Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIETINBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.47 KB, 15 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
VIETINBANK
2.1 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẠI
VIETINBANK
2.1.1 Tình hình chung về hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank
Hoạt động TTQT là hoạt động đòi hỏi phải có một quy trình thống nhất trong
việc thực hiện để đảm bảo được tính chính xác, an toàn và hệ thống. Vì vậy,
VietinBank đã ban hành" Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán quốc tế" để phục vụ
việc thanh toán thống nhất trong hệ thống.
Theo đó, mọi hoạt động TTQT của toàn bộ hệ thống VietinBank đều được thực
hiện tập trung về sở giao dịch III – trung tâm TTQT của VietinBank bằng mạng
INCAS, mạng SWIFT và các hệ thống khác theo một chương trình phần mềm thống
nhất, qua đó Sở III thực hiện việc quản lý và thanh toán vốn tập trung toàn hệ thống.
VietinBank là pháp nhân duy nhất được đặt quan hệ đại lý, mở và duy trì tài
khoản NOSTRO tại các ngân hàng đại lý nước ngoài, mở tài khoản tiền gửi, tiền vay
bằng ngoại tệ tại các ngân hàng nước ngoài và các Ngân hàng thương mại khác trên
lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, VietinBank cũng được phép mở và quản lý các tài khoản
cho các ngân hàng nước ngoài và các Ngân hàng thương mại khác ở Việt Nam.
Trong quan hệ với chi nhánh, Hội sở chính VietinBank mở các tài khoản điều
chuyển vốn ngoại tệ cho từng chi nhánh. Hàng quý, VietinBank thông báo hạn mức sử
dụng vốn ngoại tệ cho các chi nhánh để chủ động giải quyết quan hệ với khách hàng. Mọi
nghiệp vụ ngân hàng quốc tế phát sinh từ ngân hàng khởi tạo và kết thúc ở ngân hàng
nhận đều phải thực hiện hạch toán tập trung tại Sở giao dịch III.
Căn cứ vào khả năng xử lý nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, các chi nhánh cấp I
được phép thực hiện nghiệp vụ TTQT được phân thành chi nhánh loại I và chi nhánh
loại II. Sở giao dịch III là chi nhánh loại I, được phép thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ
TTQT như chuyển tiền, nhờ thu bằng ngoại tệ và thư tín dụng.
Với chiến lược phát triển hoạt động TTQT đáp ứng nhu cầu của hội nhập kinh tế
quốc tế và xu hướng mới cùng với việc hướng tới đạt tiêu chuẩn ISO 9001 VietinBank
đã không ngừng hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mới, không
ngừng đổi mới công nghệ thông tin, sắp xếp lại mạng lưới hoạt động cho hiệu quả cao,


giảm thiểu rủi ro trong hoạt động TTQT. Nhờ đó mà trong những năm gần đây,
VietinBank đã đạt được những kết quả tích cực, số lượng giao dịch cũng như chất
lượng dịch vụ không ngừng tăng lên. Qua hoạt động TTQT, VietinBank ngày càng
nâng cao uy tín của mình đối với doanh nghiệp, khách hàng trong nước và quốc tế.
Bảng 2.1: Doanh thu từ hoạt động TTQT tại VietinBank (2006-2009)
Năm
Thanh toán nhập khẩu Thanh toán xuất khẩu
Số món
Doanh thu
(triệu USD)
Tốc độ
tăng tưởng
(%)
Số món
Doanh thu
(triệu USD)
Tốc độ
tăng tưởng
(%)
2006 44.405 3.436 7,3 45.728 3.354 7,9
2007 53.725 4.324 25,8 47.168 3.371 5
2008 64.844 7.020 62,3 47.017 4.250 26
2009 79.220 7.600 8,2 52.780 4.500 5,9
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động VietinBank 2006-2009)
Qua bảng 2.1 ta có thể thấy sự chênh lệnh tình hình hoạt động TTQT giữa hàng
nhập và hàng xuất của VietinBank. Hàng nhập khẩu và thanh toán nhập khẩu luôn cao
hơn so với tình hình thanh toán hàng xuất khẩu về cả số món thực hiện và doanh thu.
Năm 2007, số món thanh toán nhập khẩu đạt 53.725 với doanh thu 4.320 triệu USD.
Trong khi đó, số món thanh toán xuất khẩu chỉ đạt 47.168 chủ yếu là giá trị thấp với
tổng doanh thu là 3.371 triệu USD. Đến năm 2009, thanh toán nhập khẩu đạt 79.220

món, tổng doanh thu là 7.600 triệu USD nhưng số món thanh toán xuất khẩu chỉ đạt
52.780 với doanh thu 4.500 triệu USD. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp
thường nhập các mặt hàng kỹ thuật, hàng có giá trị cao nhưng lại xuất các mặt hàng
nông sản, ít chế biến nên giá thành thấp. Doanh thu thanh toán xuất nhập khẩu đều tăng
dần qua các năm. Điều đó cho thấy hoạt động TTQT ngày càng phát triển ở
VietinBank.
2.1.2 Tình hình thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế tại VietinBank
2.1.2.1 Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền
Hiện nay, theo quy định của chế độ quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà Nước
Việt Nam, mọi tổ chức cá nhân cư trú và không cư trú đều phải tuân thủ theo các quy
định này. Chính vì vây, việc chuyển tiền của cá nhân ra nước ngoài còn hạn chế, chủ
yếu là chuyển tiền cá nhân cho đối tượng khách hàng là người không cư trú tại Việt
Nam. Tỷ trọng chuyển tiền cá nhân tại VietinBank chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong
tổng doanh số chuyển tiền.
Bảng 2.1 cung cấp các số liệu về tình hình chuyển tiền đi của VietinBank qua số
món thực hiện và giá trị thu được từ hoạt động này. Theo kết quả kinh doanh của
VietinBank năm 2006-2009 ta có thể thấy hoạt động chuyển tiền đi ngày càng phát triển
tăng về cả số món và giá trị thu được.
Năm 2007 số món thực hiện tăng 21,47% tương ứng với mức tăng 45,25% giá
trị thu được so với năm 2006. Năm 2008 tăng 57,86% về số món thực hiện, 121% giá
trị thu được so với năm 2007. Điều này chứng tỏ giá trị mỗi món chuyển tiền đi tăng
lên.
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động chuyển tiền đi tại VietinBank (2006-2009)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Số món thực
hiện
19.556 23.756 37.502 29.432
Giá trị (1000
USD)
848.128 1.231.953 2.724.076 2.332.636

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động VietinBank 2006-2009)
Tuy nhiên, năm 2009 số món chuyển tiền đi đã giảm đi so với năm 2008 là
21,5% giá trị thu được cũng giảm 14,36%. Sự giảm đi này là do môi trường kinh doanh
cạnh tranh trên địa bàn ngày càng gay gắt: giữa các tổ chức tín dụng với nhau, giữa các
chi nhánh VietinBank trên cùng địa bàn với nhau. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến thị
phần kinh doanh của các chi nhánh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp là khách hàng của các
chi nhánh chiếm phần đông là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chịu ảnh hưởng lớn của
suy thoái kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước. Tại các chi nhánh, công tác tiếp
thị, duy trì khách hàng cũ, khai thác khách hàng tiến hành chưa hiệu quả, còn mang tính
hình thức, chưa tính đến bản chất vấn đề dẫn đến việc chi cho khách hàng vẫn lớn nhưng
tính hiệu quả không cao.
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động chuyển tiền đến tại VietinBank (2006-2009)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Số món thực
hiện
25.149 27.683 28.336 32.639
Giá trị (1000
USD)
1.567.745 1.950.908 3.052.001 3.346.225
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động VietinBank 2006-2009)
Về chuyển tiền đến: hoạt động này bao gồm các hoạt động kiều hối, thực hiện lệnh
thanh toán tiền hàng bằng cách chuyển tiền trước hoặc sau khi giao hàng. Đây là các
sản phẩm dịch vụ sẵn có, tuỳ thuộc rất nhiều vào lượng khách hàng mở tài khoản và uy
tín thanh toán của VietinBank. Từ bảng 2.3, ta có thể thấy trong những năm qua số
lượng tài khoản giao dịch ngoại tệ không ngừng tăng lên, chủ yếu là tài khoản giao dịch
cá nhân. Năm 2007 số lượng giao dịch tăng 10% so với năm 2006. Đến năm 2008, do
chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, số món chuyển tiền đến chỉ tăng
2,56%, giá trị tăng 56,44% so với năm 2007. Năm 2009, với nhiều biện pháp kích thích
kinh tế Việt Nam dần hồi phục, số lượng giao dịch chuyển tiền đến cũng như giá trị
giao dịch của VietinBank tăng mạnh so với năm 2008. Trong đó số lượng giao dịch

thực hiện tăng 15% tương ứng với mức tăng 9% về giá trị.
VietinBank đã thiết lập thêm được nhiều kênh chuyển tiền trực tiếp về Việt Nam,
đặc biệt từ các quốc gia có nhiều kiều bào và lao động Việt Nam như Đài loan,
Malaysia, Hàn Quốc, Trung Đông, Mỹ, Australia ...
Năm 2009, VietinBank triển khai thành công sản phẩm chuyển tiền kiều hối
“online VietinBank eRemit”, người gửi tiền ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời gian nào cũng
có thể kết nối vào trang Web của VietinBank để chuyển tiền cho người thân ở Việt
Nam. Bên cạnh đó, việc ký hợp đồng trực tiếp và trở thành đại lý chính thức của của
Western Union, đẩy nhanh doanh số và lượng ngoại tệ mua được từ dịch vụ này rất
lớn. Kết quả, thị phần chuyển tiền kiều hối của VietinBank tăng từ 12% lên 15% với
tổng số tiền là 920 triệu USD.
2.1.2.2 Thanh toán bằng phương thức nhờ thu
Hoạt động thanh toán theo phương thức nhờ thu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng
10% - 11% trong tổng doanh thu từ hoạt động TTQT tại VietinBank. Do đó, doanh thu
từ hoạt động này cũng chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng doanh thu TTQT của ngân
hàng. Tuy nhiên, nhờ thu có ưu điểm là nhanh, an toàn hơn chuyển tiền và chi phí khá
hợp lý, nên các khách hàng lựa chọn phương thức nhờ thu để thanh toán tại ngân hàng
ngày một tăng trong những năm gần đây.
Bảng 2.4: Tình hình hoạt động thanh toán nhờ thu nhập khẩu tại VietinBank (2006-2009)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Số món thực
hiện
3.519 5.114 4.871 6.205
Giá trị (1000
USD)
173.482 220.977 290.827 457.599
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động VietinBank 2006-2009)
Qua bảng số liệu 2.4, ta có thể thấy số món và giá trị được thực hiện bằng
phương thức nhờ thu nhập khẩu tăng dần qua các năm. Năm 2007 số món thực hiện
tăng 1595 món tương ứng với mức tăng 27,3% về giá trị so với năm 2006. Đến năm

2008, tuy số món thực hiện giảm 4,75% nhưng giá trị lại tăng 31,61% so với năm 2007.
Năm 2009, số món thực hiện cũng như giá trị thực hiện đều tăng và cao nhất trong giai
đoạn 2006-2009. Trong đó, số món thực hiện năm 2009 tăng 27,4%, giá trị tăng 57,3%
so với năm 2008.
Bảng 2.5: Tình hình hoạt động thanh toán nhờ thu xuất khẩu tại VietinBank (2006-2009)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Số món thực
hiện
4.475 5.120 5.247 6.303
Giá trị (1000
USD)
211.728 294.900 354.853 402.569
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động VietinBank 2006-2009)
Về hoạt động thanh toán nhờ thu xuất khẩu, ta có thể thấy rõ kết quả trong bảng
số liệu 2.5. Cũng giống như hoạt động nhờ thu nhập khẩu, hoạt động thanh toán nhờ thu
xuất khẩu tăng dần qua các năm về cả số lượng thực hiện và giá trị. Năm 2007, số món
thực hiện tăng 14,4%, giá trị nhờ thu xuất khẩu tăng 39,2% so với năm 2006. Sang năm
2008, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên hoạt động thanh
toán nhờ thu xuất khẩu chỉ tăng nhẹ 2,48% về số món thực hiện và 20,33% về giá trị.
Năm 2009, nền kinh tế dần hồi phục, số món thực hiện tăng 20% và giá trị nhờ thu xuất
khẩu cũng tăng 13,4%.
Như vậy, hoạt động thanh toán nhờ thu xuất nhập khẩu tại VietinBank ngày càng
phát triển. Điều này chứng tỏ uy tín của ngân hàng và sự tin tưởng của khách hàng ngày
càng cao.
Phương thức thanh toán nhờ thu chủ yếu áp dụng cho thanh toán hàng xuất nhập
khẩu, nên khác với phương thức chuyển tiền phương thức này chỉ áp dụng cho các
khách hàng doanh nghiệp, công ty. Theo bảng số liệu ta thấy được thanh toán nhờ thu
phát sinh ít hơn so với thanh toán chuyển tiền. Tuy nhiên, đây cũng là một nguồn thu
lợi nhuận đang ngày càng tăng cho ngân hàng.
2.1.2.3 Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức TTQT ưu việt hơn cả
trong TTQT, đảm bảo quyền lợi một cách tương đối cho cả người mua và người bán.
Do đó, phương thức này được sử dụng nhiều nhất trong hoạt động TTQT tại
VietinBank, chiếm khoảng 65%-70% giá trị thanh toán. Trong những năm qua, hoạt

×