Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Đề tài nghiên cứu hiệu quả của chính sách giao đất, giao rừng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.91 KB, 27 trang )

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
Hiệu quả của chính sách giao đất, giao rừng ở Việt
Nam
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề
mặt trái đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung
cấp nguồn gỗ củi, điều hoà khí hậu, tạo ra oxy, điều hoà
nước, nơi cư trú của động vật và lưu trữ các nguồn gen quí
hiếm. Ngoài ra, rừng còn là nơi du lịch, nghỉ ngơi, cung
cấp dược liệu… cho con người. Cùng với sự tiến bộ và
phát triển của xã hội vai trò của rừng cũng ngày càng
được nâng cao đòi hỏi phải được quản lý sử dụng một
cách bền vững.
Nhận thức được sự quan trọng của rừng, kể từ năm
1994, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản luật hướng
dẫn thực hiện chính sách giao đất giao rừng và quyền
hưởng lợi của người nhận đất nhận rừng. Giao đất khoán
rừng và thực hiện cơ chế hưởng lợi là những vấn đề quan
trọng đang được xã hội quan tâm. Đây là những vấn đề
vừa mang ý nghĩa kinh tế, ý nghiã xã hội và có tính lâu
dài. Việc thực hiện chính sách giao đất giao rừng và
quyền hưởng lợi đã có những tác động lớn trực tiếp đến
đời sống của người dân, chủ yếu là người dân vùng trung
du, miền núi. Bên cạnh những thành công, việc thực hiện
chính sách giao đất giao rừng và quyền hưởng lợi còn
nhiều vấn đề cần nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với
thực tiễn. Mặc dù đã có nhiều chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước, nhiều nghiên cứu xung quanh vấn đề
này nhưng trên thực tế còn nhiều câu hỏi được đặt ra cần
được giải quyết.
Cho đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu nào về kết


quả thực hiện chính sách trên tại địa phương. Vì vậy, thực
hiện đề tài nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết nhằm
hoàn thiện chính sách về giao đất giao rừng và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất của người dân địa phương.
Đây chính là lý do tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “
Hiệu quả của chính sách giao đất, giao rừng ở Việt Nam.”
NỘI DUNG
I. Tổng quan về chính sách giao đất, giao rừng
Chủ trương giao đất, giao rừng của Đảng đã hình thành
từ rất sớm. Ngay từ năm 1983, Ban Bí thư (khóa V) đã có
Chỉ thị 29 – CT/TW ngày 12/11/1983 về việc đẩy mạnh
giao đất, giao rừng. Chỉ thị nhấn mạnh, “làm cho mỗi khu
đất, mỗi cánh rừng, mỗi cánh đồi đều có người làm chủ”.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều
chính sách nhằm thực hiện chủ trương này và đã đạt được
những thành tựu rất đáng kể, nhất là trong lĩnh vực giao
đất, nhận rừng và đã tích cực đầu tư để phát triển sản xuất.
Do vậy, ở nhiều nơi công tác quản lý và bảo vệ rừng đã có
những chuyển biến tích cực, tài nguyên rừng phát triển tốt
hơn và đời sống của người dân cũng được cải thiện sau
khi nhận rừng. Có thể nói giao đất, giao rừng là một chủ
trương rất đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nhờ đó chúng
ta đã đạt được những thành tựu to lớn, đó là chuyển từ lâm
nghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp xã hội.
1. Các văn bản Nhà nước đã ban hành
- Luật Đất đai (1987, 1993, 1998, 2001), Luật Bảo vệ
và Phát triển rừng (1991 và năm 2004).
- Nghị định số 01/CP ngày 01/01/1995 của Chính phủ
quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong

các doanh nghiệp nhà nước.
- Nghị định số 02/CP ngày 15/03/1995 của Chính phủ
ban hành quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào
mục đích lâm nghiệp.
- Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về giao
đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và
cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của
Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của
Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và
phát triển rừng.
- Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của
Chính phủ về việc giao khoán đất nông nghiệp, đấy rừng
sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các
nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh.
- Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ
tưởng Chính phủ về rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng.
- Quyết định số 178/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ
tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia
đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và
đất lâm nghiệp.
- Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/07/1998 của Thủ
tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ
chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
- Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/07/2007
của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/07/1998 về mục
tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án

trồng mới 5 triệu ha rừng.
- Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005
của Thủ tướng Chính phủ về việc giao rừng, khoán bảo vệ
rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn làng là
đồng bào dân tộc thiếu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hàng Quy chế quản
lý rừng.
- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm
nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020.
- Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN-BTC ngày
03/09/2003 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ tài chính
về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân
được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/04/2007 của
Bộ NN & PTNT về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng,
cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân và cộng đồng dân cư thôn.
- Quyết định số 1970/BNN-KL ngày 06/07/2006 của
Bộ NN & PTNN về việc công bố hiện trạng rừng toàn
quốc năm 2005.
- Thông tư Liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-
BTNMT ngày 29/01/2011 hướng dẫn một số nội dung về
giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đát lâm
nghiệp.
2. Những tác động tích cực của chính sách quản lý
đất lâm nghiệp.
- Giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất lâm nghiệp đến hộ gia đình, cá nhân đã tạo

được tâm lý phấn khởi về có được một tài sản và nguồn
lực đầu tiên để các hộ gia đình có điều kiện sử dụng lao
động của hộ gia đình tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển
rừng.
Điều này, chứng tỏ nhân dân miền núi rất thiết tha với
đất đai, rất cần đất đai để sản xuất, rất cần quyền sử dụng
đất đai ổn định. Đến nay, cần phá bỏ tư duy cho rằng nông
dân miền núi không tha thiết sổ đỏ đất lâm nghiệp, và cần
chú ý đến thị trường đất đai đang xuất hiện ở miền núi khá
mạnh.
- Kết quả giao đất lâm nghiệp đã tạo được tiền đề để có
những chủ rừng đích thực phát triển kinh tế hộ gia đình.
Đối với hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng tốt các nguồn lực
hỗ trợ từ các chương trình, dự án của nhà nước và của hộ
gia đình để tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng trên đất lâm
nghiệp được giao thì thật sự họ đã trở thành người chủ sở
hữu rừng trồng trên đất được giao.Từ đó, đã có tác động
tốt đến phát triển lâm nghiệp, đến tình hình phát triển kinh
tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, ảnh hưởng tích cực đến
sản xuất lâm sản hàng hóa và phát triển kinh tế xã hội ở
nông thôn miền núi.
- Giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp đến hộ gia đình
đã tạo điều kiện nâng cao tư duy kinh tế cho các chủ hộ
gia đình, có thêm nguồn lực mới để “gắn đất đai với lao
động” và phát triển kinh tế hộ gia đình.
Trước đây nông dân miền núi tham gia lâm nghiệp với
vị trí của người làm thuê. Các hộ gia đình ở miền núi rất
thiếu đất đai, sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào sự thăng
trầm của các Lâm trường Quốc doanh. Không có đất, hoặc
thiếu đất, kinh tế hộ nông dân miền núi không thể phát

triển được. Thực hiện Chương trình 327 đã có tác dụng
đưa thêm việc làm đến nông dân miền núi, tạo điều kiện
để kinh tế hộ gia đình nông dân phát triển. Tiếp theo đó,
những nơi đã đẩy mạnh giao đất lâm nghiệp đến hộ gia
đình, các hộ gia đình đã có thêm đất đai, một loại tư liệu
sản xuất quan trọng nhất trong sản xuất nông lâm nghiệp.
Quyền sử dụng đất lâm nghiệp ổn định và lâu dài đã tác
động rất tốt đến tư duy kinh tế của các hộ gia đình, phát
huy được tính sang tạo của hàng triệu hộ gia đình nông
dân miền núi, tạo điều kiện nâng cao quyền tự chủ về kinh
tế. Tình hình đó đã tạo được động lực mới để thúc đẩy
kinh tế hộ gia đình phát triển hơn.
- Chính sách “Khoán đất đất rừng sản xuất” đã tạo
thêm việc làm và thu nhập cho những hộ gia đình sinh
sống trên địa bàn hoạt động của các Lâm trường quốc
doanh và Ban Quản lý rừng.
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở
cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn
có tác động giảm bớt khó khăn nhất thời cho các hộ gia
đình nghèo là đồng bào dân tộc.
- Thực trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nhà cửa tạm bợ ở
một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số là một thực tế đã
có ảnh hưởng không tốt về an ninh và xã hội. Chính phủ
đã ban hành quyết định 134/2004/QĐ-TTg quy định các
chính sách để giải quyết tình trạng trên.
- Đây là những chính sách rất hợp tình, hợp lý, có tác
động trực tiếp đến rừng và các hoạt động lâm nghiệp và
thường do các cơ quan lâm nghiệp thực hiện.
3. Tác động chưa tích cực của chính sách quản lý đất
lâm nghiệp và rừng

- Chính sách giao đất lâm nghiệp mới cung cấp nguồn
lực, nhưng chưa tạo được động lực đủ mạnh trồng rừng và
quản lý rừng bền vững. Bởi vì động lực để phát triển lâm
nghiệp bền vững sau khi nhận được quyền sử dụng đất ổn
định thường được tạo ra từ các yếu tố:
+ Quyền sử dụng đất đai của nhà nước và quyền sử dụng
đất đai của người sử dụng đất phải được quy định cụ thể
rõ ràng.
+ Các hộ gia đình cần được hỗ trợ, bổ sung thêm các
nguồn lực khác ngoài đất đai và rừng, nhất là vốn và kỹ
thuật.
+ Thị trường lâm sản và dịch vụ lâm nghiệp phát triển.
+ Kỹ thuật, kỹ năng quản lý đất đai của người có quyền
sử dụng đất phải được nâng cao.
- Công tác giao đất lâm nghiệp trước đây chủ yếu theo
mục tiêu “giao nhanh, cấp nhanh sổ đỏ đến tổ chức và hộ
gia đình”, chưa gắn liền với việc thực hiện chính sách giao
đất lâm nghiệp, nhất là các chính sách hỗ trợ các nguồn
lực khác cho người sử dụng đất lâm nghiệp và chính sách
xúc tiến thị trường lâm sản và dịch vụ lâm nghiệp. Vì vậy,
tuy đã giao và cấp sổ đỏ đến hộ gia đình, nhưng nhiều chủ
rừng vẫn chưa bảo vệ và phát triển đã được diện tích rừng
và đất lâm nghiệp được giao. Mặt khác có những trường
hợp không xác định được phạm vi ranh giới rừng và đất
lâm nghiệp được giao trên thực địa, nên xảy ra tranh chấp
giữa các chủ rừng giáp ranh với nhau.
- Chính sách “khoán đất rừng sản xuất” ở các Lâm
trường quốc doanh, ban quản lý còn nhiều bất cập, bên
nhận khoán vẫn nhận tiền giao khoán hàng năm với bên
giao khoán nhưng thực tế không bảo vệ được diện tích

rừng được giao khoán mà không bị xử lý; thậm chí có
trường hợp lợi dụng để chiếm đoạt quyền sử dụng đất đai
do các Lâm trường quốc doanh quản lý.
- Thực thi các chính sách và giải pháp quản lý, sử dụng
đất và rừng trong các lâm trường quốc doanh còn chậm
chạp và hiệu quả thấp.
- Các chính sách về giao đất, giao rừng và quyền
hưởng lợi của chủ rừng như hiện nay chưa thực sự khuyến
khích mọi thành phần kinh tế tham gia. Thiếu các chính
sách hỗ trợ chủ rừng, đặc biệt là các đối tượng cộng đồng,
hộ gia đình, cá nhân tham gia nhận đất, nhận rừng để quản
lý, bảo vệ và sản xuất kinh doanh.
- Công tác giám sát, theo dõi và đánh giá hiệu quả sử
dụng rừng sau khi giao chưa được thường xuyên, thiếu
kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm. Việc thu hồi
rừng và đất nghiệp của các tổ chức hộ gia đình quản lý sử
dụng sai mục đích, kém hiệu quả còn chậm so với quy
định.
II.Thực trạng công tác giao đất, giao rừng, cho thuê
rừng trong thời gian qua
1. Diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp
Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được ban
hành tại Quyết định số 2089/QĐ-BNN-TCLn ngày
30/08/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNN về việc công
bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2011 tính đến
31/12/2011 như sau:
- Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn quốc là
16.240.000 ha. Trong đó:
+ Diện tích đất có rừng: 13.515.064 ha (bao gồm cả
rừng trồng 1 tuổi)

+ Diện tích đất chưa có rừng : 2.724.936 ha
- Hiện tích rừng và đất lâm nghiệp nằm trên địa bàn
6.093 xã
- Độ che phủ rừng năm 2011 đạt 39,7%. Trong 5 năm
(2006-2011) diện tích rừng cả nước tăng 0,78 triệu ha, độ
che phủ tăng 2,5% (trung bình tang 0,5%/năm).
2. Thực trạng công tác giao rừng, cho thuê rừng
Công tác giao đất, giao rừng trong thời gian qua chủ yếu
được thực hiện theo Nghị định 02/CP ngày 15/03/1995;
Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính
phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ
gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích
lâm nghiệp và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 về việc hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm
2003. Theo số liệu thống kê, kiểm kê ban hành tại Quyết
định số 2089/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/08/2012 của Bộ
NN & PTNN, tính đến ngày 31/12/2011 như sau:
- Tổng diện tích rừng đã giao: 11,4 triệu ha, chiếm
84,4% diện tích rừng toàn quốc (13,5 triệu ha) và chiếm
70,3% so với tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp
(16,24 triệu ha)
Tổng hợp kết quả giao rừng chia theo chủ quản lý cả
nước như sau:
Biểu tổng hợp kết quả giao rừng chia theo chủ quản

TT Chủ quản lý
Diện tích (triệu
ha)
Tỷ lệ
(%)

Ghi
chú
1 Doanh nghiệp
Nhà nước
1,971 14,58
2 Ban quản lý rừng 4,522 33,46
3 Đơn vị vũ trang 0,265 1,96
4 Hộ gia đình, cộng
đồng
3,809 28,18
5 Tổ chức kinh tế 0,143 1,06
6 Các tổ chức khác 0,7 5,18
Tổng 11,4 84,4
- Tổng diện tích rừng chưa giao hiện đang do UBND
xã quản lý là 2,1 triệu ha, chiếm 15,6% (diện tích do
UBND xã quản lý từ 2,8 triệu ha năm 2005 xuống còn 2,1
triệu ha năm 2011).
a. Những mặt tích cực
Chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển
rừng đang được đẩy mạnh đây là bước chuyển biến căn
bản trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, làm
cho rừng có chủ thực sự, gắn quyền lợi với trách nhiệm,
tạo điều kiện để người dân bảo vệ được rừng, yên tâm
quản lý, đầu tư phát triển rừng trên diện tích rừng được
giao.
Công tác bảo vệ và phát triển rừng đã nhận được sự
quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền
các cấp, nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho người làm
nghề rừng và đồng bào các dân tộc miền núi đã được ban
hành, vì thế đời sống của người dân cải thiện, nhận thức

được nâng cao.
b. Những hạn chế
Mặc dù trên danh nghĩa, phần lớn các diện tích rừng đã
được giao cho các chủ quản lý, sử dụng, nhưng thực tế
công tác giao rừng, cho thuê rừng còn có những hạn chế
sau:
- Tỷ lệ diện tích rừng do các doanh nghiệp Nhà nước,
UBND các cấp quản lý chiếm khoảng 50% trong khi đó tỷ
lệ diện tích rừng giao cho các hộ gia đình, cá nhân thấp
(27,5%) làm giảm hiệu quả xã hội của chính sách giao
rừng, cho thuê rừng của Nhà nước và chưa huy động được
nguồn lực to lớn trong dân.
- Nhiều nơi diện tích rừng giao cho chủ rừng và người
dân chưa xác định cụ thể trên bản đồ và thực địa; hồ sơ
giao đất, giao rừng thiếu nhất quán, quản lý không chặt
chẽ và không đồng bộ. Có những diện tích rừng và đất
lâm nghiệp được giao/ quản lý đã bị chuyển đổi mục đích
khác nhưng không bị xử lý hoặc làm ngơ.
- Diện tích rừng có chủ thực sự rất thấp, dẫn đến tình
trạng rừng chưa được bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu
quả. Qua đánh giá của một số địa phương hiệu quả sau
giao rừng chỉ đạt 20% - 30%. Nhiều doanh nghiệp Nhà
nước quản lý diện tích rừng lớn những không có khả năng
kinh doanh và chưa được tạo điều kiện để sản xuất kinh
doanh có hiệu quả các diện tích rừng được giao. Các diện
tích rừng do UBND các cấp quản lý thì cơ bản vẫn trong
tình trạng vô chủ hoặc không được bảo vệ, quản lý tốt.
Nhiều diện tích rừng giao cho các hộ gia đình, cá nhân
chưa phát huy hiệu quả kinh tế, người dân vẫn chưa sống
được bằng nghề rừng.

c. Nguyên nhân
- Nhận thức của một bộ phận cán bộ và lãnh đạo
UBND các cấp về công tác giao rừng còn hạn chế, chưa
quán triệt đúng chủ trương về giao đất, giao rừng của
Đảng, Nhà nước, vẫn còn tư tưởng cho rằng rừng là tài
nguyên quốc gia, nếu giao rừng cho mọi thành phần kinh
tế sẽ khó quản lý và mất rừng, vì vậy có biểu hiện né tránh
và ít quan tâm đến công tác này.
- Công tác giao rừng, cho thuê rừng qua các thời kỳ
được thực hiện khác nhau, không theo một hệ thống thống
nhất và nhất quán. Chính sách, quy định của Nhà nước về
giao rừng, cho thuê rừng, trách nhiệm và quyền hưởng lợi
của các chủ rừng vẫn chỉ mang tính định hướng, thiếu cụ
thể nên các địa phương rất lung túng trong triển khai thực
hiện.
- Các chính sách về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp,
sử dụng rừng, quyền hưởng lợi còn thiếu thống nhất. Chưa
xác định rõ ràng các đối tượng rừng để giao, cho thuê
rừng, thiếu các chính sách hỗ trợ các chủ rừng, đặc biệt là
các công đồng, hộ gia đình, cá nhân trong quản lý, kinh
doanh nghề rừng.
- Công tác tổ chức triển khai thực hiện việc giao rừng,
cho thuê rừng của các ngành, các cấp chậm, kém hiệu quả.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng
rừng còn chậm và thiếu đồng bộ. Phân công, phân cấp
trách nhiệm còn chồng chéo, không rõ ràng và thiếu thống
nhất. Có thời kỳ, Chính phủ, UBND các cấp, doanh
nghiệp Nhà nwocs đều tham gia vào việc giao rừng, cho
thuê rừng.
Năng lực về tổ chức quản lý và chuyên môn kỹ thuật của

cơ quan Nhà nước các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở về giao
rừng, cho thuê rừng rất hạn chế. Điều tra, quy hoạch các
loại rừng và đánh giá chất lượng rừng để làm cơ sở cho
việc giao rừng, cho thuê rừng chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Công tác phổ biến, tuyên tuyền, giáo dục pháp luật và
cơ chế chính sách về lâm nghiệp còn hạn chế và chưa thực
sự có hiệu quả. Người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa
chưa tích cực tham gia nhận rừng, cũng như quản lý và sử
dụng có hiệu quả diện tích rừng được giao.
- Việc giám sát, theo dõi, đánh giá hiệu quả công tác
giao rừng, cho thuê rừng, sủ dụng rừng sau khi giao, cho
thuê chưa được làm thường xuyên.
3. Sự cần thiết tăng cường công tác giao rừng, cho
thuê rừng
Mục tiêu của Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt
Nam là tiếp tục triển khai các biện pháp bảo vệ có hiệu
quả diện tích rừng hiện có và phát huy sử dụng tối đa lợi
thế của rừng, tiềm năng lao động ở địa phương; bảo vệ
rừng gắn với phát triển bền vững tài nguyên rừng góp
phần nâng độ che phủ của rừng lên 43% vào năm 2015,
45% vào năm 2020 và cải thiện đời sống người dân miền
núi, xây dựng nông thôn mới ( Quyết định số 57/QĐ-TTg
ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020).
Như vậy, để đạt được mục tiêu trên cần phải tăng cường
công tác giao rừng, cho thuê rừng cho các thành phần kinh
tế để phát triển sản xuất và tăng nguồn thu trong lâm
nghiệp. Bên cạnh đó, áp lực về dân số các vùng có rừng
tăng nhanh, đòi hỏi cao về đất ở và đất canh tác, những
đối tượng này chủ yếu là những hộ nghèo, đời sống gặp

nhiều khó khăn, sinh kế chủ yếu dựa vào phát nương làm
rẫy, khai thác lợi dụng tài nguyên rừng. Trong khi đó diện
tích rừng tăng đồng nghĩa với diện tích các loại đất khác
bị thu hẹp, đây chính là sự mất cân đối cần có sự điều
chỉnh thông qua việc giao rừng, cho thuê rừng cho các hộ
gia đình và cá nhân ở các địa phương tạo nên cơ hội và
động lực để cải thiển đời sống cho người dân.
Để đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ và
phát triển rừng, căn cứ tình hình thực tế về công tác giao
rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng
Đề án “Giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2007 – 2010”
trên cơ sở những căn cứ các văn bản pháp lý của Nhà
nước.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG VÀ CHO
THUÊ RỪNG TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Cấp Trung ương tiếp tục chỉ đạo các địa phương còn
rừng và đất lâm nghiệp chưa giao, cho thuê tiếp tục thực
hiện công tác giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao
đất, cho thuê đất lâm nghiệp, đảm bảo mọi diện tích rừng
và đất lâm nghiệp trên địa bàn đều có chủ thật sự.
2. Tiến hành rà soát, đánh giá việc sử dụng rừng và đất
lâm nghiệp của các chủ rừng ( tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân); kiên quyết thu hồi những diện tích quản lý sử dụng
không hiệu quả để tiếp tục giao cho các tổ chức, cá nhân,
hộ gia đình và cộng đồng khác quản lý, sử dụng hiệu quả
hơn.
3. Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy
phạm pháp luật về giao đất, gia rừng cho phù hợp với điều
kiện thực tế hiện nay; đồng thời có chính sách hưởng lợi

thích hợp khuyến khích mọi thành phần tham gia nhận
đất, nhận rừng để quản lý bảo vệ và sản xuất kinh doanh
hiệu quả.
4. Xây dựng, lập kế hoạch bố trí đủ nguồn kinh phí cho
công tác giao đất, giao rừng và cho thuê rừng theo tiến độ
kế hoạch đề ra.
5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về Luật
BV&PT Rừng, Luật đất đai và các văn bản liên quan đến
chủ trương, chính sách giao rừng, cho thuê rừng đến mọi
tầng lớp nhân dân, để nhân dân tham gia nhận rừng, thuê
rừng quản lý, sử dụng.
6. Xây dựng phần mềm quản lý thành quả giao rừng,
thuê rừng gắn với giao đất, thuê đất lâm nghiệp toàn quốc.
Quy định rõ ràng chế độ quản lý hồ sơ giao và cho thuê
rừng, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý bảo vệ và phát
triển rừng.
7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý,
sử dụng của các chủ rừng sau khi được giao, cho thuê
rừng.
8. Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực quản lý và
chuyên môn kỹ thuật cho các bộ cấp cơ sở về giao rừng
cho, thuê rừng.
9. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định thống
nhất việc quản lý đất và quản lý rừng tự nhiên sau khi
giao.
10. Chỉ đạo quyết liệt việc giao rừng, cho thuê rừng gắn
liền với giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Trong trường hợp, nếu không kết hợp
được với giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận
quyền sử đất thì vẫn tiến hành giao rừng, cho thuê rừng và

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng.
- Các hộ gia đình, cá nhân sinh sống ở miền núi đa số là
hộ nghèo, quan tâm hàng đầu của họ là sản xuất lương
thực để đảm bảo cuộc sống. Họ không có điều kiện để sản
xuất, kinh doanh nghề rừng trên diện tích rừng, đất lâm
nghiệp được giao, vẫn phải chờ đợi sự trợ giúp của nhà
nước.
KẾT LUẬN
Giao đất, giao rừng được Đảng ta đẩy mạnh triểu khai từ
những năm 1983 với chủ trương làm cho mỗi khu đất, mỗi
cánh rừng, mỗi quả đồi đều có người làm chủ. Thực tế
trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã thực hiện
nhiều chính sách liên quan đến vaabs đề giao đất, giao
rừng cho người dân và đã đạt được những kết quả nhất
định. Tuy nhiên, cũng còn một só hạn chế, bất cập như:
tiến trình giao đất, giao rừng bị kéo dài, tốn thời gian và
công sức của các bên liên quan; chưa có quy định cụ thể
về loại đất, rừng cần được giao cho cộng đồng/hộ gia
đình/ các chủ thể khác…quản lý; vẫn còn bấp cập trong
quản lý cũng như cấp giấy chứng nhận quyển quản lý đất
và rừng khi giao, thiếu sự tham gia của cộng đồng trong
tiến trình giao đất, giao rừng, cơ chế hưởng lợi khi giao
đất, giao rừng chưa được rõ ràng.
Mục tiêu của Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt
Nam là tiếp tục triển khai các biện pháp bảo vệ hiệu quả
diện tích rừng hiện có và phát huy sử dụng tối đa lợi thế
của rừng, tiềm năng lao động của địa phương; bảo vệ rừng
gắn với phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên rừng…
Điều đó đồng nghĩa với việc tăng cường công tác xã hội
hóa bảo vệ và phát triển rừng. Do đó cần tiếp thực hiện

giao đất giao rừng gắn với giao đất, cho thuế đất lâm
nghiệp. Tiến hàng rà soát, đánh giá việc sử dụng rừng và
đất lâm nghiệp của các chủ rừng, kiên quyết thu hồi
những diện tích quản lý, sử dụng không hiệu quả; nghiên
cứu, sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm phát luật
về giao đất giao rừng cho phù hợp với thực tiễn hiện nay,
đồng thời có chính sách hưởng lợi thích hợp khuyến khích
mọi thành phần tham gia nhận đất, nhận rừng để quản lý,
bảo vệ và sản xuất kinh doanh hiệu quả; xây dựng, lập kế
hoạch bố trí đủ nguồn kinh phí cho công tác giao đất, giao

×