Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

skkn đề xuất một số biện pháp nhằm đưa thể dục giữa giờ ở trường đi vào nề nếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.45 KB, 12 trang )






SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NHẰM ĐƯA THỂ DỤC GIỮA GIỜ Ở
TRƯỜNG ĐI VÀO NỀ NẾP

TÊN ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH TÌNH HÌNH THỂ DỤC
GIỮA GIỜ CHO HỌC SINH TRƯỜNG”
Loại đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm
KÝ HIỆU

Tác giả: Huỳnh Thị Ngọc Hoa Chức vụ: Giáo viên
Trường: Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
Đăng ký ngày Góp ý đề cương Kiểm tra thực tế Hoàn chỉnh bài viết
12.10.2009

NHẬN XÉT - XẾP HẠNG

TỔ CHUYÊN MÔN













XẾP LOẠI:……….
Ngày… tháng……năm 2004
Tổ trưởng CM


HỘI ĐỒNG








Ý KIẾN ĐỀ XUẤT



XẾP LOẠI:……….
Ngày… tháng……năm 2004
Hiệu trưởng

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới thì sự nghiệp giáo dục đào tạo đang được

Đảng và Nhà nước ta xác định là quốc sách hàng đầu. Công tác giáo dục đang
được đầu tư phát triển toàn diện và bộ môn giáo dục thể chất đang đóng một vai
trò quan trọng và nó xuyên suốt trong hệ thống giáo dục quốc dân từ bậc mầm
non đến đại học. Trong đó công tác thể dục giữa giờ luôn được duy trì ở các cấp
học do vai trò và tác dụng của nó đem lại đối với sự nghiệp giáo dục.
Lứa tuổi học sinh Tiểu học là lứa tuổi mà các em rất hiếu động, phần lớn đều
chưa có ý thức và động cơ đúng đắn về hành động của mình, nên các em thường
hay bắt chước hành động của người khác. Vì vậy, việc giáo dục và định hướng
cho các em có động cơ đúng đắn trong học tập và các hoạt động ngoại khóa
khác nói chung và thể dục giữa giờ nói riêng là một việc làm rất cần thiết.
Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi là một trường nằm trên địa bàn dân cư mà
cuộc sống người dân tương đối thấp, đa số các em là con em của dân lao động đi
biển và buôn bán tiểu thương, phân bố dân cư phức tạp, điều này đã làm ảnh
hưởng xấu đến ý thức và động cơ học tập nói chung cũng như hoạt động thể dục
thể thao nói riêng đến học sinh toàn trường.
Trong những năm qua với sự nổ lực cố gắng vượt qua khó khăn, nhà trường
đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, nề nếp học sinh được ổn định, công
tác giảng dạy đảm bảo được nội dung chương trình, công tác ngoại khóa nói
chung và thể dục giữa giờ nói riêng được duy trì đều đặn.
Hoạt động thể dục giữa giờ là hoạt động rất bổ ích và cần thiết cho học sinh,
đặc biệt là lứa tuổi tiểu học, nó làm cho học sinh phát triển toàn diện hơn về các
mặt thể chất lẫn tinh thần, thư giãn đầu óc sau những giờ học căng thẳng, không
những vật nó còn góp phần rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, giáo dục ý thức đạo
đức, góp phần hình thành nhân cách của người học sinh.
Tuy nhiên trong năm qua công tác này chưa được một số nhà trường coi
trọng đúng mức, việc tổ chức hoạt động chưa được đồng bộ, chỉ qua loa hình
thức mà chưa có hiệu quả . Số học sinh không tham gia hoạt động này còn khá
nhiều, số còn lại tham gia nhưng không tích cực, hoặc tập một cách bắt buộc…
Do vậy thực trạng năm qua chất lượng công tác thể dục giữa giờ của một số
trường còn rất nhiều hạn chế và chưa thực sự đi vào nề nếp. Để khắc phục

những tồn tại nảy sinh và phát huy những mặt mạnh của trường nhằm đưa công
tác này đi vào nề nếp thì cần phải có dự nghiên cứu, điều tra thực trạng, tìm hiểu
các nguyên nhân chủ yếu, từ đó xây dựng các biện pháp phù hợp và áp dụng một
cách có hiệu quả để cải thiện chất lượng phong trào.
Từ những ý nghĩa thực tiễn về giáo dục trên, tôi quyết định lựa chọn và
thực hiện đề tài:
“ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐƯA THỂ DỤC GIỮA GIỜ Ở
TRƯỜNG ĐI VÀO NỀ NẾP”
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Thực trạng phong trào thể dục giữa giờ của trường tiểu học Nguyễn
Văn Trỗi trong năm qua:
Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi nằm ở trên quốc lộ IA, đa số học sinh của
trường là con em của dân lao động và tiểu thương, điều kiện kinh tế còn nhiều
khó khăn, tình hình dân cư phân bố phức tạp, trình độ dân trí và điều kiện giáo
dục đều chưa được nâng cao đã làm ảnh hưởng không tốt đến động cơ và ý thức
học tập của học sinh nói chung và hoạt động thể dục thể thao nói riêng. Tuy
nhiên với sự nhiệt tình công tác của đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường, trong
năm qua sĩ số học sinh của trường đã được đảm bảo, không có học sinh bỏ học
và bọ đuổi học, công tác giảng dạy và học tập được duy trì đảm bảo đúng theo
phân phối chương trình của ngành và tiến độ của Phòng giáo dục Quận đề ra.
Ngoài ra công tác giáo dục thể chất của nhà trường cũng được quan tâm đầu
tư hoạt động, hội khỏe Phù Đổng được tổ chức đến 7 bộ môn thi đấu, hoạt động
nội và ngoại khóa thể dục thể thao được duy trì đề đặn, trong đó công tác thể
dục giữa giờ được duy trì thường xuyên trong các buổi học.
Tuy nhiên, trong năm qua cũng phải nhận thấy rằng công tác thể dục giữa giờ
của nhà trường chưa thật sự chất lượng, đôi khi còn bị xem nhẹ, hoạt động chủ
yếu nặng về mặt hình thức nhằm duy trì phong trào là chủ yếu chứ chưa quan
tâm đi sâu đến nội dung, tổ chức hoạt động. Do vậy phong trào chưa thật sự đi
vào nề nếp và có chất lượng.
Sau khi trống đánh dồn thể dục giữa giờ phần lớn học sinh đã ra sân thì một

số các em học sinh khối 4, 5 vẫn còn lưu lại ở lớp với nhiều lý do để trốn tập, số
học sinh còn lại có ra sân nhưng có em chỉ đứng cho hết thời gian mà không tập,
hoặc tập cho qua loa cho xong chuyện để về lớp, một số lớp quá trình dàn đội
hình tập luyện còn rất chậm trễ, xong chạy vào lớp lôn xộn mà không xếp hàng,
đa số học sinh được hỏi về tác dụng của thể dục giữa giờ mà không trả lời được,
thậm chí một số em còn lấy làm khó chịu và coi tập thể dục giữa giờ là một sự
bắt buộc không cần thiết, một số giáo viên cũng rất coi thường việc này, và coi
đây là một sự phiền hà trong các hoạt động của nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm
không thực sự bám lớp trong các buổi tập, các tổ chức Đoàn - Đội và các tổ
chức khác trong nhà trường hầu như ít hoạt động vào thời điểm này, hoặc hoạt
động thiếu hiệu quả. Do vậy đã tạo thành một thói quen không tốt cho học sinh,
làm cho các em có động cơ không tốt, coi đây là một sự bắt buộc mà các em
không thu được một lợi ích gì. Thậm chí có một số lớp làm tốt cũng không có sự
khích lệ động viên đúng lúc và đúng mức, từ đó làm cho nề nếp của trường đã
không tốt, lại ngày một đi xuống.
Muốn khắc phục được tình trạng này cần phải tìm hiểu đánh giá thực trạng
phong trào, phân tích các nguyên nhân, từ đó xây dựng các biện pháp phù hợp
đưa vào áp dụng nhằm làm cho công tác này ngày một ổn định và đi vào nề nếp.
Để làm được như vậy, không thể thực hiện trong ngày một ngày hai mà cần phải
có một quá trình lâu dài và cần có sự thực nghiệm, không chỉ một vài người mà
có thể làm được mà cần phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự
phối hợp đồng bộ và đảm bảo thông tin 2 chiều, nhiều chiều giữa các tổ chức
trong nhà trường thì mới mang lại hiệu quả thực tiễn.
2. Một số nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến chất lượng phong
trào thể dục giữa giờ trong năm vừa qua của học sinh trường tiểu học
Nguyễn Văn Trỗi:
Qua việc phân tích thực trạng hoạt động thể dục giữa giờ của trường tiểu học
Nguyễn Văn Trỗi trong năm vừa qua, để có cơ sở khách quan đề xuất các giải
pháp chúng tôi đã tiến hành trao đổi các cán bộ giáo viên trong trường, các cán
bộ thể thao công tác trên địa bàn để tìm hiểu các nguyên nhân làm ảnh hưởng

đến phong trào thể dục giữa giờ trong nhà trường, và kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng phong trào
thể dục giữa giờ của học sinh trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi trong năm
vừa qua: (n=30)
TT
Mức độ ảnh hưởng
Nội dung
Nhiều TB Ít Không có

SL

% SL % SL

%
1
Tuy có sự quan tâm đúng mức của
lãnh đạo nhà trường nhưng chưa có
sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ
phận trong nhà trường.
24 80 4 13.3

2 6.7

2
GV và HS chưa có nhận thức đúng
đắn về tác dụng của thể dục giữa giờ

30 100




3
Năng l
ực tổ chức hoạt động của b
an
HĐNG lên lớp chưa được phát huy
27 90 3 10


4
Do thiếu GV chuyên môn về thể
chất
21 70 8 26.7

1 3.3

5
Đội ngũ GVCN chưa thực sự bám
lớp sát sao.
25 83.3

5 16.7



6
Do không đổi mới về nội dung và
hình thức hoạt động
30 100




7
Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa
các tổ chức trong nhà trường
22 73.3

7 23.3

1 33

8
Do không có biện pháp động viên
đúng lúc và đúng mức
21 70 9 30


9 Do không tạo ra được một phong 20 66.7

4 13.3

6 20

trào thi đua giữa các lớp
10

Do thi
ếu thốn về sân b
ãi,
d

ụng cụ

6

20

10

33.3

14

46.7



11 Các nguyên nhân khác


Qua kết quả thu được ở bảng 1 và qua quá trình phân tích, chúng ta có thể
phân chia thành 2 nhóm các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng phong
trào thể dục giữa giờ của trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi là:
* Nhóm các nguyên nhân về công tác tổ chức quản lý:
Tuy có sự quan tâm chỉ đạo đúng mức của các cấp lãnh đạo nhà trường,
thông tin hai chiều không được đảm bảo tốt, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa
các tổ chức nhà trường (Đoàn - Đội, ban HĐNGLL, quản sinh,…)
Ngoài ra việc thiếu giáo viên có chuyên môn cũng là một khó khăn trong
việc quản lý phong trào, năng lực tổ chức hoạt động của ban hoạt động ngoài
giờ lên lớp cũng còn hạn chế.
* Nhóm các nguyên nhân về tổ chức hoạt động:

Việc tổ chức hoạt động trước hết phải giáo dục ý thức của học sinh nhận thức
sâu sắc về tác dụng của thể dục giữa giờ, tuy nhiên trong thời gian qua, nhà
trường cũng chưa coi trọng công tác này, việc không đổi mới về nội dung và
hình thức hoạt động cũng là một hạn chế đến chất lượng của phong trào, trong
năm qua nhà trường chỉ sử dụng một bài tập cho cả năm học mà không đổi mới,
việc đó tạo ra sự nhàm chán do sự lặp đi lặp lại nhiều lần, mà ở lứa tuổi này các
em luôn ưa thích sự mới lạ . Ở lứa tuổi này các em rất cần sự khích lệ, động viên
vì ở lứa tuổi này các em rất thích được khen, và nếu chúng ta khen chê đúng
mức và đúng lúc thì sẽ tạo cho các em một động lực để phấn đấu. Tuy nhiên ở
trường Nguyễn Văn Trỗi sau khi tập xong thì ngay lập tức dồn hàng vào lớp mà
không có sự nhận xét, đánh giá sẽ tạo cho các em một thói quen ỷ lại vì lớp tập
tốt cũng như lớp chưa tốt, người chăm chỉ tập cũng như người không tập, dần
dần tạo thành thói quen không tốt trong học sin, mặt khác sự lỏng lẻo trong khâu
quản lý lớp đã làm cho học sinh có thói quan trốn lại trên lớp trong các buổi tập
hoặc có xuống tập cũng tậpc ho qua loa cho xong buổi, từ đó tạo ra một thói
quen xấu ảnh hưởng không tốt đến hoạt động này.
3. Một số giải pháp nhằm ổn định công tác thể dục giữa giờ của học sinh
trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng
Qua việc xác định được các nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến chất
lượng phong trào và để có cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp, chúng tôi đã
tiến hành xây dựng phiếu phỏng vấn để hỏi và tọa đàm với các giáo viên trong
trường, các cán bộ thể thao trên địa bàn và kết quả thu được như sau:
Bảng 2: Một số biện pháp ổn định tình hình thể dục giữa giờ của học sinh
trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi trong năm vừa qua: (n=30)
TT
Mức độ cần thiết
Nội dung các biện pháp
Nhiều TB Ít Không có

SL


% SL % SL

%
1
Cần tăng cường công tác kiểm tra,
chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường
24 80 6 20

2
Giáo dục GV và HS nắm vững lợi
ích và tác dụng của thể dục giữa giờ
30 100



3
Bổ sung thêm cán bộ GV chuyên
trách về thể dục
25 83.3

4 13.3

1 3.3

4
Đổi mới về nội dung và hình thức
hoạt đông
30 100




5
Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ
chức trong nhà trường
27 90 1 3.3 2 6.7

6
Cần phải có biện pháp động viên
đúng mức và đúng lúc
21 70 1 3.3 2 6.7

7
Cần tạo ra một phong trào tập luyện
tích cực và tự giác trong học sinh
21 70 5 16.7

4 13.3

8
GVCN cần nâng cao tinh thần trách
nhiệm bám lớp sát sao.
26 86.7

4 13.3



9
Tổ chức các mô hình câu lạc bộ

ngoại khóa
24 80 6 20



Qua kết quả thu được ở bảng 2 chúng ta có thể phân chia thành 2 nhóm các giải
pháp là:
- Nhóm 1: Các giải pháp về công tác quản lý
Lãnh đạo nhà trường cần phải tăng cường sự quan tâm kiểm tra chỉ đạo kịp
thời để tạo tiền đề pháp lý cho việc tổ chức hoạt động, cần phải có sự bố trí nhân
sự hợp lý và cụ thể để việc hoạt động được tiến hành trôi chảy, các tổ chức
(Đoàn - Đội, GVCN, Ban hoạt động ngoài giờ,…) cần phải tăng cường phối hợp
chặt chẽ trong việc thực hiện, giáo viên chủ nhiệm cần phải tăng cường bám lớp
(cụ thể hóa công việc).
- Nhóm 2: Các giải pháp về tổ chức thực hiện
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi luôn luôn hiếu động, thích sự mới lạ do vậy đòi
hỏi những người tổ chức phải luôn luôn đổi mới nội dung bài tập, có thể luân
phiên thay đổi các bài tập trong từng năm học, từng học kỳ hoặc từng tháng để
tạo nên sự hưng phấn tập luyện trong học sinh ở lứa tuổi này có ý thức của các
em về tác dụng của các hoạt động còn rất hạn chế và để học sinh tự giác tập
luyện cần phải tuyên truyền và giáo dục các em hiểu được tác dụng và sự cần
thiết của thể dục giữa giờ đối với học sinh là như thế nào (về mặt sức khỏe và
giáo dục đạo đức), có thể thông qua giờ học thể dục hoặc các buổi sinh hoạt để
tuyên truyền các em phải làm cho các em xem thể dục giữa giờ như là một nhu
cầu hoạt động không thể thiếu được trong trường học và trong cuộc sống học tập
của học sinh. Muốn làm được như vậy chúng ta cần phải làm cho các em hiểu
được một cách sâu sắc tác dụng của từng động tác, ví dụ: Động tác vươn thở
giúp cho khí huyết lưu thông, xua tan thời gian các em ngồi học quá lâu làm
chèn ép các đốt sống. Động tác điều hòa làm cho chúng ta thư giản đầu óc, điều
hòa chân khí. Động tác toàn thân làm cho cơ thể phát triển cân đối … Ngoài ra

phải làm cho các em thấy được nếu tập luyện tích cực và khoa học sẽ làm đầu óc
thư giãn, quá trình tiếp thu bài sẽ được tốt hơn và khi các em đã ý thức được tầm
quan trọng của thế dục giữa giờ đối với các em thì các em sẽ có động lực đúng
đắn về quá trình tập luyện.
Sau các buổi tập cần phải có biện pháp động viên, nếu lớp nào thực hiện tốt
cần phải có sự động viên đúng lúc và đúng mức, có thể bằng lời nói, hoặc có thể
là cộng điểm thi đua cho lớp đó. Có như vậy thì sẽ tạo cho các em sự tự giác bảo
ban nhau luyện tập, nhưng sự khen hay chê cũng phải đúng mức, vì nếu khen
quá sẽ làm cho các em tự mãn và không cố gắng, còn nếu chê quá mức sẽ làm
cho các em chán nản và không còn tích cực tập.
Để hoạt động có hiệu quả cần tạo ra một phong trào sâu rộng thì việc tổ chức
các cuộc thi đồng diễn bài thể dục là rất cần thiết, có thể là một năm một lần
hoặc một học kỳ một lần và có giải thưởng, xếp loại, thì từ đó các lớp sẽ cố gắng
tập luyện và sẽ là động lực thúc đẩy từng cá nhân tự giác tập luyện vì mục đích
chung của lớp mình. Tăng cường vai trò của các đội sao đỏ, các đội tuyên truyền
hoặc là các Câu lạc bộ về hoạt động ngoại khóa để tuyên truyền các em. Nếu
làm được như vậy thì phong trào mới được cải thiện, học sinh sẽ tự giác tập
luyện và tình hình nề nếp thể dục giữa giờ của trường sẽ dần đi vào nề nếp.
4. Một số kết quả bước đầu:
Qua một thời gian ngắn áp dụng đã thu được một số kết quả đáng khích lệ
như sau:
TT

Nội dung
Trước khi áp
dụng sáng kiến
Sau khi áp dụng
sáng kiến
1
Số lượng học sinh còn lưu lại trên lớp sau

khi có trống đánh tập thể dục giữa giờ
Nhiều
(Khoảng 5%)
Không còn
2
Nhận thức của học sinh về tác dụng của
thể dục giữa giờ đối với bản thân
Rất ít em được hỏi
trả lời được
(Khoảng 15%)
Đa số các em ý
thức được
(khoảng 65%)
3 Việc xếp hàng ra vào lớp sau khi tập Không xếp hàng
Xếp hàng
nghiêm túc
4 Ý thức tự giác tập luyện
Rất thấp
(Khoảng 50%)
Có tiến bộ rất
nhiều (Hơn 90%)

5. Đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định tình hình thể dục giữa giờ ở
trường tiểu học Triệu Thị Trinh
Để ổn định tình hình thể dục giữa giờ của trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi,
chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:
a. Nhóm giải pháp về quản lý:
- Tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo trường một cách cụ thể vào
việc học, đảm bảo thông tin hai chiều và nhiều chiều.
- Bổ sung cán bộ chuyên môn cho trường.

- Cần phải cụ thể hóa công việc cho từng bộ phận, sự phối hợp cjặt chẽ giữa
các tổ chức trong trường.
- Cần phải đề ra các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể cho từng lớp, khối.
b. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện
- Giáo dục học sinh và giáo viên ý thức đúng đắn về thể dục giữa giờ.
- Thường xuyên đổi mới về hình thức và nội dung hoạt động, có thể xen kẻ
múa giữa giờ và thể dục giữa giờ, thường xuyên đổi mới nội dung bài tập thể
dục giữa giờ tạo nên sự mới lạ, tò mò học sinh.
- Tổ chức các cuộc thi đồng diễn bài thể dục.
- Đoàn - Đội thường xuyên tiến hành kiểm tra và chấm điểm thi đua các lớp,
điểm thi đua sẽ được công bố theo từng tuần và có xếp loại (điểm chấm sẽ do
các lớp chấm chéo nhau để đảm bảo sự khách quan).
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình phân tích các cơ sở lý luận cũng như điều tra khảo sát thực tiễn
liên quan đến vấn đề hoạt động thể dục giữa giờ của trường tiểu học Triệu Thị
Trinh, cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận có căn cứ khoa học sau:
- Trường tiểu học Triệu Thị Trinh là một trường tiểu học nằm trong sự quản
lý của Phòng Giáo Dục – Đào Tạo Quận Liên Chiểu, phần lớn nhân dân trong
địa bàn là nhân dân lao động và tiểu thương,do vậy đời sống còn nhiều khó
khăn, điều kiện giành cho giáo dục còn hạn chế, trình độ dân trí chưa cao, ý thức
học tập của học sinh còn thấp, đặc biệt là tình hình dân cư rất phức tạp.
- Mặt dù khó khăn về nhiều mặt nhưng với sự cố của đội ngũ về giáo viên và
cán bộ công nhân viên nhà trường, trong năm vừa qua trường đã đạt được một
số kết quả đáng kích lệ, trong đó lĩnh vực thể chất được quan tâm đầu tư đúng
mức. Hoạt động thể dục thể thao, hoạt động nội và ngoại khoá được duy trì đều
đặn, công tác thể dục giữa giờ được duy trì hoạt động.
- Những yếu tố cơ bản làm ảnh hưởng đến chất lượng phong trào thể dục
giữa giờ ở trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi hiện nay là: Sự quan tâm chỉ đạo
của nhà trường còn chưa cụ thể và kịp thời, sự phối hợp không đồng bộ giữa các

tổ chức trong nhà trường, tinh thần trách nhiệm của giáo viên nói chung và giáo
viên chủ nhiệm nói riêng chưa được nâng cao, nhận thức của học sinh và giáo
viên về tác dụng của thể dục giữa giờ chưa tốt, Việc tổ chức nội dung và hình
thức hoạt động chưa phong phú và đổi mới.
- Để duy trì và đẩy mạnh phong trào hoạt động làm cho thể dục giữa giờ của
trường ngày một đi vào nề nếp thỳi cần phải có giải pháp đồng bộ về các tổ chức
quản lý và tổ chức thực hiện.
2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu và để góp phần xác định đúng hướng những mặt mạnh
và giải quyết các mặt còn hạn chế nhằm đồng bộ hóa các hoạt động để đưa tình
hình thể dục giữa giờ ngày một đi vào nề nếp, chúng tôi xin kiến nghị:
- Cần tổ chức các buổi tập huấn, các hội thảo cho cán bộ làm công tác hoạt
động ngoại khóa nói chung và thể dục nói riêng để trao dồi và học hỏi
kinh nghiệm về tổ chức hoạt động.
- Cần phải tổ chức các cuộc thi đồng diễn thể dục giữa các lớp trong trường
để tạo động lực thúc đẩy học sinh tự giác tham gia tập luyện.
Người thực hiện


Huỳnh Thị Ngọc Hoa


×