Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Giáo trình thực tập động cơ I - Chương 3 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 29 trang )

Thực tập cơ bản
CHƯƠNG 3
THỰC TẬP CƠ BẢN


BÀI 1
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ

A. MỤC ĐÍCH
Muốn điều chỉnh hoặc sửa chữa một động cơ bất kỳ, công việc đầu tiên là phải xác đònh được chiều
quay của động cơ.
Nếu chúng ta đứng ở phía trước động cơ và nhìn lại phía sau nó, người ta gọi chiều quay của động cơ
là chiều quay thuận, nếu trục khuỷu quay theo chiều kim đồng hồ. Ngược lại, chiều quay là nghòch
nếu chiều quay trục khuỷu ngược chiều kim đồng hồ.
Xác đònh chiều quay động cơ là bước cơ bản để thực hiện các công việc như: Tìm xú pap cùng tên, tìm
thứ tự công tác, điều chỉnh khe hở xú pap, cân lửa, cân cam, cân bơm cao áp vào động cơ…
















B. YÊU CẦU
 Phải biết sử dụng dụng cụ một cách thành thạo.
 Nắm vững cấu trúc và nguyên lý làm việc của động cơ.
C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Chúng ta cóù rất nhiều phương pháp để xác đònh chiều quay của động cơ. Ở đây chúng tôi chỉ trình bày
ba phương pháp cơ bản nhất.
1. CĂN CỨ VÀO DẤU ĐÁNH LỬA SỚM – PHUN DẦU SỚM
Dấu đánh lửa sớm hoặc phun dầu sớm được bố trí ở đầu trục khuỷu hoặc ở bánh đà.
Đầu trục khuỷu: Mặt trước động cơ gần pu li trục khuỷu có khắc vạch chia độ và trên pu li trục khuỷu
có khắc một dấu.
62
Thực tập cơ bản
Bánh đà: Trên bánh đà có khắc vạch chia độ và một mũi tên được bố trí ở phía sau thân máy. Chúng
ta có thể quan sát qua một lỗ ở trên vỏ của ly hợp.
 Dấu 0 biểu thò điểm chết trên của piston số 1 và piston song hành.
 Dấu 5, 10, 15, 20° chỉ góc đánh lửa sớm trước điểm chết trên.
 Như vậy, theo hình bên dưới, khi chúng ta đứng ở đầu trục khuỷu và nhìn vào nó thì chiều quay
của trục khuỷu là chiều kim đồng hồ.


















2. CĂN CỨ VÀO HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG
Đây là phương pháp nhanh nhất và thuận lợi nhất. Khi khởi động chúng ta sẽ xác đònh được chiều
quay của trục khuỷu.

















63
Thực tập cơ bản
- Điện áp ắc quy phải trên 12 vôn.
- Đấu ắc quy vào hệ thống và chú ý các cực của ắc quy.
• + Ắc quy đấu với rơ le khởi động.

• - Ắc quy đấu với thân máy (Nối mát).
- Xoay contact máy khởi động động cơ.
- Quan sát chiều quay trục khuỷu.
3. CĂN CỨ VÀO XÚ PAP
Chúng ta căn cứ vào các xú pap hút và thải của một xy lanh bất kỳ.
 Xác đònh các xú pap hút và thải của một xy lanh.
- Xú pap nào bố trí lệch về đường ống nạp là xú pap hút.
- Xú pap nào lệch về ống góp thải đó là xú pap thải.
 Quay trục khuỷu theo một chiều nào đó, khi thấy xú pap thải vừa đóng lại và xú pap hút vừa mở
ra, đó chính là chiều quay của trục khuỷu.



















NHẬN XÉT

Tùy theo trường hợp cụ thể mà chúng ta lựa chọn cho phù hợp để công việc được nhanh chóng.
 Đa số động cơ, chiều quay trục khuỷu là chiều kim đồng hồ. Nhưng cần chú ý một số ít động cơ,
trục khuỷu quay theo chiều ngược kim đồng hồ (Hãng Honda).
 Ngoài các phương pháp trên, chúng ta có thể căn cứ vào hệ thống đánh lửa, cơ cấu truyền động
xích hoặc đai cam.
 Khi sử dụng phương pháp khởi động, phải thận trọng để tránh nguy hiểm cho người khác.

64
Thực tập cơ bản
BÀI 2
XÁC ĐỊNH CÁC XÚ PAP CÙNG TÊN


A. MỤC ĐÍCH
Tất cả các xú pap hút và thải của một động cơ được gọi là các xú pap cùng tên. Người ta xác đònh các
xú pap cùng tên dùng để xác đònh thứ tự công tác của động cơ.
B. YÊU CẦU
- Phải biết trước chiều quay của động cơ.
- Biết lựa chọn dụng cụ một cách thành thạo.
- Nắm vững nguyên lý làm việc của động cơ.
C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Để xác đònh các xú pap cùng tên, chúng ta có thể chọn một trong các phương pháp sau:
1. CĂN CỨ VÀO ỐNG GÓP
- Các xú pap nạp: Bố trí lệch về đường ống nạp.
- Các xú pap thải: Bố trí lệch về ống góp thải.
















2. CĂN CỨ VÀO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ
- Xác đònh các xú pap của xy lanh số 1.
- Quay trục khuỷu theo chiều quay và nhìn vào sự tác động của xú pap. Nếu các xú pap nào vừa đóng
lại, đó là các xú pap thải và các xú pap vừa mở ra, là các xú pap hút.
- Sau khi tìm được xú pap hút và thải của xy lanh số 1, lần lượt chúng ta tìm xú pap hút và thải của
các xy lanh còn lại.
D. NHẬN XÉT
 Đường kính đầu xú pap hút lớn hơn xú pap thải.
 Động cơ Diesel hai kỳ dùng xú pap, tất cả các xú pap là xú pap thải.
 Xú pap có bố trí cơ cấu xoay, thường đóù là xú pap thải.
65
Thực tập cơ bản
BÀI 3
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHẾT TRÊN


A. MỤC ĐÍCH
Trong công việc điều chỉnh, sửa chữa một động cơ, việc xác đònh điểm chết trên của xy lanh số 1 là
rất cần thiết. Vò trí điểm chết trên dùng để cân cam, điều chỉnh khe hở xú pap. Người ta xác còn dùng
nó để kiểm tra lại thời điểm cân cam, sự sai lệch của dấu cân lửa.

B. YÊU CẦU
- Nắm vững cấu trúc và nguyên lý làm việc của động cơ.
- Biết trước chiều quay của động cơ.
- Lựa chọn dụng cụ cho phù hợp với công việc.
C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Có nhiều phương pháp tìm điểm chết trên. Chúng ta có thể lựa chọn một trong các phương pháp sau:
1. CĂN CỨ VÀO DẤU TRÊN PU LI HOẶC BÁNH ĐÀ.
Quay trục khuỷu theo chiều quay, cho đến khi rãnh khuyết trên pu li trùng với điểm 0 trên bảng vạch
chia độ ở mặt trước động cơ. Lúc này piston xy lanh số 1 và piston của xy lanh song hành với nó ở
điểm chết trên.

















Ở một số động cơ dấu điểm chết trên được bố trí trên bánh đà. Nếu trên bánh đà chỉ có một dấu, đó
là điểm đánh lửa sớm.
2. CĂN CỨ VÀO SỰ TRÙNG ĐIỆP CỦA XÚ PAP

Do xú pap thải đóng trễ sau điểm chết trên và xú pap hút lại mở sớm trước điểm chết trên. Vì vậy có
một số thời điểm hai xú pap đều mở, góc này được gọi là góc trùng điệp của xú pap.
Khi hai xú pap của một xy lanh bất kỳ trùng điệp, piston của xy lanh đó ở lân cận điểm chết trên.

66
Thực tập cơ bản
3. DÙNG QUE DÒ
Người ta dùng một cây que đưa qua lỗ bu gi để xác đònh vò trí của piston. Phương pháp được thực hiện
như sau.
 Tháo bu gi số 1 ra khỏi nắp máy.
 Đặt que dò qua lỗ bu gi.
 Quay trục khuỷu theo chiều quay sao cho que dò lên vò trí cao
nhất.
 Chúng ta xác đònh được điểm chết trên.








4. PHƯƠNG PHÁP ½ CUNG QUAY
Khi cần thiết phải xác đònh chính xác điểm chết trên, chúng ta thực hiện như sau:
a. Đưa que dò vào lòng xy lanh số 1 như hình vẽ.
b. Xoay trục khuỷu theo chiều quay sao cho piston cách điểm chết trên một khoảng nào đó.





















c. Đánh một dấu F trên que dò ngay với một điểm cố đònh.
d. Đánh một dấu A trên bánh đà ngay với một điểm cố đònh trên thân máy.
67
Thực tập cơ bản
e. Tiếp tục quay trục khuỷu theo chiều quay. Khi piston đi xuống, điểm F trên que dò trùng với điểm
cố đònh ban đầu thì dừng lại.
f. Đánh một dấu B trên bánh đà trùng với điểm cố đònh ban đầu trên thân máy.
g. Chia đôi cung AB, chúng ta được điểm O.
h. Quay trục khuỷu ngược chiều quay ban đầu sao cho điểm O trùng với điểm cố đònh trên thân máy,
piston số 1 đang ở điểm chết trên.
i. Điểm 0 trên bánh đà chính là dấu ĐCT.
D. NHẬN XÉT
 Phương pháp 1 được dùng để cân cam, điều chỉnh khe hở xú pap.
 Phương pháp hai dùng để điều chỉnh khe hở xú pap bằng phương pháp quay trục khuỷu bằng động

cơ khởi động, khi số xy lanh động cơ từ 6 trở xuống.
 Phương pháp 3 thường được dùng để kiểm tra nhanh khi có sự nghi ngờ sai lệch về thời điểm đánh
lửa hoặc điểm chết trên.
 Phương pháp 4 dùng để xác đònh chính xác điểm chết trên khi dấu bò mất hoặc sai lệch.
68
Thực tập cơ bản
BÀI 4
XÁC ĐỊNH THỨ TỰ CÔNG TÁC CỦA ĐỘNG CƠ


A. MỤC ĐÍCH
Thứ tự công tác là thứ tự nổ của một động cơ nhiều xy lanh. Trong một động cơ bất kỳ, không có
trường hợp nào hai xy lanh nổ cùng một lúc. Thứ tự công tác được bố trí một góc độ đều đặn, sao cho
tải tác dụng lên các ổ đỡ trục khuỷu là bé nhất.

1 – 3 – 4 – 2 1 – 3 – 4 – 2 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6









Động cơ 4 xy lanh thẳng hàng, 4 kỳ có thứ tự công tác là 1 – 3 – 4 – 2 hoặc 1 – 2 – 4 – 3. Ở động cơ 6
xy lanh thứ tự công tác thường là 1 – 5 – 3 – 6 – 2 – 4. Một động cơ có cùng số xy lanh, nhưng thứ tự
công tác của chúng có thể khác nhau. Vì vậy, công việc tìm thứ tự công tác là rất quan trọng, nó là cơ
sở cho công việc điều chỉnh hoặc sửa chữa một động cơ.
Mục đích tìm thứ tự công tác của động cơ là dùng để điều chỉnh khe hở xú pap, lắp đúng thứ tự các

dây cao áp.
B.YÊU CẦU
 Phải biết chiều quay của động cơ.
 Nắm vững phương pháp xác đònh các xú pap cùng tên.
 Chuẩn bò một số dụng cụ tay phù hợp.
C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Có rất nhiều phương pháp để xác đònh thứ tự công tác của động cơ. Tùy theo từng trường hợp cụ thể,
chúng ta áp dụng một trong các phương pháp sau.
1. CĂN CỨ VÀO TÀI LIỆU KỸ THUẬT
Nếu chúng ta có tài liệu sửa chữa của động cơ
đang thực hiện, chúng ta biết được thứ tự công
tác của động cơ. Ví du,ï tài liệu sửa chữa động
cơ 3S – GE của Hãng Toyota ở trang A-2 có
ghi Firing Oder 1 – 3 – 4 – 2.

69
Thực tập cơ bản
2. QUAN SÁT TRÊN ĐỘNG CƠ
Quan sát trên các te đậy cò mổ, ống góp hoặc thân máy … Nhà chế tạo có cho thứ tự công tác của
động cơ. Ví dụ trên đường ống nạp có ghi Firing Oder 1-5-3-6-2-4. Ngoài ra chúng ta cũng có thể tìm
gặp ở trên nắp bộ chia điện.
3. QUAN SÁT SỰ ĐÓNG MỞ CỦA XÚ PAP
Nếu trong cả hai trường hợp trên đều không thể xác đònh được. Chúng ta dựa vào nguyên tắc cơ bản
sau: Trong động cơ 4 kỳ, động cơ thực hiện một chu kỳ là 2 vòng quay trục khuỷu, các xú pap chỉ mở
một lần. Thứ tự mở lần lượt của các xú pap cùng tên chính là thứ tự công tác của động cơ.
a. Tháo nắp đậy cò mổ.
b. Xác đònh toàn bộ các xú pap cùng tên của toàn bộ động cơ và đánh dấu.
c. Quay trục khuỷu theo chiều quay sao cho xú pap hút của xy lanh 1 vừa mở.
d. Tiếp tục quay theo chiều quay, chúng ta thấy lần lượt các xú pap hút của các xy lanh khác mở. Sự
lần lượt mở nà chính là thứ tự công tác của động cơ.


LƯU Ý: Chúng ta cũng có thể dựa vào xú pap thải.
D. NHẬN XÉT
- Thứ tự công tác là thông số quan trọng trong việc kiểm tra, điều chỉnh và sửa chữa.
- Chọn phương pháp nhanh nhất để công việc được hiệu quả và tiết kiệm thời gian.

70
Thực tập cơ bản
BÀI 5
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH KHE HỞ XÚ PAP


A. MỤC ĐÍCH
Trong quá trình làm việc dưới tác dụng của nhiệt độ, các chi tiết động cơ bò giãn nở dài. Do đó, muốn
cho xú pap đóng kín để đảm bảo công suất động cơ, trong cơ cấu phân phối khí phải có một khe hở
nhất đònh, khe hở này được gọi là khe hở nhiệt hay khe hở xú pap.
Điều chỉnh khe hở này được gọi là điều chỉnh xú pap. Mục đích của việc điều chỉnh là đảm bảo góc
phân phối khí và công suất của động cơ.
Trò số khe hở phụ thuộc vào cách bố trí xú pap, vật liệu chế tạo, phương pháp làm mát động cơ… Cơ
cấu OHC khe hở nhỏ hơn so với cơ cấu OHV. Do dưới tác dụng của nhiệt độ thì nắp máy sẽ giãn nở
nhiều hơn so với sự giãn nở của xú pap và các chi tiết khác.
Người ta tiến hành điều chỉnh xú pap khi các xú pap hút và thải của một xy lanh hoàn toàn đóng.
Thông thường, người ta tiến hành điều chỉnh khi piston của một xy lanh ở điểm chết trên hoặc lân cận
ĐCT ở cuối kỳ nén.
B. YÊU CẦU
1. Phải biết chiều quay động cơ.
2. Biết cách xác đònh điểm chết trên.
3. Biết phương pháp xác đònh các xú pap cùng tên.
4. Nắm vững cách bố trí cơ cấu và nhận biết vò trí điều chỉnh cơ
cấu phân phối khí.

 Đối với xú pap đặt, khe hở hiệu chỉnh nằm giữa đầu con
đội và đuôi xú pap. Vò trí điều chỉnh là con vít nằm trên
con đội.
 Cơ cấu OHV, khe hở hiệu chỉnh nằm giữa đuôi xú pap và
đầu cò mổ, vít hiệu chỉnh ở trên đuôi cò mổ.
 Ở cơ cấu SOHC, khe hở hiệu chỉnh nằm giữa lưng cò mổ
và lưng cam hoặc giữa lưng cam và đuôi con đội. Vò trí
điều chỉnh trên cò mổ hoặc ở đuôi con đội.
 Cơ cấu DOHC, khe hở hiệu chỉnh nằm giữa lưng cam và
đuôi con đội, vò trí hiệu chỉnh là miếng shim ở đuôi con
đội.
5. Phải biết được số kỳ và thứ tự công tác của động cơ.
6. Trò số khe hở cần điều chỉnh. Điều chỉnh khi động cơ nóng hay
nguội.
C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
I. PHƯƠNG PHÁP TỔNG QUÁT
Đây là phương pháp dùng để hiệu chỉnh các loại động cơ có số xy lanh khác nhau và cách bố trí khác
nhau.
1. Quay trục khuỷu theo chiều quay sao cho các xú pap hút của xy lanh số 1 vừa đóng lại. Tiếp tục
quay thêm một góc từ 90° đến 120° để cho piston số 1 ở vùng lân cận điểm chết trên.
71
Thực tập cơ bản
2. Chọn căn lá có trò số đúng theo yêu cầu của nhà chế tạo, điều chỉnh khe hở xú pap hút và thải của
xy lanh số 1.
3. Căn cứ vào chiều quay, số xy lanh, số kỳ và thứ tự công tác của động cơ, điều chỉnh khe hở xú pap
của các xy lanh còn lại.
VÍ DỤ 1: Điều chỉnh khe hở xú pap của động cơ sử dụng cơ cấu OHV, 4 xy lanh, 4 kỳ, thứ tự công tác
1 – 3 – 4 – 2. Khe hở xú pap hút 0,15mm và xú pap thải 0,20mm.
1. Quay trục khuỷu theo chiều quay, sao cho xú pap hút của xy lanh số 1 vừa đóng lại. Tiếp tục quay
thêm một góc 90°.



















LƯU Ý: Chúng ta có thể thực hiện như sau: Quay trục khuỷu theo chiều quay sao cho xú pap hút của
xy lanh số 1 vừa đóng lại. Tiếp tục quay sao cho rãnh khuyết trên pu li trùng với điểm 0 trên nắp mặt
trước đầu trục khuỷu hoặc dấu điểm chết trên trên bánh đà trùng với dấu cố đònh ở sau thân máy.
2. Nới lỏng đai ốc hãm vít hiệu chỉnh ở đuôi
cò mổ của xu pap hút và thải.
3. Đưa căn lá có bề dày 0,15mm vào giữa
đầu cò mổ và đuôi xú pap hút. Vặn vít
hiệu chỉnh sao cho khi kéo đẩy căn lá
trong khe hở thì cảm thấy có lực cản nhẹ,
xiết chặt đai ốc hãm.
4. Tương tự như vậy, dùng căn lá có bề dày
0,20mm điều chỉnh khe hở của xú pap thải.

5. Do đặc điểm động cơ, 4 kỳ 4 xy lanh.
Chúng ta tiếp tục quay thêm một góc
720°/4 =180° điều chỉnh khe hở của xú pap
hút và thải của xy lanh số 3.
72
Thực tập cơ bản
6. Quay thêm một góc 180° điều chỉnh khe hở các xú pap của xy lanh số 4.
7. Quay thêm một góc 180° điều chỉnh khe hở các xú pap của xy lanh số 2.
VÍ DỤ 2: Điều chỉnh khe hở cơ cấu phân phối khí của động cơ Diesel 2 kỳ, 6 xy lanh, dùng xú pap để
thải. Khe hở xú pap 0, 35mm và thứ tự công tác là 1 – 5 – 3 - 6 – 2 - 4.
1. Quay trục khuỷu theo chiều quay sao cho xú pap thải của xy lanh số 1 vừa đóng lại (Cuối thải).
2. Tiếp tục quay theo chiều quay một góc từ 90° đến 120°.
3. Dùng căn lá có bề dày 0,35mm, điều chỉnh khe hở các xú pap thải của xy lanh số 1.
4. Do đặc điểm, động cơ 2 kỳ, 6 xy lanh. Tiếp tục quay theo chiều quay một góc 360 / 6 = 60° . Điều
chỉnh khe hở các xú pap thải của xy lanh số 5.
5. Tiếp tục, điều chỉnh khe hở các xú pap thải của các xy lanh theo thứ tự 3 – 6 – 2 – 4 .
VÍ DỤ 3: Động cơ xăng 4 xy lanh, 4 kỳ, thứ tự công tác 1 – 3 – 4 – 2 . Dùng cơ cấu SOHC, khe hở xú
pap hút là 0,15mm và xú pap thải là 0,20mm.
1. Quay trục khuỷu theo chiều quay sao cho
piston của xy lanh 1 ở cuối kỳ nén.
2. Nới lỏng đai ốc hãm ở đuôi cò mổ xú pap hút
và thải.
3. Dùng căn lá có bề dày 0,15mm đưa vào giữa
lưng cam và đầu cò mổ, điều chỉnh khe hở xú
pap của hút xy lanh 1. Tương tự, dùng căn lá
0,20mm điều chỉnh khe hở của xú pap thải.
4. Tiếp tục quay trục khuỷu theo chiều quay một
góc 180°, điều chỉnh khe hở xú pap hút và thải
của xy lanh số 3.
5. Tiếp tục như thế, điều chỉnh khe hở xú pap hút

và thải của xy lanh 4 và 2.


VÍ DỤ 4: Động cơ 4 xy lanh 4 kỳ, thứ tự công tác 1 – 3 – 4 – 2. Dùng cơ cấu DOHC, khe hở xú pap
hút và thải lần lượt là 0,15mm và 0,20mm.
1. Quay trục khuỷu theo chiều quay cho piston xy lanh số 1 ở cuối kỳ nén.
2. Dùng căn lá đo khe hở giữa lưng cam và đuôi con đội của các xú pap hút xy lanh số 1. Ví dụ:ï khe
hở là A.









73
Thực tập cơ bản
3. Dùng dụng cụ chuyên dùng, lấy các miếng shim của xú pap hút và sử dụng pan me xác đònh bề
dày T của chúng.













Nếu gọi N là bề dày miếng shim cần thay thế. Ta có:
N = T + ( A – 0,15mm)
4. Lựa chọn đúng bề dày miếng shim mới là N và đưa nó vào đuôi con đội của xú pap hút.
5. Chọn bề dày miếng shim của xú pap thải N = T + (A – 0,20mm) và đưa chúng vào đúng vò trí của
nó.
Ví dụ: A = 0,20mm , T = 2,45mm
Vậy N = 2,45 + ( 0,20 – 0,15 ) = 2,50mm.
Theo bảng bên dưới, miếng shim mới có bề dày 2,50mm tương ứng với shim có mã số 13.


Số shim Bề dày (mm) Số shim Bề dày (mm)
01 2,20 27 2,85
03 2,25 29 2,90
05 2,30 31 2,95
07 2,35 33 3,00
09 2,40 35 3,00
11 2,45 37 3,10
13 2,50 39 3,15
15 2,55 41 3,20
17 2,60 43 3,25
19 2,65 45 3,30
21 2,70 47 3,35
23 2,75 49 3,40
25 2,80

6. Quay theo chiều quay một góc180°. Tương tự, lựa chọn bề dày các miếng shim của xy lanh số 3
và đưa nó vào đúng vò trí.

7. Tiếp tục công việc trên cho xy lanh số 4 và xy lanh số 2.
74
Thực tập cơ bản
II. PHƯƠNG PHÁP 2
Phương pháp này dựa vào các piston song hành để điều chỉnh xú pap. Thí dụ: Động cơ 4 xylanh, 4 kỳ,
piston xy lanh 1 song hành với piston xy lanh 4; piston xy lanh số 2 song hành với piston xy lanh số 3.
Để tìm các piston của các xy lanh song hành, chúng ta thực hiện như sau:
1. Vẽ vòng tròn có bán kính bất kỳ.
2. Chia vòng tròn thành nhiều phần với số phần bằng với số xy lanh của động cơ.
1
3. Chọn chiều quay.
4. Căn cứ vào chiều quay viết thứ tự công tác lên các phần.
5. Đối xứng qua tâm chúng ta tìm được các xy lanh song
hành với nhau.

3
2
5
4
VÍ DỤ: Tìm các piston song hành của động cơ 6 xy lanh, thứ
tự công tác là 1 – 5 – 3 – 6 – 2 – 4 và điều chỉnh khe hở cơ
cấu phân phân phối khí.
Ta có: Piston 1 song hành với piston 6.
Piston 2 song hành với piston 5.
6
Piston 3 song hành với piston 4.

1. Dùng contact cầm tay, một cực nối với cực điều khiển rơ le đề và cực còn lại nối với cực dương
accu.
2. Nhấp đề từ từ và quan sát sự chuyển động của xú pap hút và thải của xy lanh 6, cho đến khi hai

xú pap của xy lanh này trùng điệp.
3. Dùng căn lá thích hợp, điều chỉnh khe hở các xú pap của xy lanh số 1.
4. Tiếp tục nhấp đề cho đến khi hai xú pap của xy lanh số 2 trùng điệp. Điều chỉnh khe hở các xú
pap của xy lanh số 5.
5. Quay trục khuỷu cho các xú pap của xy lanh 4 trùng điệp và điều chỉnh khe hở các xú pap của xy
lanh số 3.
6. Quay trục khuỷu cho các xú pap của xy lanh 1 trùng điệp, hiệu chỉnh khe hở xú pap xy lanh số 6.
7. Tương tự, điều chỉnh các xú pap của xy lanh 2 và 4.
III. PHƯƠNG PHÁP 3
Phương pháp này dùng để hiệu chỉnh khe hở xu pap của động cơ ở trạng thái nóng. Nó còn áp dụng để
hiệu chỉnh cho một động cơ khi không có số liệu cụ thể.
1. Điều chỉnh sơ bộ tất cả các xú pap của động cơ như đã hướng dẫn.
2. Cho động cơ nổ khoảng 5 phút để đạt được nhiệt độ bình thường.
3. Để động cơ hoạt động ở chế độ cầm chừng.
4. Khi động cơ đang nổ, nới lỏng đai ốc hãm và vặn vít điều chỉnh đi ra cho đến khi nghe có tiếng gõ
của xú pap.
5. Vặn vít điều chỉnh ngược lại từ từ cho đến khi tiếng gõ vừa mất, xiết chặt đai ốc hãm.
6. Tương tự, điều chỉnh các xú pap còn lại của động cơ.
CHÚ Ý:
- Khi dùng phương pháp này phải có dụng cụ chuyên dùng để hiệu chỉnh.
75
Thực tập cơ bản
IV. NHẬN XÉT
1. Khi quay trục khuỷu động cơ căn cứ vào dấu đánh lửa sớm hoặc điểm chết trên thì piston của xy
lanh số 1 có thể ở cuối kỳ nén hoặc cuối thải. Để tránh lãng phí thời gian, nếu piston của xy lanh
số 1 ở cuối kỳ thải, chúng ta điều chỉnh khe hở xú pap ở xy lanh song hành của nó.
2. Nếu trong quá trình điều chỉnh khe hở nhiệt của cơ cấu không đúng, sẽ xảy ra các hậu quả sau:
 Nếu khe hở hiệu chỉnh quá nhỏ, dưới tác dụng của nhiệt độ các chi tiết của cơ cấu giãn nở dài làm
cho xú pap luôn ở trạng thái bò kẹt mở. Khi các xú pap đóng không kín, công suất động cơ sẽ yếu
và hiệu suất động cơ giảm, khí cháy lọt qua kẽ hở của xú pap và bệ làm cho chúng bò cháy.

Trường hợp đối với xú pap hút, khí cháy đi ngược trở lại đường ống nạp làm giảm độ chân không
trong đường ống và phát sinh hiện tượng nổ ngược trở lại đường ống nạp.
 Nếu khe hở của cơ cấu lớn, góc phân phối khí của động cơ nhỏ, lượng khí nạp vào xy lanh giảm
và khí cháy từ trong xy lanh thoát ra ngoài không hết. Ngoài ra làm gia tăng sự va đập của các chi
tiết.
76
Thực tập cơ bản
BÀI 6
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ÁP SUẤT NÉN

A. MỤC ĐÍCH
Để kiểm tra áp suất nén trong các xy lanh của động cơ, người ta sử dụng đồng hồ đo áp suất nén
(Compression Tester).
Đồng hồ đo áp suất nén dùng để kiểm tra tình trạng hiện hữu của piston xéc-măng-xy lanh, độ kín của
joint nắp máy và độ kín của các xú pap.









B.YÊU CẦU
1. Biết trước trò số áp suất nén chuẩn của động cơ đang kiểm tra, để so sánh với áp suất nén đo được,
nhằm đánh giá đúng tình trạng động cơ còn tốt hay xấu.
2. Nếu động cơ còn nổ được, cho động cơ hoạt động trong khoảng thời gian 5 phút để đạt nhiệt độ
bình thường.
3. Bình accu đầy điện, động cơ khởi động phải tốt để đảm bảo số vòng quay của trục khuỷu.

4. Tháo lọc gió. Cánh bướm gió phải mở hoàn toàn.
5. Mở cánh bướm ga tối đa để lượng không khí nạp vào các xy lanh động cơ là lớn nhất.
6. Tháo tất cả các bu gi để tiết kiệm năng lượng của accu, đảm bảo số vòng quay trục khuỷu cho các
lần kiểm tra sau được chính xác.
7. Nên dùng contact khởi động bằng tay để khởi động. Trường hợp không có, tháo giắc nối điện cung
cấp đến hệ thống đánh lửa và dùng contact máy của xe để khởi động.
8. Lựa chọn dây đồng hồ đo áp suất phù hợp với đường kính bu gi và chiều dài phần ren trên nắp
máy.
9. Chỉ được gá dụng cụ đo vào lỗ bu gi bằng tay.
C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Xác đònh trước trò số áp suất nén chuẩn và trò số áp suất nén giới hạn được cho bởi nhà chế tạo
trong các tài liệu kỹ thuật. Áp suất chuẩn của các động cơ hiện nay là 12kg/cm
2
và áp suất giới
hạn là 9kg/cm
2
.
2. Gá đồng hồ đo áp suất nén qua lỗ bu-gi xy lanh số 1 bằng tay.
77
Thực tập cơ bản
3. Tháo đầu nối điện đến rơ le khởi động. Nối một dây của dụng cụ khởi động bằng tay vào cực của
rơ le đề và cực còn lại của dụng cụ được nối với cực dương của accu.
4. Ấn contact dụng cụ tay để khởi động, lúc này kim đồng hồ sẽ dao động. Đọc trò số áp suất nén cao
nhất và ghi chú.















CHÚ Ý:
- Lần nén đầu tiên, trò số áp suất nén trên đồng hồ là bé nhất và sau đó tăng dần do số vòng quay
của trục khuỷu động cơ gia tăng cho đến khi ổn đònh.
- Khi đo không để kim đồng hồ dao động quá 4 lần. Do lần nén thứ 5, áp suất nén đã bão hòa.
- Sau khi ghi chú trò số áp suất nén của xy lanh số 1. Xả đồng hồ và kiểm tra áp suất nén của các xy
lanh còn lại.
5. Nhỏ qua lỗ bu gi từ 5 đến 8 giọt nhớt và đo lại áp suất nén của các xy lanh một lần nữa. Bước
kiểm tra này được gọi là kiểm tra áp suất nén của động cơ ở trạng thái ướt. Ghi chú các trò số.


Xy lanh P ở trạng thái khô P ở trạng thái ướt Đánh giá tình trạng
1 * * *
2 * * *
3 * * *
4 * * *

D. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
1. Độ chênh lệch áp suất nén giữa các xy lanh động cơ không được vượt quá 1kg/cm
2
hay 14PSI. Khi
có sự chênh lệch lớn về áp suất, động cơ sẽ nổ không đều.


Số xy lanh 1 2 3 4
Trạng thái khô 12Kg/cm2 11,5Kg/cm2 10,9Kg/cm2 11,7Kg/cm2
Trạng thái ướt 12,2 11,7 10,9 11,8

78
Thực tập cơ bản
- Áp suất nén giữa xy lanh số 1 và xy lanh số 3 chênh lệch vượt quá 1kg/cm
2
.
- Khi kiểm tra ở trạng thái ướt, áp suất xy lanh số 3 không tăng và các xy lanh khác tăng không
đáng kể. Sự cố này là do ống kềm xú pap bò mòn, xú pap hoặc bệ xú pap bò cháy, lò xo xú pap
yếu hoặc thân xú pap chuyển động không nhẹ nhàng trong ống kềm xú pap.
2. Trò số áp suất nén trong các xy lanh không được bé hơn qui đònh của nhà chế tạo. Khi trò số áp suất
nén của các xy lanh đều thấp, công suất của động cơ yếu và động cơ hao nhiên liệu.

Tên động cơ Trò số áp suất nén chuẩn Trò số áp suất giới hạn
3S – FE và 3S – GE 12,5kg/cm2 hay 178PSI 10,0kg/cm2 hay 142PSI


Số xy lanh 1 2 3 4
Trạng thái khô (PSI) 106 100 96 98
Trạng thái ướt (PSI) 122 118 108 112

- Áp suất nén của các xy lanh tương đối đều nhau khi kiểm tra ở trạng thái khô. Còn khi kiểm tra
ở trạng thái ướt, áp suất có tăng hơn 10PSI. Nguyên nhân do piston, xéc măng và lòng xy lanh
bò mòn. Ngoài ra còn có khả năng do xú pap và xéc măng đều không kín (Xy lanh số 4 khi
kiểm tra áp suất ở trạng thái ướt, áp suất tăng không đáng kể). Trong một số trường hợp có thể
là do xích cam quá mòn hoặc có thể xích truyền động hoặc dây đai bò nhảy răng.
- Khi kiểm tra thấy áp suất nén động cơ thấp, đồng thời động cơ hao nhớt là do xéc măng bò
mòn.

3. Nếu trò số áp suất nén trong các xy lanh đều quá cao, lớn hơn trò số chuẩn của nhà chế tạo, đồng
thời khi động cơ làm việc có tiếng gõ.


Số xy lanh 1 2 3 4
Trạng thái khô (PSI) 170 182 178 175
Trạng thái ướt (PSI) 172 184 180 180

Đây là trường hợp tỉ số nén của động cơ quá lớn, nguyên nhân chính là do buồng đốt quá
nhiều muội than hoặc bề mặt nắp máy bò mài quá nhiều.
4. Trò số áp suất nén giữa hai xy lanh kề nhau đều thấp so với các xy lanh còn lại. Nguyên nhân là do
joint nắp máy không kín.

Số xy lanh 1 2 3 4
Trạng thái khô ( PSI) 148 82 89 140
Trạng thái ướt (PSI) 150 90 93 147

- Trò số áp suất nén của xy lanh số 2 và xy lanh số 3 đều thấp so với xy lanh số 1 và số 4. Như
vậy, nguyên nhân là phần joint nằm giữa xy lanh số 2 và số 3 không kín.
- Trò số áp suất nén quá thấp thường do các nguyên nhân sau:
79
Thực tập cơ bản
• Xú pap bò kẹt mở, lò xo xú pap bò gãy, xú pap và bệ xú pap bò cháy nặng.
• Xéc măng bò gãy, phần gờ xéc măng bò bể hoặc nắp máy bò nứt.
E. NHẬN XÉT
1. Người ta kiểm tra áp suất nén ở trạng thái ướt với mục đích là gia tăng độ kín của xéc măng. Từ
đó đánh giá tình trạng động cơ cho chính xác.
2. Trường hợp hở joint nắp máy giữa xy lanh và bề mặt bên ngoài, nhận biết bằng cách quan sát các
bọt khí thoát ra ở mép lắp ghép giữa xy lanh và nắp máy.
3. Nếu nắp máy, xy lanh bò nứt hoặc hở joint giữa xy lanh với các lỗ nước làm mát thì áp suất nén

thấp, động cơ nổ không đều và nước làm mát sôi rất nhanh.
4. Khi piston bò bể hoặc xéc măng gãy thì áp suất nén thấp. Khi động cơ hoạt động, lượng khói gia
tăng ở lỗ thông hơi các-te động cơ rất mạnh.
5. Nếu áp suất nén của một động cơ là bình thường, áp lực nén làm cho kim dao động lần đầu sẽ cao
và ngược lại.
80
Thực tập cơ bản
BÀI 7
PHƯƠNG PHÁP CÂN CAM


A. MỤC ĐÍCH
Trong quá trình động cơ làm việc, trục cam điều khiển sự đóng mở của các xú pap, trục khuỷu điều
khiển sự chuyển động lên xuống của các piston. Do vậy, khi lắp ráp phải bảo đảm chuyển động của
piston phải đúng với chuyển động của xú pap, vò trí lắp đúng này được gọi là cân cam.
A. YÊU CẦU
 Phải biết trước chiều quay của trục khuỷu động cơ.
 Biết xác đònh vò trí điểm chết trên của xy lanh số 1.
 Tuyệt đối không để dầu nhớt dính vào đai cam, bộ căng đai…
 Kiểm tra các chi tiết kỹ lưỡng trước khi lắp.
 Chuẩn bò một số dụng cụ phù hợp với công việc.
C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Tuỳ theo động cơ và từng hãng mà nhà chế tạo sẽ bố trí các dấu lắp ráp cơ cấu phân phối khí sẽ khác
nhau. Sau đây là một số trường hợp mà chúng ta thường gặp phải.
I. CƠ CẤU OHC-TRUYỀN ĐỘNG ĐAI
Chúng ta thực hiện công việc theo hướng dẫn như sau.
PHƯƠNG PHÁP THÁO DÂY ĐAI
1. Tháo nắp đậy nắp máy và nắp mặt trước của bộ truyền động đai.
2. Quay trục khuỷu theo chiều quay sao cho rãnh khuyết trên pu li trùng với điểm 0 trên vạch chia độ
(Piston số 1 ở ĐCT).
















3. Kiểm tra dấu của bánh đai cam. Nếu cần thiết, chúng ta có thể đánh dấu trên dây đai để khi lắp lại
công việc được thuận lơi hơn.
81
Thực tập cơ bản














4. Nới lỏng bánh căng đai khoảng ½ vòng, dùng tuốc nơ vít bẩy bánh căng đai theo chiều nới lỏng
dây đai và xiết chặt bánh căng đai.
5. Tháo dây đai cam ra khỏi bánh răng cam.













6. Dùng dụng cụ đặc biệt tháo đai ốc đầu trục khuỷu.
7. Dùng cảo tháo pu li dẫn động đầu trục khuỷu và tháo nắp đậy mặt dưới.
8. Tháo miếng chận đai cam.
82
Thực tập cơ bản

9. Đánh dấu dây đai với bánh răng trục khuỷu.
Tháo dây đai ra ngoài.
10. Tháo bánh căng đai và thay mới.
11. Lắp bánh căng đai mới và lò xo. Đẩy bánh
căng theo hướng làm chùng đai và xiết chặt.





PHƯƠNG PHÁP CÂN CAM
1. Kiểm tra lại vò trí điểm chết trên trên trục khuỷu và dấu trên bánh răng trục cam.
2. Lắp đai cam vào động cơ đúng vò trí ban đầu của nó.













3. Nới lỏng bánh căng đai khoảng ½ vòng. Quay trục khuỷu hai vòng, kiểm tra lại dấu cân cam.
4. Xiết chặt vít giữ bánh căng đai.
5. Lắp miếng chận đai cam và chú ý mặt cong hướng ra ngoài.
6. Lắp trở lại các miếng che đầu động cơ.
7. Lắp pu li đầu trục khuỷu và xiết đúng tiêu chuẩn.


83
Thực tập cơ bản
II. CƠ CẤU OHV - TRUYỀN ĐỘNG XÍCH
THÁO BỘ TRUYỀN ĐỘNG

1. Tách các bộ phận có liên quan ra ngoài.
2. Tháo nắp đậy cò mổ và trục cò mổ.













3. Nới lỏng đều từ ngoài vào trong, tháo cò mổ và trục cò mổ ra khỏi nắp máy.
4. Lấy các đũa đẩy và các con đội ra ngoài.
5. Dùng dụng cụ chuyên dùng tháo đai ốc đầu trục khuỷu. Lấy pu li đầu trục khuỷu ra ngoài.
6. Tháo nắp đậy xích cam ở mặt trước của động cơ.














6. Tháo bộ căng xích và lấy nó ra ngoài.
7. Kiểm tra dấu cân cam: Xoay trục khuỷu cho piston số
1 ở điểm chết trên. Kiểm tra dấu trên trục cam và dấu
trên trục khuỷu phải trùng tương ứng với dấu trên xích
cam. Nếu cần thiết, đánh dấu trước khi tháo.

84
Thực tập cơ bản
8. Dùng dụng cụ giữ trục khuỷu và tháo đai ốc đầu trục cam.
9. Dùng cảo tháo bánh răng xích và lấy cả bộ truyền động xích ra ngoài.













10. Tháo bộ đỡ xích.
11. Tháo các con vít lắp ghép tấm chận dọc trục cam, nâng nhẹ trục cam, rút nó ra khỏi các ổ đỡ.















12. Vệ sinh các chi tiết sạch sẽ và sắp xếp chúng có thứ
tự.
PHƯƠNG PHÁP CÂN CAM
1. Lắp trục cam vào thân máy.
2. Lắp miếng sắt chận dọc ở đầu trục cam và xiết chặt.
3. Lắp miếng đỡ xích cam.
4. Xoay trục khuỷu sao cho then trên đầu trục khuỷu
hướng lên theo phương đứng.
5. Xoay trục cam cho then trên đầu trục cam cũng hướng
lên theo phương thẳng đứng giống như ở trục khuỷu.


85
Thực tập cơ bản
6. Lắp xích cam vào hai bánh răng đúng theo dấu đã
đònh sẳn (Xem hình vẽ bên).
7. Lắp bộ truyền động xích cam vào trục khuỷu và trục
cam.
8. Lắp đai ốc đầu trục cam và xiết chặt đúng mô men.

9. Lắp bộ căng xích cam và các bộ phận còn lại.









ĐỘNG CƠ CŨ
Đây là trường hợp trục cam được bố trí ở thân máy và khoảng cách giữa trục cam và trục khuỷu là gần
nhau. Hiện nay loại này rất ít gặp, phương pháp thực hiện như sau.
1. Quay dấu trên bánh răng trục khuỷu nằm trên đường thẳng qua tâm trục khuỷu và trục cam.
2. Lắp trục cam vào thân máy sao cho dấu trên bánh răng cam trùng với dấu trên bánh răng trục
khuỷu.
3. Xiết chặt miếng chận chuyển động dọc của trục cam vào thân máy.
















h.1
III. CƠ CẤU OHC – TRUYỀN ĐỘNG XÍCH
Ở cơ cấu này trục cam được lắp trên nắp máy và phương pháp lắp xích cam vào động cơ hơi phức tạp.
Ví dụ động cơ 1RZ và 2RZ.
Chúng ta nên đánh dấu trước khi tháo để giúp cho việc lắp lại được thuận lợi.
1. Quay trục khuỷu cho đến khi rãnh then trên đầu trục khuỷu hướng lên trên.
2. Lắp bánh răng truyền động xích cam vào đầu trục khuỷu.
86

×