Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.93 KB, 5 trang )

LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ

Loãng xương là gì?
Loãng xương là tình trạng xương bị mục rỗng làm cho xương có hình dạng như tổ
ong. Loãng xương gây ra bởi tình trạng mất Calcium (xem hình bên dưới), còn gọi
là mất khối lượng của xương (hay nồng độ hay độ đậm đặc). Lâu ngày, loãng
xương dẫn đến tình trạng gãy xương.
Tại sao loãng xương thường gặp ở phụ nữ hơn ở nam giới?
Loãng xương là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Lý do là:
 Phụ nữ có khối lượng xương ít hơn nam giới.
 Lượng calcium ở phụ nữ không đủ cho đời người (ngược lại nam giới có
thể có lượng calcium đủ cho cả đời người)
 Phụ nữ cần phải có hormon sinh dục nữ estrogen để duy trì cho xương khỏe
mạnh.
Khi khối lượng xương đạt cực đại (khoảng ở tuổi 35), con người bắt đầu bị mất
xương. Ở phụ nữ, tốc độ mất xương diễn ra nhanh hơn khi bước vào giai đoạn
mãn kinh (do lượng nội tiết tố estrogen giảm mạnh). Quá trình mất xương càng
trầm trọng ở những phụ nữ bị cắt buồng trứng (vì buồng trứng là nơi sản xuất
estrogen).
Kết quả nghiên cứu:
1. Khối lượng xương ở nữ thấp hơn ở nam
2. Bắt đầu mất xương ở độ tuổi 35, gia tăng mất xương khi mãn kinh
3. Mất xương dẫn đến tình trạng loãng xương gây đau nhức, khòm lưng hay gãy
xương
Các dấu hiệu của loãng xương?
Bạn thường không biết mình đã bị loãng xương cho đến khi có một dấu hiệu trầm
trọng xảy ra. Các dấu hiệu đó bao gồm:
 Gãy xương
 Đau vùng thắt lưng hay bị cụp cột sống, còng lưng, Lý do là các đốt
xương cột sống bị xụp và lún vào nhau.
Những tai hại trên xuất hiện sau một thời gian dài bị mất Calcium trong xương.


Bạn có nguy cơ bị loãng xương không?
Bảng bên cho thấy các nguy cơ có thể dẫn đến loãng xương. Càng nhiều dấu hiệu
trong bảng thì nguy cơ loãng xương càng cao.
Khi nào cần làm xét nghiệm đo nồng độ xương?
Bạn cần sự tư vấn từ BS. Ở nhiều phụ nữ, loãng xương có thể chẩn đoán không
cần phải xét nghiệm. Với xét nghiệm, BS sẽ có bằng chứng kết luận loãng xương
với cấu trúc xương hình tổ ong (xem phim X- Quang)
Những thông tin mới về liệu pháp hormon thay thế:
Liệu pháp hormon thay thế (HRT) là một phương pháp phòng chống loãng xương
hoặc dùng để giữ cho tình trạng của xương không tồi đi.
Trong liệu pháp hormon thay thế, Bạn phải dùng các hormon (estrogen đơn thuần
hay estrogen phối hợp progestin) để thay thế cho tình trạng giảm sút hormon (nội
tiết tố) trong cơ thể ở thời kỳ mãn kinh hay khi Bạn bị phẫu thuật cắt bỏ buồng
trứng.
Các phụ nữ áp dụng liệu pháp này có thể bị gia tăng nguy cơ ung thư vú, nhồi máu
cơ tim, bị đông máu & các biến chứng cũng như bệnh Alzheimer.
Tiền căn bệnh tật của Bạn cũng như gia đình Bạn rất quan trọng trong việc đánh
giá rủi ro so với lợi ích của việc dùng liệu pháp hormon thay thế. Nói với BS của
Bạn về các tiền sử bệnh tật này.
Tìm hiểu về các thuốc sử dụng trong điều trị loãng xương:
Calcitonin là gì? Calcitonin là một hormon giúp chống lại sự mất xương và giảm
đau ở những người bị loãng xương. Calcitonin có thể dùng theo liều hay xịt vào
mũi họng. Tác dụng ngoại ý chủ yếu là buồn nôn.
Alendronate & Risedronate là gì? Chúng không phải là hormon nhưng giúp
ngăn ngừa và điều trị loãng xương. Những thuốc này làm giảm nguy cơ gãy xương
vì tác dụng làm giảm tốc độ mất xương. Tác dụng ngoại ý chủ yếu là rối loạn tiêu
hóa
Raloxifene là gì? Raloxifene là thuốc ngăn ngừa, điều trị loãng xương bằng cách
gia tăng mật độ xương. Raloxifene không phải là hormon, nhưng nó có hiệu quả
tác dụng tương tự như estrogen. Tác dụng ngoại ý bao gồm bực bội trong người &

nguy cơ đông máu.
Teriparatide là gì? Teriparatide là hormon tổng hợp dùng đường tiêm chích ngày
một lần để điều trị chứng loãng xương. Tác dụng ngoại ý bao gồm buồn nôn,
chóng mặt & phù chân
Lượng Calcium cần cung cấp bao nhiêu là vừa?
Thời kỳ trước mãn kinh, Bạn cần 1.000 mg Calcium mỗi ngày. Giai đoạn sau mãn
kinh, Bạn cần 1.000 mg Calcium mỗi ngày nếu Bạn đang áp dụng liệu pháp
hormon thay thế hoặc 1.500 mg Calium nếu không áp dụng liệu pháp hormon này.
Cách tốt nhất là cố gắng bổ xung Calcium cho cơ thể từ thức ăn. Thức ăn ít béo
hoặc không béo thường chứa nhiều Calcium. Những loại đậu khô, cá mòi, bông
cải xanh chứa nhiều Calcium. Một cốc sữa hay một hũ yogurt chứa khoảng 300mg
Calcium. Nếu lượng Calcium từ thức ăn không đủ cung cấp cho cơ thể, BS có thể
khuyên Bạn dùng thuốc có chứa Calcium. Có thể uống trong bữa ăn hoặc uống
kèm với sữa. Vitamin D và lactose (đường thiên nhiên có trong sữa) giúp tăng hấp
thu Calcium.

×