầu mỏ Bắc Mỹ.

Dubai được sử dụng làm chuẩn cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương của dầu mỏ
Trung Cận Đông.

Tapis (từ Malaysia, được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nhẹ Viễn Đông).

Minas (từ Indonesia, được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nặng Viễn Đông).

Giỏ OPEC bao gồm:
o
Arab Light Ả Rập Saudi
o
Bonny Light Nigeria
o
Fateh Dubai
o
Isthmus Mexico (không OPEC)
o
Minas Indonesia
o
Saharan Blend Algérie
o
Tia Juana Light Venezuela
OPEC cố gắng giữ giá của giỏ Opec giữa các giới hạn trên và dưới, bằng cách tăng hoặc giảm
sản xuất. Điều này rất quan trọng trong phân tích thị trường. Giỏ OPEC, bao gồm hỗn hợp của
dầu thô nặng và nhẹ là nặng hơn cả Brent và WTI.

1.3 Tầm quan trọng của dầu mỏ
Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất
điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải. Hơn nữa, dầu cũng
5

được sử dụng trong công nghiệp hóa dầu để sản xuất các chất dẻo (plastic) và nhiều sản phẩm
khác. Vì thế dầu thường được ví như là "vàng đen".
Tùy theo nguồn tính toán, trữ lượng dầu mỏ thế giới nằm trong khoảng từ 1.148 tỉ thùng
(barrel) (theo BP Statistical Review 2004) đến 1.260 tỉ thùng (theo Oeldorado 2004 của
ExxonMobil). Trữ lượng dầu mỏ tìm thấy và có khả năng khai thác mang lại hiệu quả kinh tế
với kỹ thuật hiện tại đã tăng lên trong những năm gần đây và đạt mức cao nhất vào năm 2003.
Người ta dự đoán rằng trữ lượng dầu mỏ sẽ đủ dùng cho 50 năm nữa. Năm 2003 trữ lượng dầu
mỏ nhiều nhất là ở Ả Rập Saudi (262,7 tỉ thùng), Iran (130,7 tỉ thùng) và ở Iraq (115,0 tỉ
thùng) kế đến là ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kuwait và Venezuela. Nước khai
thác dầu nhiều nhất thế giới trong năm 2003 là Ả Rập Saudi (496,8 triệu tấn), Nga (420 triệu
tấn), Mỹ (349,4 triệu tấn), Mexico (187,8 triệu tấn) và Iran (181,7 triệu tấn). Việt Nam được
xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ từ năm 1991 khi sản lượng xuất được vài ba triệu tấn. Đến
nay, sản lượng dầu khí khai thác và xuất khẩu hàng năm đạt vào khoảng 20 triệu tấn/năm.
Vì tầm quan trọng kinh tế, dầu mỏ cũng là lý do cho những mâu thuẫn chính trị. Tổ chức các
nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã sử dụng dầu mỏ như vũ khí trong cuộc xung đột Trung
Đông và tạo ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1973 và 1979.










6

CHƯƠNG 2 LỊCH SỬ GIÁ DẦU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN GIÁ DẦU
Giống như giá cả của các mặt hàng khác, giá dầu thô trải qua biến động khác nhau trong thời
gian thiếu hoặc thừa quá mức. Chu kỳ giá dầu thô có thể mở rộng qua nhiều năm, đáp ứng với
những thay đổi trong nhu cầu cũng như cung cấp của OPEC và không phải OPEC.
Nếu xem xét từ năm 1869, giá dầu thô trung bình tại Mỹ ( điều chỉnh cho lạm phát trong năm
2010 của đồng đô la) là $ 23,67 một thùng so với $ 24,58 cho giá dầu thế giới. Một nửa thời
gian giá dầu của Mỹ và thế giới dưới mức giá dầu trung bình 24,58 USD mỗi thùng.

Các kết quả sẽ khác đi nhiều nếu chỉ chỉ xem xét những số liệu từ năm 1970. Trong trường
hợp đó, dầu thô của Mỹ đã có mức giá trung bình là $ 34,77 một thùng. Giá dầu trung bình
của thế giới cao hơn một chút là 37,93 USD mỗi thùng Khi Tổng thống hiện tại của Hoa Kỳ
nhậm chức, giá là 35,00 USD mỗi thùng. Đến cuối năm 2009 giá đã tăng gấp đôi, giá trung
bình năm 2009 là $ 56,35 và giá trung bình trong năm 2010 là $57.00
7


Từ biểu đồ thứ nhất có thể thấy giai đoạn trước năm 1973 giá dầu mỏ không có nhiều những
biến động đáng kể. Ngoài ra sự chênh lệch về giá trung bình nếu chỉ xét số liệu từ năm 1970
cho thấy sự biến đổi về giá dầu mỏ giai đoạn này là cao. Năm 1973 là năm mà xảy ra cuộc
chiến tranh xung đột giữa các nước hồi giáo Arab và nhà nước do thái Israel dẫn đến lệnh cấm
vận dầu mỏ ở các quốc gia này. Từ đó, có thể coi đây làm mốc để phân ra hai thời kỳ chủ yếu
của lịch sử dầu mỏ.
Điểm qua về tình hình giá dầu mỏ thế giới Giai đoạn trước Cấm vận. Giai đoạn này không có
nhiều biến động, giá dầu mỏ chỉ thay đổi đôi chút, không đáng kể so với mức thay đổi giai
đoạn sau năm 1973.
Từ năm 1948 đến cuối những năm 1960, giá dầu thô dao động từ $ 2,50 và $ 3,00. Giá dầu đã
tăng từ $ 2,50 năm 1948 lên khoảng 3,00 năm 1957. Khi đối chiếu với tỷ giá đô la năm 2010,

giá dầu thô dao động từ $ 17 và $ 19 trong hầu hết thời gian của thời kỳ này.
Từ năm 1958 đến 1970, giá vẫn ổn định gần mức $ 3,00 cho mỗi thùng, nhưng trong thực tế
giá dầu thô giảm từ $ 19 đến $ 14 một thùng. Giá dầu thấp hơn không chỉ bởi sự điều chỉnh
8

theo lạm phát theo năm 2010, mà còn bởi vì vào năm 1971 và 1972 các nhà sản xuất quốc tế
bị ảnh hưởng bởi sự yếu đi của đồng đô la. OPEC được thành lập vào năm 1960 với năm
thành viên sáng lập: Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia và Venezuela. Đến cuối năm 1971, sáu
quốc gia khác đã tham gia vào nhóm là: Qatar, Indonesia, Libya, Các Tiểu Vương Quốc Ả
Rập Thống Nhất, Algeria và Nigeria. Tuy nhiên phải đến năm 1973 khi có lệnh cấm vận dầu
mỏ tức là phải mất hơn một thập kỷ hình thành của nó, OPEC mới nhận ra khả năng ảnh
hưởng to lớn của nó với thị trường dầu mỏ thế giới.

Vậy tại sao từ những năm 1973 trở đi, giá dầu lại có những thời kỳ giá cao giá thấp chênh lệch
nhau đến như vậy chúng ta sẽ cùng nghiên cứu một số yếu tố tác động đến giá dầu mỏ thế giới
qua lịch sử giá dầu từ năm 1973 đến nay. Có 4 yếu tố chủ yếu tác động mạnh mẽ nhất đến giá
dầu mỏ là:
• Sự kiểm soát giá của các tổ chức xuất khẩu dầu mỏ.
• Tình hình bất ổn ở khu vực Trung Đông – Bắc Phi nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn của thế
giới.
• Một số chính sách của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ.
9

• Sự suy yếu của đồng đô la.
• Cuối cùng là một số các yếu tố không chủ yếu khác.
2.1 Sự kiểm soát giá của các tổ chức xuất khẩu dầu mỏ
2.1.1
Giai đoạn trước năm 1973
Trước năm 1973 bảy công ty dầu khí Mỹ - Anh – Hà Lan kiểm soát 98% trữ lượng dầu thô thế
giới và Mỹ là nước đứng đầu về khai thác – chế biến dầu, nên chính phủ Mỹ có đủ điều kiện

biến thị trường dầu mỏ thành nơi thực hiện chiến lược toàn cầu của họ. Mọi giá cả giao dịch
dầu thô trên thế giới đều quy định theo giá yết bảng ở Vịnh Mexic, giá này lại phục vụ cho
chính sách khuyến khích phát triển thăm dò – khai thác dầu khí ở Bắc Mỹ. Theo hệ thống giá
bán của CIF đồng nhất toàn cầu thì giá dầu tại bất cứ giếng dầu nào trên thế giới cũng được
tính theo công thức sau:
a + f = x + f
1.

• a là giá dầu Mỹ từ vịnh Mexico ( theo chất lượng dầu)
• f là phí chuyên chở từ Vịnh Mexico về New York
• x là giá dầu của giếng x của một nươc nào bất kỳ trên thế giới có cùng chất lượng với
dầu Mỹ
• f
1
là phí chuyên chở từ nơi x tới New York
Vì f
1
lớn hơn rất nhiều f nên x bao giờ cũng thấp đáng kể so với a, do đó giá dầu nhẹ của Arab
Saudi chỉ ở mức 1,7 đến 1,8 đô/thùng. Hệ thống định giá này là nguồn gốc giá yết bảng. Nó có
tác dụng bảo đảm tính khống chế độc quyền của Mỹ trong lĩnh vực dầu khí, làm đình đốn
công nghiệp than đá, ngăn chặn công nghiệp nguyên tử, mở rộng quy mô và tốc độ bóc lột tài
nguyên đối với các nước ngoài Mỹ, tăng lợi nhuận cho các nước phát triển. Với tầm ảnh
hưởng to lớn của Mỹ về mọi mặt kinh tế, quân sự, chính trị trên thế giới nên thời kỳ này giá
dầu không có nhiều biến động mạnh. Vai trò của 7 công tỳ dầu khi là vai trò quyết định đến
giá dầu chung của thế giới, mỗi khi có biến động gây ảnh hưởng đến nguồn cung hoặc nguồn
cầu thì 7 công ty này vẫn có thể kiểm soát giá dầu theo ý định của mình.
2.1.2
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC có vai trò quan trọng trong đối với
giá dầu thế giới từ năm 1973
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa, trong tiếng Anh viết tắt là OPEC (viết tắt của

Organization of Petroleum Exporting Countries).
OPEC là một tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập
Saudi và Venezuela trong hội nghị tại Bagdad (từ 10 tháng 9 đến 14 tháng 9 năm 1960). Các
thành viên Qatar (1961), Indonesia (1962), Libya (1962), Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống
nhất (1967), Algérie (1969) và Nigeria (1971) lần lượt gia nhập tổ chức sau đó. Ecuador
10

(1973–1992) và Gabon (1975–1994) cũng từng là thành viên của OPEC. Trong năm năm đầu
tiên trụ sở của OPEC đặt ở Genève, Thụy Sĩ, sau đấy chuyển về Viên, Áo từ tháng 9 1965.
Các nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu lửa thế giới và nắm
giữ khoảng ¾ trữ lượng dầu thế giới.
2.1.2.1 Tổ chức
OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các nước thành viên và qua đó
có khả năng khống chế giá dầu. Hội nghị các bộ trưởng phụ trách năng lượng và dầu mỏ thuộc
tổ chức OPEC được tổ chức mỗi năm hai lần nhằm đánh giá thị trường dầu mỏ và đề ra các
biện pháp phù hợp để bảo đảm việc cung cấp dầu. Bộ trưởng các nước thành viên thay nhau
theo nguyên tắc xoay vòng làm chủ tịch của tổ chức hai năm một nhiệm kỳ.
2.1.2.2 Thành viên
Hiện nay tổ chức này có 12 nước thành viên được liệt kê dưới đây với ngày tháng gia nhập.
• Châu Phi
 Algérie (tháng 7 năm 1969)
 Libya (tháng 12 năm 1962)
 Nigeria (tháng 7 năm 1971)
 Angola (tháng 1 năm 2007)
• Trung Đông
 Iran (tháng 9 năm 1960)
 Iraq (tháng 9 năm 1960) (không được đếm vào phần xuất khẩu của OPEC từ
năm 1998)
 Kuwait (tháng 9 năm 1960)
 Qatar (tháng 12 năm 1961)

 Ả Rập Saudi (tháng 9 năm 1960)
 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (tháng 11 năm 1967)
• Nam Mỹ
 Venezuela (tháng 9 năm 1960)
 Ecuador (1973-1993, 2007)
• Cựu thành viên
 Gabon (Thành viên chính thức từ 1975 đến 1995)
 Indonesia (tháng 12 năm 1962 đến 2008)
• Thành viên tương lai
Bolivia, Canada, Sudan và Syria đã được OPEC mời tham gia.
11

2.1.2.3 Mục tiêu
Mục tiêu chính thức được ghi vào hiệp định thành lập của OPEC là ổn định thị trường dầu thô,
bao gồm các chính sách khai thác dầu, ổn định giá dầu thế giới và ủng hộ về mặt chính trị cho
các thành viên khi bị các biện pháp cưỡng chế vì các quyết định của OPEC. Nhưng thật ra
nhiều biện pháp được đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia, thí dụ như trong
các cơn khủng hoảng dầu, OPEC chẳng những đã không tìm cách hạ giá dầu mà lại duy trì
chính sách cao giá trong thời gian dài.
Mục tiêu của OPEC thật ra là một chính sách dầu chung nhằm để giữ giá. OPEC dựa vào việc
phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khan hiếm
hoặc dư dầu giả tạo nhằm thông qua đó có thể tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định. Có thể coi
OPEC như là một liên minh độc quyền (cartel) luôn tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợi nhất
cho các thành viên.
2.1.2.4 Các biện pháp của OPEC theo thứ tự thời gian
• 14 tháng 9 năm 1960: thành lập tổ chức theo đề xuất của Venezuela tại Baghdad.
• 1965: Dời trụ sở về Wien. Các thành viên thống nhất một chính sách khai thác chung
để bảo vệ giá.
• 1970: Nâng giá dầu lên 30%, nâng thuế tối thiểu áp dụng cho các công ty khai thác dầu
lên 55% của lợi nhuận.

• 1971: Nâng giá dầu sau khi thương lượng với các tập đoàn khai thác. Tiến tới đạt tỷ lệ
quốc gia hóa 50% các tập đoàn.
• 1973: Tăng giá dầu tăng từ 2,89 USD một thùng lên 11,65 USD. Thời gian này được
gọi là cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, OPEC khai thác 55% lượng dầu của thế
giới.
• 1974 đến 1978: tăng giá dầu 5-10% hầu như mỗi nửa năm một lần để chống lại việc
USD bị lạm phát.
• 1979: Khủng hoảng dầu lần thứ hai. Sau cuộc cách mạng Hồi giáo giá dầu từ 15,5
USD một thùng được nâng lên 24 USD. Libya, Algérie và Iraq thậm chí đòi đến 30
USD cho một thùng.
• 1980: Đỉnh điểm chính sách cao giá của OPEC. Lybia đòi 41 USD, Ả Rập Saudi 32
USD và các nước thành viên còn lại 36 USD cho một thùng dầu.
• 1981: Lượng tiêu thụ dầu giảm do các nước công nghiệp lâm vào cuộc khủng hoảng
kinh tế và bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, do giá dầu cao, nhiều nước
trên thế giới đầu tư vào các nguồn năng lượng khác. Lượng tiêu thụ dầu thế giới giảm
11% trong thời gian từ 1979 đến 1983, thị phần dầu của OPEC trên thị trường thế giới
giảm xuống còn 40%.
12

• 1982: Quyết định giảm lượng sản xuất tuy được thông qua nhưng lại không được các
thành viên giữ đúng. Thị phần của OPEC giảm xuống còn 33% và vào năm 1985 còn
30% trên tổng số lượng khai thác dầu trên thế giới. Lượng khai thác dầu giảm xuống
đến mức thấp kỷ lục là 17,34 triệu thùng một ngày.
• 1983: Giảm giá dầu từ 34 USD xuống 29 USD một thùng. Giảm hạn ngạch khai thác
từ 18,5 triệu xuống 16 triệu thùng một ngày.
• 1986: Giá dầu rơi xuống đến dưới 10 USD một thùng do sản xuất thừa và do một số
nước trong OPEC giảm giá dầu.
• 1990: Giá dầu được nâng lên trong tầm từ 18 đến 21 USD một thùng. Nhờ vào chiến
tranh vùng Vịnh giá dầu đạt đến mức đề ra.
• 2000: Giá dầu đã dao động mạnh, vượt qua cả hai mức thấp và cao nhất trong lịch sử.

Nếu trong quý I, chỉ với 9 USD người ta cũng có thể mua được một thùng dầu thì trong
quý IV giá đã vượt trên 37 USD một thùng. Các thành viên của OPEC đồng ý giữ giá
dầu ở mức 22-28 USD/thùng.
• 2005: OPEC quyết định giữ nguyên lượng khai thác 27 triệu thùng. Các thành viên đã
nhất trí "tạm ngưng" không giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng.
2.1.2.5 Phân tích vai trò của OPEC
Năm 1973 sau khi xảy ra cấm vận dầu mỏ của các nước OPEC kéo theo đó là sự gia tăng của
giá dầu thế giới, vai trò quyết định cuối cùng giá các loại dầu mỏ của 7 công ty của Mỹ, Anh ,
Hà Lan đã được chuyển sang OPEC nghĩa là phải đến 1 thập kỷ sau khi thành lập thì OPEC
mới nhận ra được vai trò quan trọng của mình. Cũng như 7 tổ chức kia, OPEC cũng muốn
kiểm soát giá dầu theo mục đích của mình là làm sao luôn bán được mức cao nhất và có thể
chiếm lĩnh thị phần cao nhất tuy nhiên với sự thay đổi của tình hình chính trị trên thế giới và
các chính sách không hợp lý của mình ,OPEC hiếm khi đạt được ý muốn kiểm soát giá dầu
của mình. Tuy OPEC vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi của giá dầu thế giới vì tổ
chức này dù sao vẫn là tổ chức của các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất trên thế giới, nếu họ
giảm sản lượng của mình thì cũng kéo theo một hệ lụy là giá dầu tăng cao tuy nhiên có một
thực tế là các quốc gia này công nghiệp xuất khẩu dầu mỏ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối
với nền kinh tế của họ, là nguồn lợi chính cho ngân sách quốc gia của họ. Chính vì thế cơ chế
thực thi của OPEC là không chặt chẽ để có thể điều chỉnh giá dầu theo ý muốn của mình. Cơ
chế thực thi duy nhất tồn tại trong OPEC là khả năng sản xuất của Arập xê-út vì thế sự quyết
định cuối cùng, quan trọng nhất hoàn toàn thuộc về thành viên này chứ không phải thuộc về
OPEC. Với công suất dự phòng đủ để có thể tăng mức sản xuất đến mức bù đắp các tác động
của mức giá thấp hơn, đem về doanh thu riêng của mình, Ả-rập Xê-út có thể thực hiện luật lệ
của riêng mình bằng cách đe dọa để tăng sản xuất đủ để giá cả trên thị trường sụp đổ. Trong
13

thực tế ngay cả điều này là cũng không phải một cơ chế thực thi OPEC trừ khi mục tiêu của
OPEC trùng hợp với những người Ả-rập Xê-út. Điều này là khác biệt so với giai đoạn trước
năm 1973 khi mà 7 công ty của Mỹ, Anh, Hà Lan có sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ trong
vai trò kiểm soát giá của mình. Từ năm 1974 đến 1978, giá dầu trên thế giới không có nhiều

biến động, dao động từ $ 12,52 một thùng lên 14,57 USD một thùng. Khi điều chỉnh về mức
lạm phát năm 2010, giá dầu thế giới có một thời gian suy giảm vừa phải. Trong thời gian đó,
sản lượng của OPEC tương đối ổn định, dao động từ 25 triệu thùng mỗi ngày đến 35 triệu
thùng mỗi ngày. Ngược lại, các nước không thuộc OPEC lien tục tăng sản lượng từ 25 triệu
thùng mỗi ngày lên 31 triệu thùng mỗi ngày. Trong giai đoạn giá tăng lên nhanh chóng từ
năm 1979 đến năm 1980, Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia Ahmed Yamani liên tục cảnh báo
các thành viên khác của OPEC, giá cao sẽ dẫn đến việc giảm nhu cầu. Tuy nhiên những cảnh
báo của ông đã bị lờ đi. Giá cả tăng gây ra nhiều phản ứng trong người tiêu dùng: vật liệu cách
nhiệt tốt hơn trong ngôi nhà mới, gia tăng cách nhiệt trong nhiều căn nhà cũ, hiệu quả sử dụng
năng lượng trong quá trình công nghiệp, và xe ô tô với hiệu quả cao hơn. Những yếu tố này
cùng với một cuộc suy thoái toàn cầu gây ra việc giảm nhu cầu dẫn đến giá dầu thô thấp
hơn.Giá cao hơn vào cuối những năm 1970 là kết quả của việc thăm dò thành công và sản xuất
bên ngoài của OPEC tăng lên.
Từ 1980 đến 1986, các nước ngoài OPEC tăng sản lượng 6 triệu thùng mỗi ngày. OPEC đã
phải đối mặt với nhu cầu thấp hơn và lượng cung cao hơn từ bên ngoài tổ chức.
Từ năm 1982 đến 1986: OPEC cố gắng áp đặt hạn mức sản xuất đủ thấp để bình ổn giá.
Những nỗ lực này đã gặp thất bại liên tiếp khi rất nhiều thành viên của OPEC sản xuất vượt
quá hạn mức. Trong suốt khoảng thời gian này, Ả rập xê út đại diện như là nhà sản xuất cơ
động nhất có thể cắt giảm sản lượng nhằm nỗ lực cản sự xuống dốc của giá dầu. Vào tháng
8/1985, Ả rập xê út đã từ bỏ vai trò này. Họ gắn giá dầu với thị trường giao ngay và tăng sản
lượng từ 2 triệu thùng/ngày lên 5 triệu thùng/ngày vào đầu năm 1986. Giá dầu giảm dưới
15USD/thùng (theo giá năm 2006 là 20 USD) vào giữa năm 1986.Mặc dù giá dầu giảm nhưng
doanh thu của Ả rập xê út vẫn không đổi do sản lượng tăng đã bù đắp giá giảm. Vào tháng
12/1986, giá dầu đứng ở mức 18 USD/thùng.
Từ năm 1987 đến 1998: Giá dầu giảm từ mức 18 USD đầu năm 1987 xuống mức dưới 15
USD đầu năm 1988.
Giá dầu tăng mạnh từ năm 1988 đến 1990 (đạt trên 20 USD/thùng) do OPEC duy trì mức sản
lượng thấp. Tuy nhiên từ sau năm 1990, do OPEC tăng sản lượng liên tục và nhất là sau cuộc
chiến vùng vịnh giải phóng Kuwait, giá dầu bước vào giai đoạn giảm giá liên tục và ở mức
gần 15 USD năm 1994.

Từ năm 1990 đến năm 1997, mức tiêu thụ dầu thế giới tăng 6,2 triệu thùng/ngày. Mức tiêu thụ
của các nước châu Á đóng góp 300.000 thùng/ngày cho mức tăng thêm đó và góp phần làm
14

cho giá dầu tăng trở lại và tăng mạnh vào năm 1997. Sản lượng giảm sút của Nga cũng góp
phần vào sự tăng giá dầu. Giữa năm 1990 và 1996, sản lượng của Nga giảm trên 5 triệu
thùng/ngày. Sự tăng lên của giá dầu không kéo dài được lâu và kết thúc vào năm 1998 khi
OPEC đã làm ngơ hoặc đánh giá thấp tác động của khủng hoảng kinh tế châu Á. Vào tháng
12/1997, OPEC tăng hạn ngạch thêm 2.5 triệu thùng/ngày (10%) lên 27,5 thùng/ngày có hiệu
lực từ ngày 1/1/1998. Vào năm 1998, tiêu thụ dầu của châu Á Thái Bình Dương đã giảm lần
đầu tiên từ năm 1982. Giá dầu rơi vào vòng xoáy giảm giá khi mà mức tiêu thụ thấp hơn đi
liền với mức sản lượng cao hơn từ OPEC. Trước tình hình đó, OPEC đã cắt giảm hạn ngạch
1,25 triệu thùng/ngày vào tháng 4 và tiếp 1,335 triệu thùng/ngày vào tháng 7. Giá tiếp tục
giảm hết tháng 12/1998 và đứng ở mức 12 USD/thùng. Giá dầu lại tăng lại vào đầu năm 1999
khi OPEC tiếp tục cắt giảm sản lượng thêm 1,719 triệu thùng/ngày vào tháng 4. Tính từ đầu
năm 1998 đến đầu giữa 1999, sản lượng của OPEC đã giảm 3 triệu thùng/ngày và đã khiến giá
dầu tăng lên trên 25USD/thùng.
Giữa tháng 4 và 10/2000, OPEC 3 lần tăng hạn ngạch với tổng số 3,2 triệu thùng/ngày nhưng
ko đủ để ngăn đà lên giá dầu. Giá dầu bắt đầu giảm khi OPEC tăng sản lượng thêm 500.000
thùng/ngày bắt đầu từ 1/11/2000.
Vào năm 2001, nền kinh tế Mỹ yếu đi và sự gia tăng sản lượng của các nước ngoài OPEC đã
gây áp lực giảm giá dầu. Trước tình hình đó, OPEC một lần nữa liên tiếp cắt giảm sản lượng
và tính tới ngày 1/9/2001, OPEC đã cắt giảm 3,5 triệu thùng. Nếu không có cuộc tấn công
khủng bố vào ngày 11/9/2001, sự cắt giảm này của OPEC có thể đủ để làm cân bằng thậm chí
là đảo ngược xu thế.Trước cuộc tấn công khủng bố giá dầu đã sụt giảm. Giá dầu giao ngay
theo tiêu chuẩn của các nhà trung gian Tây Texas Mỹ đã giảm 35% vào giữa tháng 11. Trong
điều kiện bình thường, sự giảm giá dầu ở mức độ đó sẽ dẫn tới một đợt cắt giảm sản lượng của
OPEC nhưng với điều kiện chính trị không phù hợp, OPEC đã hoãn việc cắt giảm thêm đến
tận tháng 1/2002.
Sau tháng 1/2002, OPEC cắt giảm tiếp 1,5 triệu thùng/ngày và các nước ngoài OPEC cũng

tham gia việc cắt giảm sản lượng trong đó có cả Nga với mức cắt giảm cam kết là 462.500
thùng/ngày. Điều này đã đem lại kết quả mong muốn của OPEC khi mà giá dầu tăng lên mức
25USD/thùng vào tháng 3/2002.Vào giữa năm 2002, các nước ngoài OPEC đã khôi phục lại
mức sản lượng đã cắt giảm tuy nhiên giá vẫn tiếp tục tăng và dự trữ dầu của Mỹ đạt mức thấp
nhất trong 20 năm.Vào thời điểm cuối năm, dư cung không còn là vấn đề. Cuộc đình công tại
Venezuela đã khiến cho sản lượng dầu nước này giảm mạnh. Trước khi cuộc đình công diễn
ra, Venezuela chưa bao giờ có thể khôi phục lại mức sản lượng trước đó và đứng ở mức thấp
hơn 900.000 thùng/ngày so với mức kỷ lục 3,5 triệu thùng/ngày.
OPEC tăng sản lượng thêm 2,8 triệu thùng/ngày vào tháng 1 và tháng 2/2003. Vào ngày
19/3/2003, khi mà sản lượng dầu của Venezuela bắt đầu được khôi phục, cuộc tấn công quân
15

sự vào Iraq đã nổ ra. Trong khi đó, trữ lượng dầu ở Mỹ và các quốc gia OECD vẫn ở mức
thấp. Với sự phát triển mạnh của kinh tế, nhu cầu dầu từ Mỹ và các nước châu Á đã tăng một
cách chóng mặt. Sự giảm sản lượng ở Iraq và Venezuela được bù đắp bởi việc tăng sản lượng
ở các thành viên khác tuy nhiên vẫn khiến cho mức sản lượng dầu tiềm năng có khả năng sản
xuất giảm xuống. Vào giữa năm 2002, sản lượng dầu tiềm năng là 6 triệu thùng/ngày và giữa
năm 2003 đã giảm xuống dưới 2 triệu thùng.
Trong năm 2004 và 2005, công suất để sản xuất dầu ít hơn một triệu thùng mỗi ngày. Một
triệu thùng mỗi ngày là không đủ công suất để trang trải một sự gián đoạn nguồn cung từ hầu
hết các nhà sản xuất OPEC. Nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới giai đoạn này là rất lớn (trên 80
triệu thùng/ngày) là nguyên nhân chính dẫn tới việc giá dầu vượt quá khoảng giá 40-50
USD/thùng.
Một lý do mà OPEC cắt giảm sản lượng vào tháng 11/2006 và 2/2007 đó là việc dự trữ dầu
của các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. OECD
Sau một lần cắt giảm 4,2 triệu thùng / ngày của OPEC trong tháng 1 năm 2009 giá đã tăng
một cách ổn định cho nhu cầu tăng lên ở châu Á.
Có thể kết luận lại như sau. Từ sau năm 1973, OPEC chỉ đóng vai trò quan trọng chứ không
đóng vai trò quyết định cho giá dầu. Có nhiều lý do như : các quốc gia OPEC không đồng nhất
quan điểm khi có nhiều quốc gia không chấp hành và không thể chấp hành theo hạn ngạch của

OPEC, do sự cạnh tranh của các quốc gia xuất khẩu dầu ngoài OPEC, do sự suy giảm nhu cầu
khi tình hình kinh tế gặp khó khăn,…
2.2 Bất ổn chính trị trong khu vực
2.2.1
Chiến tranh Yom Kippur - Lệnh cấm vận dầu
Từ năm 1972-1974: Vào năm 1972, giá dầu thô vào khoảng 3USD/thùng và cuối năm 1974 đã
tăng gấp 4 lần lên 12 USD. Cuộc chiến The Yom Kippur War bắt đầu bằng một cuộc tấn công
vào Israel bởi Syria và Ai cập vào ngày 5/10/1973. Mỹ và nhiều nước phương tây khác đã ủng
hộ Israel. Do đó môt vài quốc gia Ả rập xuất khẩu dầu đã áp đặt cấm vận dầu với các quốc gia
này. Sản lượng cắt giảm từ các nước Ả rập là 5 triệu thùng/ngày, trong khi các nước còn lai
tăng sản lượng lên 1 triệu thùng/ngày. Hao hụt sản lượng 4 triệu thùng/ngày kéo dài tới tháng
3/1974 và tổng cộng chiếm 7% sản lượng dầu thế giới.Khả năng gây ảnh hưởng và kiểm soát
giá dầu thô trong một số trường hợp đã chuyển từ Hoa Kỳ sang OPEC đã được minh chứng
sau Lệnh cấm vận dầu. Mọi thứ đã quá rõ rang khi giá cả tỏ ra cực kỳ nhạy cảm với sự thiếu
hụt trong nguồn cung, giá dầu đã tăng 400% trong sáu tháng ngắn ngủi.
2.2.2
Các cuộc khủng hoảng ở Iran và Iraq
16

Từ 1979 đến 1981: Các sự kiện xảy ra ở Iran và Iraq năm 1979, 1980 đã dẫn tới một chu kỳ
tăng giá tiếp theo của giá dầu. Cuộc cách mạng hồi giáo ở Iran đã gây nên tổn thất khoảng 2
đến 2,5 triệu thùng/ngày từ 11/1978 đến 6/1979.Có thời điểm quá trình sản xuất dầu gần như
đình trệ. Trong khi cuộc cách mạng ở Iran có vẻ là nguyên nhân dẫn tới sự tăng cao kỷ lục của
giá dầu sau chiến tranh thế giới thứ 2, thực tế thì tác động ko nhiều mà chủ yếu là các sự kiện
sau đó. Ngay sau cuộc cách mạng, sản lượng đã tăng lên 4 triệu/ngày.Vào tháng 9/1980, Iraq
tấn công Iran đang ở thế yếu. Đến tháng 11/1980, sản lượng của cả 2 nước là chỉ khoảng 1
triệu thùng/ngày thấp hơn năm trước đó 6,5 triệu thùng/ngày. Do đó sản lượng dầu thế giới
thấp hơn 10% so với năm 1979. Cuộc cách mạng hồi giáo Iran và chiến tranh Iran-Iraq làm
cho giá dầu tăng hơn 2 lần từ mức 14USD năm 1978 lên 35 USD/thùng năm 1981.Hơn ba
thập kỷ sau đó sản xuất của Iran chỉ đạt có hai phần ba mức độ dưới chính quyền của Reza

Pahlavi, Hoàng đế trước đây của Iran. Sản xuất của Iraq ngày càng tăng, nhưng vẫn còn dưới
một triệu thùng thời sản xuất đỉnh cao của nó trước khi cuộc chiến Iraq-Iran.


Nhìn vào biểu đồ sản xuất của Iran ở phía trên ta thấy trước cuộc cách mạng hồi giáo ở Iran
sản lượng nước này cung cấp cho thị trường thế giới luôn là mức từ 5 đến 6 triệu thùng dầu
một ngày tuy nhiên sau khi xảy ra cuộc cách mạng sản lượng tụt xuống dưới 1 triệu
thùng/ngày vào năm 1978. Khi sản lượng vừa mới được hồi phục lên 4 triệu thùng/ngày năm
17

1979 thì lại xảy ra xung đột với người hàng xóm Iraq làm cho sản lượng của nước này giảm
xuống gần nửa triệu thùng/ ngày, khiến cho giá dầu thời điểm này tăng lên nhanh chóng. Và
kể từ đó tới 2011 Iran vẫn chưa trở lại được mức sản lượng như hồi trước cách mạng hồi giáo.
Về phần Iraq, ngoài cuộc chiến xâm lược Iran kéo tụt lùi sản lượng của nước này xuống thì
còn 2 sự kiện khác khiến cho sản lượng nước này cũng bị suy giảm nghiêm trọng đó là cuộc
chiến tranh vùng Vịnh vào những năm 1990, 1991 và cuộc chiến với Mỹ năm 2003. Tuy nhiên
nếu như thời kỳ chiến tranh với Iran, việc sụt giảm sản lượng của Iraq cùng với Iran gây giảm
nguồn cung làm cho giá dầu tăng thế giới đột biến xấp xỉ 60 đô/thùng thì trong thời kỳ chiến
tranh vùng Vịnh và cuộc chiến tranh với Mỹ và Nato lại không gây ảnh hưởng quá nghiêm
trọng với giá dầu thế giới, giá dầu chỉ đạt ngưỡng 30 đô/thùng đó là vì sự gia tăng sản lượng
của các nước ngoài OPEC, sự vươn lên của nước Nga với nguồn dầu mỏ khí đốt phong phú kể
từ khi Liên Xô sụp đổ, là sự tiến bộ của Khoa học kỹ thuật làm cho việc sử dụng dầu mỏ với
hiệu năng cao hơn.

Sau đây là môt biểu đồ tổng kết giá dầu thế giới và các sự kiện xảy ra tại từ lệnh cấm vận dầu
mỏ và sau đó là các cuộc khủng hoảng của Iran và Iraq trong thập ky 70. Có thể thấy trong
thời kỳ này khi mà hai nước có trữ lượng sản xuất dầu mỏ lớn của OPEC xảy ra xung đột thì
kéo theo nó hệ quả là làm giảm một mức sản lượng lớn của OPEC gây gián đoạn nguồn cung
làm cho giá dầu mỏ thế giới dầu mỏ lúc này biến động vô cùng lớn.
18


2.2.3
Nội chiến ở Lybya năm 2011
Năm 2011 là một năm đầy biến động của thị trường dầu thế giới. Giá dầu đạt ngưỡng cao kỷ
lục. Giá dầu thô trên thị trường Niu Oóc (Mỹ) tăng tới hơn 100 USD/thùng, trong khi giá dầu
ở Luân Đôn (Anh) đã gần chạm mức 120 USD/thùng, mức cao nhất kể từ thời điểm bắt đầu
khủng hoảng tài chính toàn cầu tháng 9-2008.
Một trong những lý do đẩy giá dầu tăng nhanh là sản lượng khai thác dầu của Li-bi giảm. Ước
tính, kể từ khi xảy ra bạo loạn, sản lượng dầu của Li-bi đã giảm hơn một nửa. Bạo lực khiến
hàng nghìn nhân viên nước ngoài làm trong lĩnh vực dầu mỏ rời khỏi Li-bi. Trong khi đó,
chính quyền của Tổng thống Ca-đa-phi mất quyền kiểm soát ở nhiều vùng lãnh thổ thuộc miền
đông nước này, đẩy các mỏ khí đốt và dầu mỏ ở đây nằm dưới quyền kiểm soát của phe đối
lập. Lực lượng đối lập đã kiểm soát các cổng xuất khẩu dầu mỏ quan trọng Tô-brúc và Du-e-
ti-na, những nơi vận chuyển dầu và khí đốt qua các đường ống dẫn nằm sâu trong sa mạc Xa-
ha-ra. Tương lai của ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ của Li-bi bị đe dọa, bởi không biết
khi nào những chuyên gia nước ngoài có tay nghề cao có thể quay trở lại nước này. Với sản
lượng khai thác 1,8 triệu thùng/ngày, Li-bi xuất khẩu 90% lượng dầu khai thác, trong đó 80%
lượng dầu thô và nhiên liệu đi qua Địa Trung Hải để bán sang thị trường châu Âu, đứng đầu là
các nước I-ta-li-a, Pháp, Đức. 25% lượng dầu nhập khẩu của I-ta-li-a là từ Li-bi. Nhiều nước
19

Nam Âu như Áo, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, thậm chí cả Ai-len ở Tây Bắc Âu, những nước
đang bên bờ khủng hoảng tài chính, đều phải nhập khẩu dầu của Li-bi. Biến động chính trị và
bạo loạn ở Li-bi ảnh hưởng đáng kể tới đồng ơ-rô vốn đang suy yếu. Li-bi là nước sản xuất
dầu nhẹ và ngọt. Những mỏ dầu dưới vùng sa mạc cho loại dầu thô dễ dàng lọc thành dầu
đi-ê –zen và xăng có lượng lưu huỳnh thấp, khí đốt sạch hơn và ít gây ô nhiễm môi trường.
Mặc dù OPEC tuyên bố có đủ dự trữ thay thế lượng dầu thiếu hụt từ Li-bi, nhưng chất lượng
kém hơn nhiều. Việc sản suất dầu mỏ ở Li-bi bị ngưng trệ buộc các công ty dầu khí phải đưa
ra nhiều phương án, không đơn thuần là tìm nguồn bổ sung sản lượng dầu thiếu hụt. Theo ước
tính của IP Morgan, nhu cầu sử dụng dầu thô chất lượng tốt chiếm hơn nửa nhu cầu thế giới

năm nay. Các công ty dầu khí sẽ phải tìm nguồn dầu có chất lượng tương tự của Li-bi ở các
nước như Ni-giê-ri-a, An-giê-ri, hoặc vùng Biển Bắc để thay thế. Phương án này có thể làm
tăng giá các loại dầu chất lượng cao và các nhà máy lọc dầu sẽ phải giảm sản lượng do không
thể mua được dầu thô.
2.2.4
Tình hình bất ổn chính trị trong năm 2012
Năm 2011 giá dầu lửa trên thị trường thế giới tăng 11%, nhưng ngay từ khi bước vào năm
2012, năm “Con Rồng” thì giá dầu lửa thế giới tăng vọt. Tháng 1/2012 giá dầu tới 100
USD/thùng, mức kỉ lục trong 9 tháng trước đó. Tính tới ngày 24/2 giá dầu đã tăng tới 5%, kể
từ tháng 11/2011 khi vấn đề Iran căng thẳng tới nay giá dầu đã tăng tới 20%. “Cơn khát dầu
lửa” đã xảy ra ngay từ đầu năm Rồng. Ngày 24/2 giá dầu trên Thị trường giao dịch New York
giao hàng tháng 4/2012 tới 109,77 USD/thùng, trong khi đó tại Thị trường dầu lửa Biển Bắc
Luân Đôn giá dầu lửa giao hàng tháng 4/2012 tới 125,47 USD/thùng. Như vậy liên tục trong 7
ngày giao dịch trên hai thị trường này, gía dầu lửa liên tiếp tăng lên, lập kỷ lục mới kể từ ngày
4/5/2011. Nhu cầu dầu lửa phục vụ cho phát triển và phục hồi kinh tế thế giới không cao. Theo
Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 24/1/2012 dự báo mức tăng trưởng kinh tế của các nước
phát triển trong năm 2012 chỉ ở mức 1,2%, giảm 0,7% so với mức dự báo hồi tháng 9/2011.
Mức tăng trưởng GDP năm 2012 của các nước đang trỗi dậy là 5,4% giảm 0,7% so với mức
dự báo tháng 9/2011. Ngay Trung Quốc, nước có nền tăng trưởng kinh tế cao nhất theo dự báo
cũng chỉ đạt mức trên 8%. Điều này cho thấy giá dầu tăng cao chủ yếu do những nguyên nhân
sau:
Một là, tình hình bất ổn ở Trung Đông, nhất là quan hệ Iran-Mỹ, Iran-Châu Âu và Iran –
Ixraen đã đẩy giá dầu tăng cao. dầu 2-Tình hình Liby vẫn chưa ổn định, nhất là các mỏ dầu
vẫn chưa khôi phục sản xuất và xuất khẩu. 3-Khả năng bù đắp lượng thiếu hụt dầu lửa của các
nước OPEC trong thời gian ngắn chưa đáp ứng được nhu cầu.
Lybi là nước xuất khẩu dầu lửa lớn thứ 3 Châu Phi và là nước đứng thứ 8 trong tổ chức OPEC,
thứ 15 trên thế giới. Sản lượng dầu hàng ngày tới 1,6 triệu thùng, trong đó 1,2 triệu dùng cho
20

xuất khẩu. Trong thời gian có chiến sự, xuất khẩu đã giảm 6%. Mỏ dầu lớn nhất của Lybi là

Nafoora đã phải ngừng sản xuất, hiện vẫn chưa khôi phục hoàn toàn. Sau khi phe đối lập giành
được quyền kiểm soát, tới nay các mỏ dầu lớn vẫn chưa khôi phục sản xuất và đưa ra xuất
khẩu. Dư luận thế giới cho rằng: “Nếu nhà cầm quyền không ngăn chặn được bất ổn chính trị
thì xuất khẩu dầu lửa sang các nước Phương Tây sẽ bị gián đoạn”.
Iran là nước xuất khẩu dầu lửa lớn thứ hai trong OPEC chỉ đứng sau Arap Xêut. Sản lượng
dầu một ngày trong tháng 1/2011 tới 3,72 triệu thùng. Nhưng do tình hình chính trị bất ổn đã
tác động mạnh mẽ tới sản lượng và xuất khẩu của Iran, nhất là mối quan hệ luôn căng thẳng
giữa Iran với các nước Châu Âu, Mỹ và Ixraen. Iran liên tiếp tiến hành các cuộc tập trận ở
Vùng biển Vịnh Hormus, đồng thời tuyên bố phong tỏa Vùng biển này. Đây là con đường
huyết mạch chuyên chở dầu lửa từ Vùng Vịnh sang Ấn Độ Dương, hàng năm chiếm tới 1/5
tổng lượng chuyên chở dầu lửa của thế giới. Đây cũng là con đường biển duy nhất chuyên chở
dầu lửa từ Trung Đông đi Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản.
Bởi vậy, Mỹ, Châu Âu và Ixraen phản ứng gay gắt như liên tiếp thực hiện trừng phạt kinh tế,
đông kết tài khoản của Iran, tiến hành cấm vận. Vừa qua Châu Âu tuyên bố kể từ ngày
1/7/2012 thực hiện chính sách cấm vận đối với Iran. Cùng với trừng phạt kinh tế, Mỹ, Châu
Âu còn áp dụng hành động quân sự, như đưa tàu sân bay, tàu chiến tuần tra ở Vùng biển
Hormus. Ixraen còn có kế họach tấn công vào cơ sở hạt nhân của Iran. Để trả đũa, Iran tuyên
bố cấm xuất khảu dầu lửa cho Châu Âu, đe dọa phong tỏa Vùng vịnh này đối với tàu thuyền
của Mỹ và EU.
Nhà kinh tế học hàng đầu của Cơ quan năng lượng quốc tế (IAEA) Fatih Birol nói: “Trung
Đông và Bắc Phi chiếm tới 35% trữ lượng dầu lửa thế giới và 25% lượng dầu thế giới chuyên
chở qua kênh đào Suez và Vịnh Hormus. Nếu tình hình chính trị bất ổn này ở Trung Đông và
Bắc Phi tiếp tục kéo dài, thì gía dầu thế giới sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa”.
Các nhà phân tích cho biết: Tháng 7/2011 khi tình hình giá dầu lên cao do tình hình chiến sự ở
Bắc Phi, Cơ quan năng lượng lần đầu tiên trong lịch sử đã phải tung ra lần thứ ba lượng dầu
dự trữ chiến lược với 60 triệu thùng để bình ổn thị trường. Đồng thời Arap Xêut cũng tung
lượng dầu lửa còn dư thừa ra thị trường, nên giá dầu đã hạ xuống. Nhưng năm nay khả năng
này hầu như không có, nhất là trong thời gian ngắn các nước thành viên OPEC chưa đủ thời
gian để bù đắp được lượng dầu lửa thiếu hụt của Iran và Lybi xuất khẩu sang các nước.
Trước tình hình này, ngày 27/2/2012, ông Taylor, Chủ tịch Tập đoàn dầu lửa lớn nhất thế giới

ViTol Group nói nếu tình hình căng thẳng quân sự giữa Ixraen – Iran tăng lên thì giá dầu ở Thị
trưởng Biển bắc có thể lên tới 150 USD/thùng năm nay.
Tập đoàn Morgan Chase ngày 28/2/2012 dự đoán giá dầu năm nay ở Thị trường Biển bắc có
thể tới 130 USD/thùng, còn Hãng Goldman Sachs dự đoán giá dầu năm nay tới 127,50
USD/thùng. Công ty chứng khoán Merrill Lynch dự đoán giá dầu Thị trưởng Biển bắc năm
21

nay tới 200 USD/thùng.Nếu giá dầu ở mức cao như dự đoán sẽ ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng
và phục hồi kinh tế các nước. Kể từ đầu năm tới nay giá dầu bán lẻ ở Mỹ mỗi gallon đã tăng 3
cents, tới 3,65 USD/gallon, thời gian tới sẽ tới 4 USD – 5 USD/gallon, nếu giá dầu tăng lên 1
USD/thùng thì thu nhậpcủa gia đình My giảm tới 1,5 tỉ USD, như vậy đà phục hồi kinh tế ở
Mỹ bị tác động lớn. Các nhà kinh tế Trung Quốc nói: Khả năng chịu đựng rủi ro an ninh dầu
lửa của Trung Quốc rất thấp, gía dầu tăng là nhân tố cản trở lớn đối với nền kinh tế Trung
Quốc. Chỉ cần giá một thùng dầu thô trên thị trường thế giới tăng 1 USD thì Trung Quốc hàng
năm phải chi thêm tới trên 600 triệu USD do hậu quả này.
Theo dự đoán, mức tăng trưởng kinh tế của châu Âu năm 2012 tiếp tục tăng trưởng âm 0,3%.
Nếu giá dầu tiếp tục tăng cao thì kinh tế Châu Âu sẽ lâm vào tình trạng suy thoái lâu dài.
Rồng nay từ đầu năm đã “lên cơn khát dầu lửa” nghiêm trọng, liệu thế giới có thể hóa giải
được cơn khát dầu này không, hiện chưa có câu trả lời.
2.3 Các nhân tố tài chính như rủi ro cho các nhà đầu tư, tỷ giá đồng USD
đã trở thành nguyên nhân chính khiến giá dầu tăng cao
Trước khi khủng hoảng tài chính quốc tế bùng phát toàn diện, giá dầu quốc tế đã đi theo chiều
hướng tăng đột biến. Từ năm 2002 – 2008, giá dầu từ mức 20USD/thùng lên 147USD/thùng.
Nhưng sau khủng hoảng, một lượng vốn lớn lại rút khỏi thị trường dầu thô, khiến giá dầu sụt
giá thê thảm. Đến ngày 12/2/2009, giá dầu thô trên thị trường New York rớt xuống mức thấp
nhất còn 33,98USD/thùng. Bắt đầu từ tháng 3/2009, cùng với sự xoa dịu nỗi lo về sự tiếp tục
xấu đi của tình hình kinh tế thế giới, thị trường dầu thô quốc tế với thị trường chứng khoán thế
giới đồng loạt đảo chiều, giá dầu cuối cùng đã tăng đột biến lên mức 80USD/thùng. Có thể
thấy, chiều hướng của giá dầu thô càng ngày chịu ảnh hưởng bởi nhân tố tài chính, dầu thô
đang trở thành một lựa chọn quan trọng của các nhà đầu tư, hoạt động tương hỗ giữa giá dầu

với thị trường cổ phiếu ngày một rõ rệt, thị trường chứng khoán tăng điểm thường sẽ củng cố
lòng tin cho các nhà đầu tư, đẩy giá dầu đi lên. Bắt đầu từ trung tuần tháng 3/2009, nỗi lo lắng
nền kinh tế thế giới lại rơi vào Đại suy thoái toàn cầu của các nhà đầu tư được giảm bớt, thị
trường chứng khoán toàn cầu bắt đầu đảo chiều mạnh mẽ, giá dầu cũng bắt đầu hồi sinh trở
lại, cuối cùng đã tăng giá gấp đôi. Trước mốc cao kỷ lục mới trong vòng 15 tháng của thị
trường New York , Cục dự trữ liên bang Mỹ FED giải thích rằng, “thị trường cổ phiếu tăng
điểm đã tăng cường lòng tin cho các nhà đầu tư, đẩy giá dầu đi lên duy trì liên tục trong 4
tuần”. Trái lại, xét về sự cung cầu của thị trường dầu thô quốc tế, do kinh tế thế giới phục hồi
tương đối chậm, hơn nữa lại đứng trước nhiều nhân tố bất xác định, nhu cầu dầu thô quốc tế
của thị trường chưa tăng lên đáng kể. Ngoài việc gia tăng thêm lòng tin cho các nhà đầu tư,
chiều hướng sụt giảm của tỷ giá đồng USD cũng là một nhân tố lớn khác đẩy giá dầu tăng cao.
Từ tháng 3/2009, cùng với sự suy giảm nhu cầu dùng đồng USD nhằm tránh rủi ro của các nhà
22

đầu tư, chiều hướng tăng giá của đồng USD trong cuộc khủng hoảng tài chính đã kết thúc, lại
rơi vào chiều hướng đi xuống. Từ đầu tháng 3/2009, tỷ giá đồng USD sụt giảm. Do đồng USD
là tiền tệ thanh toán trong thương mại hàng hóa của thị trường quốc tế, nên đồng USD liên tục
mất giá dã khiến cho thị trường dầu mỏ liên tục có những phản ứng dây chuyền. Thông
thường, khi USD mất giá, đối với những nhà đầu tư sở hữu các đơn vị tiền tệ mạnh khác, giá
dầu thô trở nên rẻ hơn, một số nhà đầu tư sẽ mua nhiều dầu thô, từ đó đẩy giá dầu tăng cao
hơn. Ngoài ra, chiều hướng mất giá lâu dài của đồng USD còn gây ra nỗi lo về lạm phát. Một
vài nhà đầu tư còn mong muốn đưa vàng và dầu thô trở thành “ngoại tệ mạnh”, dùng để giữ
giá trị của tài sản, chống sự xói mòn của lạm phát. Thị trường dầu thô quốc tế ngày càng “tài
chính hóa”, ảnh hưởng quan trọng tới an ninh năng lượng của thế giới và sự phục hồi kinh tế
toàn cầu. Đặc tính biến động cố hữu của thị trường tài chính đã khiến cho giá dầu biến động
càng nhiều hơn, gây bất lợi cho các nước nhập khẩu và xuất khẩu dầu. Giá dầu giảm mạnh sẽ
ảnh hưởng đến ngành vận chuyển, ngành chế tạo hay thâm chí cả chi phí kinh doanh nông
nghiệp, cuối cùng khiến các ngành nghề này đứng trước nhiều rủi ro không thể dự đoán, từ đó
ảnh hưởng bất lợi tới sự phục hồi kinh tế Tương lai gần, giá dầu cũng bị ảnh hưởng của Hoa
Kỳ và một số nước châu Âu bị thời tiết lạnh và từ chối trong dầu thô và trữ lượng dầu bị ảnh

hưởng. Tuy nhiên, nói chung, thời gian hiện nay khi nhu cầu toàn cầu về dầu thô giảm-mùa,
và điều hành nhiều nhà máy lọc tỷ giá tương đối thấp. Các tăng dầu thô trên thị trường quốc tế
"tài chính" và để an ninh năng lượng của thế giới và khôi phục kinh tế toàn cầu có tác động
lớn. Các đặc điểm cố hữu của các nhiễu loạn thị trường tài chính, do đó thường xuyên hơn bay
hơi giá dầu trên các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước nhập khẩu là bất lợi. Giá dầu tăng vọt
ngã, nó sẽ ảnh hưởng đến vận tải, sản xuất hoặc thậm chí nông nghiệp, các chi phí điều hành,
và cuối cùng để làm cho các ngành công nghiệp đối mặt với nhiều rủi ro không thể đoán trước
bên ngoài, và do đó ảnh hưởng tiêu cực về khôi phục kinh tế.
Xu hướng của đồng đôla Mỹ cũng góp phần làm ảnh hưởng đến xu hướng của giá dầu mỏ. Từ
khi dầu mỏ được định giá bằng đồng đôla Mỹ, một sự yếu đi của đồng đôla Mỹ có thể bắt
buộc những nhà xuất khẩu dầu mỏ tăng giá sản phẩm của họ, nhằm thu lại giá trị mất đi do
đồng đôla Mỹ mất giá khi xuất khẩu dầu, nếu đem qui đổi giá trị dầu xuất khẩu qua những
đồng tiền khác như Euro hay Yên Nhật chẳng hạn.
Như một hệ quả tất yếu, giá dầu được cho là sẽ giảm khi đồng đôla Mỹ trong xu thế tăng giá
so với các đồng tiền mạnh khác. Một đồng đôla Mỹ khi ở ngoài những sự kiện tài chính tiền tệ
thế giới thì nó sẽ không phải là đồng đôla Mỹ.



23

2.4 Chính sách của các quốc gia
2.4.1 Chính sách kiểm soát giá dầu nội địa của Mỹ
Từ 1973 đến 1981, giá dầu sẽ không tăng nhanh chóng như thế nếu chính phủ Hoa Kỳ không
áp đặt chính sách năng lượng trong thời kỳ Cấm vận dầu mỏ. Chính sách của Hoa Kỳ là áp đặt
kiểm soát giá dầu sản xuất trong nước. Kết quả rõ ràng nhất chính sách kiểm soát giá cả là
người tiêu dùng Mỹ chỉ phải trả giá dầu sản xuất trong nước bằng một nửa so giá dầu nhập
khẩu và các nhà sản xuất của Mỹ nhận được ít hơn so với giá thị trường thế giới. Trong thực
tế, ngành công nghiệp dầu khí trong nước đã trợ cấp cho người tiêu dùng Mỹ.


Vậy chính sách có đạt được thành quả của nó? Trong ngắn hạn, suy thoái kinh tế gây ra bởi
giá dầu thô tăng vọt giai đoạn 1973-1974 là hơi ít nghiêm trọng hơn với người tiêu dùng Mỹ
vì họ chỉ phải đối mặt với giá thấp hơn so với phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên nó lại có
các ảnh hưởng khác.
Trong trường hợp không có chính sách kiểm soát giá cả, việc thăm dò và sản xuất chắc chắn
sẽ lớn hơn đáng kể. Người tiêu dung phải đối mặt với giá dầu tăng cao sẽ giảm mức tiêu thụ:
các phương tiện giao thông sẽ đạt hiệu quả cao hơn, nhà cửa và các tòa nhà thương mại đã
24

được cách nhiệt tốt hơn và hiệu suất sử dụng năng lượng trong công nghiệp sẽ lớn hơn trong
suốt thời gian này. Ngoài ra nhiên liệu thay thế cho dầu mò và khí đốt tự nhiên để phát điện đã
có thể xảy ra sớm hơnDo đó, Hoa Kỳ sẽ ít phụ thuộc vào nhập khẩu năm 1979-1980 và phản
ứng trong việc tăng giá trong thời kỳ bị gián đoạn cung cấp Iran và Iraq được ít hơn đáng kể.
2.4.2 Chính sách xuất khẩu của Arab Saudi
Trong bối cảnh sản lượng dầu, khí đốt ở Bắc Mỹ và các khu vực khác trên thế giới đang phục
hồi, việc giữ cho giá dầu ở mức vừa phải sẽ có lợi cho tất cả các quốc gia. Mỹ và các nước tiêu
thụ dầu hàng đầu khác nên khuyến khích Ả Rập Xê-út thể hiện vai trò của mình tích cực hơn
Nhìn vào thực tế, giá dầu hiện tại thật phi lý với giá dầu WTI là 102,96 $/thùng, dầu Brent là
122,31 $/thùng ( ngày 16/4/2012) . Kể cả khi Iran tiếp tục bị áp đặt lệnh trừng phạt vì vấn đề
hạt nhân thì thế giới cũng không thể thiếu dầu đến vậy. Một số nước xuất khẩu dầu tiềm năng
khác có dư khả năng để lấp chỗ trống của Iran. Sản lượng dầu của Mỹ và Canada hiện tại và
cả trong tương lai gần đều đang ở mức cao kỷ lục. Hơn nữa, sản lượng dầu tiềm năng của Ả
Rập Xê-út có thể lên tới 12,5 triệu thùng/ngày, mức chưa từng có trước kia. Thế nhưng những
lo lắng về nguy cơ thiếu dầu vẫn còn dai dẳng. Mỹ và châu Âu đang tính đến một giải pháp
bất thường và không mấy cần thiết là lấy dầu từ những kho dự trữ dầu chiến lược của mình để
bình ổn thị trường. Trong một động thái hiếm có, mới đây, ông Naimi, Bộ trưởng Dầu mỏ Ả
Rập đã bảy tỏ sự thất vọng của mình trên tờ Financial Times rằng ông không thể hạ giá dầu,
dù cho nguồn cung có dồi dào và có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của quốc gia này. Có một
mâu thuẫn kép trong trường hợp này: Quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới muốn hạ
giá dầu, song lại không có khả năng làm được điều đó. Tuy nhiên, có một điểm rõ ràng rằng

chìa khóa để giải quyết vấn đề này lại nằm ở chính nước này và phụ thuộc vào những thay đổi
dứt khoát trong phương thức nước này bán dầu ra thị trường. Tất nhiên mong muốn hạ giá dầu
của Ả Rập Xê-út không phải là không có cơ sở. Giá dầu tăng cao không phải là mong muốn
trong dài hạn của các nước xuất khẩu và cũng là tin xấu cho nền kinh tế toàn cầu. Thêm nữa,
quốc gia dầu mỏ này cũng có nhiều lý do chính trị để hạn chế tăng giá dầu bởi lẽ giá dầu cao
đồng nghĩa với việc khuyến khích một số nước nhập khẩu dầu tiếp tục nhập dầu từ Iran, như
vậy Tehran sẽ được trợ giúp những khoản tài chính khổng lồ. Trong bài báo ông Naimi chia
sẻ, Ả Rập Xê-út sẵn sàng tăng mức sản lượng dầu vốn đã rất lớn của mình lên mức kỷ lục
trong lịch sử 12,5 triệu thùng/ngày và các kho chứa dầu ở nước ngoài của nước này đã đầy ắp.
Thế nhưng, các quốc gia trên thế giới vẫn đang lo ngại về việc quốc gia này liệu có thể bù đắp
được toàn bộ lượng thiếu hụt không khi nguồn cung dầu từ Iran hoàn toàn biến mất khỏi thị
trường. Ả Rập Xê-út có lẽ không muốn bị xem như đang chủ động làm suy yếu hoạt động xuất
khẩu dầu của Iran nhưng những gì đang diễn ra có vẻ đúng như vậy. Đơn giản là Ả Rập Xê-út
đang cố ý kiềm chế sử dụng sức mạnh thị trường của mình. Kết quả này cũng giống như sự vụ

×