Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tìm Hiểu về Ung Thư Thực Quản pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.19 KB, 20 trang )

Tìm Hiểu về Ung Thư Thực Quản

Ung thư xảy ra tại thực quản. Thực quản là một ống dài và rỗng nối họng với dạ
dày. Khi ta nuốt, thức ăn đi qua thực quản, xuống dạ dày để được tiêu hóa. Ung
thư thực quản bắt đầu từ những tế bào niêm mạc lót mặt trong thực quản. Ung thư
thực quản có thể phát sinh ở suốt chiều dài thực quản.

Ung thư thực quản (esophageal cancer)

Adenocarcinoma thực quản
Ung thư thực quản rất thường gặp ở Châu Á và một số vùng thuộc Châu Phi.
A-Triệu Chứng
Triệu chứng và dấu hiệu bao gồm:

+Nuốt khó, nuốt nghẹn
+Sụt cân
+Đau ngực
+Mệt mỏi

- Ung thư thực quản giai đoạn sớm thường không gây ra triệu chứng và dấu hiệu
nào đặc biệt.
- Nên đi khám khi có các triệu chứng và dấu hiệu gây khó chịu kéo dài.
- Việc theo dõi các triệu chứng dấu hiệu cần được thực hiện sát sao hơn nếu trước
đây người bệnh đã được chẩn đoán bệnh thực quản Barrett, một tình trạng tiền ung
thư có nguy cơ cao diễn tiến đến ung thư thực quản. Ngoài ra việc tầm soát bằng
nội soi thực quản cũng rất cần thiết.


Thực quản Barrett: một tổn thương tiền ung thư
B-Nguyên Nhân
Nguyên nhân hiện chưa rõ


Ung thư thực quản xảy ra khi những tế bào thực quản có những sai sót đột biến về
DNA. Những sai sót này khiến các tế bào phát triển và phân chia ngoài tầm kiểm
soát. Các tế bào bất thường nói trên hội tụ lại với nhau để hình thành một khối u
trong thực quản, tăng trưởng, xâm lấn các tổ chức xung quanh và di căn đến
những bộ phận khác của cơ thể.
C-Các type ung thư thực quản
Ung thư thực quản được phân loại tùy theo type tế bào có liên quan. Biết được
type tế bào ung thư sẽ giúp ích trong việc chọn lựa cách điều trị. Các type ung thư
thực quản bao gồm:
1-Adenocarcinoma: Adenocarcinoma khởi nguồn từ những tế bào tuyến tiết chất
nhày ở thực quản. Adenocarcinoma thường gặp ở đoạn dưới thực quản.
Adenocarcinoma là thể ung thư thực quản xảy ra khá thường xuyên.
2-Carcinoma tế bào vảy (squamous cell carcinoma): Đây là những tế bào mỏng,
dẹp, lót mặt trong của thực quản. Carcinoma tế bào vảy thường gặp nhất ở thực
quản đoạn giữa. Carcinoma tế bào vảy là loại ung thư thực quản thường thấy nhất
trên thế giới.
3-Các type hiếm gặp khác: Các loại ung thư thực quản hiếm gặp khác bao gồm
choriocarcinoma, lymphoma, melanoma, sarcoma và ung thư tế bào nhỏ.


Ung thư thực quản đoạn cuối
D-Những yếu tố nguy cơ
Các kích ứng liên tục trên thực quản có thể góp phần làm thay đổi cấu trúc DNA
dẫn đến ung thư thực quản. Các yếu tố kích ứng niêm mạc thực quản làm tăng
nguy cơ ung thư thực quản bao gồm:

+Rượu
+Trào ngược dịch mật
+Nhai thuốc lá
+Co thắt cơ thắt thực quản dưới dẫn đến khó nuốt (achalasia)

+Uống thức uống quá nóng
+Khẩu phần ít rau, củ, quả
+Ăn các thực phẩm bảo quản bằng dung dịch kiềm (nước tro tàu)
+Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
+Béo phì
+Thay đổi tiền ung thư ở tế bào thực quản (thực quản Barrett)
+Xạ trị ở vùng ngực hoặc vùng thượng vị
+Hút thuốc lá

E-Biến chứng
Khi ung thư thực quản tiến triển nó có thể gây ra các biến chứng nhưKKhi ung thư
thực quản tiến triển nó có thể gây ra các biến chứng như:
1-Tắc nghẽn thực quản: Ung thư khiến thức ăn và nước uống không đi qua được
thực quản. Một số phương thức trị liệu có thể giúp giảm thiểu tắc nghẽn ở thực
quản. Một trong những phương pháp này là đặt stent qua nội soi để nong rộng
lòng thực quản. Những chọn lựa khác bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp
laser và liệu pháp quang động (photodynamic therapy).

Đặt stent kim loại để nong thực quản bị hẹp do ung thư
2-Đau do ung thư: Ung thư thực quản giai đoạn muộn có thể gây đau đớn nhiều.
Thầy thuốc cần phải xác định nguyên nhân, tính chất, cường độ cơn đau và đề ra
những liệu pháp chống đau phù hợp.
3-Chảy máu trong thực quản: Ung thư thực quản có thể gây xuất huyết. Tuy rằng
xuất huyết thường là rỉ rả, trong một số trường hợp có thể xảy ra xuất huyết đột
ngột và trầm trọng. Đôi khi cần phải dùng đến các phương pháp phẫu thuật hoặc
nội soi để cầm máu.
4-Sút cân nghiêm trọng: Ung thư thực quản gây nuốt nghẹn và đau đớn khi ăn
uống, do đó bệnh nhân thường sụt cân nhiều. Cần phối hợp với bác sĩ dinh dưỡng
để có một chế độ ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, đầy đủ chất bổ và năng lượng. Có thể cần
phải đặt ống để nuôi ăn.



Đặt ống sonde nuôi ăn để bơm thẳng thức ăn vào dạ dày

Nội soi mở dạ dày ra ra để nuôi ăn đối với bệnh nhân ung thư thực quản
5-Ho: Ung thư thực quản gây loét thực quản và tạo đường rò qua khí quản. Lỗ
thông này gây ho sặc nghiêm trọng khi thức ăn đi lạc vào khí quản.


Ung thư gây biến chứng tắc nghẽn thực quản hoàn toàn
G-Xét nghiệm và Chẩn đoán
- Nội soi thực quản dạ dày để quan sát thương tổn và lấy mẫu sinh thiết.
- Chụp X-quang thực quản có uống chất baryt cản quang để quan sát hình dạng
thực quản và xác định vị trí khối u.
- Lấy mẫu mô sinh thiết qua nội soi thực quản hoặc khí quản tùy tình huống. Mẫu
mô sẽ được gửi đến chuyên khoa giải phẫu bệnh để tìm tế bào ung thư.

Nội soi tiêu hoá trên kèm sinh thiết để sớm phát hiện ung thư thực quản, dạ dày
H-Phân giai đoạn ung thư thực quản
Khi đã chẩn đoán ung thư thực quản, bước kế tiếp cần thực hiện là xác định độ lan
rộng (giai đoạn) của khối u. Giai đoạn ung thư sẽ giúp ấn định chọn lựa điều trị.
Các thử nghiệm dùng để phân giai đoạn ung thư thực quản bao gồm chụp CT scan
và chụp PET (positron emission tomography).

Hình ảnh ung thư thực quản trên phim CT scan và PET-CT

Các giai đoạn của ung thư thực quản:
+Giai đoạn I. Ung thư giới hạn ở phần niêm mạc lót trong của thực quản.
+Giai đoạn II. Ung thư đã xâm lấn đến các lớp sâu của niêm mạc thực quản (lớp
dưới niêm) và có thể đã lan đến các hạch kề cận.

+Giai đoạn III. Ung thư đã lan đến những lớp sâu nhất của thành thực quản và các
mô hoặc hạch kề cận.
+Giai đoạn IV. Ung thư đã di căn đến những bộ phận khác của cơ thể.


Vách thực quản gồm các lớp niêm mạc, lớp dưới niêm, lớp cơ, lớp thanh mạc. Bên
ngoài là các hạch lymphô, ống ngực


Các giai đoạn của ung thư thực quản

I-Điều Trị
Điều trị ung thư thực quản dựa trên type tế bào ung thư, giai đoạn ung thư và tình
trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh.
1-Phẫu thuật
- Phẫu thuật cắt bỏ ung thư có thể được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các
liệu pháp khác. Các phẫu thuật dùng để điều trị ung thư thực quản bao gồm:
+ Phẫu thuật cắt bỏ những u rất nhỏ. Khi ung thư rất nhỏ, còn khu trú ở bề mặt
niêm mạc thực quản và chưa lan rộng, khuyến cáo phẫu thuật cắt bỏ khối u và
phần mô lành chung quanh. Phẫu thuật cho những khối u phát hiện rất sớm có thể
được thực hiện qua nội soi thực quản.
+ Phẫu thuật cắt bỏ một phần thực quản (esophagectomy). Phẫu thuật viên cắt bỏ
một phần thực quản chứa khối u, kết hợp với nạo các hạch kề cận. Phần thực quản
còn lại sẽ được đấu nối lại với dạ dày. Thường phải kéo dạ dày lên cao để nối với
phần thực quản còn sót lại. Trong một số trường hợp, một đoạn đại tràng được
dùng để thay thế cho phần thực quản đã cắt bỏ.
+ Phẫu thuật cắt bỏ một phần của thực quản và phần trên của dạ dày
(esophagogastrectomy). Phẫu thuật viên sẽ cắt bỏ một phần thực quản, nạo các
hạch tại chỗ và phần trên của dạ dày. Phần còn lại của dạ dày sẽ được kéo lên cao
để nối với thực quản. Nếu cần một phần của đại tràng sẽ được dùng để kết nối

thực quản với dạ dày.


Cắt bỏ phần thực quản bị ung thư, nối mỏm thực quản còn lại với dạ dày
Phẫu thuật cắt bỏ ung thư thực quản đem đến những nguy cơ biến chứng nặng như
nhiễm trùng, xuất huyết và bục chỗ nối. Phẫu thuật ung thư thực quản có thể được
thực hiện qua mổ hở hay mổ nội soi, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và điều kiện
tay nghề, trang thiết bị.
2-Hóa trị liệu
- Hóa trị liệu dùng thuốc hóa chất để diệt các tế bào ung thư. Thuốc hóa trị được
dùng trước hay sau phẫu thuật. Có thể kết hợp hóa trị với xạ trị. Ở những trường
hợp muộn khi ung thư đã tiến triển xa và di căn ra khỏi thực quản, hóa trị có thể
được dùng đơn độc để giúp giảm thiểu các triệu chứng gây ra bởi khối u.
- Các tác dụng phụ của hóa trị liệu tùy thuộc vào loại thuốc sử dụng.
3-Xạ trị
- Xạ trị dùng các tia mang năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia xạ có
thể được chiếu từ một máy đặt ở ngoài cơ thể nhắm vào khối u (xạ trị bằng tia
ngoài), hoặc đặt chất phóng xạ vào trong cơ thể ở vị trí sát với khối u
(brachytherapy).
- Xạ trị hầu như luôn được phối hợp với hóa trị trong điều trị ung thư thực quản.
Nó được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật. Xạ trị cũng được dùng để giảm thiểu
các biến chứng của ung thư thực quản giai đoạn muộn khi khối u đã quá lớn và
gây tắc nghẽn thực quản.
- Các tác dụng phụ của xạ trị bao gồm: phản ứng trên da giống trường hợp bị cháy
nắng, nuốt đau, nuốt khó, tổn thương các cơ quan kề cận như tim, phổi.
4-Phối hợp hóa trị và xạ trị
Phối hợp hóa trị-xạ trị có thể giúp tăng cường hiệu quả điều trị và được thực hiện
trước hoặc sau phẫu thuật. Phối hợp hóa trị-xạ trị tăng nguy cơ và độ trầm trọng
của các tác dụng phụ.
5-Lối sống và điều trị hỗ trợ

Chán ăn, nuốt nghẹn, sụt cân, đuối sức là những vấn đề mà người bệnh ung thư
thực quản thường gặp phải. Các triệu chứng này còn có thể do những khó chịu mà
việc điều trị đem đến; do chế độ ăn lỏng, do nuôi ăn bằng ống thông hoặc qua
đường truyền tĩnh mạch trong suốt quá trình điều trị.
Chế độ ăn được khuyến cáo cho người bệnh như sau:
+ Lựa chọn các thức ăn dễ nuốt như súp, yaourt, sữa lắc.
+ Chia khẩu phần mỗi ngày thành nhiều bữa ăn nhỏ.
+ Ăn thêm những bữa ăn nhỏ (snacks).
+ Dùng bổ sung thêm vitamin và muối khoáng.
K-Chấp nhận sự thật và tìm kiếm sự hỗ trợ
Cần phải có thời gian để thích nghi với cảm giác choáng, sợ hãi và buồn đau khi
được chẩn đoán ung thư. Thật là khó khăn và bối rối đối với người bệnh khi họ
cần phải có những quyết định quan trọng cho đời mình. Trong khoảng thời gian để
thích nghi với chẩn đoán ung thư, bệnh nhân cần:
- Cố gắng tìm hiểu thật nhiều về ung thư thực quản. Hỏi bác sĩ về những đặc điểm
của bệnh, như thể bệnh và giai đoạn bệnh chẳng hạn. Càng có nhiều hiểu biết về
ung thư thực quản, bệnh nhân sẽ càng tự tin hơn khi phải quyết định những chọn
lựa điều trị cho chính mình.
- Bệnh nhân nên giữ mối quan hệ tốt với gia đình và bạn bè. Họ sẽ là chỗ dựa
vững chắc cho người bệnh về mặt tinh thần, trong sinh hoạt và lúc trị liệu.
- Bệnh nhân nên tìm người để nói chuyện và tâm sự. Có thể là một người bạn thân
hoặc một thành viên trong gia đình biết lắng nghe và thấu hiểu. Bệnh nhân còn có
thể nói chuyện với các chuyên viên tư vấn, các nhân viên y tế xã hội hoặc các nhà
hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo.
- Nên tham gia vào những nhóm hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Bệnh nhân sẽ được
tiếp thêm sức mạnh, sự khuyến khích động viên khi sinh hoạt với những người
đồng cảnh ngộ. Bệnh nhân còn có thể tham gia trao đổi các suy nghĩ và ý tưởng
của mình tại các diễn đàn chuyên ngành trên mạng.
L-Phòng tránh ung thư thực quản
- Bỏ nhai thuốc lá và hút thuốc lá. Nên gặp các chuyên gia tư vấn về bỏ thuốc lá.

Nếu chưa hút thuốc thì đừng nên tập.
- Không nên uống rượu, hoặc uống càng ít càng tốt. Không nên uống quá 1 ly nhỏ
đối với nữ và 2 ly nhỏ đối với nam mỗi ngày.
- Ăn nhiều rau, củ, quả tươi có màu sắc đa dạng.
- Tránh thừa cân. Cần tích cực giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì. Nên đặt mục
tiêu giảm dần từ 0.5 đến 1 kg mỗi tuần.

Bs Đồng Ngọc Khanh
Tham khảo

1. Esophageal cancer. Fort Washington, Pa.: National Comprehensive Cancer
Network. esophageal.pdf. Accessed
March 9, 2009.
2. Esophageal cancer treatment (PDQ) health professional version. National
Cancer Institute. ional/allpages.
Accessed March 9, 2009.
3. Esophageal cancer screening (PDQ) health professional version. National
Cancer Institute. ional/allpages.
Accessed March 9, 2009.
4. Questions to ask the doctor. Cancer.Net.
phageal+Cancer. Accessed March
10, 2009.
5. Eating hints for cancer patients: Before, during and after treatment.
National Cancer Institute.
allpages/print. Accessed March 12,
2009.
6. Adult cancer pain. Fort Washington, Pa.: National Comprehensive Cancer
Network. s/PDF/pain.pdf. Accessed
March 12, 2009.
7. Esophageal cancer prevention (PDQ) health professional version. National

Cancer Institute. ional/allpages.
Accessed March 9, 2009.

×