Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Quản lý rác thải nông thôn tại Lam Sơn, Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.97 KB, 110 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm
ơn
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2009
Tác giả
Nguyễn Chí Tùng
Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, tôi đã nhận
được sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của các thầy, các cô, các đơn vị, gia đình và bạn
bèvề cả tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành luận văn này.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo
Nguyễn Thị Minh Thu, giáo viên bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã
tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu, động viên giúp đỡ tôi trong quá
trình làm luận văn.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã
tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm, đóng góp cho tôi
nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân trọng cảm ơn UBND xã, ban địa chính, ban văn hóa – xã
hội, ban dân số và kế hoạch hóa gia đình, phòng thống kê xã Lam Sơn; Các cơ
quan đơn vị nhà nước đóng trên địa bàn xã Lam Sơn, chính quyền các thôn
cùng toang thể bà con trong xãLam Sơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình điều tra thu thập số liệu hoàn thành luận văn.
Tôi bày tỏ lòng biêt ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, bạn


bè, đồng nghiệp đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện để tôi an tâm học tập
nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2009
Tác giả
Nguyễn Chí Tùng
ii
Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50
MỤC LỤC
4.1.6 Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý rác thải trên địa bàn xã Lam Sơn,
huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa 85
4.1.6.1 Nhóm yếu tố kinh tế xã hội 85
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV Bảo vệ thực vật
CBEM quản lý môi trường dựa vào cộng đồng
HĐND Hội đồng nhân dân
PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia
SXKD Sản xuất kinh doanh
THCS Trung học cơ sỏ
THHH Trách nhiệm hữu hạn
THPT Trung học phổ thông
UBND Ủy ban nhân dân
VSMT Vệ sinh môi trường
YWAM tổ chức từ thiện nước ngoài
iii
Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50
DANH MỤC CÁC BẢNG
Hình 2.1: Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải 7
Hình 2.2 : Sơ đồ quản lý rác thải 10
Hình 2.3: Công nghệ thu gom rác thải sinh hoạt 10
Hình 2.4: Sơ đồ vận hành thu gom rác thải sinh hoạt 11

Hình 2.5: Sơ đồ phân loại chất thải 11
Sơ đồ 2.6 Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt ở thôn Lai Xá xã Kim Chung huyện Hoài
Đức - Hà Nội 32
Sơ đồ 2.7 Qui trình quản lý rác thải ở thôn Lai Xá xã Kim Chung huyện Hoài Đức - Hà
Nội 32
Bảng 3.1 Phân bố đất đai của xã năm 2008 38
Bảng 3.2 Phấn bố dân cư của xã năm 2008 39
Bảng 3.3 Mật độ dân số phân bố trong xã 40
Bảng 3.1: Phân bố mẫu điều tra 46
Bảng 4.1 Tình hình chung về hộ điều tra mẫu 50
Bảng 4.2 Đặc điểm sơ lược khu vực nghiên cứu giai đoạn 2006 - 2008 51
Bảng 4.3 Đặc điểm chung nguồn rác trên địa bàn xã 53
Bảng 4.4 Số điểm đổ rác trên địa bàn nghiên cứu 54
Bảng 4.5 Đánh giá chung về vật dụng đựng rác của hộ điều tra 57
Bảng 4.6 Lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn 59
Bảng 4.7 Phân loại rác thải nông nghiệp 61
Bảng 4.8 Lượng thuốc BVTV được sử dụng trên cây trồng ở địa phương 62
Bảng 4.9 Một số loại rác thải ngành nghề 66
Bảng 4.10 Rác thải từ các doanh nghiệp SXKD trên địa bàn 67
Bảng 4.11 Rác thải từ các cơ quan đơn vị nhà nước 70
Hình 4.1 Mô hình tổng thể quản lý hiện nay tại xã 73
Hình 4.2 Tổ quản lý rác thải của UBND xã 74
Bảng 4.12 Tổng hợp tình hình quản lý rác thải ở các thôn 77
Bảng 4.13 Mức sẵn lòng chi trả của chủ hộ dân 84
Bảng 4.14 Thu nhập của người được phỏng vấn 84
iv
Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải 7
Hình 2.2 : Sơ đồ quản lý rác thải 10

Hình 2.3: Công nghệ thu gom rác thải sinh hoạt 10
Hình 2.4: Sơ đồ vận hành thu gom rác thải sinh hoạt 11
Hình 2.5: Sơ đồ phân loại chất thải 11
Sơ đồ 2.6 Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt ở thôn Lai Xá xã Kim Chung huyện Hoài
Đức - Hà Nội 32
Sơ đồ 2.7 Qui trình quản lý rác thải ở thôn Lai Xá xã Kim Chung huyện Hoài Đức - Hà
Nội 32
Bảng 3.1 Phân bố đất đai của xã năm 2008 38
Bảng 3.2 Phấn bố dân cư của xã năm 2008 39
Bảng 3.3 Mật độ dân số phân bố trong xã 40
Bảng 3.1: Phân bố mẫu điều tra 46
Bảng 4.1 Tình hình chung về hộ điều tra mẫu 50
Bảng 4.2 Đặc điểm sơ lược khu vực nghiên cứu giai đoạn 2006 - 2008 51
Bảng 4.3 Đặc điểm chung nguồn rác trên địa bàn xã 53
Bảng 4.4 Số điểm đổ rác trên địa bàn nghiên cứu 54
Bảng 4.5 Đánh giá chung về vật dụng đựng rác của hộ điều tra 57
Bảng 4.6 Lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn 59
Bảng 4.7 Phân loại rác thải nông nghiệp 61
Bảng 4.8 Lượng thuốc BVTV được sử dụng trên cây trồng ở địa phương 62
Bảng 4.9 Một số loại rác thải ngành nghề 66
Bảng 4.10 Rác thải từ các doanh nghiệp SXKD trên địa bàn 67
Bảng 4.11 Rác thải từ các cơ quan đơn vị nhà nước 70
Hình 4.1 Mô hình tổng thể quản lý hiện nay tại xã 73
Hình 4.2 Tổ quản lý rác thải của UBND xã 74
Bảng 4.12 Tổng hợp tình hình quản lý rác thải ở các thôn 77
Bảng 4.13 Mức sẵn lòng chi trả của chủ hộ dân 84
Bảng 4.14 Thu nhập của người được phỏng vấn 84
v
Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50
PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Rác thải là điều tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa
bệnh, vui chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của nhân dân ngày
càng được nâng cao công cuộc công nghiệp hóa ngày càng phức tạp và đa
dạng. Tác động tiêu cực của rác thải nói chung và rác thải có chứa các thành
phần nguy hại nói riêng là rất rõ ràng nếu như những loại rác này không được
quản lý (phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý) theo đúng kỹ thuật môi
trường. Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, rác thải nông thôn ước
tính 0,3 kg/người/ngày và có xu hướng tăng đề theo từng năm, Quản lý rác
thải đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên thế giới, trong
đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, thực tế việc quản lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ,
cố gắng nhưng chưa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi. Hiện nay, nếu như ở các
đô thị lớn, trung bình một người thải ra 1kg rác/ ngày thì tại nông thôn, lượng
rác thải ra của mỗi người dân cũng vào khoảng 0,6- 0,7kg rác/ngày. Như vậy,
với khoảng 50 triệu dân đang sống ở các vùng nông thôn Việt Nam, mỗi ngày
sẽ có khoảng 30 – 35 ngàn tấn (INFOTERRA VN (XL theo thiennhien.net,
1/10/2008) rác thải cần được xử lý và thu gom. Ở khu vực đô thị mới chỉ thu
gom đưa đến bãi chôn lấp đạt khoảng 60-65% (Trưởng phòng Quản lý môi
trường, Sở tài nguyên môi trường và Môi trường) còn lại rác thải xuống ao
hồ, sông ngòi, bên đường. Còn ở khu vực nông thôn, rác thải hầu như không
được thu gom, những điểm vứt rác ngập tràn khắp nơi. Về nông thôn, chúng
ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy ven làng, các bờ sông, con ngòi các túi rác,
có khi cả là một tải rác hay đống rác "tự do nhảy dù" chẳng có người thu gom.
Mới đầu còn là một vài túi rác nhỏ, dần dà chúng "tập kết" thành đống và lớn
dần lên qua từng ngày tạo nên cảnh quan "lạ mắt" dọc vệ đường liên làng, liên
1
Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50
xã, mương máng, có khi còn làm tắc dòng chảy. Xưa kia chỉ là rác hữu cơ là

giấy hay lá dùng để gói hàng hóa dễ phân hủy nhưng nay chủ yếu là rác vô cơ
(chai, lọ nhựa, thủy tinh, túi ni lông, hộp thiếc ) rất khó xử lý, tái chế hay cần
thời gian rất dài để phân hủy. Đặc biệt hơn là các làng nghề, nơi có tốc độ
tăng trưởng kinh tế mạnh thì rác thải đã trở thành vấn đề bức xúc, rác thải
sinh hoạt, rác thải sản xuất đa dạng vẫn còn chưa được xử lý, tồn tại một cách
ngẫu nhiên trong nhà, trong làng. Tất cả các những điều trên đều dẫn đến một
kết cục là cảnh quan nông thôn bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực và
nghiêm trọng hơn là người nông dân đã tác động xấu tới môi trường sống của
chính mình, trực tiếp phá hủy môi trường trong lành của làng quê.
Hiện nay, rác thải nói chung, trong đó có rác thải nguy hại đang trở
thành vấn đề môi trường và xã hội cấp bách ở phạm vi cả nước nói chung và
ở vùng nông thôn nói riêng. Hiện trạng quản lý rác thải kém hiệu quả đã và
đang gây dư luận trong cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp,
ngành, đặc biệt là ngành môi trường. Do ý thức người dân còn thấp, công tác
tuyên truyền chưa hiệu quả và đặc biệt là lực lượng tổ chức thu gom rác thải
nông thôn rất ít, thậm chí có xã chưa có tổ thu gom rác dẫn đến không thể thu
gom toàn bộ rác ở các thôn, xóm trong khu dân cư. Hầu hết các xã miền núi
hiện nay đều chưa có hố chôn rác hợp vệ sinh, rất nhiều xã còn lúng túng
trong việc này, phần lớn bãi rác chỉ là ao, thùng nhỏ. Tuy một vài xã đã tổ
chức đào hố chôn rác nhưng không đúng quy cách, hố nông nên nhanh đầy,
gây lãng phí đất, mặt hố không phủ đất làm phát tán mùi hôi thối, đáy hố
không lót vải, lót nilon nên ảnh hưởng trực tiếp đến mực nước ngầm. Tuy
nhiên, giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều, vì chúng ta đang
phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, bất cập và nhất là thiếu giải pháp đồng
bộ. Những khó khăn chủ yếu là:
- Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác xử lý rác thải, nhất là đối với rác
thải độc hại là rất lớn. Vốn đầu tư này lại cần được huy động từ các nguồn
ngân sách nhà nước, hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, nguồn giúp đỡ của các
2
Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50

Chính phủ và tổ chức phi chính phủ. Hiện nay, nhiều địa phương đã có quy
hoạch bãi chôn lấp rác, nhưng kinh phí đầu tư cho việc xây dựng bãi chôn lấp
và xử lý rác thải theo yêu cầu bảo vệ môi trường lại thiếu nên không thực
hiện được.
- Nhận thức về việc thu gom xử lý rác thải đối với cán bộ, nhân viên
trực tiếp làm công tác này còn chưa cao, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng và hiệu quả phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu huỷ rác thải.
Một số lãnh đạo cấp địa phương, doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến
việc xử lý rác thải. Việc tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng chưa sâu
rộng, từ đó đã gây sức ép không đáng có đối với các cơ quan quản lý chuyên
ngành.
- Môi trường thực thi pháp luật chưa thuận lợi mặc dù có Luật Bảo vệ
môi trường; Chính phủ và các Bộ ngành đã có nhiều văn bản ban hành liên
quan đến việc quản lý thu gom và xử lý rác thải ở khu vực thành thị, nông
thôn, khu vực sản xuất công nghiệp, bệnh viện nhưng các văn bản này chưa
thấm sâu vào đời sống xã hội. Nhiều địa phương, doanh nghiệp, lãnh đạo
chưa quan tâm đầu tư kinh phí và phương tiện để thực hiện công tác này.
- Các giải pháp xử lý rác thải chưa đồng bộ, sự phối hợp liên ngành còn
kém hiệu quả trong mọi công đoạn quản lý rác thải. Hoạt động giám sát của
các cơ quan chức năng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở cấp địa phương còn
lỏng lẻo, còn thiếu các biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức và hệ thống chế
tài hiệu quả để có thể khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đơn vị tham gia vào
lĩnh vực này.
- Năng lực cung cấp các dịch vụ quản lý rác thải nói chung và đặc biệt là
rác thải độc hại ở các địa phương, doanh nghiệp không chỉ thiếu về số lượng
mà chất lượng dịch vụ còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, các địa phương còn khó
tiếp cận với các cơ sở cung cấp dịch vụ để xử lý rác thải, nhất là đối với rác thải
độc hại.
3
Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50

Xã Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa là một xã miền núi của
Huyện Ngọc Lặc - Tỉnh Thanh Hoá với sản xuất nông nghiệp là chính song vẫn
không thoát khỏi tình hình chung như đã nói ở trên. Xuất phát từ điều này mà
chúng tôi tiến hành việc nghiên cứu đề tài “Quản lý rác thải nông thôn:
Trường hợp nghiên cứu tại xã Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình quản lý rác thải tại xã Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc,
tỉnh Thanh Hóa; Từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm quản lý rác thải ở
địa phương được tốt hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rác thải ở nông
thôn.
- Đánh giá thực trạng quản lý rác thải nông thôn ở xã Lam Sơn, huyện
Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, rút ra bài học và những tồn tại.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý rác
thải nông thôn ở xã Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa được tốt
hơn.
4
Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề quản lý rác thải ở nông thôn với các vấn đề là
- Thực trạng quản lý rác thải nông thôn ở xã Lam Sơn, huyện Ngọc
Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
- Các loại rác bao gồm rác thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải
một số ngành nghề khác.
- Một số mô hình quản lý
Nghiên cứu với các chủ thể là
- Cán bộ xã, nhóm hộ thuộc xã, cộng đồng dân cư nông thôn

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian : Xã Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
- Về thời gian :
Số liệu sơ cấp là những số liệu trong năm 2008 - 2009
Số liệu thứ cấp được lấy trong khoảng thời gian 2006 - 2008
- Về nội dung : Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng và đưa ra một
số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý rác thải trên cơ sở
phân tích thực trạng quản lý rác thải nông thôn với các vấn đề như:
- Quản lý rác thải nông nghiệp
- Quản lý rác thải sinh hoạt
- Quản lý rác thải các ngành nghề khác.
- Quản lý rác thải nguy hại
5
Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI Ở NÔNG THÔN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Các khái niệm về rác thải nông thôn
a. Khái niệm chung về rác thải
Chất thải là những vật chất, trong một quá trình sản xuất nào đó, không
còn khả năng sử dụng nữa (giá trị sử dụng bằng không) và bị loại ra từ quá
trình sản xuất đó. Quy trình này có thể là quy trình sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp, hoạt động dịch vụ, giao thông vận tải. Chất thải ra từ các hoạt
động của đời sống, từ các khu dân cư và ngay cả những hoạt động của các nhà
du hành vũ trụ cũng cho ra chất thải. Chất thải đôi khi còn là nguyên liệu cho
quá trình sản xuất tiếp theo. Chất thải có thể ở dạng khí, lỏng, rắn. Chất thải
rắn còn được gọi là rác. Rác và chất thải tự bản thân nó có thể chưa gây ô
nhiễm hoặc mới chỉ ở mức là bẩn môi trường, nhưng qua tác động của các
yếu tố môi trường, qua phân giải, hoạt hóa mà chất thải mới trở nên ô nhiễm

và gây độc. Rác hữu cơ thì bị lên men gây thối và độc. Nước thải chứa hóa
chất là ô nhiễm đất, ô nhiễm mặt nước, nước ngầm, chất thải phóng xạ gây ô
nhiễm phóng xạ, hầu như ở đâu có sinh vật sống là ở đó có chất thải, hoặc ở
dạng này, hoặc ở dạng khác. Vì vậy, chỗ nào càng tập trung sinh vật, con
người và hoạt động của họ càng cao thì chất thải càng nhiều.
Chất thải độc hại là chất thải có thể được sinh ra do các hoạt chất công
nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp. Các chất thải độc hại có thể là chất
rắn, chất lỏng, chất khí hoặc chất sệt. Trong định nghĩa chất thải độc hại
không nói đến chất thải rắn sinh hoạt, nhưng thật ra rất khó phân biệt một
cách toàn diện chất thải công nghiệp với chất thải sinh hoạt. Chất thải độc hại
bao gồm chất thải phóng xạ vì loại chất thải này đã được hầu hết các nước
phân cách và tổ chức quản lý riêng. Độ độc hại của chất thải độc hại rất khác
6
Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50
nhau, có chất gây nguy hiểm cho con người như các chất cháy có điểm cháy
thấp, các chất diệt côn trùng, các vật liệu clo hóa phân hủy chậm, có chất gây
tác động nhỏ hơn nhưng khối lượng của nó lại là vấn đề lớn như các chất thải
hầm mỏ, xỉ, thạch cao phốt phát cũ hoặc các sệt hydroxyt khác. Những chất
thải có chứa những hóa chất không tương hợp có thể gây nổ, bắt cháy. Tiếp
xúc với axit hoặc kiềm mạnh gây bỏng da. Da hấp thụ một số thuốc trừ sâu có
thể gây ngộ độc cấp tính. Những thùng, hòm chứa chất thải hóa tính nếu
không được xử lý, để bừa bãi vào nơi không được bảo vệ tốt có thể gây tai
nạn ngộ độc nghiêm trọng.
* Nguồn chủ yếu phát sinh chất thải
Hình 2.1: Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải
(Nguồn: Đồ án tốt nghiệp. Tìm hiểu về tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý
rác thải sinh hoạt tại thành phố Huế )
- Hộ gia đình: rác thải phát sinh từ những thực phẩm thừa, vải, da, gỗ
vụn, thủy tinh, kim loại, các chất thải từ đồ điện, điện tử hỏng, lốp xe…
- Dịch vụ buôn bán thương mại: rác từ các nhà kho, quán ăn, chợ, văn

phòng, khách sạn, cửa hàng, đại lý….
- Cơ quan như trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính…
- Công nghiệp: rác là hóa chất, sắt thép, giấy vụn…
Nông nghiệp,
hoạt động xử
lý rác thải
Chất thải
Nơi vui chơi,
giải trí
Bệnh viện, cơ
sở y tế
Khu công
nghiệp, nhà
máy, xí nghiệp
Nhà dân, khu
dân cư.
Chợ, bến xe,
nhà ga
Giao thông,
xây dựng.
Cơ quan
trường học
7
Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50
- Nông nghiệp: rác là các rau quả thừa, là thuốc bảo vệ thực vật, chai lọ
đựng thuốc BVTV…
b. Phân loại rác thải
* Phân theo bản chất nguồn tạo thành
- Rác thải nông nghiệp: là những chất thải được thải ra từ các hoạt động
sản xuất nông nghiệp. Ví dụ : lrồng trọt chăn nuôi, thu hoạch các loại cây

trồng, các sản phẩm chế biến từ sữa…
- Rác thải sinh hoạt: là chất thải rắn được sản sinh ra trong sinh hoạt
hàng ngày của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, cơ
quan, trường học, các Trung Tâm dịch vụ thương mại.
- Rác thải ngành nghề dịch vụ: là những chất thải được sinh ra trong
các hoạt động sản xuất ngành nghề dịch vụ đó. Ví dụ: ngành nghề tiểu thủ
công nghiệp, làng nghề, khu vui chơi giải trí…
- Rác thải sinh hoạt chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại rác thải trên bởi
vì ta biết rằng lượng rác thải sinh hoạt thải ra phụ thuộc vào 2 yếu tố chính đó
là sự phát triển kinh tế và tỷ lệ tăng dân số
* Phân theo mức độ nguy hại
- Rác thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ cháy gây phản ứng
độc hại, chất thải sinh hoạt dễ thối rữa, các chất dễ cháy nổ hoặc chất phóng
xạ, các chất nhiễm khuẩn lây lan,….có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con
người và sinh vật.
- Rác thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có
những đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc có khả năng tương tác với các chất
khác gây nguy hại tới sức khỏe cộng đồng và môi trường. Theo quy chế quản
lý rác thải y tế, các loại rác thải y tế độc hại được phát sinh từ các hoạt động
chuyên môn trong các bệnh viện, trạm y tế.
- Rác thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất
và hợp chất gây nguy hại trực tiếp và có khả năng tương tác thành phần.
8
Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50
2.1.1.2 Khái niệm và đặc điểm về quản lý rác thải nông thôn
a. Các khái niệm chung
- Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách
kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống
và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia.
- Khái niệm quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (CBEM) Là

phương thức bảo vệ môi trường trên cơ sở một vấn đề môi trường cụ thể ở địa
phương, thông qua việc tập hợp các cá nhân và tổ chức cần thiết để giải quyết
vấn đề đó. Phương pháp này sử dụng các công cụ sẵn có để tập trung cải tạo
hoặc bảo vệ một tài nguyên nào đó hay tạo ra lợi ích về môi trường như dự án
tái tạo năng lượng, phục hồi lưu vực, Và đồng quản lý tài nguyên đó thông
qua sự hợp tác giữa các đối tác chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức phi
chính phủ và cộng đồng dân cư
- Quản lý rác thải là các hoạt động phân loại rác, thu gom rác, vận
chuyển rác, tái sản xuất - tái chế và cuối cùng là xử lý tiêu hủy. Mỗi một công
đoạn đều có vai trò rất quan trọng, có tính quyết định đối với việc tạo lập một
hệ thống quản lý rác thải có hiệu quả nhằm giảm thiểu các rủi ro đối với môi
trường và sức khỏe con người.
b. Đặc điểm quản lý rác thải nông thôn
9
Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50
Hình 2.2 : Sơ đồ quản lý rác thải
(Nguồn: luận văn thạc sĩ kinh tế. Tìm hiều về mức sẵn lòng chi trả
của người dân về việc thu gom xử lý rác thải)
* Hệ thống thu gom
Hình 2.3: Công nghệ thu gom rác thải sinh hoạt
(Nguồn: Đồ án tốt nghiệp. Tìm hiểu về tình hình thu gom, vận chuyển
và xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Huế )
Nguồn rác thải Lưu trữ Thu gom
Phân loại
Trung chuyển
và vận chuyển
Xử lý tái sinh
Đổ, chôn lấp
Phân
Nguyên liệu cho

sản xuất
Rác thải sinh hoạt
Thùng rác tiêu chuẩn
240L + 660L + 1000L
Xe thô sơ
(xe đẩy)
Xe cuốn ép trực tiếp
Xe nâng thùng
Nhà máy xử lý
rác
Điểm cẩu
10
Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50
* Hệ thống vận chuyển rác
Hình 2.4: Sơ đồ vận hành thu gom rác thải sinh hoạt
(Nguồn: Đồ án tốt nghiệp. Tìm hiểu về tình hình thu gom, vận chuyển
và xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Huế )
c. Các phương pháp xử lý rác thải
Hình 2.5: Sơ đồ phân loại chất thải
(Nguồn: Đồ án tốt nghiệp. Tìm hiểu về tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý
rác thải sinh hoạt tại thành phố Huế)
Rác đường phố
Rác thải ở công
viên
Rác thải ở chợ
Rác sinh hoạt ở
kiệt, đường phố
Thu gom thùng rác
Xe thô sơ
Thu gom bằng

xe cuốn ép
Xe nâng thùng
Điểm cẩu
Nhà máy xử lý rác
Rác thải
Giấy vụn, kim
loại, nhựa dẻo,
Vải vụn, cao su,
da thuộc,
Xà bần, sành sứ,
chất trơ,
Chất hữu cơ dễ
phân huỷ,
Tái chế
Thiêu đốt
Chôn lấp
Chôn, đốt
hoặc chế biến
phân
11
Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50
* Ủ rác thành phân bón hữu cơ (composting)
Ủ rác hữu cơ thành phân bón hữu cơ (composting) là một phương pháp
khá phổ biến ở các quốc gia đang phát triển. Việc ủ rác sinh hoạt với thành
phần chủ yếu là chất hữu cơ có thể phân hủy được còn được tiến hành ngay ở
các nước phát triển (quy mô hộ gia đình). Ví dụ ở Canada, phần lớn các gia
đình ở ngoại ô các đô thị đều tự ủ rác của gia đình mình thành phân bón hữu
cơ (compost) để bón cho vườn của chính mình. Việc ủ rác thành phân bón
hữu cơ có ưu điểm là giảm được đáng kể khối lượng rác, đồng thời tạo ra
được của cải vật chất, giúp ích cho công tác cải tạo đất. Chính vì vậy, phương

pháp này nên được áp dụng ở các quốc gia nghèo và đang phát triển.
Công nghệ ủ rác có thể chia thành nhiều loại:
- Ủ hiếu khí:
Ủ rác hiếu khí là một công nghệ được sử dụng rộng rãi vào khoảng hai
thập kỷ gần đây, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt
Nam. Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu
khí với sự có mặt của oxy. Các vi khuẩn hiếu khí có trong thành phần của rác
khô thực hiện quá trình oxy hóa carbon thành đioxitcarbon (CO
2
). Thường thì
chỉ sau hai ngày, nhiệt độ rác ủ tăng lên khoảng 45
0
C. Nhiệt độ này đạt được
chỉ với điều kiện duy trì môi trường tối ưu cho vi khuẩn hoạt động , quan
trọng nhất là không khí và độ ẩm. Sự phân hủy hiếu khí diễn ra khá nhanh,
chỉ sau 2 - 4 tuần là rác được phân hủy hoàn toàn. Các vi khuẩn và côn trùng
bị hủy diệt do nhiệt độ ủ dâng cao. Bên cạnh đó mùi hôi cũng bị hủy nhờ quá
trình ủ hiếu khí. Độ ẩm phải được duy trì tối ưu ở 40 - 45
0
C, ngoài khoảng
nhiệt độ này quá trình phân hủy sẽ bị chậm lại.
- Ủ yếm khí:
Công nghệ ủ yếm khí được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ (chủ yếu ở quy
mô nhỏ). Quá trình ủ này nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí.
12
Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50
Công nghệ này đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu tốn khém, song nó cũng có
nhược điểm sau:
+ Thời gian phân hủy lâu thường từ 4 - 12 tháng.
+ Các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại cùng với qua trình phân hủy vì

nhiệt độ phân hủy thấp.
+ Các khí sinh ra từ quá trình phân hủy yếm khí là khí mêtan và khí
sulphuahydro gây ra mùi hôi khó chịu.
Mặc dù vậy, phải thừa nhận phương pháp ủ yếm khí là phương pháp rẻ
tiền. Sản phẩm phân hủy có thể kết hợp rất tốt với phân hầm cầu và phân gia
súc (đôi khi cả than bùn)cho ta phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao tạo
độ xốp cho đất.
* Đổ thành đống hay bãi rác hở (open dums)
Đây là phương pháp cổ điển đã được loài người áp dụng từ rất lâu. Từ
thời Hy Lạp và La Mã cổ đại người ta đã biết đổ rác bên ngoài tường các
thành lũy, lâu đài và đổ ở cuối hướng gió. Cho đến nay, phương pháp này vẫn
còn được áp dụng ở nhều nơi trên thế giới. Phương pháp này có nhiều nhược
điểm như sau:
- Tạo cảnh quan khó coi, gây cảm giác khó chịu khi con người thấy hay
bắt gặp.
- Đống rác thải là môi trường thuận lợi cho các loài vật gặm nhấm, các
loài côn trùng, các vi sinh vật gây bệnh sinh sôi, nảy nở gây nguy hiểm cho
sức khỏe con người.
- Các bãi rác lâu ngày sẽ tạo nên các vùng lầy lội, ẩm ướt và từ đó hình
thành nên các dòng nước rò rỉ chảy thấm vào các tầng đất bên dưới, gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm, hoặc tạo thành dòng chảy tràn gây ô nhiễm nguồn
nước mặt.
13
Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50
Bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm không khí do quá trình phân hủy rác tạo
thành các khí có mùi hôi thối. Mặt khác, ở bãi rác hở còn có thêm hiện tượng
“cháy” làm ô nhiễm không khí. Có thể nói, đây là phương pháp rẻ tiền nhất,
chỉ tiêu tốn chi phí cho công việc thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh
đến bãi rác. Tuy nhiên, phương pháp này lại đòi hỏi một diện tích bãi rác lớn.
Do vậy, các thành phố đông dân cư và quỹ đất hiếm thì nó lại trở thành

phương pháp đắt tiền cộng với nhiều nhược điểm như đã nêu ở trên.
* Bãi chôn rác vệ sinh (sanitary landfill)
Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng trong quá
trình xử lý rác thải. Ví dụ ở Mỹ có trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lý
bằng phương pháp này, hoặc ở các nước Anh, Nhật Bản,…. Người ta cũng
hình thành các bãi rác chôn rác thải vệ sinh theo kiểu này. Bãi chôn rác vệ
sinh được thực hiện bằng nhiều cách, mỗi ngày trải rác thành lớp mỏng, sau
đó nén ép chúng lại bằng các loại xe cơ giới, sau cùng là trải lên các lớp rác bị
nén đó một lớp đất mỏng khoảng 15 cm. Công việc này cứ thế tiếp tục, việc
thực hiện các bãi rác vệ sinh có nhiều ưu điểm.
- Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các loài côn trùng, chuột bọ,
ruồi muỗi khó có thể sinh sôi nảy nở.
- Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra
giảm thiểu được mùi hôi thối, ít gây ô nhiễm không khí.
- Góp phần làm giảm nạn ô nhiễm nước ngầm và nước mặt.
- Các bãi rác sau khi được phủ đầy, có thể được xây dựng thành các
công viên, làm nơi sinh sống của các loài động thực vật, qua đó góp phần tăng
cường tính đa dạng sinh học cho các đô thị.
- Chi phí điều hành các hoạt động bãi rác không quá cao.
Tuy nhiên việc hình thành các bãi chôn rác vệ sinh cũng có một số mặt
hạn chế:
14
Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50
- Đòi hỏi diện tích đất đai lớn. Ở các thành phố đông dân cư có số
lượng rác thải lớn thì đòi hỏi diện tích đất đai càng lớn hơn.
- Các lớp đất phủ thường hay bị gió thổi mòn và phát tán bay đi xa.
- Bãi rác cũng thường tạo ra khí mêtan hoặc khí hydrogen sufide độc
hại có khả năng gây cháy nổ hay gây ngạt.
* Đốt rác (incineration)
Đốt rác ở đây được hiểu là sự đốt rác có kiểm soát các chất thải rắn có

thể được đốt. Nó không đơn giản chỉ là việc đốt các bãi rác ngoài trời. Đốt rác
là một phương pháp được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Thông thường
người ta xây dựng các lò đốt chuyên biệt, nhiệt độ trong lò có thể lên đến
hàng nghìn độ C, có thể đốt cháy cả kim loại, thủy tinh,… Xử lý rác bằng
cách đốt trong lò này có nhiều ưu điểm:
- Đốt cháy hay thiêu hủy các loại côn trùng, sinh vật gây bệnh, các chất
gây ô nhiễm.
- Diện tích xây dựng các nhà đốt rác thường nhỏ hơn nhiều diện tích
các bãi rác.
- Các lò đốt có thể làm giảm khối lượng của rác thải từ 80 - 90%, số tro
hay các chất còn sót lại có thể đem chôn ở các bãi rác.
- Các lò đốt có thể được xây dựng không xa các thành phố do đó chi
phí vận chuyển rác được giảm đi.
- Nhiệt phát ra trong quá trình đốt rác được thu hồi để cung cấp cho các
nhà máy điện, cho các nhà máy hay khu dân cư đô thị.
- Các lò đốt sẽ ít gây ô nhiễm đất, kể cả ô nhiễm không khí nếu được
trang bị thiết bị xử lý bụi và khí thải.
- Các lò đốt có thể xử lý được các chất thải rắn có chu kỳ phân hủy rất
lâu dài như vỏ xe, đệm cao su, các loại thiết bị và đồ dùng gia đình…
15
Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50
Bên cạnh các ưu điểm trên, phương pháp này cũng có một số nhược
điểm như:
- Chi phí thiết bị máy móc và xây dựng nhà máy khá cao.
- Nhiều chất thải có thể tái thu hồi và tái chế đều bị đốt hết.
- Tính trung bình cứ 10 chất thải khi bị đốt cháy sẽ tạo ra 1 tấn tro và
các chất còn sót lại, tuy nhiên chúnh lại là chất thải độc hại vì chứa các kim
loại độc hại…
* Chôn rác thải dưới biển (supmarine disposal)
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc chôn rác dưới biển cùng có nhiều

điều lợi. Ở một số thành phố ven biển của Mỹ người ta xây dựng các bãi
ngầm nhân tạo (artifical reefs) trên cơ sở sử dụng các khối gạch bê tông phá
vỡ từ các công trình xây dựng, hoặc các ô tô thải bỏ. Làm điều này vừa giải
quyết được vấn đề rác thải, đồng thời tạo nên nơi trú ẩn cho các loài sinh vật
biển…
* Phương pháp nhiệt phân
Đây là cách xử lý tương tự chúng ta làm than hầm (charcoal), có nghĩa
là sử dụng nhiệt đốt bên ngoài để loại bỏ dần không khí trong rác. Phương
pháp này có nhiều điểm thuận lợi như sau:
- Quá trình nhiệt phân là một quá trình kín nên ít tạo ra khí thải gây ô
nhiễm.
- Có thể thu hồi nhiều vật liệu sau khi nhiệt phân. Ví dụ: 1 tấn rác thải
đô thị ở Mỹ sau khi nhiệt phân có thể thu lại 2 gallons dầu nhẹ, 5 gallons hắc
ín và nhựa đường, 25 pounds chất ammonium sulfate, 230 pounds than, 133
gallons chất lỏng chứa rượu. Tất cả các chất trên đề có thể được tái sử dụng
làm nguyên liệu.
16
Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50
2.1.1.3 Tác hại của rác thải đến cộng đồng dân cư nông thôn
Ngày nay rác thải sinh hoạt có nhiều thành phần và rất đa dạng: từ các
chất dễ bị phân hủy sinh học (thực phẩm thừa, cuộn rau, lá rau, vỏ hoa quả,
xác động thực vật…) đến các chất khó bị phân hủy sinh học (kim loại, thủy
tinh, mảnh bát, mãnh sành…). Thành phần rác thải nói chung là không ổn
định và thay đổi. Chất dẻo dưới dạng túi nylon bao bì ngày một nhiều và trở
thành nguy cơ ô nhiễm trong những năm gần đây.
Từ những điều trên nếu rác thải sinh hoạt không được xử lý sẽ dẫn đến
ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
Các loại rác thải khó bị phân hủy hay hoàn toàn không bị phân hủy sinh
học tồn tại lâu dần dẫn đến chúng sẽ trộn lẫn vào trong đất làm cho lượng chất
hữu cơ trong đất giảm đi và mật độ vi sinh vật cũng sẽ giảm, đất sẽ bạc màu

và không canh tác được.
Đối với các loại rác thải dễ bị phân hủy sinh học thì trong thời gian
phân hủy chúng sẽ thải vào môi trường một lượng nước bẩn có mùi hôi.
Lượng nước này sẽ ngấm vào đất và tích tụ trong đất làm đất bị ô nhiễm và
lâu dần chúng có thể ngấm vào mạch nước ngầm và làm ô nhiễm nguồn nước
ngầm. Còn đối với những hộ dân nông thôn ở gần bờ sông hoặc làm nhà sàn ở
cạnh bờ sông thì rác thải hàng ngày họ cứ vứt xuống sông hay nguy hại hơn
cầu tiêu cũng được làm trên sông. Những điều này đã làm cho nguồn nước
sông dần bị ô nhiễm và mất khả năng tự làm sạch và sẽ ảnh hưởng đến nguồn
nước của cả vùng.
Rác thải ở các chợ quê nông thôn cũng là một mối nguy hại, các đống
rác được chất đống lưu trữ rất nhiều ngày và chúng lại nằm gần khu dân cư,
bốc nhiều mùi hôi thối gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của bà con
gần chợ.
17
Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50
Các bãi tập trung rác không những là những nơi gây ô nhiễm mà còn là
các ổ dịch bệnh, nơi ruồi muỗi và các vi sinh vật gây bệnh sinh sôi phát triển
ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người dân, là mối nguy hại cho sự tồn tại,
phát triển và bền vững của cộng đồng dân cư trong vùng.
Rác thải sinh hoạt cũng sẽ ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan của vùng nông
thôn. Ngày nay, sự phát triển của công nghiệp và đô thị hóa ngày càng nhiều,
môi trường ở các thành phố dần ô nhiễm và cảnh quan ở nông thôn cũng dần
bị phá vỡ để nhường chỗ cho cuộc sống sôi động và nhiều căng thẳng. Do
vậy, nhu cầu về du lịch sinh thái ngày càng nhiều mà những nơi này lại được
đặt chủ yếu ở vùng nông thôn. Nếu môi trường nông thôn bị ô nhiễm bởi rác
thải và làm mất vẻ mỹ quan thì sẽ tác động đến khách du lịch và làm họ e ngại
khi đi du lịch đến vùng. Ngoài ra rác thải cũng còn ảnh hưởng đến sự đầu tư
về kinh tế về dịch vụ đến vùng. Người ta sẽ không bỏ tiền đầu tư vào những
vùng bị ô nhiễm và dịch bệnh hay mầm mống phát sinh dịch bệnh vì nó thiếu

tính ổn định và bền vững. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến thu nhập, mức
sống và điều kiện tiếp cận để nâng cao và phát triển cộng đồng trong vùng,
tính ổn định về kinh tế, về xã hội trong vùng…
Nếu như rác thải ở nông thôn không được quan tâm đúng mức thì ít
nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến ý thức cũng như là sức khỏe nói riêng trong thế
hệ tương lai.
Rác thải nông thôn dù chưa bằng 50% rác thải đô thị tính theo đầu
người. Tuy nhiên hiện nay rác thải nông thôn và ảnh hưởng của nó tới môi
trường sống trên diện rộng là rất to lớn. Việc nhanh chóng xây dựng các mô
hình thu gom xử lý rác thải cho khu vực nông thôn vì thế trở nên cần thiết và
cấp bách hơn bao giờ hết.
2.1.1.4 Vai trò, vị trí của quản lý rác thải nông thôn
Vai trò kinh tế: Quản lý rác thải nông thôn hiện nay nếu được trú trọng
và đầu tư cải tiến sẽ đem lại lợi ích to lớn, nâng cao điều kiện sống cho người
18
Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50
dân nông thôn, góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp và nông thôn.
Vai trò xã hội: Tăng cường sức khỏe người dân nông thôn bằng cách
giảm thiểu các bệnh có liên quan đến môi trường nhờ cải thiện và nâng cao vệ
sinh môi trường nông thôn.
Vai trò môi trường: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, làm cho môi
trường nông thôn trong sạch hơn.
2.1.2 Các yêu cầu về quản lý rác thải nông thôn
Nâng cao nhận thức người dân: Nâng cao nhận thức của chính quyền
các cấp và nhân dân sống ở nông thôn về việc quản lý rác thải nông thôn. Đây
là cơ sở quan trọng nhất góp phần nâng cao chất lượng môi trường nông thôn.
Hiện nay, phần lớn cư dân sống ở nông thôn còn thiếu hiểu biết, xem nhẹ coi
thường vấn đề quản lý rác thải nông thôn. Chính vì thế họ đang từng ngày
sống chung với rác thải, với các nguy cơ gây hại từ rác thải. Vì vậy, các hoạt

động thông tin giáo dục, tuyên truyền có tầm quan trọng lớn đối với việc quản
lý rác thải nông thôn.
Cải tiến tổ chức, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và nguồn nhân
lực: Tổ chức phải thực hiện theo một số nguyên tắc chung, phân công trách
nhiệm của từng cấp quản lý từ trung ương tới cấp thấp nhất thích hợp, gắn
liền với các tổ chức cộng đồng phục vuk cho lĩnh vực này tăng cường hiệu
lực của quản lý nhà nước. Phát triển nguồn nhân lực nhằm: Cung cấp đủ và
xắp xếp cho hợp lý cán bộ nhân viên trong lĩnh vực cho phù hợp với nghề
nghiệp và nhiệm vụ; bồi dưỡng cho cán bộ trung ương và địa phương về công
tác quản lý rác thải nông thôn.
Đổi mới cơ chế tài chính, huy động nhiều nguồn vốn để đầu tư xử lý
rác thải: Cơ chế tài chính phát huy nội lực dựa trên nguyên tắc người sử dụng
phải đóng góp phần lớn chi phí. Quản lý rác thải nông thôn phục vụ cho việc
nâng cao sức khỏe, giảm thiểu các bệnh tật do ô nhiễm môi trường. Đây là sự
19
Quản lý rác thải nông thôn Nguyễn Chí Tùng KN - 50
nghiệp của toàn dân. Vì vậy cần xã hội hóa công tác quản lý rác thải, đặc biệt
ở lĩnh vực nông thôn.
2.1.3 Chiến lược quản lý rác thải nông thôn Việt Nam
Chương trình Quốc gia về vệ sinh môi trường nông thôn được soạn
thảo trong bối cảnh có một số chương trình và dự án vệ sinh môi trường nông
thôn đã được thực hiện trong nhiều năm nay. Chương trình mục tiêu quốc gia
môi trường và vệ sinh môi trường nông thôn đã được chính phủ phê duyệt
ngày 03/12/1998 được thực hiện từ 1999 đến 2005 (Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn 1997, Chương trình quốc gia về môi trường và vệ sinh môi
trường nông thôn giai đoạn 1998 – 2005 và định hướng đến 2010, Hà Nội)
Một số ý kiến của các nhà chuyên môn: Đối với rác trong thôn xóm thì
mỗi thôn cần có 1 hố rác hoặc bể chứa rác. Nơi đây sẽ là nơi tập trung đổ rác
của thôn. Sau 1 tuần hoặc nửa tháng, lượng rác đầy thì mang đến bãi rác quy
định. Đối với rác ngoài đồng nên xây dựng bể nổi nhỏ ở những chỗ thuận lợi

cho việc thải rác như lối ra của cánh đồng. Mọi chai lọ, túi ni lông, hộp thuốc
trừ sâu phun song được gom đổ vào đó, khi nào nhiều thì mang đi đổ hay xử
lý chôn Đồng thời, mỗi xã cần xây dựng một nơi đổ rác cho nhân dân trong
quy hoạch xây dựng của địa phương mình. Những nơi đổ rác phải đảm bảo;
xa khu dân cư và không gây ô nhiễm môi trường. Đối với cấp huyện phải xây
dựng bãi rác để hàng ngày tập kết rác từ các khu thị trấn, thị tứ, các khu chợ
và tập trung xử lý kịp thời. Thành lập các tổ thu gom rác có thể là do các đoàn
thể đảm nhiệm như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên và chọn
ngày thứ bảy tình nguyện để thu gom và làm sạch đường làng ngõ xóm. Tuy
nhiên một yếu tố quan trọng cho thu gom rác thải nông thôn là chính quyền
xã và huyện cần có kinh phí để duy trì cho hoạt động này thường xuyên như
chi phí mua phương tiện vận chuyển, dụng cụ thu gom, bảo hộ
Quản lý Rác thải là việc làm lâu dài. Bên cạnh việc tuyên truyền nâng
cao nhận thức của người dân trong việc thu gom và xử lý rác thải thì mỗi
20

×