Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Giải pháp hạn chế tính mùa vụ của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.45 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




DƯƠNG THỊ THU HÀ



GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÍNH MÙA VỤ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ




Người hướng dẫn: TS. Trần Hữu Nam




HÀ NỘI - 2008


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chương 1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH VÀ TÍNH


THỜI VỤ TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH 8
1.1. Kinh doanh lữ hành 8
1.1.1. Lữ hành và kinh doanh lữ hành 8
1.1.2. Doanh nghiệp lữ hành và các loại hình doanh nghiệp lữ hành . 16
1.2. Tính thời vụ trong kinh doanh lữ hành 21
1.2.1. Thời vụ và đặc điểm của thời vụ 21
1.2.2. Tính thời vụ trong hoạt động lữ hành 23
1.2.3. Các nhân tố tác động đến tính thời vụ trong hoạt động lữ hành 29
1.3. Các giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động lữ hành 35
1.3.1. Thoả mãn nhu cầu đa dạng của du khách 35
1.3.2 Kéo dài thời vụ du lịch 36
1.3.3. Tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai 36
Chương 2. THỰC TRẠNG THỜI VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 38
2.1. Điều kiện phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn Hà Nội 38
2.1.1. Các điều kiện tự nhiên 38
2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn 39
2.1.3. Điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để phát triển du lịch
Hà Nội 42
2.1.4. Các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch của Hà Nội 44
2.1.5. Chính sách phát triển du lịch của Hà Nội 52
2.2. Đánh giá hoạt động du lịch tại các doanh nghiệp lữ hành 53
2.2.1. Giới thiệu các doanh nghiệp khảo sát 53
2.2.2. Thời vụ trong hoạt động du lịch tại các doanh nghiệp lữ hành . 56
2.2.3. Những tồn tại cần giải quyết và nguyên nhân 71
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÍNH THỜI VỤ TRONG KINH
DOANH LỮ HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 75
3.1. Dự báo về triển vọng phát triển của du lịch Việt Nam và Hà Nội . 75


2

3.1.1. Một vài dự báo về lữ hành thế giới trong tương lai 75
3.1.2. Một vài dự báo về lữ hành Việt Nam và Hà Nội 77
3.2 . Quan điểm phát triển du lịch và phương hướng hạn chế tính thời
vụ trong kinh doanh lữ hành trên địa bàn Hà Nội 78
3.2.1. Quan điểm chung 78
3.2.2. Phương hướng và mục tiêu cụ thể 79
3.3. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị 81
3.3.1. Các giải pháp 81
3.3.2. Kiến nghị 95
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

















1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tính thời vụ là một quy luật phổ biến ở hầu khắp các lĩnh vực của đời
sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia trên thế giới. Dù ở bất cứ lĩnh vực nào:
từ nông nghiệp, ngư nghiệp, khai thác đến chế biến, sản xuất hay kinh
doanh dịch vụ… cũng không nằm ngoài sự chi phối của quy luật này. Vì
vậy trong mọi hoàn cảnh con người luôn tìm cách để hạn chế tối đa những
tác động bất lợi và tận dụng tối đa những tác động có lợi của quy luật này
đến quá trình hoạt động sản xuất hay kinh doanh của mình.
Hoạt động du lịch cũng không nằm ngoài sự tác động của quy luật tính
thời vụ. Quy luật này tác động lên cả 3 lĩnh vực của hoạt động du lịch là lữ
hành, lưu trú và vui chơi giả trí. Tính thời vụ tạo nên tính mất cân bằng về
cung cầu trên thị trường du lịch, ảnh hưởng đến chất lượng của từng sản
phẩm du lịch và uy tín, hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp du lịch.
Do vậy, việc tìm mọi cách để kéo dài thời vụ du lịch nhằm duy trì hiệu quả
kinh doanh và các hoạt động khác là việc làm thường xuyên, được ưu tiên
của doanh nghiệp du lịch nói chung và doanh nghiệp lữ hành nói riêng.
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và du lịch của cả
nước, có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Hà Nội là địa phương có tài
nguyên du lịch hấp dẫn, đa dạng và độc đáo. Nơi đây cũng có hệ thống cơ
sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch vào loại tốt nhất cả nước, tập trung
các cơ quan của Đảng và nhà nước, các đại sứ quán, các tổ chức Quốc tế,
các văn phòng đại diện nước ngoài Bên cạnh đó, sự kiện Việt Nam chính
thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại WTO, thành viên không
thường trực của Liên Hiệp Quốc đánh dấu bước chuyển trong quan hệ đối
ngoại cũng như trong tiến trình hội nhập Quốc tế, tạo hậu thuẫn mạnh mẽ

2
cho việc phát triển ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội
nói riêng.
Tuy vậy, hoạt động kinh doanh lữ hành ở Hà Nội vẫn mang tính thời vụ.

Việc tìm ra những giải pháp cụ thể khắc phục những bất lợi do tính thời vụ
gây ra là việc làm có ý nghĩa sống còn cho sự tồn tại và phát triển của các
doanh nghiệp lữ hành Hà Nội, quyết định đến hiệu quả kinh doanh của
từng doanh nghiệp.
Vậy đâu là những yếu tố tạo ra tính thời vụ du lịch trên địa bàn Hà Nội?
Nó tác động đến hoạt động kinh doanh lữ hành ra sao? Các doanh nghiệp
lữ hành Hà Nội phải làm gì trước tác động của quy luật thời vụ? Để tìm lời
giải đáp cho vấn đề này tác giả đã mạnh dạn thực hiện đề tài: “Giải pháp
hạn chế tính mùa vụ của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà
Nội’ làm đề tài luận văn của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu tính thời vụ trong hoạt động du lịch, luận văn chỉ
ra những nhân tố quyết định tính thời vụ trong du lịch nói chung và du lịch
Hà Nội nói riêng; đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tính thời vụ trong
hoạt động du lịch tại thành phố Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về hoạt động lữ hành và xây dựng
một số luận cứ khao học về thời vụ du lịch.
- Phân tích thực trạng thời vụ du lịch Hà Nội thông qua các nhân tố tác
động tới cung và cầu du lịch tại 8 công ty lữ hành và đưa ra các nguyên
nhân chính quyết định thực trạng trên.
- Đề xuất một số giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động lữ hành
trên địa bàn Hà Nội.

3



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về tính thời vụ trong kinh
doanh lữ hành trong mối quan hệ với thực tiễn kinh doanh lữ hành tại 8
công ty du lịch trên địa bàn Hà Nội, trong đó tập trung nghiên cứu:
- Các nhân tố quyết định đến tính thời vụ du lịch
- Hướng tác động của từng nhân tố lên cung, lên cầu hoặc cả cung và
cầu du lịch
- Xác định mức độ tác động của từng nhân tố
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giưói hạn xem xét tính thời du lịch
trên địa bàn Hà Nội, nhìn nhận Hà Nội ở góc độ điểm đến. Quá trình khảo
sát, phân tích và đánh giá tính thời vụ du lịch Hà Nội được thực hiện thông
qua hoạt động của 8 doanh nghiệp lữ hành tiêu biểu trên địa bàn Hà Nội và
chỉ nhìn nhận ở góc độ doanh nghiệp lữ hành nhận khách với hoạt dộng thu
hút khách quốc tế và nội địa đến Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu là từ năm 2003 đến 2006
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp
duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, phân tích hệ
thống,phương pháp tiếp cận thực tiễn, phương pháp so sánh và mô
hình hoá…
5. Dự kiến những đóng góp của luận văn

4
- Về mặt khoa học: luận văn hệ thống hoá và bổ sung về mặt lý luận và
chỉ ra những nguyên nhân của tính thời vụ trong hoạt động lữ hành.
- Về mặt thực tiễn: Đề xuất các giải pháp hạn chế tính thời vụ đối trong
hoạt động của các doanh nhiệp lữ hành Hà Nội.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của

luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1. Những lý luận cơ bản về kinh doanh lữ hành và tính thời vụ
trong kinh doanh lữ hành
Chương 2. Thực trạng thời vụ du lịch trên địa bàn Hà Nội
Chương 3. Một số giải pháp hạn chế tính thời vụ trong kinh doanh lữ
hành trên địa bàn Hà Nội

5
Chưong 1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH LỮ
HÀNH VÀ TÍNH THỜI VỤ TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH
1.1. Kinh doanh lữ hành
1.1.1. Lữ hành và kinh doanh lữ hành
Trên cơ sở khái niệm lữ hành và kinh doanh lữ hành luận văn đưa ra
nhận xét:
- Hoạt động lữ hành có sự di chuyển và lưu trú qua đêm. Hình thành
một lĩnh vực kinh doanh lữ hành nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của con
người trong quá trình di chuyển và lưu trú: dịch vụ trọn gói, dịch vụ từng
phần. Trong tương lai, các dịch vụ từng phần, mang tính mở sẽ chiếm ưu
thế trong sự lựa chọn của khách hàng. Bởi sự phát triển như vũ bão của
khoa học công nghệ, thế giới bị thu hẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho khách
hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm, các nhu cầu sẽ đa dang và phong phú
hơn.
- Kinh doanh lữ hành chịu tác động của quy luật thị trường: chứa
đựng tổng cung và tổng cầu về du lịch. Một số nhân tố tác động đến cầu du
lịch bao gồm:tình hình thế giới, quan hệ quốc tế, điều kiện chính trị, kinh
tế, nhân khẩu, địa lý, văn hóa xã hội, mức giá so sánh, khả năng di chuyển,
chính sách khuyến khích phát triển du lịch của chính phủ, truyền thông,
động cơ đi du lịch, phong tục tập quán, thói quen, tâm sinh lý, trình độ văn
hoá, độ tuổi, thu nhập…Một số nhân tố tác động đến cung du lịch: giá của
hàng hoá và dịch vụ từ các nhà cung cấp dịch vụ, tài nguyên du lịch, cơ sở

hạ tầng kinh tế xã hội, chính sách của chính phủ, nhu cầu du lịch.
1.1.2. Doanh nghiệp lữ hành và các loại hình doanh nghiệp lữ
hành

6
Kinh doanh lữ hành có nhiều loại dịch vụ hàng hoá khác nhau nhằm
đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách du lịch, bao gồm: dịch vụ
trung gian (các dịch vụ đơn lẻ), chương trình du lịch, các sản phẩm khác.
- Các loại hình doanh nghiệp lữ hành:
+ Theo cách phân chia Quốc tế bao gồm: doanh nghiệp lữ hành
nhận khách: (cả lĩnh vực nội địa và inbound), doanh nghiệp lữ hành gửi
khách (cả lĩnh vực nội địa và outbound).
+ Theo cách phân chia Việt Nam bao gồm: doanh nghiệp lữ hành
nội địa (vừa có chức năng nhận khách và vừa có chức năng gửi khách),
doanh nghiệp lữ hành quốc tế (vừa có chức năng nhận khách - inbound,
vừa có chức năng gửi khách - outbonud).
1.2. Tính thời vụ trong kinh doanh lữ hành
1.2.1. Thời vụ và đặc điểm của thời vụ
Dưới con mắt của các nhà kinh tế thì thời vụ được định nghĩa như
sau: “Thời vụ là những biến động lặp đi lặp lại hàng năm của cung và cầu
xẩy ra dưới tác động của một số nhân tố xác định”.
Đặc điểm của thời vụ:
- Thời vụ là một quy luật có tính phổ biến ở tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội.
- Mỗi một lĩnh vực, một ngành nghề lại có một thời vụ riêng.
- Mỗi một lĩnh vực, một ngành nghề có thể có một hoặc nhiều thời
vụ trong năm.
- Độ dài và cường độ của thời vụ là khác nhau với các lĩnh vực sản
xuất và kinh doanh.
- Tính thời vụ được tạo ra bởi sự tác động của một số nhân tố xác định.

1.2.2. Tính thời vụ trong hoạt động lữ hành

7
Tính thời vụ du lịch là sự dao động lặp đi lặp lại đối với cung và
cầu của các dịch vụ và hàng hoá du lịch, xẩy ra dưới tác động của các
nhân tố xác định. Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kỳ
kinh doanh, mà tại
Đặc điểm thời vụ của du lịch
- Thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các
vùng có hoạt động du lịch.
- Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ
du lịch, tuỳ thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đó
- Độ dài thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau
đối với từng thể loại du lịch và chu kỳ kinh doanh
- Độ dài và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức độ phát
triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của từng quốc gia, điểm du lịch và
các nhà kinh doanh du lịch
- Độ dài và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào đặc điểm thị
trường khách
- Độ dài và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các
cơ sở cung cấp dịch vụ
1.2.3. Các nhân tố tác động đến tính thời vụ trong hoạt động lữ hành
- Vị trí địa lý, điều kiện thời tiết, khí hậu là nhân tố thuận lợi để phát
triển đa dạng các loại hình du lịch và thu hút khách
- Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn
- Cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch
- Chính sách phát triển du lịch của quốc gia, từng vùng, từng địa phương
- Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3. Các giải pháp hạn chế tính thời vụ trong hoạt động lữ hành
1.3.1. Thoả mãn nhu cầu đa dạng của du khách


8
Để làm được điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần nghiên cứu xây
dựng các chương trình du lịch phù hợp với từng thị trường khách và từng
đối tượng khách cụ thể. Các doanh nghiệp lữ hành cần tạo ra các sản phẩm
du lịch phong phú, đáp ứng tâm lý, lứa tuổi, giới tính, thị hiếu, văn hoá,
điều kiện kinh tế,…của từng đối tượng khách cụ thể.
1.3.2 Kéo dài thời vụ du lịch
- Khai thác một số loại hình dịch vụ bổ sung trong các chương trình
du lịch (dịch vụ giải trí, tiêu khiển, chăm sóc sắc đẹp, câu lạc bộ, y tế,
nghệ thuật, triển lãm, thể thao, văn hoá dân gian, lễ hội ) Các sản phẩm
du lịch có sức nặng thì mới giữ chân du khách ở lại lâu hơn, nhiều hơn. Đó
là cách hữu hiệu để kéo dài thời vụ du lịch.
- Sử dụng chính sách khuyến khích, khen thưởng ngoài thời vụ chính
như giảm giá, thêm dịch vụ không mất tiền, tặng quà, tăng tỷ giá hối đoái
hoặc khai thác các sự kiện thể thao, văn hoá, xã hội để tạo ra một làn sóng
đi du lịch mới.
1.3.3. Tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai
Nghiên cứu và xác định những loại hình du lịch mới có thể phát triển
đạt hiệu quả kinh tế.
Tóm tắt chương 1
Thời vụ du lịch được hình thành dưới tác động của nhiều nhân tố.
Một số các nhân tố tác động chủ yếu lên cầu, một số khác tác động chủ yếu
lên cung, có nhân tố lại tác động lên cả hai thành phần của thị trường du
lịch.
Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả trong kinh doanh lữ hành cần
nghiên cứu những nhân tố quyết định tính thời vụ trong du lịch. Nhiệm vụ
đặt ra là:
- Chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng quyết định đến tính thời vụ.


9
- Định ra hướng tác động của từng nhân tố lên cung, lên cầu hoặc lên
cả cung và cầu trong du lịch.
- Xác định mức độ tác động của từng nhân tố và ảnh hưởng tổng hợp
của các nhân tố.
Việc nghiên cứu toàn diện các nhân tố, ảnh hưởng và vai trò của các
nhân tố tác động đến tính thời vụ trong du lịch sẽ cho phép chúng ta xây
dựng được chính sách phát triển ngành và vùng hợp lý, có những giải pháp
nhằm giảm bớt tác động bất lợi của các nhân tố, đồng thời kéo dài thời vụ
du lịch.

Chương 2. THỰC TRẠNG THỜI VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
HÀ NỘI
2.1. Điều kiện phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn Hà Nội
2.1.1. Các điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý và địa hình thuận lợi cho phép Hà Nội có thể khai thác
các loại hình du lịch cũng như trở thành một trung tâm du lịch, một điểm
đến lý tưởng cho khách trong và ngoài nước với mục đích du lịch thuần tuý
hay du lịch kết hợp với nhiều mục đích khác.
- Thời tiết và khí hậu: Hà Nội trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn
khách vào mùa khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Đây cũng
là khoảng thời gian đẹp nhất để tiến hành các hoạt động du lịch ở Hà Nội.
2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: Hà Nội mang trong mình một kho tàng
tài nguyên du lịch nhân văn phong phú với bề dầy lịch sử văn hoá, các lễ
hội, phong túc tập quán về cư trú, tổ chức xã hội, ăn uống, kiến trúc, trang
phục, các đối tượng văn hoá thể thao khác… Các yếu tố này góp phần tạo
ra sản phẩm du lịch đặc trưng riêng cho Hà Nội. Đây là tiền đề để các nhà

10

kinh doanh lữ hành Hà Nội khai thác các “chất liệu” văn hoá có tính đơn
lẻ, độc lập để thiết kế ra các chương trình du lịch đáp ứng nhu cầu đa dạng
của du khách, giảm thiểu được những tác động bất lợi do tính thời vụ du
lịch gây ra.
2.1.3. Điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để phát triển du
lịch Hà Nội
Điều kiện chính trị của Hà Nội cho phép phát triển kinh doanh du
lịch nói chung và kinh doanh lữ hành nói riêng, thu hút khách du lịch quốc
tế tại chỗ. Sự tăng trưởng của kinh tế Hà Nội góp phần kích thích cả cung
và cầu du lịch phát triển. Những thuận lợi về điều kiện văn hoá cho phép
các doanh nghiệp lữ hành đa dạng hoá sản phẩm, giúp giải quyết những
khó khăn vào dịp trái vụ.
2.1.4. Các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch của Hà Nội
- Dịch vụ vận chuyển : hàng không, đường sắt, đường bộ, đường
thuỷ: góp phần giải quyết những khó khăn trong việc đi lại khi mà cầu
vượt quá cung vào thời kỳ chính vụ (bằng việc tăng chuyến bay). Cũng
mối quan hệ này sẽ giúp các doanh nghiệp lữ hành giảm giá tour để khích
cầu vào dịp trái vụ (nhờ chính sách khuyến mại giảm giá vé máy bay của
các hãng hàng không).
- Dịch vụ lưu trú và ăn uống : dịch vụ lưu trú và ăn uống tại Hà Nội
rất đa dạng, phong phú và chất lượng. Quan hệ giữa các nhà cung cấp dịch
vụ lưu trú và ăn uống với các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội ở mức độ thấp.
Các doanh nghiệp lữ hành chỉ được hưởng mức giá ưu đãi giảm từ 10 đến
20% mức giá công bố của các khách sạn. Vì vậy giá tour của các doanh
nghiệp lữ hành Hà Nội chào bán chưa có sức hấp dẫn khách du lịch trong
và ngoài nước, giảm khả năng thu hút khách đến Hà Nội.

11
- Dịch vụ vui chơi giải trí: các nhà cung cấp dịch vụ giải trí ở Hà Nội
tuy nhiều về số lượng, nhưng quy mô lại hết sức nhỏ bé, manh mún, tản

mạn, chất lượng phục vụ thấp không có sức thu hút khách. Điều kiện giao
thông đến các di tích gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, các doanh nghiệp lữ
hành Hà Nội cũng không tích cực chủ động giới thiệu các dịch vụ này vì
lợi ích kinh tế cho họ mang lại không được bao nhiêu. Đặc biệt là khi đưa
khách đến các cơ sở dịch vụ giải trí mang tính chất dịch vụ công.
- Các dịch vụ khác: các nhà kinh doanh lữ hành trên địa bàn Hà Nội
được sự trợ giúp rất nhiều của các nhà cung cấp dịch vụ như bưu chính
viễn thông, ngân hàng bảo hiểm,…Các dịch vụ này đảm bảo tính linh hoạt
và tiện ích cho khách hàng vào thời kỳ chính vụ (thanh toán, liên lạc, bảo
hiểm…).
2.1.5. Chính sách phát triển du lịch của Hà Nội
Chính sách phát triển du lịch của Hà Nội đã và đang tạo dựng hình
ảnh du lịch thủ đô, đa dạng hoá sản phẩm du lịch dựa trên tiềm năng sẵn
có, đồng thời mở rộng thị trường khách đến. Những nỗ lực này sẽ làm tăng
nguồn khách cả vào dịp chính vụ và trái vụ.
2.2. Đánh giá hoạt động du lịch tại các doanh nghiệp lữ hành
2.2.1. Giới thiệu các doanh nghiệp khảo sát
- Quy mô và thị phần của tám doanh nghiệp lữ hành khảo sát: Công
ty du lịch Việt Nam Hà Nội – Vietnamtourism Hanoi (DN1), Công ty du
lịch Hà Nội – Hanoitourism (DN2), Công ty du lịch dịch vụ Hà Nội -
Hanoi Toserco (DN3), Công ty Điều hành Hướng dẫn Du Lịch Việt Nam -
Vinatour (DN4), Công ty Công ty du lịch Việt Ý (DN5), Công ty du lịch
dịch vụ Tây Hồ (DN6), Công ty liên doanh Hồ Gươm – Diethelm (DN7),
Công ty lữ hành Saigontourist Hà Nội(DN8).
Đây là 8 doanh nghiệp lữ hành nhận khách hàng đầu của Hà Nội,
trong đó có 3 doanh nghiệp luôn được xếp vào top 10 doanh nghiệp lữ

12
hành của Việt Nam là: Công ty Du lịch Hà Nội, Công ty du lịch Việt Nam
Hà Nội, Công ty liên doanh Hồ Gươm – Diethelm. Cả 8 doanh nghiệp này

đều có chức năng lữ hành quốc tế, trong đó lĩnh vực lữ hành nhận khách
đóng vai trò chủ đạo.
Thị phần khách của tám doanh nghiệp này chiếm một phần không
nhỏ (thì trường khách nội địa xấp xỉ 1%/ 11544 doanh nghiệp có đăng ký
kinh doanh lữ hành, thì trường khách quốc tế xấp xỉ 17%/ 242 doanh
nghiệp có giấy phép lữ hành quốc tế) trong toàn bộ thị trường khách của
Hà Nội. Tám doanh nghiệp này có thể coi là đặc trưng và đại diện cho các
doanh nghiệp lữ hành Hà Nội.
2.2.2. Thời vụ trong hoạt động du lịch tại các doanh nghiệp lữ hành
* Cơ cấu khách đến theo thời vụ:
Năm
Tháng
2004
2005
2006
Nội địa
Quốc tế
Nội địa
Quốc tế
Nội địa
Quốc tế
Lượng khách
đến qua 8 DN
22520
162126
23916
185551
25127
190002
Tháng 1

2566
15874
2468
19462
3412
20747
Tháng 2
2656
18415
2219
20034
2600
22987
Tháng 3
2232
17003
1760
21058
2293
18012
Tháng 4
1502
10100
1993
16412
1602
15833
Tháng 5
929
5200

1029
6641
1360
7153
Tháng 6
787
4860
1125
4312
1255
7122
Tháng 7
990
4057
625
3008
1100
6878
Tháng 8
1010
5718
1150
5680
1245
6000
Tháng 9
2010
13964
2205
17443

2193
16452
Tháng 10
2214
21156
2853
22468
2744
20000
Tháng 11
2768
23654
3077
25450
2356
20333
Tháng 12
2856
22125
3412
23583
2967
28485
(Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội)
Phân tích số liệu tại bảng trên có thể rút ra những nhận xét sau đây:
- Mùa cao điểm du lịch nội địa tại Hà Nội thông qua tám doanh
nghiệp khảo sát bắt đầu từ tháng 8 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa
thấp điểm là khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7.

13

- Mùa cao điểm du lịch Quốc tế tại Hà Nội thông qua tám doanh
nghiệp khảo sát bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau; mùa
thấp điểm là khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8.
- Hà Nội có một mùa du lịch chính với cả du lịch nội địa và quốc tế.
- Thời gian và cường độ của thời vụ du lịch tại Hà Nội không bằng
nhau với từng lĩnh vực du lịch (nội địa và quốc tế). Thời vụ du lịch nội địa
của Hà Nội kéo dài trong chín tháng. Sự chênh lệch giữa tháng cao điểm
và thấp điểm là khá lớn
- Thời gian và cường độ của thời vụ du lịch tại Hà Nội phụ thuộc vào
các nhân tố sau: các nhân tố tác động lên cung, cầu du lịch (bao gồm: sản
phẩm du lịch, thị trường khách, loại hình khách; các nhân tố tác động lên
cả “cung” và cầu du lịch: chính sách phát triển du lịch chuyên biệt, chính
sách đầu tư, tuyên truyền quảng bá, phối hợp liên ngành…
Đây cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến thời vụ du lịch tại
tám doanh nghiệp khảo sát.
2.2.3. Những tồn tại cần giải quyết và nguyên nhân
- Về sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch của Hà Nội nghèo nàn,
trùng lặp, thiếu tính đặc thù, nhiều tài nguyên du lịch đang bị “ngủ quên”,
chưa được xây dựng thành sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch chưa vì nhu
cầu của khách, chưa đáp ứng yêu cầu của từng thị trường khách, chưa góp
phần định hướng thị trường khách. Thiếu chương trình du lịch gối vụ khai
thác vào thời kỳ trái vụ và các chương trình ít chịu sự tác động của thời vụ
du lịch như du lịch sự kiện, du lịch Mice…
- Thị trường du lịch:thị trường du lịch truyền thống, đã khai thác
chưa đuợc phân thành các đoạn thị trường nhỏ. Mỗi thị trường khách có
nhiều loại hình khách. Vì vậy nhiều loại hình khách trên cùng một thị
trường chưa được quan tâm khai thác, đặc biệt là vào thời kỳ thấp điểm.

14
Nhiều thị trường mới như Trung Đông, Đông Âu, Nam Phi chưa được

quan tâm khai thác mạnh. Thị trường du lịch nội địa còn bị các doanh
nghiệp xem nhẹ trong khi lượng khách du lịch nội địa đến Hà Nội là rất
lớn.
- Chính sách kinh doanh: các doanh nghiệp chưa có chính sách kinh
doanh dài hạn để cân đối giữa cung và cầu du lịch. Quan hệ giữa các doanh
nghiệp với các đối tác và các đơn vị cung cấp dịch vụ còn thiếu chặt chẽ.
Nhà nước chưa có chính sách cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành trước
những khó khăn của thời vụ du lịch.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 giới thiệu những điều kiện phát triển du lịch Hà Nội, phân
tích những điều kiện mà các doanh nghiệp lữ hành có thể khai thác để tăng
lượng khách vào dịp chính vụ và trái vụ. Trên cơ sở đó, phân tích về tính
thời vụ trong hoạt động du lịch của 8 doanh nghiệp lữ hành khảo sát (cơ
cấu khách đến theo tháng, cơ cấu khách đến theo thị trường và loại hình
du lịch đến được các daonh nghiệp khai thác). Nêu ra những tồn tại cần
giải quyết và nguyên nhân làm cơ sở để đưa ra các giải pháp trong chương
3.

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÍNH THỜI VỤ
TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
3.1. Dự báo về triển vọng phát triển của du lịch Việt Nam và Hà Nội
3.1.1. Một vài dự báo về lữ hành thế giới trong tương lai
Trong những năm đầu của thế kỷ 21, một trào lưu du lịch mới sẽ
dần thay thế cho trào lưu du lịch cổ điển. Trào lưu mới có đặc trưng là: sự
linh hoạt, tự do đi du lịch cá nhân, nhóm nhỏ, các chương trình mang tính
độc lập cao, khách du lịch đa dạng phong phú, được chia thành những

15
nhóm nhỏ với các đặc điểm tiêu dùng khác nhau trong cùng chuyến đi, đan
xen giữa các động cơ trong tiêu dùng du lịch. Người tiêu dùng du lịch có

nhiều trải nghiệm, thay đổi quan niệm về lối sống, giá trị, thoải mái trong
tiêu dùng. Trào lưu du lịch chung của thế giới cho phép chúng ta dự báo về
khả năng phát triển của du lịch Hà Nội trong tương lai. Nó sẽ tác động và
góp phần định hướng sản phẩm du lịch Hà Nội. Các sản phẩm du lịch
Mice, du lịch chữa bệnh, du lịch sự kiện …sẽ là những sản phẩm đặc thù
của du lịch Hà Nội trong tương lai. Đây cũng là những sản phẩm góp phần
tích cực giải quyết tính thời vụ du lịch tại Hà Nội.
3.1.2. Một vài dự báo về lữ hành lữ hành Việt Nam và Hà Nội
Xu hướng phát triển của du lịch Việt Nam và Hà Nội trong tương
lai:
- Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có xu hướng tăng trưởng cao.
- Động cơ chính chuyến đi của đại đa số khách du lịch nội địa vẫn là
thăm quan, giải trí và tín ngưỡng.
- Một số loại hình du lịch mới sẽ được khai thác trong tương lai: như
du lịch tuần trăng mật, du lịch khám phá, du lịch thể thao, đi du lịch gia
đình bằng ôtô tự lái, du lịch tại các khu nghỉ dưỡng cao cấp (resord), du
lịch giáo dục.
- Mục đích chuyến đi của du khách cũng có sự thay đổi, với xu
hướng muốn trở về với thiên nhiên
- Du lịch văn hoá khám phá các di sản, di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh phong tục tập quán, lễ hội, làng nghề, ẩm thực sẽ là những hình
thức thu hút đông đảo khách du lịch trong thời gian tới.
3.2 . Quan điểm phát triển du lịch và phương hướng hạn chế tính thời
vụ trong kinh doanh lữ hành trên địa bàn Hà Nội
3.2.1. Quan điểm chung

16
Đưa ngành du lịch thủ đô xứng đáng với vị trí là một trong ba trung
tâm du lịch lớn của cả nước và trở thành ngành kinh tế quan trọng trong
thập niên đầu thế kỷ 21. Phát triển ngành du lịch và dịch vụ du lịch Hà

Nội, trước hết nhằm góp phầ phát triển kinh tế xã hội của thành phố, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hà Nội phấn đấu đạt mục tiêu: Phát triển
nhanh, bền vững ngành du lịch thủ đô, đạt tăng trưởng doanh thu bình quân
từ 16 - 18 %/năm; Giai đoạn 2007 – 2010 đón 2 triệu lượt khách quốc tế, 7
- 10 triệu lượt khách du lịch nội địa). Giai đoạn 2011 – 2015 đón 2,5 triệu
khách quốc tế, 10 triệu lượt khách du lịch nội địa.
3.2.2. Phương hướng và mục tiêu cụ thể
- Phát triển trong xu thế hội nhập WTO: các doanh nghiệp lữ hành
trên địa bàn cần chủ động hội nhập trên nguyên tắc giữ vững độc lập, tự
chủ, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và giữ gìn
bản sắc văn hoá dân tộc.
- Phát triển theo hướng phát triển bền vững: Phát triển kinh doanh lữ
hành trên địa bàn Hà Nội phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh
thái; thể hiện bản sắc văn hoá của người Hà Nội, của dân tộc Việt Nam,
đảm bảo trật tự xã hội, an ninh quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng
giao lưu quốc tế, góp phần giáo dục truyền thống, thẩm mỹ, nhân cách có
công dân Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
3.3. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị
3.3.1. Các giải pháp
Tác giả đưa ra 3 nhóm giải pháp bao gồm: nhóm giải pháp về sản
phẩm du lịch, nhóm giải pháp về thị trường, nhóm giải pháp về quản lý và
điều tiét hoạt động kinh doanh
* Nhóm giải pháp về sản phẩm du lịch

17
- Giải pháp về sản phẩm mới: các chương trình ít bị chi phối bởi tính
thời vụ du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch cuối tuần,
du lịch giáo dục, du lịch kết hợp chữa bệnh, du lịch tuần trăng mật, du lịch
văn hoá, du lịch chuyên đề, du lịch ẩm thực, du lịch kết hợp thể thao, du
lịch khen thưởng, du lịch kết hợp hội thảo, tổng kết, du lịch mở, du lịch sự

kiện
Tác giả đi sâu phân tích một số một số loại hình và chương trình du
lịch mà theo tác giả sẽ có tính khả thi rất cao và ít bị chi phối bởi tính thời
vụ trong du lịch.
+Du lịch sự kiện: là loại hình du lịch đặc thù của Hà Nội. Các
chương trình du lịch sự kiện muốn góp phần giải quyết tính thời vụ du lịch
cần được khai thác vào những tháng trái vụ của du lịch Hà Nội. Nghĩa là
các nhà kinh doanh lữ hành cần khai thác các sự kiện sẵn có hoặc phối hợp
đăng cai tổ chức sự kiện đưa vào chương trình du lịch thời kỳ trái vụ.
+ Du lịch chữa bệnh: Hà Nội có một nền văn hoá đông y hết sức độc
đáo. Chúng ta có thể khai thác di sản văn hoá đông y này để xây dựng các
chương trình du lịch chữa bệnh và rõ ràng các chương trình kiểu như này ít
bị chi phối bởi yếu tố thời vụ hơn. Bởi nó xuất phát từ nhu cầu chính là
chăm sóc sức khoẻ cho con người và mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.Các
chương trình du lịch loại này sẽ thu hút đông nhất tầng lớp trung niên và
người cao tuổi. Vì vậy có thể khai thác quanh năm và đặc biệt là vào thời
kỳ trái vụ.
+ Du lịch ẩm thực: Du khách được tham gia các khoá dạy nấu ăn
ngắn hạn, được tự tay chế biến các món ăn và thưởng thức chúng. Biết ý
nghĩa và công dụng của từng món ăn, các loại gia vị đi kèm với các món
ăn. Sau những bận rộn của cuộc sống có lẽ đây sẽ là hình thức thư giãn rất
hấp dẫn du khách.

18
+ Du lịch giáo dục: các doanh nghiệp lữ hành có thể xây dựng các
chương trình du lịch cho học sinh phổ thông và các bậc phụ huynh các tỉnh
về thăm Hà Nội vào dịp nghỉ hè kết hợp thăm quan và giới thiệu về một số
trường đại học, trung cấp nghề để các em định hướng trong việc chọn nghề
sau này. Bởi vấn đề định hướng giáo dục đang rất được các em học sinh và
các vị phụ huynh quan tâm.

+ Các chương trình du lịch homestay: dành cho những người ưa thích tìm
hiểu về văn hoá Việt Nam và Hà Nội, muốn trở về với thiên nhiên (thể
hiện trong cách ăn, ở và đi lại ở trong các ngôi nhà truyền thống, ăn những
thức ăn dân dã, thôn quê và đi bằng các phương tiện vận chuyển thô sơ, tự
tay làm các sản phẩm thủ công). Họ muốn tìm hiểu vốn cổ của người Hà
Nội thể hiện trong nếp ăn, nếp ở, các sinh hoạt hàng ngày.
- Giải pháp về bảo hộ sản phẩm: các chương trình du lịch du lịch mới
phải có tính đặc thù, là sản phẩm của từng doanh nghiệp, gắn với tên tuổi
từng doanh nghiệp lữ hành. Vì vậy, nhà nước cần có chính sách bảo hộ sản
phẩm đi kèm: quyền tác giả, tiêu chuẩn chất lượng ISO…Có như vậy mới
kích thích các doanh nghiệp lữ hành tạo ra các sản phẩm mới, tránh trùng
lặp đồng thời cũng đảm bảo chất lượng của các chương trình du lịch.
* Nhóm giải pháp về thị trường
- Thị trường khách:
+ Tăng cường nghiên cứu thị trường, phát triển kênh phân phối và xúc
tiến sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Mở rộng thị trường, đầu tư vào các thị trường còn bỏ ngỏ.
- Thị trường cung cấp dịch vụ: tăng vốn đầu tư và sự liên kết vào các cơ
sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ thăm
quan giải trí…Các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội có thể tăn vốn đầu tư
bằng cách vay vốn ngân hàng, tham gia cổ phần với các doanh nghiệp

19
khác, phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, liên kết liên doanh
với các hãng hàng không, Tổng công ty đường sông và Liên hiệp đường
sắt Việt Nam. Thuê ngắn hạn hoặc dài hạn cơ sở vật chất kỹ thuật của các
nhà cung cấp, mua mới các loại ôtô chuyên dùng. Chủ động thích ứng với
phương thức bán hàng trên mạng.

3.3.2. Kiến nghị

- Tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trong việc
giảm thiểu các tác động của tính thời vụ du lịch
- Tăng cường phối hợp liên ngành, liên vùng trong việc giảm thiểu các
tác động của tính thời vụ du lịch
- Nhận thức và quyết tâm của doanh nghiệp lữ hành Hà Nội trong việc
giảm thiểu các tác động của tính thời vụ du lịch
- Chính sách thu hút khách hàng
- Mở cửa và chính sách đầu tư cho du lịch
* Tóm tắt chương 3
Nội dung chương đưa ra các dự báo về phát triển du lịch Việt Nam
và Hà Nội. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra một số quan điểm phương hướng
hạn chế tính thời vụ trong kinh doanh lữ hành trên địa bàn Hà Nội, đề xuất
một số giải pháp và kiến nghị. Đây cũng chính là mục tiêu trọng tâm của
đề tài.

20
KẾT LUẬN
Tính thời vụ đã, đang và sẽ gây ra rất nhiều những khó khăn với hoạt
động kinh doanh lữ hành. Các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội đang chịu
những tác động tiêu cực do thời vụ du lịch gây ra. Trên cơ sở vận dụng
những lý luận trong kinh doanh lữ hành, kết hợp với quá trình điều tra
khảo sát thực tế, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tính thời
vụ trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn
Hà Nội. Hy vọng, các giải pháp mà luận văn đưa ra sẽ góp phần cải thiện
tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội hiện nay.
Luận văn đã đạt được những mục tiêu đề ra và thực hiện được trong
phần nội dung của luận văn.
Thứ nhất, làm rõ được khái niệm, đặc điểm của tính thời vụ trong
kinh doanh du lịch, các yếu tố ảnh hưởng đến tính thời vụ du lịch .
Thứ hai, phân tích thực trạng tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh

của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội. Tìm ra nguyên nhân và
những vấn đề cần giải quyết.
Thứ ba, đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp để hạn
chế tính thời vụ trong kinh doanh lữ hành. Tác giả cũng đưa ra các kiến
nghị để các giải pháp đó có tính khả thi.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả nhận được sự động viên,
giúp đỡ tận tình từ phía thầy cô giáo khoa du lịch học - trường
ĐHKHXH&NV, ban giám đốc các doanh nghiệp, bạn bè, đồng nghiệp và
đặc biệt là của thầy giáo hướng dẫn TS - Trần Hữu Nam. Tác giả xin bày
tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy hướng dẫn khoa học TS - Trần Hữu
Nam, người đã luôn chỉ giáo và động viên kịp thời để tác giả hoàn thành
công trình này.

×