Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Chẩn Đoán Ung Thư Tụy ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.47 KB, 11 trang )

Chẩn Đoán Ung Thư Tụy

A-MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA UNG THƯ TỤY
1-Vàng da:
Tắc nghẽn đường mật dẫn đến vàng da ở 70-85% bệnh nhân có u đầu tụy. Các
triệu chứng của vàng da bao gồm:
+ Da vàng
+ Kết mạc mắt vàng
+ Phân màu đất sét
+ Nước tiểu sậm màu
+ Ngứa

Đầu tụy nằm kề cận ống mật chủ và tá tràng, do đó khi u khu trú ở đầu tụy sẽ tăng
trưởng và làm tắc nghẽn các cấu trúc này.

2-Buồn nôn, nôn, sụt cân
- Việc làm rỗng dạ dày sẽ bị trì hoãn khi tá tràng bị chèn ép. Điều này khiến bệnh
nhân cảm thấy đầy hơi, đồng thời cũng góp phần vào triệu chứng buồn nôn và
nôn. Các triệu chứng này hiện diện lúc đầu ở 35-45% bệnh nhân ung thư tụy. Bệnh
nhân cảm thấy chán ăn và buồn nôn, dẫn đến sụt cân.
- Khi bệnh đã tiến triển, 5% bệnh nhân có u gây tắc nghẽn hoàn toàn tá tràng. Phẫu
thuật lúc đó sẽ là cần thiết để bắc cầu qua vị trí tắc nghẽn và cải thiện sự tiêu hóa
3. Mệt mỏi:
Khi bệnh tiến triển xa hơn, bệnh nhân có thể có cảm giác mệt mỏi, suy nhược. Có
nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư.
4. Đau bụng:
75-90% bệnh nhân ung thư tụy bị đau bụng. Đau thường dưới dạng đau quặn hoặc
lình bình đầy hơi. Đau có thể lan ra hai vai hay sau lưng.
5. Huyết khối (cục máu đông):
Bệnh nhân ung thư tụy thường có tăng nguy cơ bị huyết khối. Huyết khối cũng có
thể là triệu chứng đầu tiên của ung thư tụy. Ung thư tự bản thân nó gây ra những


thay đổi về mặt huyết học từ đó làm tăng nguy cơ huyết khối. Một số huyết khối
không có triệu chứng, nhưng sưng, đỏ và đau có thể hiện diện ở vị trí huyết khối.

6. Đái tháo đường:
Khởi phát đái tháo đường hoặc rối loạn đường huyết đói có thể đi kèm với ung thư
tụy. Đái tháo đường có thể được chẩn đoán trước hay sau chẩn đoán ung thư tụy.
Đái tháo đường xảy ra khi cơ thể không còn sản xuất đủ lượng insulin, hoặc không
thể sử dụng insulin một cách đúng mức. Insulin giúp cơ thể điều hòa lượng đường
huyết trong máu, do đó nếu thiếu insulin, lượng đường huyết thường tăng cao.
7. Suy giảm chức năng tụy:
Tuyến tụy còn tiết ra các dịch và men tiêu hóa vào ruột non. Các dịch tụy này giúp
tiêu hóa thức ăn tại ruột. Bệnh nhân ung thư tụy không còn tiết đủ lượng dịch tụy,
do đó thức ăn sẽ không được tiêu hóa đầy đủ. Tình trạng này được gọi là suy tụy.
- Triệu chứng của suy tụy bao gồm tiêu chảy và đau quặn ruột thường là sau khi
ăn. Điều này do thức ăn đi qua ruột nhưng chưa được tiêu hóa hoàn toàn. Thức ăn
chưa tiêu hóa khi đi qua sẽ kéo nước vào ruột, gây tiêu chảy và đau quặn bụng.


Liên quan giữa tuyến tụy (pancreas), ống mật chủ (common bile duct) và tá tràng
(duodenum)


Liên quan giữa tuyến tụy, gan, ống mật chủ, dạ dày và tá tràng


Hình ảnh ung thư tuỵ sau phẫu thuật cắt bỏ

B. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TỤY
Bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ ung thư tụy sẽ được chỉ định các xét
nghiệm để xác định nguyên nhân. Dưới đây là một số thử nghiệm và xét nghiệm

được dùng cho chẩn đoán:
1. Siêu âm bụng:
Siêu âm bụng có thể nhận diện một u hay khối ở tụy hoặc đường mật gây ra tắc
nghẽn và vàng da.
2. Siêu âm qua nội soi (EUS):
Siêu âm được thực hiện trong khi nội soi dạ dày tá tràng bằng một thiết bị đặc biệt.
Hình ảnh siêu âm của tuyến tụy nhận được xuyên qua thành dạ dày.
- Phương pháp này có độ nhạy rất cao trong chẩn đoán ung thư tụy. Siêu âm qua
nội soi rất có ích trong việc phát hiện các khối u nhỏ (<2 cm) có thể không thấy rõ
được bằng CT scan thông thường. Nó còn có thể xác định xem khối u đã xâm lấn
vào các mạch máu lớn hay chưa. Thủ thuật này cho thấy rõ chi tiết các động và
tĩnh mạch kề cận với tụy.


Hình ảnh tụy qua siêu âm nội soi


Hình ảnh ung thư tụy qua siêu âm nội soi
- Sinh thiết khối u bằng cách chọc hút bằng kim nhỏ (FNA) có thể được thực hiện
trong lúc siêu âm qua nội soi để chẩn đoán ung thư tụy. Cần an thần giảm đau
đường tĩnh mạch khi thực hiện thủ thuật này.

3-Chụp nội soi mật tụy ngược dòng (endoscopic retrograde
cholangiopancreatography=ERCP)
- ERCP được thực hiện bằng ống nội soi qua ngã dạ dày tá tràng để quan sát
đường mật. Nó còn được dùng để đặt một stent hoặc ống sonde giúp dẫn lưu ống
mật chủ bị tắc nghẽn. Cần thực hiện an thần giảm đau tĩnh mạch khi thực hiện thủ
thuật này. Thủ thuật sẽ giúp xác định nguyên nhân gây ra tắc nghẽn.
- Một số nguyên nhân gây ra tắc nghẽn đường mật bao gồm: u bóng Vater,
carcinoma đường mật (ung thư đường mật), viêm hoặc ung thư tụy. Lấy dịch mật

và mẫu mô để các chuyên gia giải phẫu bệnh phân tích và đánh giá các tế bào ung
thư.

4. Chụp cắt lớp vi tính (CT)
- CT scan có thể phát hiện các u nhỏ cùng các mạch máu bao quanh khối u. CT
scan còn giúp quan sát sự lan tỏa, di căn của khối u vào các hạch lympho, gan và
các vị trí khác. Khi đã phát hiện được khối u tụy vẫn cần chụp CT để giúp đánh
giá chính xác hơn kích thước, vị trí, và sự xâm lấn của khối u vào các mạch máu
và cơ quan chung quanh. Tiêm cản quang tĩnh mạch sẽ giúp việc quan sát và phân
tích khối u thêm chính xác.


Hình ảnh ung thư tụy di căn gan trên CT scan (màu xanh)

5. Xquang can thiệp
- Trong một số trường hợp, khoa chẩn đoán hình ảnh có thể thực hiện sinh thiết
bằng kim (needle biopsies), lấy mẫu mô xuyên qua thành bụng để phân tích tế bào
ung thư, sau khi đã định vị khối u bằng CT scan hoặc kỹ thuật siêu âm.
- Chẩn đoán ung thư tụy có thể khó khăn. Việc lấy đủ số lượng mẫu mô sinh thiết
theo yêu cầu của bác sĩ giải phẫu bệnh đôi khi là một thách đố. Điều này có thể
gây bực dọc cho bệnh nhân và người thầy thuốc lâm sàng khi họ muốn sớm chẩn
đoán để bắt tay ngay vào việc điều trị.

C. UNG THƯ TỤY GỒM NHỮNG LOẠI NÀO?


Tế bào ung thư tụy (phóng to)


Cấu trúc tụy: ống tụy (pancreatic duct), các tuyến (acini), tiểu đảo tụy (islet)


- Có nhiều loại ung thư tụy khác nhau; tuy nhiên, chủ yếu là carcinom tuyến của
ống tụy (ductal adenocarcinoma) (95%). Loại ung thư tụy này khởi phát từ niêm
mạc của ống tụy (pancreatic duct), là phần tụy ngoại tiết sản xuất ra dịch tiêu hóa.
- Khoảng 5% các trường hợp ung thư khác khởi phát từ phần tụy nội tiết. Loại này
thường được gọi là ung thư tế bào đảo tụy sản xuất ra insulin (Islet, insulin producing
cell) hoặc ung thư thần kinh-nội tiết (neuroendocrine cancer). Đôi khi còn có thể gặp các
loại ung thư hiếm thấy hơn như sarcoma hoặc lymphoma.

×