Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Giáo trình hướng dẫn tìm hiểu về hoạt động đấu thầu tại Việt Nam phần 2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.07 KB, 15 trang )

Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp


16
lược đấu thầu về mặt giá thành xây dựng mà còn ảnh hưởng đến năng lực uy
tín của nhà thầu cũng như ảnh hưởng đến kỹ thuật, công nghệ, phương án thi
công.
Năng lực và máy móc thiết bị thi công sẽ được các nhà thầu giới thiệu
trong hồ sơ dự thầu, nó chứng minh cho bên mời thầu biết được khả năng
huy động nguồn lực về máy móc thiết bị thi công đảm bảo thi công công
trình đáp ứng nhu cầu của chủ đầu tư. Khi đánh giá bên mời thầu sẽ tập trung
vào những nội dung sau:
- Nguồn lực về máy móc thiết bị thi công của tổ chức xây dựng thể hiện
thông qua tổng giá trị các tài sản là máy móc thiết bị và xe máy thi công hiện
có của tổ chức xây dựng đó về số lượng chủng loại của máy móc thiết bị. Nếu
nguồn lực này không bảo đảm tổ chức xây dựng phải đi thuê phục vụ cho thi
công sẽ ảnh hưởng đến khả năng tranh thầu.
- Trình độ hiện đại của công nghệ sản xuất, tức là máy móc thiết bị
công nghệ của tổ chức xây dựng sử dụng có hiện đại so với trình độ công
nghệ hiện tại trong ngành xây dựng hay không. Trình độ hiện đại của công
nghệ được thể hiện qua các thông số kỹ thuật về đặc tính sử dụng, công suất
và phương pháp sản xuất của công nghệ hoặc có thể đánh giá thông qua thông
số về năm sản xuất, nước sản xuất và giá trị còn lại của máy móc thiết bị
- Mức độ hợp lý của thiết bị xe máy và công nghệ hiện có, tức là tính
đồng bộ trong sử dụng máy móc thi công và công nghệ, sự phù hợp trong điều
kiện sử dụng đặc thù về địa lý, khí hậu, điạ chất, nguyên vật liệu sự phù hợp
giữa giá cả và chất lượng của sản phẩm do công nghệ sản xuất ra.
b. Nguồn nhân lực và chính sách quản lý nguồn nhân lực
Trước hết ảnh hưởng của nguồn nhân lực trong tổ chức xây dựng tới
khả năng thắng thầu của tổ chức xây dựng thể hiện một cách trực tiếp thông
qua việc bố trí nhân lực tại hiện trường, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ


chủ chốt dự kiến cho việc quản lý và thực hiện hợp đồng cũng như chất lượng
và sự phù hợp về cơ cấu ngành nghề của đội ngũ công nhân thi công công
trình sẽ quyết định đến chất lượng và tiến độ thi công công trình. Đó là lý do
tại sao bên mời thầu cũng rất chú ý tới chỉ tiêu này khi xét thầu.
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp


17
Bên cạnh đó đối với một doanh nghiệp xây dựng, năng lực và sự nhanh
nhạy của các quản trị viên và chiến lược đấu thầu mà cán bộ lãnh đạo doanh
nghiệp theo đuổi quyết định phần lớn khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây
lắp nói riêng, chất lượng công tác dự thầu nói chung.
Ngoài ra nếu chính sách quản lý nguồn nhân lực của công ty tạo được
động lực thúc đẩy người lao động hăng say làm việc cũng cho phép doanh
nghiệp rút ngắn tiến độ thi công và nâng cao chất lượng công trình.
Nhìn chung khi đề cập tới nhân tố này và tác động của nó tới việc thắng
thầu của tổ chức xây dựng có thể nói tới nhiều khía cạnh khác nhau nhưng
phải thấy rõ vai trò hết sức quan trọng và đặc biệt của nguồn lực con người
cũng như chính sách quản lý nguồn nhân lực đối với việc giành thắng lợi của
doanh nghiệp. Bởi vì suy cho cùng trong nguồn nhân lực, phải nói đến vai trò
quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý.
c. Kinh nghiệm của nhà thầu trong việc thi công các công trình xây
dựng tương tự.
Nhân tố này có tác động không nhỏ tới kết quả đánh giá chung của bên
mời thầu đối với nhà thầu. Đối với những công trình có quy mô lớn yêu cầu
kỹ thuật phức tạp thì đây là nhân tố khá quan trọng và sẽ chiếm một tỷ lệ khá
cao trong tổng điểm đánh giá nhà thầu của bên mời thầu.
d. Năng lực về tài chính
Một đặc trưng của ngành xây lắp là cần một khối lượng vốn rất lớn và
vốn bị đọng rất lâu ở các công trình, hay nói cách khác vòng quay của vốn rất

chậm. Đặc điểm này dẫn đến thực tế là các công ty xây dựng phải có nguồn
vốn đủ lớn để trang trải chi phí thi công trong thời gian dài trước khi công
trình hoàn thành bàn giao cho bên chủ công trình. Do vậy, năng lực tài chính
cũng là một yếu tố quyết định lợi thế của nhà thầu khi tham gia tranh thầu.
Năng lực tài chính được bên mời thầu xem xét ở các khía cạnh sau:
- Doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế.
- Vốn lưu động trong vòng 3 đến 5 năm gần đây.
Trong vốn lưu động, khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn của
doanh nghiệp là chỉ tiêu hết sức quan trọng, bởi vì nguồn vốn đáp ứng nhu cầu
trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng và ứng vốn chủ yếu là vốn vay. Vì vậy, khả
năng vay vốn dễ hay khó có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. Đồng thời việc làm rõ nguồn vốn huy động để thực hiện hợp
đồng là một nội dung quan trọng mà doanh nghiệp phải trình bày để chủ đầu
tư xem xét đánh giá.
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp


18
Bên cạnh năng lực tài chính thì tài chính lành mạnh cũng ảnh hưởng tới
khả năng thắng thầu của nhà thầu. Tình hình tài chính lành mạnh biểu hiện
qua kết quả sản xuất kinh doanh cũng như sự hợp lý và linh hoạt trong cơ cấu
tài chính của doanh nghiệp. Một hệ số nợ cao (hệ số nợ/vốn chủ sở hữu) sẽ
ảnh hưởng xấu tới khả năng huy động huy động vốn cho việc thi công.
1. 2. Khả năng cạnh tranh của tổ chức xây dựng.
a. Giá dự thầu
Trong cuộc chạy đua trên thương trường, giá dự thầu là một trong
những yếu tố quyết định đến việc "được" hay "mất" của mỗi nhà thầu.
Ở góc độ chủ đầu tư, thường chọn nhà thầu có giá bỏ thầu thấp, nhưng
phải đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, chất lượng của gói thầu và nhà thầu phải
thuyết minh được khả năng thực hiện dự án với giá dự thầu đã tính toán.

Như vậy, giá dự thầu là tiêu chuẩn quan trọng quyết định khả năng
thắng thầu của nhà thầu. Để có được giá dự thầu hợp lý vừa được chủ đầu tư
chấp nhận vừa phải đảm bảo bù đắp chi phí và đạt được mức lãi dự kiến của
doanh nghiệp xây dựng thì trong quá trình xây dựng giá dự thầu cần chú ý:
- Nhà thầu phải thu thập được đầy đủ tài liệu thông tin chi tiết rõ ràng
về quy mô, yêu cầu của gói thầu trong hồ sơ mời thầu. Xây dựng được đơn
giá dự thầu phù hợp với quy định của nhà nước và sát với thực tế khảo sát
trên thị trường.
- Để có giá dự thầu thấp, nhà thầu phải tính toán so sánh kỹ lợi nhuận
thu được với chi phí bỏ ra. Điều này tuỳ thuộc vào trình độ kinh nghiệm của
cán bộ trong nhà thầu và đặc biệt là cán bộ chỉ đạo thi công. Họ phải biết ứng
phó một cách linh hoạt, có thể lấy lợi nhuận ở khu vực này bù đắp cho khu
vực khác, ở hợp đồng này cho hợp đồng khác, có thể tính thấp hoặc không
tính phụ phí.
b. Tiến độ thi công công trình
Như đã biết thời gian để hoàn thành một công trình xây dựng là tương
đối dài (từ 1 đến 5 năm ) nên vấn đề quản lý đầu tư rất phức tạp. Thêm vào
đó việc đầu tư xây dựng một công trình không phải phục vụ cho tiêu dùng cá
nhân, tiêu dùng cuối cùng mà lại nhằm mục đích phục vụ công cộng, đáp ứng
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp


19
nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh. Do đó vấn đề đảm bảo tiến độ thi công
công trình được chủ đầu tư đánh giá rất cao.
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu về tiến độ thi công công trình của
chủ đầu tư được đánh giá ở hai nội dung:
- Mức độ đảm bảo tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu.
- Sự hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục, phần việc của
công trình có liên quan.

Như vậy nếu nhà thầu nào đưa ra được biện pháp thi công hợp lý, rút
ngắn được thời gian thi công công trình thì khả năng trúng thầu sẽ cao hơn
(với các điều kiện tương ứng khác).
c. Khả năng về kỹ thuật chất lượng
Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, tiêu chuẩn về khả năng đáp
ứng các yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng do nhà thầu đưa ra được bên mời
thầu coi là một trong các tiêu chuẩn để xem xét đánh giá. Tiêu chuẩn để đánh
giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật chất lượng bao gồm:
Mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu về kỹ thuật chất lượng vật tư,
thiết bị nêu trong hồ sơ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật.
Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi
công: Sơ đồ tổng tiến độ, sơ đồ tổ chức hiện trường bố trí nhân sự, các giải
pháp kỹ thuật.
Các biện pháp đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện
nhà thầu nêu trong hồ sơ dự thầu, qua các bản vẽ minh hoạ, phần thuyết minh
biện pháp. Nếu nhà thầu nào phát huy được mọi nguồn lực vốn có của mình
nhằm đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật chất lượng và đưa ra được đề
xuất và giải pháp kỹ thuật hợp lý chắc chắn sẽ giành được ưu thế cạnh tranh
khi dự thầu.
d. Khả năng giao tiếp, quảng cáo của tổ chức xây dựng
Xét trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xây dựng, cuộc cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp xây dựng không kém phần khốc liệt, thậm chí còn gay gắt
hơn ở các lĩnh vực khác. Vì vậy, thông qua giao tiếp, quảng cáo doanh
nghiệp xây dựng có thể tuyên truyền về hình ảnh và uy tín của công ty chủ
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp


20
yếu thông qua các thành tích mà công ty đã đạt được ( Các công trình mà
công ty đã thực hiện cùng các chứng chỉ chất lượng, huy chương vàng chất

lượng cao) và năng lực của công ty (trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý, máy
móc thiết bị thi công) để chiếm được lòng tin của chủ đầu tư.
1.3. Những nhân tố bên ngoài tổ chức.
a. Tình hình đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của tổ chức xây dựng tham gia dự thầu là các nhà
thầu khác có cùng ngành nghề kinh doanh, cùng tham gia những công trình
cần đấu thầu với tổ chức xây dựng của mình.
Nếu tiềm lực của đối thủ cạnh tranh là tương đối lớn về năng lực tài
chính, năng lực máy móc thiết bị thi công, uy tín nhà thầu trên thị trường
thì khả năng trúng thầu với nhà thầu sẽ giảm.
Muốn giành thắng lợi trong cuộc tranh thầu nhà thầu phải tạo được ưu
thế so với các đối thủ cạnh tranh và duy trì mức ưu thế đã tạo ra bằng cách
không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành công trình đồng thời cần
phải tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của mình và cố gắng giữ gìn để đối thủ
không tìm hiểu được gì về mình.
b. Sự ủng hộ của chủ đầu tư và các cơ quan liên quan đối với tổ chức
xây dựng đang xét
Sự ủng hộ của chủ đầu tư và các cơ quan liên quan đối với tổ chức xây
dựng có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thắng thầu của nhà thầu.
Sự ủng hộ của chủ đầu tư với nhà thầu có thể được tạo dựng bằng uy
tín của nhà thầu về chất lượng các công trình đã thi công, có thể bằng mối
quan hệ qua lại giữa nhà thầu với chủ đầu tư trong, trước và sau khi đấu thầu.
Các cơ quan liên quan khác bao gồm các bộ, ban ngành, người có thẩm
quyền quyết định đầu tư. Nếu tạo được mối quan hệ tốt và tạo được sự ủng
hộ từ bộ phận này nhà thầu sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi như thông tin về
công trình thi công cần đấu thầu, định hướng về đầu tư xây dựng trong tương
lai và các thông tin liên quan khác để nhà thầu có phương án quyết định tham
gia dự thầu ngay với các công trình có điều kiện thi công trên mặt bằng
tương tự hoặc công trình công ty đã có kinh nghiệm thi công.
c. Điều kiện thị trường

Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp


21
- Thị trường lao động: Hiện nay ở nước ta thị trường về cung lao động
là tương đối lớn, giá nhân công rẻ. Với các công trình xây dựng việc sử dụng
nhân công theo các hợp đồng ngắn hạn, nhân công ngay tại địa điểm thi công
sẽ giúp giảm giá thành công trình tăng khả năng cạnh tranh về giá dự thầu.
- Thị trường các nhà thầu xây dựng: Rõ ràng thị trường xây dựng với
nhiều các nhà thầu trong nước và quốc tế cùng tham gia tranh thầu các công
trình cần đấu thầu sẽ làm giảm sút khả năng trúng thầu đối với các nhà thầu
yếu kém về năng lực tài chính và trình độ kỹ thuật.
2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác đấu thầu với các doanh
nghiệp xây lắp.
2. 1. Chỉ tiêu số lượng công trình trúng thầu và giá trị trúng thầu hàng
năm.
Giá trị trúng thầu hàng năm là tổng giá trị của tất cả các công trình mà
doanh nghiệp xây dựng đã tham gia đấu thầu và trúng thầu trong năm (kể cả
gói thầu của hạng mục công trình).
Chỉ tiêu giá trị trúng thầu và số công trình trúng thầu qua các năm cho
ta biết khái quát nhất tình hình kết quả dự thầu của các doanh nghiệp. Thông
qua đó để đánh giá hiệu quả công tác dự thầu trong năm.
2. 2. Chỉ tiêu xác suất trúng thầu.
Chỉ tiêu này được xác định theo hai mặt biểu hiện là:

Tổng số công trình trúng thầu
- Xác suất trúng thầu theo số công trình =

Tổng số công trình đã dự thầu



Tổng giá trị trúng thầu
- Xác xuất trúng thầu theo giá trị =
Tổng giá trị các công trình đã dự thầu

Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp


22
Các chỉ tiêu này cũng được đánh giá theo từng năm. Trên thực tế hai
chỉ tiêu này thường không bằng nhau do giá trị đấu thầu các công trình khác
nhau. Việc đánh giá được căn cứ vào từng kết quả cụ thể.
2. 3. Chỉ tiêu thị phần và uy tín của doanh nghiệp xây dựng trên thị trường
xây dựng.
Chỉ tiêu thị phần cũng được đo bằng hai mặt biểu hiện đó là phần thị
trường tuyệt đối và phần thị trường tương đối.

Giá trị SLXL do DN thực hiện
- Phần thị trường tuyệt đối
=
Tổng giá trị SLXL thực hiện của toàn
ngành
- Phần thị trường tương đối của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở
so sánh phần thị trường tuyệt đối của doanh nghiệp với phần thị trường tuyệt
đối của một hoặc một số đối thủ cạnh tranh mạnh nhất.
- Đối với chỉ tiêu uy tín doanh nghiệp đây là chỉ tiêu định tính mang
tính chất bao trùm. Nó có liên quan tới tất cả các chỉ tiêu trên và nhiều yếu tố
khác như: hoạt động marketing, quan hệ của doanh nghiệp với các tổ chức
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp



23

CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY
XÂY DỰNG 319

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG 319.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty xây dựng 319 tiền thân là Sư đoàn 319 - Quân khu 3, được
thành lập ngày 07/3/1979 theo Quyết định số 231/QĐ-QP của Bộ trưởng Bộ
quốc phòng.
Nhiệm vụ ban đầu của Sư đoàn là huấn luyện quân dự nhiệm và tổ
chức thi công các công trình quân sự như hầm, hào, bến cảng và các công
trình quân sự khác.
Năm 1980, theo quyết định số 579/QĐ-QP ngày 27/9/1980 của Bộ
trưởng Bộ quốc phòng, Sư đoàn chuyển sang làm nhiệm vụ kinh tế, lấy tên là
Công ty xây dựng 319 - Bộ quốc phòng và trực tiếp xây dựng 26 hạng mục
thuộc cụm công trình Nhà máy nhiệt điện Phả Lại và nhiều công trình khác
trong năm kế hoạch 1980 - 1985.
Sau khi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên công trường Phả Lại, Sư
đoàn chuyển địa điểm về đóng quân tại Thị trấn Gia Lâm - Hà Nội và xây
dựng trụ sở chính ở đó cho đến nay.
Thực hiện Nghị định của Đảng uỷ quân sự trung ương về việc sắp xếp
lại các doanh nghiệp trong Quân đội, đồng thời để nâng cao năng lực sản
xuất kinh doanh và tạo sự mạnh cạnh tranh trong cơ chế thị trường, Công ty
xây dựng 319 được thành lập lại theo Quyết định 564/QĐ-QP ngày 22 tháng
4 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ quốc phòng trên cơ sở sáp nhập 5 doanh
nghiệp cùng ngành nghề, hoặc khác nghề nhưng phục vụ trực tiếp cho mục
tiêu sản xuất kinh doanh chính của Công ty.

Hiện nay trụ sở chính của Công ty là thị trấn Gia Lâm - Hà Nội.
- Tên Công ty: Công ty xây dựng 319 - Bộ quốc phòng - là tên truyền
thống được giữ cho đến hôm nay.
- Giám đốc: Kỹ sư Nguyễn Ngọc Lượng
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp


24
- Điện thoại: 04.8272533 - 04.8274210 - 069.554025
- Fax: 04.8731458
- Số và địa chỉ tài khoản của Công ty:
+ Tài khoản 7301.0011B - Ngân hàng đầu tư và phát triển Gia Lâm -
Hà Nội.
+ Tài khoản 4311.01.00031.01 - Ngân hàng thương mại cổ phần Quân
đội - Hà Nội.
Ngày nay do yêu cầu của tình hình kinh tế - chính trị thay đổi nên
ngành nghề được phép kinh doanh của Công ty gồm:
- Thi công xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông,
thuỷ lợi, thuỷ điện, đường dây trạm điện.
- Khảo sát thiết kế các công trình xây dựng, giao thông, thuỷ lợi.
- Lắp đặt thiết bị dây truyền sản xuất.
- Kinh doanh bất động sản.
- Dò tìm, xử lý bom mìn - vật nổ, vật cản quân sự.
- Sản xuất kinh doanh xi măng, sản xuất kinh doanh gạch ngói; sản
xuất, khai tác kinh doanh các loại vật liệu sử dụng.
- Sản xuất kinh doanh nước giải khát có cồn và không có cồn.
Trong những năm qua, Công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển
vững vàng về mọi mặt, thường xuyên xây dựng kiện toàn tổ chức, nâng cao
năng lực chỉ huy, điều hành, quản lý, đổi mới trang thiết bị áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh, mở rộng địa nàn

hoạt động đến hầu hết các tỉnh trong cả nước Vì vậy đã thi công hàng trăm
công trình với nhiều quy mô, nhiều ngành nghề, ở nhiều địa điểm, có yêu cầu
phức tạp nhưng đảm bảo yêu cầu, kiến trúc, thẩm mỹ, chất lượng, tiến độ.
Ngày nay, Công ty thực sự là một doanh nghiệp có uy tín cao trên thị
trường và đầy đủ năng lực để thi công mọi công trình theo yêu cầu của chủ
đầu tư.
2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất.
2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý.
Mô hình tổ chức toàn Công ty là mô hình thống nhất, theo tổ chức của
doanh nghiệp Nhà nước hạng I kết hợp kinh tế, quốc phòng.
Tổ chức gọn nhẹ, tinh giảm, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh và chuyển nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp


25
Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý của Công ty như sau:
















Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty xây dựng 319
* Ban giám đốc Công ty: gồm có 1 giám đốc và 4 phó giám đốc.
- Giám đốc công ty: là người lãnh đạo cao nhất, là người chịu trách
nhiệm trước Bộ quốc phòng, pháp luật về việc thực hiện kế hoạch được giao
và điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phó giám đốc chính trị - Bí thư Đảng uỷ: phụ trách công tác chính trị,
tư tưởng cho cán bộ công nhân viên trong Công ty; các phong trào, đoàn thể
trong toàn Công ty.
- Phó giám đốc kinh tế: giúp giám đốc công ty trong công tác kinh tế kế
hoạch, định mức đơn giá dự toán và tiền lương, công tác hạch toán kinh tế,
công tác tiếp thị đấu thầu, thu hồi vốn.
BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PHÒNG CHÍNH TRỊ
PHÒNG KẾ HOẠCH
PHÒNG KỸ THUẬT
PHÒNG

VẬT TƯ - XE MÁY
PHÒNG

HÀNH CHÀNH
PHÒNG

TỔ CHỨC - LAO ĐỘNG

BAN KIỂM TOÁN
PHÒNG TÀI CHÀNH

CÁC ĐỘI THI CÔNG, CÁC PHÂN XƯỞNG
CÁC XÍ NGHIỆP, CHI NHÁNH PHÍA NAM
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp


26
- Phó giám đốc cơ giới vật tư: Giúp giám đốc trong việc lập kế hoạch
theo dõi, quản lý vật tư, máy móc thiết bị, công nghệ xây dựng.
- Phó giám đốc kỹ thuật chất lượng giúp giám đốc công ty về các mặt
giải pháp kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ an toàn các công trình cho công ty thi
công.
* Các phòng ban:
a. Phòng kế hoạch: Là cơ quan tham mưu giúp giám đốc trong các khâu
xây dựng và chỉ đạo công tác kế hoạch, công tác kinh tế, công tác giao tiếp,
công tác tiếp thị và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của công ty.
Nhiệm vụ cụ thể của các công tác như sau :
- Công tác tiếp thị:
+ Theo dõi các nguồn thông tin trong và ngoài nước về đầu tư xây dựng
ở Việt Nam, các nghị quyết, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước về đầu
tư xây dựng nói chung và chính sách về xây dựng nói riêng để xác định, định
hướng cho công tác tiếp thị của công ty.
+ Xem xét cân đối khả năng về lực lượng, trình độ để phân giao các
công trình cho các doanh nghiệp thành viên dự thầu.
+ Xác định các thị trường xây dựng, các công trình khả thi nguồn vốn,
chủ đầu tư thời gian tiến hành xây dựng, các đối tác cạnh tranh, quy mô và
tính chất công trình, khả năng tham gia của công ty và các tài liệu khác để
phân tích đánh giá và phân loại công trình, trình giám đốc về phương án tham
gia dự thầu.
+ Chuẩn bị các mẫu hồ sơ của công ty liên quan đến công tác đấu thầu
(giấy phép hành nghề, đăng ký kinh doanh, các năng lực của công ty, quan hệ

bảo lãnh tín dụng ) để công ty dự thầu hoặc cung cấp cho các doanh nghiệp
khi được công ty uỷ quyền dự thầu.
- Công tác kế hoạch:
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất kế hoạch hàng năm, hàng quý, hàng
tháng cho công ty để báo cáo với giám đốc công ty.
+ Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kế hoạch, các mục
tiêu tiến độ công trình, phân tích đánh giá để tham mưu cho giám đốc trong
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp


27
công tác chỉ đạo điều hành sản xuất, công tác điều động nhân lực, thiết bị máy
móc các phương án thi công đảm bảo các mục tiêu kế hoạch đề ra.
- Công tác kinh tế:
+ Trực tiếp lập kế hoạch, thu hồi vốn đối với các công trình do công ty
chỉ đạo tập trung.
+ Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng các định mức và đơn giá
mới, hướng dẫn việc áp dụng để đưa vào tính toán trong các dự toán.
+ Quản lý các định mức đơn giá mới, các chế độ phụ phí dựa vào các
chính sách chế độ của Nhà nước và điều kiện cụ thể của mỗi công trình mà đề
xuất, bổ xung sửa đổi để có cơ sở làm việc với ban quản lý công trình và các
cơ quan Nhà nước, áp dụng vào giá công trình đảm bảo hạch toán kinh doanh.
- Công tác hợp đồng kinh tế:
Dự thảo các hợp đồng kinh tế cho giám đốc ký kết thi công các công
trình được Nhà nước giao thầu, các hợp đồng từ công trình đấu thầu với các
chủ đầu tư.
Các hợp đồng kinh tế liên doanh, liên kết để dự thầu công trình, các hợp
đồng kinh tế trong các liên doanh khi công ty là B phụ.
- Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản:
+ Quản lý về đầu tư máy móc thi công dựa trên nhiệm vụ, sản xuất cân

đối và tổng hợp nhu cầu máy móc thiết bị cần trang bị.
+ Quản lý đầu tư các công trình xây dựng.
+ Quản lý sau đầu tư: Phối hợp với các đơn vị vận hành để đánh giá, kết
luận hiệu quả của việc đầu tư.
b. Phòng kỹ thuật.
Phòng kỹ thuật chất lượng - an toàn là một bộ phận chức năng giúp việc
cho giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý chất lượng - an toàn, tiến độ thi
công các công trình, các hoạt động khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ
trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Với công tác chất lượng:
- Tiếp nhận quản lý hồ sơ kỹ thuật công trình bao gồm: Hồ sơ thiết kế,
hồ sơ nghiệm thu kỹ thuật và bàn giao công trình.
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp


28
- Cùng với các đơn vị tính toán bóc tách khối lượng, lập biện pháp và
tiến độ thi công, tính toán nhu cầu vật tư, thiết bị, nhân lực cho từng công
trình trước khi thi công. Cùng với phòng kinh tế kế hoạch tính toán dự toán thi
công.
- Cùng với phòng kinh tế kế hoạch và các đơn vị liên quan tính toán lập
hồ sơ dự thầu các công trình.
c. Phòng tài chính kế toán.
Có nhiệm vụ quản lý về mặt tài chính, cung cấp tài chính cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty cũng như cho các xí nghiệp và các đội sản
xuất trực thuộc, lập báo cáo tài chính hàng kỳ, xác định mức vốn lưu động
phù hợp, xác định tổ chức nguồn vốn đảm bảo cho sản xuất kinh doanh, huy
động nguồn vốn sẵn có vào sản xuất kinh doanh.
d. Phòng hành chính.
Có nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến tổ chức quản lý, xây dựng các chức

năng và nhiệm vụ cho các bộ phận thực hiện tuyển chọn đề bạt sử dụng cán
bộ, lập kế hoạch về nhu cầu lao động, đào tạo phục vụ kịp thời cho nhu cầu
thực hiện sản xuất kinh doanh.
e. Phòng vật tư - xe máy.
Có nhiệm vụ tổ chức cung ứng vật tư kịp thời, đồng bộ, đúng số lượng,
chất lượng và chủng loại, lập kế hoạch về cung ứng vật tư, tổ chức khai thác,
sản xuất, thu mua, vận chuyển, bốc rỡ vật tư, giám sát tình hình sử dụng vật
tư, thiết bị. Quản lý và theo dõi tình trạng máy móc thiết bị, sửa chữa và bảo
dưỡng máy móc thiết bị của công ty.
* Các xí nghiệp, chi nhánh.
* Các đội thi công, các phân xưởng.
Như vậy sự hợp tác chuyên môn hoá giữa các phòng ban trong công ty
được tiến hành một cách chặt chẽ và có mối liên hệ mật thiết tương hỗ lẫn
nhau. Công việc của bộ phận này được sự giúp đỡ và hợp tác của các bộ phận
khác.
2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất.
Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty được bố trí theo sơ đồ dưới các xí
nghiệp là các đội thi công, các phân xưởng thực hiện nhiệm vụ dưới sự quản
lý của cơ quan công ty. Cụ thể như sau:
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp


29












Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức sản xuất
Bên dưới sự quản lý của các xí nghiệp là các đội công trình trực tiếp
tham gia thi công xây dựng các công trình.
* Các đội thi công, các phân xưởng:
Bao gồm: - 1 xưởng khảo sát thiết kế .
- 64 đội thi công xây lắp công trình.
- 1 bộ phận xử lý nền móng.
- 2 đội thi công cơ giới.
- 1 đội sử dụng vật liệu nổ: khai thác, phá đá.
- 2 bộ phận rà phá bom mìn, phá vỡ vật cản.
- 2 phân xưởng sản xuất đồ mộc, cơ khí.
- 2 phân xưởng sản xuất gạch gói.
- 2 phân xưởng sản xuất xi măng.
- 1 phân xưởng sản xuất nước giải khát.

CƠ QUAN CÔNG TY
XÍ NGHIỆP 7
XÍ NGHIỆP 9
XÍ NGHIỆP 11
XÍ NGHIỆP 19
XÍ NGHIỆP 29
XÍ NGHIỆP 296
XÍ NGHIỆP 487

CHI NHÁNH PHÁA NAM
XÍ NGHIỆP GẠCH NGÓI QK

NHÀ MÀT XM VẠN CHÁNH
CÁC ĐỘI TRỰC THUỘC
CÁC ĐỘI THI CÔNG, CÁC PHÂN XƯỞNG
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp


30
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH
HƯỞNG ĐẾN VIỆC DỰ THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY.
1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh.
Theo giấy phép hành nghề kinh doanh số "93/BXD-CSKD" ngày
04/04/1997 do Bộ xây dựng cấp, Công ty xây dựng 319 có năng lực ngành
nghề như sau:
- Xây dựng công trình công nghiệp, Dân dụng tới quy mô lớn; nhóm A
- Xây dựng công trình thủy lợi: Đê, đập, hồ chứa nước, hệ thống tưới
tiêu.
- Xây dựng công trình giao thông: Đường bộ tới cấp 1, sân bay, bến
cảng.
- Lắp đặt thiết bị cơ - điện - nước công trình, kết cấu và cấu kiện phi
tiêu chuẩn, đường dây và trạm biến áp điện.
- Nạo vét và bồi đắp mặt bằng, đắp nền, đào đắp công trình.
- Thi công các loại mỏng; khoan phun vữa xi măng - Hoá chất
- Thi công bằng phương pháp khoan nổ mìn các công trình hồ.
- Sản xuất vật liệu, cấu kiện xây dựng
- Kinh doanh vật tư vật liệu xây dựng.
Ngoài ra còn: Giấy phép khảo sát, dò tìm, xử lý bom mìn - vật nổ số
1768/BQP ngày 23/06/1999 do Bộ Quốc phòng cấp, Quyết định cho phép sử
dụng vật liệu nổ công nghiệp do Tổng cục CNQP và kinh tế cấp.
Như vậy Công ty xây dựng 319 có ngành nghề kinh doanh rộng tạo ra
khả năng nhận thầu thi công và thực hiện khá đa dạng về chủng loại công

trình và chủng loại công việc xây dựng.
Cùng với điều đó đối tượng phục vụ của công ty cũng đa dạng và thuộc
nhiều khu vực khác nhau nên trong quá trình tìm kiếm thông tin và tạo lập
quan hệ cần nắm bắt được đặc điểm khác biệt và có biện pháp tiếp thị phù hợp
với từng đối tượng phục vụ. Thêm vào đó với năng lực ngành nghề đa dạng
tạo ra lợi thế về khả năng thắng thầu của công ty trong việc thực hiện các loại
hợp đồng trọn gói và hợp đồng chìa khoá trao tay.

×