CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN-HÔ HẤP
A- Ngừng tuần hoàn-hô hấp là một trong những cấp cứu khẩn trương bậc
nhất:
vì gây tử vong cao (khoảng 80-90%).
Nguyên nhân của ngừng tuần hoàn hô hấp cần được xác định bởi điện tâm đồ
(ECG) để hướng dẫn phương hướng điều trị. Chẩn đoán nguyên nhân và các trị
liệu hồi sức trong trường hợp ngừng tuần hoàn-hô hấp phải được thực hiện càng
sớm càng tốt và cần sự can thiệp nhanh chóng của đội cấp cứu di động ngay tại
chỗ.
B- Sự sống còn của bệnh nhân:
tùy thuộc vào « trình tự các động tác cấp cứu » và việc thực hiện chúng một cách
nhanh chóng . Trình tự nầy bao gồm, theo thứ tự:
*Liên lạc khẩn cấp đội cấp cứu di động.
*Thực hiện các động tác hồi sức cấp cứu tuần hoàn hô hấp cơ bản bởi những
người chứng kiến tai nạn đầu tiên ( công chúng, người qua đường, người trong gia
đình ) và có khả năng thực hiện.
* Nhanh chóng thực hiện Choáng điện ngoài lồng ngực .
* Trị liệu hồi sức chuyên môn.
Vì rung thất là nguyên nhân thường gặp nhất của ngừng tuần hoàn và đột tử
, nên thực hiện Phá rung bằng choáng điện ngoài lồng ngực là động tác
cấp cứu chủ yếu trước khi nhập viện.
C- Thuốc và dụng cụ cần thiết:
. Hồi sức hô hấp tuần hoàn cơ bản (phương pháp hỗ trợ hô hấp miệng qua miệng
hoặc miệng qua mũi, kết hợp với xoa bóp tim ngoài lồng ngực) không cần dụng cụ
đặc biệt.
* Hồi sức chuyên môn : Các dụng cụ và thuốc cần thiết cho hồi sức tim-mạch:
1 Máy phá rung chạy bằng bình điện (batterie), 1 électrocardioscope hoặc điện
tâm đồ (ECG) và thuốc Adrénaline (ống chứa 1mg, tiêm tĩnh mạch), Xylocaine
1% (thuốc tiêm, mỗi lọ chứa 20ml), dụng cụ truyền dịch (perfusion). Các dụng cụ
và thuốc cần thiết cho hồi sức hô-hấp: Các dụng cụ cần cho việc đặt nội quản và
hô hấp (mặt nạ, Ambu, dưỡng khí ).
D- Chẩn đoán: dựa vào lâm sàng, với các triệu chứng sau:
Mạch cổ và mạch bẹn không bắt được . Sự hiện diện của triệu chứng này đủ để
khởi đầu phương pháp miệng qua miệng, hoặc miệng qua mũi kết hợp với xoa
bóp tim ngoài lồng ngực ngay lập tức. Tuy nhiên bắt mạch do người ngoài ngành
y thì không chính xác vì cần hiểu biết chuyên môn. Do đó nếu bệnh nhân không
còn cử động, không còn thở là đủ đề xác định chẩn đoán và bắt đầu ngay việc hồi
sức tuần hoàn-hô hấp căn bản bởi người chứng kiến đầu tiên (công chúng).
Triệu chứng hô hấp: ngừng thở , hoặc thở ngáp .
Bắt mạch cổ:
E- Trị liệu:
1- Giai đoạn đầu, tại nơi tai nạn: Thường được thực hiện bởi công chúng, là
người chứng kiến tai nạn đầu tiên. Tốt nhất nếu được thực hiện bởi một BS (nếu
tình cờ có được một BS tại chỗ):
Khẩn cấp báo Đội cấp cứu di động (số điện thoại 115).
Thực hiện hồi sức hô hấp tuần hoàn cơ bản (hsHH-THcb): Theo tiến trình A-
B-C như sau:
A: Airway: làm thông thoáng đường thở (lấy răng giả, vật lạ, thức ăn, lau lấy đàm
nước trong miệng )
B: Breathing: hỗ trợ Hô hấp với phương pháp pháp miệng qua miệng, hoặc miệng
qua mũi ) với mặt nạ nếu có.
C: Circulation: Xoa bóp tim ngoài ngực , 80 - 100 nhịp/ phút.
Nếu chỉ có một người làm thì phổi hợp nhịp nhàng giữa xoa bóp tim và hỗ trợ hô
hấp, cứ
10 lần xoa bóp tim thì 2 lần thổi. Nếu có 2 người cấp cứu thì cứ 5 lần xoa bóp tim
thì người thứ hai thổi ngạt 1 lần. Nếu có bóng Ambu thì người thứ 2 tiến hành bóp
bóng hỗ trợ hô hấp.
Không nên dùng cú đấm vào vùng xương ức nếu không có xác định
ECG: vì nó có thể có tác dụng tốt trong trường hợp rung thất nhưng cũng
có thể chuyển các loạn nhịp khác (nhịp chậm, nhịp nhanh, không có nhịp
xoang ) thành rung thất
2- Khi Đội cấp cứu di động đến nơi tai nạn: Những động tác chuyên môn sau
đây sẽ được thực hiện theo thứ tự:
Hồi sức hô hấp: bắt đầu thổi vào phổi bệnh nhân vài luồng dưỡng khí nguyên
chất qua mặt nạ và bóng phồng tự động (Ambu). Sau đó đặt ống nội khí
quản và hô hấp bệnh nhân với dưỡng khí nguyên chất (FiO2 = 1) bằng
ballon phồng tự động , hoặc hỗ trợ máy. Khối lượng khí mỗi lần thổi
khoảng 400 -500 ml, nhịp thổi khoảng 15-20/ phút.
Hồi sức tuần hoàn: thiết đặt bệnh nhân vào électrocardioscope hoặc điện tâm
đồ (ECG) để phân tích nhịp tim, cần thiết để hướng dẫn điều trị. Tiếp đến là
đặt dây truyền tĩnh mạch.
Tùy theo loại rối loạn nhịp tim thấy được qua électrocardioscope (hoặc ECG)
mà tiến hành các trị liệu theo biểu đồ sau :
Theo biểu đồ cấp cứu ta thấy, tùy theo rối loạn nhịp tim ở électrocardioscope,
hoặc điện tâm đồ (ECG), những đường lối chính trong cấp cứu ngừng tuần hoàn
là:
a- Rung tâm thất (fibrillation ventriculaire),nhịp nhanh thất (tachycardie
ventriculaire):
-Choáng điện ngoài lồng ngực (choc électrique externe) là trị liệu đầu tiên, bắt đầu
khoảng 200 joules. Nếu không hiệu quả, có thể lên từ từ cho đến 400 joules.
Làm 3 choáng liên tục. Trong khi đó, vẫn tiếp tục kiểm soát mạch cổ và mạch bẹn,
ngoại trừ trường hợp xuất hiện nhịp xoang (sinusal) trên électrocardioscope.
Nhiễm toan máu (acidose) và thiếu oxy-máu (hypoxémie) giảm hiệu nghiệm của
phá rung (défibrillation).
-Nếu nhịp xoang vẩn không xuất hiện: adrénaline tiêm tĩnh mạch 1mg, hoặc qua
đường nội khí quản 3mg, hoặc xylocaine 1mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm (2 phút).
Có thể tái chích sau mỗi 3 – 5 phút, tuy nhiên liều tổng cộng của xylocaine không
được quá 3mg/kg.
b- Vô tâm thu (asystolie): không có hoạt động tim trên tâm điện đồ (ECG
plat): Choáng điện ngoài lồng ngực vô ích vì không hiệu quả trong trường hợp
nầy.
-Dùng adrénaline 3 mg tiêm tĩnh mạch / mỗi 5 phút, hoặc xịt vào nội khí quản
nếu chưa thực hiện được đường truyền tĩnh mach.
Chú thích: adrénaline chích thẳng vào tim đã bị cấm dùng gần 10 năm nay ở
Pháp, và Isuprel(isoprénaline) không được dùng vì tác dụng giãn mạch.
c- Các trường hợp có nhịp tim trên ECG, nhưng không có mạch (les rythmes
sans pouls): bao gồm các nhịp chậm (bradycardies), hoặc nhịp bình thường nhưng
không hiệu quả (dissociation électromécanique – phân ly điện cơ). Trị liệu bằng
adrénaline ngoại trừ các trường hợp cần điều trị chuyên biệt như: Mất máu
(hypovolémie), cần chuyền dịch (remplissage), tràng khí màng phổi
(pneumothorax), tràng dịch màng phổi (pleurésie), tràng dịch màng tim
(tamponde), cần giảm áp bằng kim (décompression à aiguille), nhồi máu cơ
tim, thuyên tắc phổi (embolie pulmonaire) .
Dùng Bicarbonate: 1mEq/ kg, tiêm tĩnh mạch sau 10 phút cấp cứu ngừng tuần
hoàn. Có thể tái chích sau mỗi 10 phút, với liều lượng 0,5 mEq/Kg.
F- Diển biến bệnh trạng với trị liệu tại nơi xảy ra tai nạn:
2 trường hợp diển biến bệnh trạng có thể xảy ra:
a- Hoạt dộng tuần hoàn, hô hấp được hồi phục: Điện tâm đồ bình phục, có
mạch cổ, mạch bẹn, bệnh nhân tự thở, huyết áp tối đa > 9. Các trị liệu cấp cứu
thích nghi với triệu chứng lâm sàng cần phải được tiếp tục và chuyển gấp bệnh
nhân về khu hồi sức cấp cứu.
b- Ngược lại, trong trường hợp không hồi phục được hoạt động tuần hoàn, hô
hấp:
Sau khoảng 30 phút hồi sức cấp cứu khẩn trương, quyết định ngưng và chấm dứt
trị liệu có thể đặt ra. Nhất là khi những triệu chứng suy thoái bệnh trạng xuất hiện
như: thân nhiệt hạ thấp (hypothermie), đồng tử giãn
G- Tại bệnh viện: Bệnh nhân cần được chuyển gấp về đơn vị hồi sức. Trị liệu bao
gồm:
a- Biện pháp tổng quát: thành lập đường truyền tĩnh mạch có hiệu quả cao
(bon calibre), truyền dịch thích hợp. Theo dõi tiến triển nhịp tim, mạch và huyết
áp bằng monitorage. Máy xoá rung để sẵng sàng bên cạnh, để sử dụng nếu cần.
Dưỡng khí trị liệu khoảng 6 lít/phút.
b- Trị liệu các xáo trộn nước điện giải và toan-kiềm (acido-basiques) tùy theo
huyết áp, ion đồ, các khí trong máu động mạch (gazométrie artérielle)
c- Trị liệu chống phù não (oedème cérébrale), và các biến chứng có thể xảy ra sau
một thời gian lâu bị ngừng tuần hoàn hô hấp như biến chứng thần kinh, nhiễm
trùng phổi
d- Trị liệu các nguyên nhân gây ra ngừng tuần hoàn hô hấp để tránh tái phát
(récidives). Nếu nguyên nhân là bệnh động mạch vành tim(coronaropathie), X-
quang động mạch vành (coronarographie) cần được thực hiện khẩn cấp và phẫu
thuật nống động mạch vành (angioplastie) là một tri liệu tốt. Nếu nguyên nhân là
do rối loạn nhịp, chọn lựa thuốc chống loạn nhịp thích nghi
H- Dự đoán tương lai bệnh (pronostic): thường là trầm trọng (sombre), nhất là
những bệnh nhân vẩn còn trong hôn mê sau nhiều ngày nhập viện.
Chú thích: hồi sức hô hấp tuần hoàn cơ bàn(hsHH-THcb):
a- Kỹ thuật thoa bóp tim ngoài lồng ngực (massage cardiaque externe):
Bệnh nhân: nằm ngửa, trên 1 sàn cứng
Người cứu: quỳ bên phải bệnh nhân, 2 tay dang thẳng, đặt cùi bàn tay trái ỡ
giới hạn 1/3 dưới của xương ức nhưng cách móm ức 3 khoát ngón tay. Đặt
cùi bàn tay phải trên bàn tay trái.
Mỗi nhịp bao gồm 2 động tác: ép mạnh ngực bệnh nhân xuống và thả lên,
Khoảng 80-100 nhịp/phút. Ép ngực bệnh nhân xuống 4-5 cm mới có hiệu
quả (bắt được mạch bẹn). Thời gian của động tác xuống và lên bằng nhau.
b- Kỹ thuật hỗ trợ hô hấp « miệng qua miệng» (bouche à bouche):
Bệnh nhân: nằm ngữa, trên 1 sàn cứng.
Người cứu: quỳ bên trái, gần đầu bệnh nhân, để 1 tay trên trán cuả
bệnh nhân và giữ đầu bệnh nhân ngửa nhiều (hyperextention), cùng
lúc dùng ngón tay trỏ và ngón cái bóp chặt mũi bệnh nhân.
Tay kia mở miệng bệnh nhân rộng ra bằng cách kéo cằm của bệnh nhân
xuống.
Miệng của người cứu đặt trùm kín lên miệng của bệnh nhân.
Mổi lần thổi vào phải mạnh và đủ để ngực bệnh nhân phồng cao, lấy miệng
ra, ngực người bệnh sẽ tự động xẹp xuống.
Thực hiện khoảng 20 lần/Phút.
xin đọc thêm:
Characteristics and diagnosis:
Cardiac arrest is an abrupt cessation of pump function (evidenced by absence of a
palpable pulse) of the heart that with prompt intervention could be reversed, but
without it will lead to death.
[1]
In certain cases, it is an expected outcome to a
serious illness.
[6]
However, due to inadequate cerebral perfusion, the patient will be unconscious
and will have stopped breathing. The main diagnostic criterion to diagnose a
cardiac arrest (as opposed to respiratory arrest, which shares many of the same
features) is lack of circulation, however there are a number of ways of determining
this.
In many cases, lack of carotid pulse is the gold standard for diagnosing cardiac
arrest, but lack of a pulse (particularly in the peripheral pulses) may be a result of
other conditions (e.g. shock), or simply an error on the part of the rescuer. Studies
have shown that rescuers often make a mistake when checking the carotid pulse in
an emergency, whether they are healthcare professionals
[7][8]
or lay persons.
[9]
Owing to the inaccuracy in this method of diagnosis, some bodies such as the
European Resuscitation Council (ERC) have de-emphasised its importance. The
Resuscitation Council (UK), in line with the ERC's recommendations and those of
the American Heart Association,
[10]
have suggested that the technique should be
used only by healthcare professionals with specific training and expertise, and
even then that it should be viewed in conjunction with other indicators such as
agonal respiration.
[11]
Various other methods for detecting circulation have been proposed. Guidelines
following the 2000 International Liaison Committee on Resuscitation (ILCOR)
recommendations were for rescuers to look for "signs of circulation", but not
specifically the pulse
[10]
. These signs included coughing, gasping, colour,
twitching and movement.
[12]
However, in face of evidence that these guidelines
were ineffective, the current recommendation of ILCOR is that cardiac arrest
should be diagnosed in all casualties who are unconscious and not breathing
normally.
[10]
Following initial diagnosis of cardiac arrest, healthcare professionals further
categorise the diagnosis based on the ECG/EKG rhythm. There are 4 rhythms
which result in a cardiac arrest. Ventricular fibrillation (VF/VFib) and pulseless
ventricular tachycardia (VT) are both responsive to a defibrillator and so are
colloquially referred to as "shockable" rhythms, whereas asystole and pulseless
electrical activity (PEA) are non-shockable. The nature of the presenting hearth
rhythm suggests different causes and treatment, and is used to guide the rescuer as
to what treatment may be appropriate
[11]
01/3/2009, BS Nguyễn Văn Bích BS Nguyễn Xuân Bích Huyên
P.S: Mọi trích, dịch xin ghi tên ghi tên tác gỉa và nguồn: www.cap-cuu-noi-khoa.synthasite.com
_______________________________________________________________
1 bệnh án (bổ túc ngày 28/05/09):
CẤP CỨU THÀNH CÔNG MỘT TRƯỜNG HỢP RUNG THẤT Ở BỆNH
NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
Vào lúc: 9g40' ngày 11/09/2008 khoa Cấp Cứu Ngoại Viện của bệnh viện Cấp
Cứu Trưng Vương có nhận điện thoại từ bệnh viện quận 10 xin chi viện một
trường hợp ngưng tim ngưng thở. Bệnh nhân: Nguyễn Việt L., 54 tuổi, nam. Nhập
viện trong tình trạng ngưng tim ngưng thở. Bệnh sử: sáng ngày 10/09/2008 bệnh
nhân có đến khám bệnh tại bệnh viện quận 10 và được đo điện tâm đồ, chẩn đoán:
theo dõi Nhồi máu cơ tim cấp vùng trước vách, bệnh nhân được đề nghị nhập viện
nhưng không đồng ý và về nhà. Đến sáng 11/09/2008 bệnh nhân vừa đến bệnh
viện quận 10 thì đột ngột quị xuống ngưng tim ngưng thở.
Tại bệnh viện quận 10 bệnh nhận được đặt nội khí quản bóp bóng giúp thở, xoa
bóp tim ngoài lồng ngực, mắc monitor theo dõi, lập đường truyền tĩnh mạch, dùng
thuốc Adenalin, shock điện 2 lần 300J, 360J đồng thời gọi 115 xin hổ trợ về
chuyên môn.
Khi nhóm Cấp Cứu Ngoại Viện của bệnh viện Cấp Cứu Trưng Vương đến thì
bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, đồng tử 3mm hai bên, mất phản xạ ánh sáng,
mạch huyết áp không đo được, đang bóp bóng giúp thở, xoa bóp tim ngoài lồng
ngực. Chẩn đoán: Nhồi máu cơ tim cấp vùng trước vách, biến chứng rung thất.
Nhóm Cấp Cứu 115 tiếp tục:
- Bóp bóng giúp thở, xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
- Shock điện 360 J, 4 lần và xen kẽ giữa các lần shock điện là Adrenaline 1mg TM
3 lần, sau đó Cordarone 300mg TM chậm và lập lại Cordarone 150mg TM.
Sau khi shock điện và dùng các thuốc trên thì điện tim của bệnh nhân từ rung thất
sóng nhỏ chuyển sang nhịp xoang 120 lần/phút, mạch 120 lần/phút, HA:
100/70mmHg, bệnh nhân tự thở chậm 8 lần/phút.
Bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện tiếp tục được theo dõi.
Việc cấp cứu thành công trường hợp ngưng hô hấp tuần hoàn này là do có sự phối
hợp giửa tuyến cơ sở và Cấp cứu ngoại viện 115, cũng như khả năng chẩn đoán
chính xác và xữ trí kịp thời của đội Cấp cứu ngoại viện 115.