Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

LUẬN văn tốt NGHIỆP PHÂN TÍCH các HOạT ÐỘNG THANH TOÁN QUỐC tế tại VIETINBANK CHI NHÁNH cần THơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.9 KB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘ NG
THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
VIETINBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ


Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Ths.NGUYỄN THỊ HỒNG LIỄU NGUYỄN MINH HOÀNG
MSSV: 4054391
Lớp: Ngoại Thương 01
Khóa: 31






Cần Thơ – 2009

Kho tai lieu free Ketnooi.com
LỜI CẢM TẠ



Trong suốt quá trình học tại Trường Đại Học Cần Thơ, quý thầy cô giáo đã
truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức từ sách vở và kinh nghiệm trong cuộc sống.
Cụ thể hơn là quý thầy cô Khoa Kinh tế - QTKD đã tận tình giúp đỡ em từ khi mới
bước chân vào giảng đường Đại Học, mọi thứ đều rất lạ và mới mẻ đối với em
nhưng được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô cố vấn học tập đã giúp em quen dần với
môi trường Đại Học và vượt qua được những khó khăn trong học tập. Giờ đây em
cũng đã hoàn thành chương trình đào tạo của Trường và một lần nữa em lại nhận
được sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Hồng Liễu đã giúp em tổng hợp lại
những kiến thức trong suốt 4 năm vừa qua để thực hiện tốt đề tài luận văn tốt
nghiệp.
Để đạt được thành công hôm nay cũng là nhờ chính sự nỗ lực của bản thân
nhưng em nghĩ đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ. Đó là em cần phải nhắc đến
công ơn của cha mẹ và gia đình đã tạo điều kiện cho em đến trường. Họ đã lo lắng
cho em rất nhiều và đã bỏ rất nhiều thời gian và công sức để đưa em đến đích thành
công ngày hôm nay.
Cuối cùng em không biết nói gì hơn là cảm ơn gia đình và quý thầy cô đã
giúp em hoàn thành tốt việc học. Ơn này em sẽ ghi nhớ suốt cả cuộc đời, những
người đã giúp em mở cánh cửa tương lai tươi sáng cho mình.

Cần Thơ, Ngày 06 tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Minh Hoàng




LỜI CAM ĐOAN



Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài khoa
học nào.

Cần Thơ, Ngày 06 tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Minh Hoàng


















NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Ngày … tháng 05 năm 2009
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)






NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Họ và tên người hướng dẫn: Nguyễn Thị Hồng Liễu
Học vị: Thạc sỹ.
Chuyên ngành: Kế toán kiểm toán.
Cơ quan công tác: Trường Đại Học Cần Thơ.
Họ và tên học viên: Nguyễn Minh Hoàng.
MSSV: 4054391.
Chuyên ngành: Kinh tế Ngoại Thương K31.
Tên đề tài: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Công
Thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ.

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
2. Về hình thức:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
5. Nội dung và các kết quả đạt được:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
6. Các nhận xét khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
7. Kết luận:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Ngày … tháng … năm 2009

Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)







NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………


Ngày … tháng … năm 2009

Giáo viên phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)






MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU …………………………………………………………1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu……………………………………………………… 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………… 2
1.2.1 Mục tiêu chung……………………………………………………………2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể……………………………………………………………2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………… 3
1.3.1 Không gian ……………………………………………………………….3
1.3.2 Thời gian………………………………………………………………….3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………….3
1.4 Lược khảo tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu ………………………….3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.… 4
2.1 Các phương thức thanh toán quốc tế …………………………………………4
2.1.1 Phương thức chuyển tiền …………………………………………………4
2.1.2 Phương thức thanh toán nhờ thu …………………………………………5
2.1.3 Phương thức tín dụng chứng từ …………………………………………12
2.2 Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………19
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu……………………………………………19
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ………………………………………….19
Chương 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ …………………………………………….20
3.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh Thành
phố Cần Thơ (Vietinbank Cần Thơ)…………………………………………….20
3.1.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Công Thương Việt Nam ………… 20
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank CẦN THƠ ……… 21
3.1.3 Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban …………………….22
Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
VIETINBANK CẦN THƠ …………………………………………………… 27
4.1 Khái quát hoạt động xuất nhập khẩu TP.Cần Thơ ………………………….27
4.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của VIETINBANK CẦN THƠ từ năm 2006
đến năm 2008 ………………………………………………………………… 29
4.3 Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK CẦN THƠ ……31
4.3.1 Giới thiệu chung về tình hình thanh toán quốc tế tại VIETINBANK CẦN

THƠ …………………………………………………………………………….31
4.3.2
























Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Sau hơn 20 năm nước ta mở cửa, giao thương và bình thường hóa với tất cả
các trên thế giới thì nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Với tốc độ tăng
trưởng kinh tế trung bình là khoảng 7%/năm. Là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng
cao nhất khu vực Đông Nam Á. Việt Nam được các chuyên gia kinh tế nước ngoài
đánh giá: “Là một nền kinh tế mới nổi và năng động nhất khu vực” hay “Con hổ
đang chuyển mình”…đạt được những kết quả đó là do sự nỗ lực của toàn Đảng,
toàn dân ta trong suốt hơn 20 năm qua.
Từ ngày 07/01/2007 Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương
mại thế giới (WTO) và các điều khoản đã ký kết bắt đầu có hiệu lực. Vì vậy, việc
xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam ngày càng nhiều. Đây là mối lo
đe doạ lớn đối với các ngân hàng trong nước cả về vốn, công nghệ và trình độ quản
lý, trình độ nghiệp vụ. Chính vì vậy mà các ngân hàng trong nước muốn tồn tại và
phát triển thì phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình về trình độ
quản lý, nghiệp vụ và thủ tục Trong đó Ngân hàng công thương Việt Nam
(ViêtinBank) nói chung và ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh cần thơ
(ViêtinBank Cần Thơ) nói riêng cũng không ngoại lệ. Trong các lĩnh vực kinh
doanh của ngân hàng thì hoạt động thanh toán quốc tế chiếm một vị trí quan trọng
trong việc tạo nguồn thu cho ngân hang và đặc biệt là tạo uy tín đối với khách hàng.
Mọi hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của công ty, doanh nghiệp đều phải thông
qua ngân hàng để giao dịch với đối tác nước ngoài như: thủ tục xuất nhập khẩu có
thể giúp doanh nghiệp thu những món nợ thông qua phương thức nhờ thu hay mở
L/C, có thể tài trợ xuất nhập khẩu cho những công ty đang thiếu vốn… như vậy
ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc thu hồi vốn cho những doanh nghiệp mà
cụ thể là phòng thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng.
Với hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện cùng với chủ trương khuyến
khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhà nước ta, trong thời gian qua số
lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Cụ thể, Cần
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 1 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
Thơ là một trung tâm kinh tế, văn hóa của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Có cảng, sân

bay, giao thông đường bộ tương đối thuận tiện, vì vậy đây cũng là nơi tập trung
nhiều công ty, xi nghiệp hoạt động kinh doanh sản xuất. Ngân hàng công thương
Việt Nam là một ngân hàng nhà nước cổ phần đã thấy được tầm quan trọng của Cần
Thơ đối với khu vực ĐBSCL nên đã đặt trụ sở ở tp.Cần Thơ từ rất sớm để phục vụ
cho phát triển kinh tế vùng trọng điểm này, để hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp xuất
nhập khẩu. Cũng chính vì vai trò của phòng thanh toán quốc tế có vai trò quan trọng
đối với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên em đã chọn đề tài “phân tích hoạt
động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức chuyển tiền, phương thức
nhờ thu và thư tín dụng tại ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh Cần
Thơ” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Công thương Việt Nam
chi nhánh Cần Thơ và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này tại
ngân hàng tại ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Phân tích hoạt động chuyển tiền của ngân hàng Công Thương Việt Nam chi
nhánh Cần Thơ.
Phân tích hoạt động nhờ thu của ngân hàng Công Thương Việt Nam chi
nhánh Cần Thơ.
Phân tích hoạt động tín dụng chứng từ (L/C) của ngân hàng Công Thương
Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.
So sánh điểm mạnh, điểm yếu của từng phương thức thanh toán xuất nhập
khẩu của ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.
Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân
hàng.
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 2 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.3.1 Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu dựa trên những số liệu thứ cấp của

phòng thanh toán xuất nhập khẩu Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần
Thơ.
1.3.2 Thời gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu dựa trên những số liệu báo cáo
tài chính của 3 năm 2006-2008 của phòng thanh toán xuất nhập khẩu của ngân hàng
Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào phân tích tích 3 phương thức
thanh toán quốc tế là: hình thức chuyển tiền, hình thức ủy nhiệm nhờ thu và L/C tại
phòng thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh
Cần Thơ.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp:”Tình hình thực hiện phương thức tín dụng
chứng từ cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại VietinBank Cần thơ”. Sinh viên thực hiện
là Trần Thị Thu Thảo. Trường Đại học Ngoại thương cơ sở II TP. HCM. Lớp Kinh
tế đối Ngoại K24. Nội dung tập trung phân tích quy trình và nội dung mở L/C rất chi
tiết. Tuy nhiên bài phân tích thực trạng hoạt động L/C của Ngân hàng Công thương
Việt Nam chi nhánh Cần thơ quá ngắn và chưa rõ ràng.
Luận văn tốt nghiệp: ”Phân tích tình hình thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
Công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ”. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Xuân
Thành. Lớp Tài Chính k27. Khoa Kinh tế - QTKD, Trường Đại Học Cần Thơ. Nội
dung: Đề tài phân tích khá chi tiết về tình hình thanh toán quốc tế như: phương thức
chuyển tiền, phương thức ủy nhiệm nhờ thu, Phương thức tín dụng chứng từ qua 3
năm từ 2002 đến 2004. Tuy nhiên đề tài còn có một hạn chế là chưa đưa ra được giải
pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCTVN CT.
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 3 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ:
2.1.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance):
2.1.1.1 Khái niệm: Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách

hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền
nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng
phương tiện chuyển tiền do khách hàng quy định.
Các bên tham gia:
Người yêu cầu chuyển tiền (Applicant).
Người trả tiền (Payer): Người nhập khẩu, người bị ký phát, người chi trả các
chi phí dịch vụ, người trả cổ tức, trái tức, lãi vay Ngân hàng, người trả tiền phạt, bồi
thường…
Người chuyển tiền (Remitter): Người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước,
người chuyển kinh phí hoạt động trong các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở
nước ngoài, người chuyển phát sinh từ các thu nhập yếu tố.
Người hưởng lợi (Beneficiary): là người nhận tiền do người yêu cầu chuyển
tiền chỉ định.
Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank): là Ngân hàng ở nước người yêu
cầu chuyển tiền chỉ định.
Ngân hàng trung gian (Intermidiary Bank) hay là Ngân hàng trả tiền (Paying
Bank): là Ngân hàng đại lý của Ngân hàng chuyển tiền ở nước người hưởng lợi.
2.1.1.2 Trình tự tiến hành nghiệp vụ:
(5)
(4)
(3) (2) (6)
(1)

Sơ đồ 1: QUY TRÌNH TIẾN HÀNH NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 4 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Ngân hàng chuyển
tiền
Ngân hàng trả tiền
Người yêu cầu
(Người NK)

Người hưởng lợi
(Người xuất khẩu)
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
(1) Người hưởng lợi thực hiện nghĩa vụ quy định trong hiệp định, hợp đồng
hoặc các thỏa thuận.
(2) Người yêu cầu chuyển tiền ra lệnh cho Ngân hàng của nước mình chuyển
ngoại tệ ra bên ngoài.
(3) Ngân hàng chuyển tiền báo nợ tài khoản ngoại tệ của người yêu cầu
chuyển tiền.
(4) Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho Ngân hàng trả tiền ở
nước người hưởng lợi.
(5) Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoản Ngân hàng chuyển tiền.
(6) Ngân hàng trả tiền báo có tài khoản của người hưởng lợi.
2.1.2 Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection):
2.1.2.1 Phương thức nhờ thu trơn (Clean Collection):
a. Khái niệm: Phương thức thanh toán nhờ thu trơn là một phương thức
thanh toán mà trong đó người có các khoản tiền phải thu từ các công cụ thanh toán
nhưng không thể tự mình thu được, cho nên phải ủy thác cho Ngân hàng thu hộ tiền
ghi trên công cụ thanh toán đó không kèm với điều kiện chuyển giao chứng từ.
Các bên tham gia nhờ thu trơn gồm có:
Người ủy thác thu tức là người hưởng lợi (Principal)
Ngân hàng ở nước người ủy thác là Ngân hàng nhận sự ủy thác chuyển công
cụ nhờ thu để nhờ Ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài thu tiền (Remitting
Bank)
Ngân hàng đại lý của Ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nước người trả
tiền, gọi là Ngân hàng nhờ thu (Collecting Bank) hay còn gọi là Ngân hàng xuất
trình công cụ thanh toán để đòi tiền (pre-senting Bank).
Người trả tiền hay còn gọi là người bị ký phát (Drawee).
Các công cụ thanh toán thường gồm có:
Hối phiếu thương mại (Bill Of Exchange).

Kỳ phiếu thương mại (Promissory Note).
Séc quốc tế (International Check).
Hóa đơn thu tiền (Financial Invoice)
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 5 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
b. Trình tự tiến hành nghiệp vụ:
(6)

(3)
(7) (2) (4) (5)
(1)
Sơ đồ 2: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ NHỜ THU TRƠN
Tùy theo đối tượng nhờ thu là gì mà người ta chia ra các quy trình tiến hành
nhờ thu khác nhau. Các đối tượng nhờ thu có thể gồm có:
Nhờ thu hối phiếu, hóa đơn.
Nhờ thu kỳ phiếu, séc.
Nhờ thu cổ tức, trái tức.
(1) Người xuất khẩu hoặc người cung ứng dịch vụ giao hàng hoặc cung ứng
dịch vụ và gửi trực tiếp chứng từ giao hàng cho người nhập khẩu.
(2) Người xuất khẩu hoặc người cung ứng dịch vụ ký phát một hối phiếu,
hoặc hóa đơn đòi tiền Người nhập khẩu và viết lệnh nhờ thu (Collection Instruction)
ủy thác Ngân hàng nước mình thu tiền từ Người nhập khẩu.
(3) Ngân hàng chuyển tiền ủy thác cho Ngân hàng đại lý (Collecting Bank)
của mình ở nước nhập khẩu bằng thư nhờ thu (Collection Letter) và kèm với hối
phiếu hoặc hóa đơn yêu cầu Ngân hàng này thu tiền từ Người nhập khẩu.
(4) Ngân hàng đại lý xuất trình hối phiếu, hoặc hóa đơn yêu cầu Người nhập
khẩu trả tiền, nếu là hối phiếu trả tiền ngày hoặc chấp nhận trả tiền, nếu là hối phiếu
trả chậm.
(5) Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho Người hưởng lợi, nếu nhờ thu
hối phiếu trả chậm, thì Ngân hàng sẽ chuyển trả hối phiếu đã được Người nhập khẩu

ký chấp nhận thanh toán.
(6) Ngân hàng đại lý báo có tài khoản của Ngân hàng chuyển tiền.
(7) Ngân hàng chuyển báo có tài khoản của Người hưởng lợi.
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 6 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Ngân hàng chuyển
Remitting Bank
Người hưởng lợi
Principal
Người trả tiền
Drawee
Ngân hàng thu
Collecting Bank
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
c. Nhờ thu séc, kỳ phiếu, cổ tức, trái tức:
Về cơ bản quy trình nghiệp vụ nhờ thu các đối tượng nêu trên cũng giống như
nhờ thu hối phiếu trơn, tuy nhiên chỉ khác mấy điểm sau đây:
Người ủy thác không phải là người ký phát séc, kỳ phiếu, mà là Người hưởng
lợi séc và kỳ phiếu do người mắc nợ ký phát cho mình hưởng lợi. Khi nhận được séc
và kỳ phiếu, Người hưởng lợi phải ủy thác cho Ngân hàng nước mình thu hộ tiền.
Cổ tức, trái tức là khoản thu nhập từ đầu tư vào thị trường chứng khoán quốc
tế. Các cổ đông, trái chủ căn cứ vào niên hạn trả cổ tức (nếu có) và trái tức mà tiến
hành nhờ Ngân hàng nước mình thu hộ.
Quy trình bắt đầu từ quy trình thứ (2) của quy trình nhờ thu hối phiếu trơn.
2.1.2.2 Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection):
a. Khái niệm:
Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là một phương thức thanh toán mà trong
đó người có các khoản tiền phải thu ghi trên các công cụ thanh toán, nhưng không
thể tự mình thu được từ người bị ký phát mà phải ủy thác cho Ngân hàng thu hộ tiền
ghi trên công cụ thanh toán, hoặc chấp nhận thanh toán hoặc các điều kiện khác đã
quy định.

Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là một phương thức được áp dụng chủ
yếu trong thanh toán thương mại quốc tế. Các phương thức thanh toán không kèm
chứng từ có nhược điểm cơ bản là không gắn việc nhận chứng từ nhận hàng hóa với
việc thanh toán. Do đó, Người nhập khẩu chưa phải thanh toán đã có trong tay bộ
chứng từ để nhận hàng hóa từ người chuyên chở. Nhờ vào lợi thế đó, người nhập
khẩu thường chiếm dụng vốn của người xuất khẩu, thanh toán chậm, thiếu, thậm chí
đưa ra nhiều lý do để từ chối thanh toán, trong khi hàng đã nhận và tiêu thụ.
Để phòng ngừa và tránh nhiều rủi ro này, người ta gắn kết việc nhận chứng từ
với việc thanh toán lại với nhau. Người xuất khẩu ủy thác cho Ngân hàng thay mặt
mình khống chế chứng từ đối với người nhập khẩu với điều kiện là thanh toán đổi
lấy chứng từ (Documents against payment - D/P), hoặc chấp nhận thanh toán để đổi
lấy chứng từ (Documents against Acceptance - D/A), hoặc thực hiện các điều kiện
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 7 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
hoặc điều khoản quy định đổi lấy chứng từ (Documents against other terms and
conditions - D/TC).
Các bên tham gia nhờ thu gồm:
Người ủy thác tức là Người hưởng lợi (Principal).
Ngân hàng ở nước người ủy thác là Ngân hàng nhận sự ủy thác chuyển công
cụ nhờ thu để nhờ Ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài thu tiền (Remitting
Bank).
Ngân hàng đại lý của Ngân hàng chuyển tiền là Ngân hàng ở nước Người trả
tiền, gọi là Ngân hàng nhờ thu (Collecting Bank) hay còn gọi là Ngân hàng xuất
trình công cụ thanh toán để đòi tiền (Prensenting Bank).
Người trả tiền hay còn gọi là Người bị ký phát (Drawee).
b. Quy trình tiến hành nghiệp vụ:
(3)
(7)
(2) (8) (4) (5) (6)


(1)
Sơ đồ 3: QUY TRÌNH TIẾN HÀNH NGHIỆP VỤ NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ
(1) Dựa vào hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký, người xuất khẩu tiến
hành giao hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
(2) Sau khi giao hàng hóa, dịch vụ, Người xuất khẩu lập UNT và kèm theo
toàn bộ chứng từ thanh toán gửi đến Ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu tiền hộ
mình từ người nhập khẩu.
(3) Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển UNT và toàn bộ chứng từ
thanh toán đến Ngân hàng bên nhập khẩu tại nước nhập khẩu nhờ thu tiền hộ.
(4) Ngân hàng bên người nhập khẩu giữ lại bộ chứng từ thanh toán, gửi hối
phiếu kèm theo bản sao hóa đơn đến người nhập khẩu để yêu cầu thanh toán.
(5) Tùy theo thỏa thuận về thời gian thanh toán mà có hai trường hợp:
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 8 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Ngân hàng chuyển tiền
Remitting Bank
Người hưởng lợi
Principal
Người trả tiền
Drawee
Ngân hàng thu tiền
Collecting Bank
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
Nếu UNT trả tiền giao chứng từ (D/P – Documents Against Payment) thì
người nhập khẩu phải lập chứng từ thanh toán tiền thì Ngân hàng sẽ giao bộ chứng
từ.
Nếu UNT chấp nhận thanh toán giao chứng từ (D/A – Documents Against
Acceptance) thì Người nhập khẩu chỉ cần ký chấp nhận lên hối phiếu Ngân hàng sẽ
giao bộ chứng từ.
(6) Ngân hàng thu hộ chuyển giao chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu
để nhận hàng.

(7) Ngân hàng bên Người nhập khẩu thực hiện chuyển tiền và gửi giấy báo có
hoặc hối phiếu đã chấp nhận về Ngân hàng bên xuất khẩu.
(8) Ngân hàng phục vụ Người xuất khẩu ghi có tài khoản và gửi giấy báo có
cho Người xuất khẩu.
c. Diễn giải quy trình tiến hành nghiệp vụ thanh toán nhờ thu kèm chứng
từ:
Quy trình (1) giao hàng:
Người xuất khẩu chỉ giao hàng theo địa chỉ của Người nhập khẩu chỉ định,
không giao chứng từ cho Người nhập khẩu. Với quy định này, Người nhập khẩu
muốn nhận hàng thì phải trả tiền mới được Ngân hàng trao chứng từ để đi nhận
hàng.
Người xuất khẩu không được gửi trực tiếp hàng hóa đến địa chỉ của Ngân
hàng thu, trừ khi có sự thỏa thuận trước với Ngân hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp
hàng được gửi trực tiếp đến địa chỉ của Ngân hàng để trao cho Người trả tiền tiền
mà không có sự thỏa thuận trước của Ngân hàng đó thì Ngân hàng đó sẽ không chịu
trách nhiệm nhận hàng, rủi ro và trách nhiệm đối với hàng hóa đó vẫn thuộc về bên
gửi hàng.
Các Ngân hàng không chịu trách nhiệm phải có bất cứ hành động nào đối với
hàng hóa mà phương thức nhờ thu kèm chứng từ có liên quan kể cả việc lưu kho và
bảo hiểm hàng hóa ngay cả khi lệnh nhờ thu quy định cụ thể điều đó.
Tuy nhiên, trong trường hợp các Ngân hàng có hành động bảo vệ hàng hóa,
các Ngân hàng này cũng không chịu trách nhiệm về số phận và/hoặc tình cảnh của
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 9 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
hàng hóa và/ hoặc mọi hành động và/ hoặc có sai sót của bất kỳ bên thứ ba nào được
ủy nhiệm lưu kho và bảo vệ hàng hóa. Mọi lệ phí hoặc chi phí của Ngân hàng trong
việc bảo vệ hàng đều sẽ do bên gửi lệnh nhờ thu gánh chịu.
Đối với những hàng hóa quý và hiếm như: vàng, bạc, đồ cổ, tranh nghệ
thuật… người xuất khẩu không thể giao hàng theo phương thức thông thường, do
đó, họ sẽ thỏa thuận với Ngân hàng nước nhập khẩu giao hàng vào kho của Ngân

hàng để đảm bảo sự an toàn của hàng hóa. Tất nhiên, trong trường hợp này, Ngân
hàng sẽ giao lại hàng cho Người nhập khẩu khi Người nhập khẩu thực hiện đầy đủ
các điều kiện thanh toán của phương thức này.
Quy trình (2) lập bộ chứng từ nhờ thu:
Người xuất khẩu lập các chứng từ thương mại được quy định trong hợp đồng
thương mại quốc tế về số loại, số lượng mỗi loại và yêu cầu tạo lập của từng chứng
từ.
Ký phát hối phiếu đòi tiền Người nhập khẩu, hoặc ký phát hóa đơn, nếu
không đòi tiền bằng hối phiếu. Người hưởng lợi hối phiếu có thể là Ngân hàng
chuyển, nhưng cũng có thể là bản thân người ký phát hối phiếu, trong trường hợp
này, người ký phát hối phiếu phải ký hậu (for collection) cho Ngân hàng chuyển để
Ngân hàng này có căn cứ pháp lý thu hộ tiền.
Người xuất khẩu điền những nội dung cần thiết vào lệnh nhờ thu và ủy thác
cho Ngân hàng thu hộ tiền. Bản chất pháp lý của lệnh nhờ thu là một hợp đồng dịch
vụ ký kết giữa Người xuất khẩu và Ngân hàng chuyển.
Nguồn pháp lý quốc tế điều chỉnh phương thức nhờ thu là URC 522, 1995,
ICC nên được dẫn chiếu vào lệnh nhờ thu, vì đây là một tập quán quốc tế thông
dụng trên thế giới điều chỉnh phương thức thanh toán này.
Quy trình (3) ủy thác thu đối tác:
Ngân hàng chuyển phải ủy thác cho Ngân hàng đại lý của mình ở nước
Người nhập khẩu để thu tiền bằng một thư nhờ thu. Bản chất pháp lý của thư nhờ
thu là một hợp đồng dịch vụ quốc tế.
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 10 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
Ngân hàng chuyển điền những nội dung cần thiết vào thư nhờ thu và dẫn
chiếu nguồn pháp lý URC 522, 1995, ICC điều chỉnh phương thức này, đồng thời ký
hậu hối phiếu (For collection) cho Ngân hàng thu kèm với bộ chứng từ thương mại.
Ngân hàng chuyển không có trách nhiệm kiểm tra chứng từ do người xuất
khẩu xuất trình, tuy nhiên, Ngân hàng chuyển phải lập bản sao kê chứng từ để
chuyển cho Ngân hàng thu.

Quy trình (4) xuất trình chứng từ đòi tiền:
Ngân hàng thu tiếp nhận chứng từ nhưng không có trách nhiệm phải kiểm tra
chứng từ, Ngân hàng nhận chứng từ như thế nào thì xuất trình như thế ấy, ngoài ra
không chịu trách nhiệm gì cả.
Ngân hàng thu thực hiện quyền khống chế chứng từ đối với Người nhập
khẩu: D/P hoặc D/A hoặc D/TC. Nếu giao hàng bằng các phương thức vận tải không
phải là vận tải biển, Ngân hàng sẽ chuyển giao chứng từ vận tải cho Người nhập
khẩu. Nếu giao hàng bằng đường biển và nếu vận đơn là loại theo lệnh của Ngân
hàng, thì Ngân hàng phải ký hậu vận đơn cho Người nhập khẩu đã trả tiền, hoặc đã
chấp nhận thanh toán.
Quy trình (5) chấp nhận hoặc từ chối thanh toán:
Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ nếu thấy chứng từ phù hợp với hợp đồng
và không mâu thuẫn lẫn nhau, thì trả tiền ngay, hoặc chấp nhận thanh toán, nếu mua
chịu, ngược lại thì có quyền từ chối nhận chứng từ.
Người nhập khẩu chuyển trả tiền cho người xuất khẩu bằng phương thức
chuyển tiền: T/T hoặc M/T. Nếu trả tiền bằng T/T, ai sẽ chịu điện tín.
Quy trình (6) thanh toán hoặc từ chối thanh toán:
Ngân hàng thu phải lập tức gửi thông báo về thanh toán đến Ngân hàng
chuyển nói rõ lượng tiền thu được, lượng chi phí, lệ phí, lượng tiền ứng chi đã trừ đi,
nếu có và phương thức quyết toán nhờ thu.
Thông báo việc chấp nhận thanh toán: Ngân hàng thu phải lập tức gửi thông
báo về việc chấp nhận thanh toán cho Ngân hàng chuyển.
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 11 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
Thông báo việc từ chối thanh toán hay không chấp nhận thanh toán. Ngân
hàng thu cần tìm ra lý do của việc không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh
toán rồi thông báo ngay cho Ngân hàng chuyển.
Khi nhận được thông báo này, Ngân hàng chuyển phải có chỉ thị thích hợp về
việc tiếp tục xử lý các chứng từ. Nếu từ khi 60 ngày kể từ khi gửi thông báo về việc
không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán mà Ngân hàng thu vẫn không

nhận được những chỉ thị nói trên thì các chứng từ sẽ được chuyển trả lại cho Ngân
hàng chuyển, Ngân hàng thu sẽ không chịu trách nhiệm gì thêm.
2.1.3 Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit):
2.1.3.1 Khái niệm:
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một Ngân hàng
(Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (Người yêu cầu mở thư
tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (Người hưởng lợi số tiền
của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số
tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp
những quy định của thư tín dụng.
Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:
Người yêu cầu mở thư tín dụng là Người nhập khẩu hoặc là Người nhập khẩu
ủy thác cho một người khác.
Ngân hàng phát hành thư tín dụng là Ngân hàng của người nhập khẩu, nó cấp
tín dụng cho Người nhập khẩu.
Người hưởng lợi thư tín dụng là Người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác
mà người hưởng lợi chỉ định.
Ngân hàng thông báo thư tín dụng là Ngân hàng có nhiệm vụ thông báo thư
tín dụng cho người xuất khẩu, thường là Ngân hàng đại lý của Ngân hàng phát hành
ở nước người hưởng lợi.
Ngoài ra, trong hình thức thanh toán này còn có các Ngân hàng khác tham gia
vào với các vai trò sau:
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 12 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
Ngân hàng xác nhận: Là Ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng
Ngân hàng mở L/C đảm bảo trả tiền cho Người xuất khẩu trong trường hợp Ngân
hàng mở L/C không đủ khả năng thanh toán độc lập.
Ngân hàng thanh toán: là Ngân hàng khác được Ngân hàng mở L/C chỉ định
thay mặt mình trả tiền cho người xuất khẩu hay chấp nhận thanh toán hối phiếu.
2.1.3.2 Quy trình tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ:

(7)
(6)
(2)
(10) (9) (1) (3) (5) (8)


(4)
Sơ đồ 4: QUY TRÌNH TIẾN HÀNH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
(1) Dựa vào hợp đồng mua bán ngoại thương, người nhập khẩu đề nghị Ngân
hàng phục vụ mình mở L/C.
(2) Nếu đủ điều kiện, Ngân hàng mở L/C và chuyển đến cho người xuất khẩu
thông qua Ngân hàng thông báo tại nước xuất khẩu.
(3) Ngân hàng thông báo, sau khi nhận được L/C sẽ kiểm tra và chuyển đến
cho Người xuất khẩu toàn bộ nội dung bản gốc.
(4) Người xuất khẩu nhận L/C tiến hành kiểm tra, nếu thấy phù hợp thì tiến
hành giao hàng cho người nhập khẩu.
(5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng
điều khoản trong L/C và chuyển đến cho Ngân hàng thông báo.
(6) Ngân hàng thông báo nhận được bộ chứng từ thanh toán, tiến hành kiểm
tra thấy phù hợp thì sẽ chuyển bộ chứng từ cho Ngân hàng mở L/C để yêu cầu thanh
toán hoặc chấp nhận thanh toán.
(7) Nhận được bộ chứng từ thanh toán Ngân hàng mở L/C kiểm tra lại nếu
thấy phù hợp Ngân hàng sẽ thanh toán tiền (nhập hàng trả tiền ngay), hoặc ký chấp
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 13 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Ngân hàng mở L/C
Người Nhập Khẩu
Người xuất khẩu
Ngân hàng thông
báo
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ

nhận thanh toán lên hối phiếu và gửi hối phiếu lại (thanh toán trả chậm) cho người
xuất khẩu thông qua Ngân hàng thông báo.
(8) Nhận được điện báo về khoản thanh toán bộ chứng từ hàng hóa xuất khẩu,
Ngân hàng gửi báo cho Người xuất khẩu hoặc thông báo hối phiếu đã được ký chấp
nhận thanh toán cho người xuất khẩu.
(9) Ngân hàng mở L/C gửi chứng từ thanh toán cho Người nhập khẩu nhận
hàng.
(10) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với những
điều kiện thỏa thuận thì người nhập khẩu thanh toán lại cho Ngân hàng mở L/C.
2.1.3.3 Các loại thư tín dụng thương mại thường thấy trong thương mại
quốc tế:
 L/C có thể hủy bỏ (Revocable L/C):
Là loại L/C mà sau khi được phát hành thì Ngân hàng phát hành có quyền
sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nó mà không cần có sự đồng ý của Người hưởng lợi
L/C. L/C loại này là một lời hứa trả tiền không chắc chắn cho người hưởng lợi. Do
đó, nó ít được giới thương gia sử dụng.
 Thư tín dụng không thể hủy bỏ (irrevocable L/C):
Là loại thư tín dụng sau khi đã được phát hành thì Ngân hàng phát hành L/C
không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ toàn phần hay từng phần nội dung trong
thời hạn hiệu lực của nó. L/C không thể hủy bỏ là một sự cam kết trả tiền chắc chắn
của Ngân hàng phát hành đối với người hưởng lợi L/C. Vì vậy, L/C này được áp
dụng rất phổ biến trong thanh toán quốc tế.
Khi sử dụng loại L/C không thể hủy bỏ cần chú ý những điểm sau đây:
Một L/C không ghi chữ Irrevocable vẫn được coi là L/C Irrevocable.
Thời gian không thể hủy bỏ L/C là thời hạn hiệu lực của L/C.
Muốn hủy bỏ, bổ sung hoặc sửa đổi nội dung L/C thì phải tiến hành tu chỉnh
L/C. Quy tắc tu chỉnh L/C như sau:
Bằng văn bản.
Thông qua Ngân hàng thông báo và phải được đồng ý của Ngân hàng phát
hành L/C.

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 14 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
Hiệu lực tu chỉnh L/C tính từ ngày tu chỉnh ghi trên L/C.
Chấp nhận tu chỉnh từng phần sẽ không có giá trị.
Phí tu chỉnh do người đề nghị tu chỉnh gánh chịu.
 Thư tín dụng xác nhận (Confirmed L/C):
Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ được một Ngân hàng khác xác nhận trả
tiền theo yêu cầu của Ngân hàng khác xác nhận trả tiền theo yêu cầu của Ngân hàng
phát hành L/C. L/C loại này đã được 2 Ngân hàng cùng cam kết trả tiền cho một
người hưởng lợi, do vậy, độ an toàn trong thanh toán của nó rất cao.
Trong đa số trường hợp, trách nhiệm của Ngân hàng xác nhận giống như
Ngân hàng phát hành L/C, do đó Ngân hàng phát hành L/C phải trả thủ tục phí xác
nhận, có khi còn phải đặt cọc tiền tới 100% giá trị L/C tại Ngân hàng xác nhận (full
cash cover).
Ngân hàng xác nhận là một Ngân hàng khác, ngân hàng này có thể ở nước
thứ 3, cũng có thể là Ngân hàng khác ở nước người hưởng lợi L/C, trong nhiều
trường hợp, có thể ngay là Ngân hàng thông báo L/C.
Mọi tu chỉnh L/C xác nhận đều phải có sự đồng thuận của Ngân hàng xác
nhận thì sự tu chỉnh mới có giá trị thực hiện.
 Thư tín dụng miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C):
Là loại L/C mà sau khi người hưởng lợi đã được trả tiền thì Ngân hàng phát
hành L/C không còn quyền đòi lại tiền người hưởng lợi L/C trong bất cứ trường hợp
nào.
Khi dùng loại L/C này người hưởng lợi phải ghi lên hối phiếu câu “Miễn truy
đòi lại người ký phát”, (without recourse to drawer) và trong L/C cũng phải ghi như
vậy. L/C miễn truy đòi cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.
 Thư tín dụng chuyển nhượng (transferable L/C):
Là thư tín dụng trong đó quyền của Người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu
Ngân hàng phát hành L/C hoặc là chỉ định chuyển nhượng toàn bộ hay một phần
quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác. L/C chuyển nhượng chỉ được

chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên
chịu.
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 15 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại VIETINBANK Cần Thơ
 Thư tín dụng tuần hoàn (revolving L/C):
Là loại L/C không thể hủy bỏ sau khi sử dụng xong thì nó lại tự động có giá
trị như cũ và cư như vậy nó cứ tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được
thực hiện. Ví dụ: Tổng giá trị hợp đồng là 1.200.000 USD, thực hiện trong 12 tháng.
Để tránh thiệt hại do phải mở L/C có giá trị lớn, thời hạn dài, gây nên ứ đọng vốn
không cần thiết, người nhập khẩu có thể yêu cầu Ngân hàng phát hành một L/C trị
giá 300.000 USD thời hạn hiệu lực 3 tháng với điều kiện tuần hoàn 4 lần trong năm.
Thư tín dụng tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng và số lần tuần
hoàn căn cứ vào thời hạn hiệu lực trong mỗi lần tuần hoàn thì phải ghi rõ có cho
phép số dư của L/C trước cộng dồn vào những L/C kế tiếp hay không, nếu không
cho phép thì gọi nó là L/C tuần hoàn không tích lũy (non Cumulative revolving
L/C), nếu cho phép thì gọi nó là tuần hoàn tích lũy (cumulative revolving L/C).
Có 3 cách tuần hoàn: tuần hoàn tự động, tuần hoàn bán tự động và tuần hoàn
hạn chế.
Tuần hoàn tự động: Tức là nó tự động có giá trị như cũ, không cần có sự
thông báo của Ngân hàng phát hành L/C cho người hưởng lợi.
Tuần hoàn hạn chế: Tức là chỉ khi nào Ngân hàng phát hành L/C thông báo
cho người hưởng lợi thì L/C kế tiếp mới có hiệu lực.
Tuần hoàn bán tự động tức là sau khi L/C mở trước sử dụng xong, nếu sau
một vài ngày mà Ngân hàng phát hành L/C không có ý kiến gì về L/C kế tiếp thì nó
lại tự động có giá trị như cũ.
Khi tiến hành tu chỉnh L/C tuần hoàn, cần phải tuyên bố rõ ràng nội dung tu
chỉnh có giá trị tuần hoàn hay không, hay chỉ có giá trị cho một lần tu chỉnh.
Thư tín dụng tuần hoàn thường được dùng khi các bên tin cậy lẫn nhau, mua
hàng thường xuyên, định kỳ, khối lượng lớn và trong thời gian dài và hàng hóa phải
đồng nhất về chủng loại, phẩm chất, cách đóng gói bao bì.

 Thư tín dụng giáp lưng (back to back L/C):
Người hưởng lợi một L/C này như một tài sản thế chấp để yêu cầu phát hành
một L/C khác cho người hưởng lợi khác hưởng, L/C phát hành sau gọi là L/C giáp
lưng.
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hồng Liễu 16 SVTH: Nguyễn Minh Hoàng

×