Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Máu và các thành phần máu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.16 KB, 4 trang )

Máu và các thành phần máu


Máu toàn phần:
Là máu được lấy ra từ người hiến máu thích hợp, máu vô khuẩn, an toàn sinh học,
có chất chốn đông và bảo quản. Máu toàn phần là nguồn nguyên liệu để sản xuất
các chế phẩm máu. Bảo quản ở 2-6 độ C, nếu dùng chất chống đông CPD-A1 để
được 35 ngày. Do được coi là nguồn nguyên liệu, việc sủ dụng máu toàn phần trên
lâm sàng rất hạn chế. Máu toàn phần được xem xét dùng cho các trường hợp đồng
thời có thiếu hụt hồng cầu và thể tích máu, ví dụ mất máu do chấn thương.
Khối hồng cầu:
Là phần còn lại của máu toàn phần sau khi đã loại bỏ phần huyết tương mà không
sử lý gì thêm. Sản phẩm có hematocrit đạt 0,6-0,75, vẫn còn nhiều bạch cầu và
tiểu cầu. Bảo quản ở 2-6 độ C, nếu dùng chất chống đông CPD-A1, để được 35
ngày. Khối hồng cầu được dùng thay thế trong mất máu và dùng điều trị trong
thiếu máu.
Khối hồng cầu loại bỏ lớp bạch-tiểu cầu: Được chế từ máu toàn phần bằng cáh
tách phần huyết tương và lớp bạch tiểu cầu khỏi khối hồng cầu. Sản phẩm có
hematocrit đạt 0,6-0,75, số lượng bạch cầu và tiểu cầu thấp. Bảo quản ở 2-6 độ C,
nếu dùng chất chống đông CPD-A1 để được 35 ngày. Khối hồng cầu loại bỏ lớp
bạch-tiểu cầu được dùng thay thế trong mất máu và dùng điều trị trong thiếu máu.
Khối hồng cầu có thêm dung dịch nuôi dưỡng: Được chế từ máu toàn phần bằng
cách tách phần huyết tương khỏi khối hồng cầu, sau đó thêm vào một dung dịch
nuôi dưỡng thích hợp. Sản phẩm có hematocrit không vượt quá 0,7 số lượng bạch
cầu và tiểu cầu còn nhiều. Bảo quản ở 2-6 độ C, nếu dùng chất chống đông CPD-
A1 để được 35 ngày. Thành phần này được dùng thay thế trong mất máu và dùng
điều trị trong thiếu máu.
Khối hồng cầu loại bạch cầu: Được chế từ máu toàn phần bằng cách tách phần
huyết tương khỏi khối hồng cầu, loại bỏ lớp bạch-tiểu cầu, sau đó lọc loại bỏ bạch
cầu khỏi khối hồng cầu. Sản phẩm có hematocrit từ 0,6 đến 0,75, số lượng bạch
cầu và tiểu cầu còn rất ít. Bảo quản ở 2-6 độ C, nếu dùng chất chống đông CPD-


A1 để được 35 ngày. Nếu trong quá trình lọc bạch cầu có áp dụng hệ thống mở thì
chỉ được phép bảo quản trong vòng 24h ở 2-6 độ C. Khối hồng cầu này được dùng
thay thế trong mất máu và dùng điều trị trong thiếu máu. Đặc biệt áp dụng cho
bệnh nhân có nguy cơ nhằm tránh xảy ra phản ứng không hoà hợp với kháng
nguyên bạch cầu đồng loài.
Khối tiểu cầu:
Được chế từ máu toàn phần, phần này có chức phần lớn lượng tiểu cầu có trong túi
máu và có tác dụng điều trị. Khối tiểu cầu được điều chế bằng 2 phương pháp: từ
huyết tương giầu tiểu cầu và từ lớp bạch-tiểu cầu. Sản phẩm có số lượng bạch cầu
và hồng cầu còn rất ít. Bảo quản trong túi nhựa có chức năng trao đổi khí, trên
máy lắc và ở 20-24 độ C. Hạn sử dụng 5 ngày, nếu sản xuất trên hệ thống hở chỉ
dùng được trong 24 h. Khối tiểu cầu được chỉ định dùng cho các trường hợp xuất
huyết giảm tiểu cầu mức độ nặng.
Tiểu cầu máy:
Được chế bằng cách trực tiếp tách ra thành phần tiểu cầu từ người hiến máu sử
dụng thiết bị tách tế bào tự động. Sản phẩm có số lượng tiểu cầu rất cao thường
gấp 5-10 lần lượng tiểu cầu có trong khối tiểu cầu. Bảo quản trong túi nhựa có
chức năng trao đổi khí, trên máy lắc và ở 20-24 độ C. Hạn sử dụng 5 ngày. Tiểu
cầu máy được chỉ định dùng cho các trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu mức độ
nặng.
Huyết tương tươi đông lạnh: có thể tách từ máu toàn phần hoặc trực tiếp tách bằng
máy từ người hiến huyết tương. Sản phẩm này có chứa các yếu tố đông máu,
albumin và globulin miễn dịch. Bảo quản –180Cđến –250C: 3 tháng, –250C: 24
tháng, –800C: 25 năm. Huyết tương tươi đông lạnh được dùng trong điều trị các
rối loạn đông máu, trong điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu. Là nguồn nguyên liệu
chính để sản xuất tủa lạnh yếu tố 8.
Tủa lạnh yếu tố 8:
Là thành phần huyết tương có chứa phân đoạn globilin kết tủa được làm từ huyết
tương tươi đông lạnh. Với thể tích khoảng 10-20 ml, thành phần này chứa yếu tố
đông máu với nồng độ cao. Sản phẩm có chứa tỷ lệ lớn yếu tố 8, yếu tố Von

Willebrand, fibrinogen, yếu tố 13 và fibronectin. Bảo quản –180Cđến –250C: 3
tháng, –250C: 24 tháng. Dùng trong điều trị các trường hợp thiếu hụt yếu tố 8
(bệnh ưa chảy máu A, bệnh Von Willebrand), đông máu rải rác lòng mạch, thiếu
hụt fibrrinogen.
Huyết tương loại tủa 8:
Là thành phần điều chế từ huyết tương bằng cách lấy đi phần tủa lạnh yếu tố 8. So
với huyết tương tươi đông lạnh, sản phẩm này chứa cùng mức albumin, các
globulin miễn dịch, các chất đông máu, ngoại trừ có giảm rõ yếu tố 5, yếu tố 8 và
fibrinogen. Bảo quản –180Cđến –250C: 3 tháng, –250C: 24 tháng, –800C: 25
năm. Huyết tương loại tủa 8 chỉ được dùng cho các trường hợp xuất huyết giảm
tiểu cầu.

×