Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chế độ quản lý nhà nước về Kinh tế doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.69 KB, 6 trang )

Chế độ quản lý nhà nước về Kinh tế


1. CƠ SỞ HIẾN ĐỊNH
Điều 21:
Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản
xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mô hoạt
động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh. Kinh tế gia đình được
khuyến khích phát triển.
Điều 25:Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn,
công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ
quốc tế; bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn,tài sản và các quyền lợi khác
của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
không bị quốc hữu hoá.
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam định cư ở
nước ngoài đầu tư về nước.
Điều 26:
Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính
sách; phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý Nhà nước giữa các ngành, các
cấp; kết hợp lợi ích của cá nhân, của tập thể với lợi ích của Nhà nước.
Phần 2. Nội dung
I. Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng chính sách, kế
hoạch, pháp luật.
1. Nhà nước quản lý kinh tế bằng chính sách.
1.1. Khái niệm chính sách kinh tế.
a. Khái niệm chính sách:
- Theo nghĩa rộng: Chính sách kinh tế là toàn bộ quan điểm, tư tưởng phát triển,
những mục tiêu tổng quát và những phương thức cơ bản để thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế của đất nước.
- Theo nghĩa hẹp: Chính sách kinh tế là tổng thể các quan điểm, chuẩn mực, biện
pháp, thủ thuật mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng và khách thể


quản nhằm đạt được những mục tiêu trong số những mục tiêu chiến lược chung
của đất nước.
Theo quan niệm phổ biến thì Chính sách là phương thức hành động được một chủ
thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại.
Do đó, việc tuyên bố chính sách hay ban hành một chính sách là việc một cá
nhân/hay tổ chức đã quyết định một cách thận trọng và có ý thức cách giải quyết
những vấn đề tương tự.
Chính sách xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định. Chúng vạch
ra những phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định, nhắc nhở nhà quản lý
những vấn đề nào có thể và những vấn đề nào không thể. Bằng cách đó, các chính
sách ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của mọi thành viên trong tổ chức vào
việc thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức.
b. Khái niệm chính sách kinh tế:
- Khái niệm chính sách kinh tế: là những chính sách điều tiết các mối quan hệ kinh
tế nhằm tạo ra động lực phát triển kinh tế, nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ mô và
đạt trạng thái toàn dụng lao động, còn được gọi là chính sách quản lý tổng cầu vì
nó tác động đến phía cầu của nền kinh tế.
- Vai trò: Chính sách kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của
đất nước, vì nó đóng vai trò tạo ra cơ sở để thực hiện tất cả các chính sách công
khác.
1.2. Nội dung:
Chính sách kinh tế tạo thành một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều chính sách
như:
- Chính sách tài chính.
- Chính sách tiền tệ- tín dụng.
- Chính sách phân phối.
- Chính sách kinh tế đối ngoại….
1.3. Những đặc trưng cơ bản của chính sách kinh tế:
- Chính sách là tư tưởng điển hình về các kiểu can thiệp của Nhà nước vào kinh tế
thị trường.

- Chính sách là hành động can thiệp của Nhà nước nhằm giải quyết một hoặc một
số vấn đề chính sách chín muồi. Đó là những vấn đề lớn, có tầm ảnh hưởng rộng,
mang tính bức xúc trong đời sống kinh tế.
- Chính sách giải quyết những mục tiêu bộ phận, có thể mang tính dài hạn, trung
hạn hoặc ngắn hạn, nhưng phải hướng vào việc thực hiện mục tiêu chung, mang
tính tối cao của đất nước.
- Chính sách không chỉ thể hiện kế hoạch của các nhà hoạch định chính sách, mà
còn bao gồm những hành vi thực hiện những kế hoạch trên.
- Chính sách được Nhà nước đề ra nhằm phục vụ lợi ích chung của nhiều người
hoặc của xã hội.
Như vậy, ở Việt Nam, đường lối do Đảng Cộng Sản Việt Nam- lực lượng chính trị
lãnh đạo Nhà nước và xã hội xây dựng. Các quan điểm, tư tưởng phát triển của đất
nước là nguyên tắc thể hiện bản chất của chế độ xã hội, được dùng làm cơ sở xem
xét mọi vấn đề trong tiến trình xây dựng đất nước. Đánh mất nó Nhà nước và xã
hội sẽ biến chất. Hành động không quan điểm là múa rối, liên kết hội nhập không
quan điểm là đầu cơ, nhượng bộ không quan điểm là đầu hàng, thủ đoạn không
quan điểm là phá hoại. Các quan điểm còn là kim chỉ nam cho hoạt động của tất cả
các phân hệ trong xã hội (lĩnh vực, ngành, địa phương). Nó là chuẩn mực lựa chọn
các mục tiêu bộ phận và các mục tiêu ưu tiên cho từng giai đoạn phát triển, đảm
bảo không gây tổn hại tới mục tiêu chung, lợi ích chung của đất nước.
Sự phát triển kinh tế của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào các mục tiêu mà chúng
ta đặt ra và lựa chọn các chính sách kinh tế vĩ mơ để đạt được các mục tiêu đĩ. Các
mục tiêu lại đòi hỏi lựa chọn các chính sách kinh tế vĩ mơ phù hợp. Vì vậy, lựa
chọn chính sách kinh tế vĩ mơ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn cần thận trọng, dựa trên những căn cứ khoa học và thực tiễn.

×